Cái tôi là gì?

Cái tôi là phần “tôi”, là cách bạn nhìn nhận bản thân, là phần mà tâm trí bạn gắnliền với những đặc điểm tính cách, niềm tin và những thói quen. Cái tôi là 1 phần vô thức của tâm trí.
Cái tôi đến từ đâu?

Cái tôi được hình thành ngay từ khi con người được sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cái tôi học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. Cái tôi có vai trò trung gian “hòa giải” giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách xã hội.

Là một đứa trẻ, bạn không có “bộ lọc” nào cả. Bạn chơi, bạn tưởng tượng, bạn sáng tạo mà không hề đồng hóa mình với môt danh tính nào về việc bạn là ai. Bạn được sinh ra không gắn cùng bất cứ điều kiện nào. Lúc này, tầng ý thức của bạn là sự ý thức thuần túy.

Bản chất của bạn chỉ là chính bạn.

Trong thời thơ ấu, cái tôi của bạn còn nằm trong trạng thái là Ego – centric (tạm dich là: cái tôi vị kỷ). Nghĩa là bạn thực sự coi thế giới này xoay quanh mình. Ở giai đoạn này, mọi thứ sẽ dường như xảy ra theo cái cách mà bạn muốn nó xảy ra nhưng thực sự không ai muốn điều đó xảy ra theo cái cách như bạn nghĩ. Đặc biệt là những người thương yêu bạn.

Chính vì lí do này, tổn thương thời thơ ấu có ảnh hưởng rất lớn. Phải đên tuổi niên thiếu, bạn mới bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng để quan sát những thứ bên ngoài góc nhìn của bản thân.

Cái tôi của bạn phát triển để bảo vệ bạn khỏi thực tế trong mắt bạn. Nó tạo ra cho bạn một danh tính để đương đầu với bất kì sự bối rối, mất kết nối và thiếu thốn yêu thương nào mà bạn từng trải nghiệm. Nó củng cố, làm rõ 1 danh tính để đảm bảo chúng ta vẫn được nhận bất cứ thứ tình yêu nào còn có giá trị, với mọi khả năng của mình.

Thời kỳ lớn lên, bạn được dạy (chủ yếu 1 cách vô thức) về những giá trị xung quanh, thành tựu, trạng thái cảm xúc, những mối quan hệ và những người xung quanh bạn. Nhu cầu lớn nhất của bạn là được yêu thương và vì thế bạn học cách đồng hóa mình với nhưng giá trị này mặc dù nó không hề tích cực.

Cái tôi cũng là một cá tính

Cái tôi là 1 danh tính rất cứng nhắc. Và nó phải như vậy thì mới “bảo vệ” được đứa trẻ bên trong tâm hồn bạn. Nó tạo nên 1 tập hợp những niềm tin, kiểu mẫu, tư tưởng mà phần lớn mọi người gọi là tính cách. Cái tôi của bạn rất phòng thủ với danh tính nó tạo ra. Bất cứ điều gì nằm ngoài những suy nghĩ, niềm tin và hành vi đã được xác định thì bị loại bỏ.

Nếu bạn muốn xác nhận điều này, bạn hãy thử theo dõi 1 cuộc tranh luận. Những người tranh luận không thay đổi suy nghĩ của đối phương mà họ lặp đi lặp lại việc khẳng định những niềm tin của mình. Người “chiến thắng” cuộc tranh luận đó đơn giản là người xác nhận lại những thành kiến mà bạn có. Cái tôi của họ bảo vệ niềm tin của họ, và cái tôi của bạn lại bảo vệ người đó, dần dần khiến bạn đánh mất chính mình.

Mấu chốt của vấn đề là những quan điểm trái chiều mới là “chìa khóa” giúp bạn phát triển.

Những quan điểm và khái niệm trái chiều thường mang lại sự giận dữ cho mọi người vì cái tôi cảm thấy mất kiểm soát nhất khi nó bị thách thức. Nó cảm thấy như 1 sự tấn công lên danh tính, con người bạn. Về cơ bản, điều đó là đúng vì cái tôi tạo nên ảo tưởng rằng những quan điểm và niềm tin của bạn tạo nên bạn là ai. Điều này tạo nên sự thiếu tự tin và thiếu giá trị bản thân. Trong trạng thái yếu đuối như vậy, cái tôi làm việc “quá sức” chỉ là để bảo vệ chúng ta.

Cái tôi cố gắng bù đắp quá sức trong trạng thái yếu đuối bằng việc:

• Phản ứng cảm xúc mạnh mẽ
• Sự tự tin giả, không nằm trong khả năng.
• Lối suy nghĩ cứng nhắc, cực kỳ khó tính.
• Phản đối bất cứ tư tưởng nào đối nghịch với những niềm tin của cái tôi.
• Sự cạnh tranh cực đoan.
• Liên tục so sánh bản thân với người khác.
• Phán xét hay lăng mạ người khác
• Phân tích thái quá về một vấn đề nào đó dẫn tới chứng hoang tưởng.

Nguồn tham khảo: Dr. Nicole LePera