Đọc lại cuốn này mình muốn bẻ bút luôn, gần như bị trầm cảm đến hàng giờ khi gấp lại sách, nếu đó chính xác là những gì còn có thể thốt ra, còn có thể viết thành chữ đúng nhất.

“Tiếng hót của chim vặn dây cót trở thành biểu tượng sự thức tỉnh những xúc cảm mãnh liệt và sự trưởng thành về bản ngã của con người trong đời sống hiện đại. Đó chính là ý nghĩa của hình tượng chim dây cót xuyên suốt cuốn tiểu thuyết này”.

“Câu chuyện đưa ta đến nước Nhật thời hiện đại, với những thân phận con người bé nhỏ, lạ lùng. Những cô bé 15 tuổi, như Kasahara May, ngồi sau xe môtô phóng với tốc độ kinh hoàng, vươn tay bịt mắt bạn trai phía trước. Sau tai nạn, bạn trai qua đời, chỉ còn lại mình cô với nỗi day dứt khôn nguôi: “Chính vì có cái chết, người ta mới phải băn khoăn nhiều đến thế về sự sống.” Những thiếu nữ, như Kano Kreta, tự kết liễu đời mình để giải thoát những cơn đau triền miên có thể gặp phải bất cứ lúc nào, vì bất cứ điều gì nhưng không thành. Phải trả nợ một khoản tiền lớn cho hãng bảo hiểm, không do dự, cô đi làm gái điếm. Những Dân biểu nghị viên như Wataya Noburu, leo cao trong danh vọng nhờ tài lừa dối đám đông và khả năng khơi dậy những bản năng sa đọa ở người khác.

Mở ảnh

Trong thế giới ấy, nhân vật chính của Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót, Okada Toru, chàng trai giản dị và chân thành, phải đối mặt với biến cố lạ lùng: Kumiko, người vợ yêu dấu của anh bỗng nhiên biến mất không một lời nhắn gửi. Sự kiện phi lý này khơi nguồn cho sự thức tỉnh trong Okada, thúc đẩy anh ngắm nhìn, chứng nghiệm lại thế giới tràn đầy cái phi lý chung quanh mình, bằng con mắt bản thể”.

Với Murakami, thế giới đầy những điều bất thường, phi lý trở thành động lực để con người lên đường trở lại với bản thể chính mình.

Thế mạnh của Murakami chính là miêu tả. Truyện của ông đa số đều dùng ngôi thứ nhất để trần thuật. Nhân vật xưng “tôi” nhìn và cảm nhận thế giới. Văn của ông không lên gân, không mạnh mẽ, vũ bão mà nhẹ nhàng, thư thả, ung dung như nghệ thuật trà đạo, hoa đạo của xứ hoa anh đào. Nhân vật của ông nhìn nhận cuộc sống trọn vẹn, chú ý cả những chi tiết nhỏ: cái nhíu mày, đôi giày, giọng nói, cử chỉ… Với cái nhìn săc sảo đó, nhân vật trong Biên niên ký chim vặn dây cót không hời hợt, dửng dưng như vẻ ngoài họ tạo ra. Vẻ ngoài lạnh nhạt chỉ dùng để che giấu nội tâm sôi sục bên trong.
“Nói cho cùng, liệu con người có hoàn toàn hiểu nhau không? Chúng ta có thể đầu tư rất nhiều thời gian và công sức hòng hiểu được người khác, nhưng rốt cuộc chúng ta tiếp cận đến đâu cái bản chất sâu xa của người đó?”.

Sự sống cho chúng ta hơn nhiều so với những ai rơi vào vòng xoáy của đời vẫn tưởng. Ánh sáng chỉ rọi vào hành vi sự sống trong mọi khoảnh khắc tột cùng ngắn ngủi, có lẽ chỉ vài giây. Một khi ánh sáng đã đi qua mà ta chưa ngộ được nhiều khải thị nó mang lại cho ta thì sẽ không còn cơ hội thứ hai nữa”.
Xin dẫn lại một số đoạn trích mình cảm thấy rất thích trong quá trình tìm đọc.

Sưu tầm từ facebook Nguyễn Mai Dung

- https://www.facebook.com/nguyenmaidung1103hd/posts/pfbid0Zd3aKZbTfkMLwKXb6KnxKuvjaoScjvkEk98w6qLafK5iAY22uEwdxq8wbvdYKqWSl?comment_id=457365972429456&reply_comment_id=538847364697179¬if_id=1657848602727519¬if_t=comment_mention&ref=notif