Ngày 3/8 , một bé gái sinh năm 2009 tại một chung cư Linh Đàm, Hà Nội đã tự tử và để lại một bức thư tuyệt mệnh rằng “ Hãy quên tôi đi”. Bức thư tuyệt mệnh của em, gửi những người đã từng làm cha mẹ, gửi người mẹ khiến em đau lòng. Em mới mười hai tuổi ra đi vì lý do mà ai làm bố mẹ cũng không ngờ đến. Khi em có em, làm chị, bố mẹ – theo em nghĩ – là tập trung hết tình thương cho em bé đó, coi em như osin. Em nói em ghét bỏ em bé , rằng mong em không có trên đời.

Một câu chuyện, một cái kết không phải chỉ một lần xảy đến, cái kết đến với bao người. Nhưng nó vẫn lặp lại, để lại những bài học đắt giá cho người làm bố làm mẹ và câu chuyện nuôi dạy con thật tốt.

Đó là gì? Đó là căn bệnh trầm cảm ở lứa tuổi các em. Có thể là nặng đến khi bố mẹ phát hiện kịp và có thể như em. Có thể là nhẹ nhưng kết hợp sự vô tâm của gia đình là kết quả như thế.

Tại sao căn bệnh trầm cảm lại dễ xâm chiếm thế giới của trẻ thơ như vậy?

Nếu như ở người lớn nguyên nhân có thể rõ ràng như những áp lực tâm lý, xã hội, công việc . Thế nhưng ở trẻ nhỏ và các em vị thành niên thì nguyên nhân khó phát hiện hơn. Nguyên nhân có thể là go gene di truyền, có thể do hoàn cảnh gia đình khắc nhiệt với em, những nỗi sợ, nỗi cô đơn của chính mình. Các em không có khả năng thoát được những cảm xúc bên trong của chính mình. Một gia đình không hoàn hảo, bố mẹ ly hôn, một áp lực học hành cực nhọc, đến thở thôi các em còn thấy lo sợ. Hay sự phân biệt con trai con gái, phân biệt con này con kia, đổ lỗi cho con. Rồi tình trạng bạo lực học đường, bạo lực gia đình… Có quá nhiều nguyên nhân hình thành nên chứng bệnh này ở con. Những nỗi buồn, nỗi ấm ức, sự tức giận, lo âu kéo dài thật dài để gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng thần kinh. Cuối cùng của những suy nghĩ đến những điều tiêu cực nhất là ý định tự tử, là tìm đến cái chết.
Bố mẹ phải làm gì đây ?

TRẦM CẢM và dấu hiệu nhận biết? – Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Lào Cai

– Trước tiên, có lẽ xuất phát từ chính mình.

Các bậc làm cha mẹ chúng ta phải xác định rằng, nên chúng ta luôn bắt đầu lại từ đầu, học cách làm mẹ. Thời đại 4.0 này, những bậc cha mẹ càng ngày càng trở nên bận rộn. Công việc chiếm trọn cả một ngày dài, tối trở về nhà, công việc nhà cũng đã chiếm trọn một ngày, thậm chí còn chẳng đủ thời gian nữa phải không? Còn chưa kể đến thời gian chúng ta mang công việc về nhà. Rồi sau đó, chúng ta còn phải giải trí đế lấy lại năng lượng bằng điện thoại, tivi, máy tính, những thiết bị công nghệ… Nhưng khi ngoảnh đầu lại, con đâu rồi, con là ai? Vậy thời gian dành cho con, thật sự chúng ta có quá ít. Nên dành thời gian cho con, chúng ta nên sắp xếp công việc bằng những kế hoạch cụ thể. Đặt lại mục tiêu của chúng ta, ưu tiên cho con trước, lúc đó ta sẽ có thể sắp xếp cho công việc. Ít sử dụng những thiết bị công nghệ, nó chiếm quá nhiều thời gian của ta. Một ứng dụng mạng xã hội, liệu có thật sự quan trọng không nếu ta không sử dụng nó. Tôi tin chắc rằng, không ảnh hưởng gì. Cai sử dụng nó, bạn sẽ có nhiều thời gian cho chính mình nữa. Vậy nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, tất cả là bản thân mình thôi hỡi các bậc cha mẹ.

– Điều thứ hai: Hãy lắng nghe con

Giống như người lớn, mỗi đứa trẻ luôn có những vấn đề của riêng mình. Nên việc quan trọng là hãy lắng nghe con, lắng nghe những vấn đề của con. Thấu hiểu con là điều khó nếu ta không chịu nghe con. Khi ta lắng nghe con, ta có thể giải quyết được vấn đề của con ngay mà không để nó ứ đọng lại. Để ta có thể cùng con, bên con, trò chuyện tâm tình với con. Có thể ta gặp khó khăn trong chuyện này, vì nó khác với bản tính của mình từ trước đến giờ. Vậy nên ta mới cần thay đổi, có thể bắt đầu bằng việc quan sát con, đáp ứng nhu cầu của con nếu đó là hợp lý. Nếu không hợp lý có thể phân tích, trò chuyện với con để con hiểu đó là tại sao. Đưa ra giải pháp cho các vấn đề của con. Giả như con không thích học vẽ, học múa,…ta cứ ép con học chỉ vì ta thích, ta nghĩ nó tốt. Rồi cha mẹ chạy theo thị trường, bắt con học thật giỏi như con nhà người này người kia. Mọi sự so sánh đem đến sự tổn thương nghiêm trọng đến con. Những câu nói hàng ngày của ta, nói mà chẳng hề suy nghĩ nó sẽ tác động đến con.

– Điều thứ ba: Nuôi dưỡng cho con một tâm hồn tốt đẹp

Bằng chính chúng ta, những tấm gương mạnh mẽ nhất của con. Thế giới của ta có thể rộng lớn, nhiều điều quan tâm. Nhưng với con, cha mẹ là cả thế giới của con. Vậy nên ta là tấm gương lớn nhất để con học hỏi. Ta học hỏi những điều tốt, tích cực. Ta không nói tục chửi bậy, ta làm việc nhà, chỉ bảo con cách làm. Ta không cãi chửi nhau, gây chiến hay xả những bực tức trước con cái. Hành động tích cực, bao dung cả thế giới. Đưa con tham gia vào những hoạt động tình nguyện hay bất cứ hoạt động xã hội nào của bạn. Bạn có thể la, mắng con nhẹ nhàng, nhắc nhở con. Nhưng xin đừng xả vào con những rác thải tinh thần. Những giận hờn nơi làm việc, những uất ức trong cuộc sống, trong công việc hay hôn nhân, hay tình bạn, xả hết nơi con. Đó thật sự là bạn đang gieo mầm mống của sự nhận thức của con về thế giới xung quanh.Ta cho con thấy cuộc sống nhiều điều tốt đẹp, khoan dung với những lỗi lầm của mọi người.

– Điều thứ tư : Hãy chia sẻ những vấn đề của mình

Ta nên chia sẻ những áp lực của mình cho con hiểu. Có thể con sẽ giúp ta có thể con sẽ không, nhưng con cũng hiểu được. Nếu cần giúp đỡ, ta có thể nhờ cậy thêm bạn bè gia đình ta, để cùng ta giải quyết vấn đề của mình. Giả như mọi thứ bắt đầu khó khăn trong cuộc hôn nhân và ly hôn là quyết định của các bậc cha mẹ. Để con khỏi áp lực, ta có thể phân tích tại sao ta cần ly hôn, ta cho con biết bên con luôn có bố có mẹ, có gia đình. Nếu ta có thể mệt mỏi vì những công việc nhà, ta cần cho mọi người biết, có thể là chồng, là vợ, là bố là mẹ hay chính bản thân các con sẽ cùng nhau hỗ trợ Vẫn luôn dành tình yêu cho con dù thế nào chăng nữa, cùng gia đình còn lại bên con nếu cần thiết. Nếu chính bản thân ta ôm những vấn đề rồi tự vấn rằng cả thế không hiểu ta thì chính ta và con là những người tổn thương nhiều nhất.

– Điều cuối cùng : Luôn cho con thấy rằng con chính là một điều tốt đẹp không thể thay thế được
Nếu bạn yêu con, hãy nói điều đó với con, hãy thể hiện điều đó với con. Động viên con kịp thời nếu con lỡ làm sai, giúp con cố gắng hơn dựa trên chính mong muốn của con. Chia sẻ tình thương giữa các con cái, cải thiện sự cảm nhận của con về sự phân biệt. Cho con biết tại sao ta làm như thế, em bé tại sao cần con hỗ trợ, tại sao chị hay anh cần giúp đỡ. Hãy giải thích cho con mọi việc, tránh những hiểu lầm đáng tiếc nhé các bậc phụ huynh. Ngừng chỉ trích là điều tối quan trọng. Đừng nhìn con như cách suy nghĩ của một trưởng thành. Con cần bạn để hoàn thiện mình. Hãy luôn nhớ điều đó, bạn có thể sai và con cũng thế mà. Giúp con dũng cảm đối mặt với mọi khó khăn nhé.

Vậy nên, xin hãy để con đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường nhé!