Giận giữ là một cảm xúc bình thường, lành mạnh của con người nếu được kiểm soát. Còn nếu không nó sẽ dẫn đến các vấn đề xấu trong các quan hệ cá nhân, tại nơi làm việc hay hủy hoại cả cuộc sống của chúng ra.

Giận dữ là gì ?

– Bản chất của cơn giận:

Giận dữ là một trạng thái cảm xúc khác biệt, từ sự bực bội một chút đến “nộ khí xung thiên”, muốn ăn tươi nuốt sống đối phương. Giống như các cảm xúc khác, giận dữ đi kèm với các thay đổi sinh lý và tâm lý. Khi bạn giận, nhịp tim đập mạnh, huyết áp tăng, các mức hormone năng lượng – adrenaline và noradrenaline cũng tăng cao.

Cơn giận có nguyên nhân từ các tác động trong và ngoài. Bạn có thể phát cáu vì một ai đó hay một biến có nào đó, hay do lo lắng bức xúc một vấn đề cá nhân. Có thể như nhớ một sự kiện buồn, không vừa ý trong quá khứ cũng có thể phát sinh sự tức giận.

Bộc lộ cơn giận:

Cơn giận được bộc lộ tự nhiên theo bản năng. Giận dự là phản ứng tự nhiên khi bị đe dọa. Nó dẫn đến hành vi bạo lực và đầy cảm xúc, trấn áp để giúp chúng ta chiến đấu và tự vệ khi bị tấn công. Vậy nên đôi khi giận dữ cũng cần thiết.

Con người không thể thoải mái đối phó với những kẻ hoặc các biến cố làm cho mình bực bội khó chịu. Luật lệ, phép tắc xã hội, đạo đức ứng xử không cho phép chúng ta muốn làm gì thì làm, vì vậy cơn giận cũng có các giới hạn của nó.

Con người sử dụng các phương tiện vô thức và ý thức để đối phó với cơn giận. Có ba cách đối phó chính : Bộc lộ, đè nén và bình tĩnh. Bộc lộ cơn giận một cách vừa phải là cách lành mạnh nhất để đối phó với cơn giận. Nếu nó không gây tổn thương cho người khác đồng thời nói lên được yêu cầu của mình, thì nó hoàn toàn hợp lý.

Cách dạy trẻ kiểm soát cơn giận dữ để ngăn chặn loạt hậu quả tiêu cực khó  lường

Đè nén cơn giận là kiềm chế nó, chuyển hướng nó, không nghĩ về nó, và tập trung vào tư duy tích cực. Khi cơn giận được nén xuống, bạn sẽ có tác phong tích cực hơn. Nhưng nguy hiểm của cách đối phó này là nó không cho phép bộc lộ cơn giận ra ngoài, nên rất dễ dẫn đến tình trạng cơn giận nó quay ngược lại tấn công chính mình. Hậu quả là huyết áp tăng, hay nặng hơn nữa là bạn sẽ trở nên trầm cảm. Ngoài ra bạn có thể trở nên cau có với những người và sự vật không gây ra cơn giận cho bạn theo kiểu “giận cá, chém thớt”. Thái độ này sẽ phá vỡ hết các quan hệ cá nhân mà bạn nhọc công xây dựng.

Bình tĩnh là cách bạn vừa kiểm soát được cơn giận dữ từ ngoài và bên trong, không cho nó ảnh hưởng đến tim mạch hay lây lan ra nơi khác.

Khi cả ba cách đối phó trên không được sử dụng thì bạn đã tấn công trực diện vào mục tiêu, gây ra cơn giận, và kết quả là ai đó sẽ bị tổn thương dẫn đến những hậu quả dây chuyền sau đó.

Quản lý cơn giận như nào?

Mục tiêu của việc quản lý cơn giận là để giảm các cảm xúc quá đáng và các biểu hiện vật lý bên ngoài ra khi ta nổi giận. Nghĩa là khi ta không thể tống khứ cơn giận hay lẩn tránh được những nguyên nhân gây ra nó thì ta cần làm chủ nó. Cường độ cơn giận có thể đo được bằng các trắc nghiệm vật lý khác nhau. Nhiều người có cảm xúc mạnh nên dễ giận hơn và mức độ thịnh nộ cũng cao hơn người bình thường. Nhưng những người dễ giận không có nghĩa là lúc nào cũng luôn trong tư thế sẵn sàng ném đồ đạc hay chửi bới, mà có khi chỉ tự làm khổ mình như tránh xa mọi người và nằm gặm nhấm nỗi giận của mình. Những người dễ giận thường không chịu nổi một tình thế tuyệt vọng. Họ tin rằng mình không đáng bị như thế. Bị phê phán cho một lỗi lầm nhỏ cũng đủ làm cho họ giận điên lên. Nguyên nhân có thể ở tâm lý hoặc di truyền. Một số đứa trẻ sinh ra cũng đã có xu hướng dễ giận hờn. Chúng xuất thân từ những gia đình không được hạnh phúc.

Vậy cách quản lý cơn giận như sau:

– Khi bắt đầu thấy giận, bạn hãy thở sâu và nói những câu với chính mình như : “ hãy bình tĩnh, từ từ nào, thoải mái chút nào…”. Bạn nên nhớ về những hình ảnh tích cực và làm một vài động tác thư giãn các cơ. Hãy nghĩ tức giận sẽ không giải quyết được vấn đề nên hãy bình tĩnh. Hãy thay thế những tư tưởng tiêu cực bằng cách xây dựng những tư tưởng tích cực, đưa ra tính xây dựng khi gặp phiền hà. Có thể bạn đúng, nhưng nếu cơn giận thái quá, bạn sẽ trở thành người sai.

– Ngoài ra, bạn hãy tin mỗi vấn đề đều có giải pháp của nó. Điều quan trọng là bạn có dám nhìn thẳng vào vấn đề đó, chấp nhận những giải pháp tốt nhất không? Bạn cần lên phương án giải quyết cơn giận và làm những gì tốt nhất bạn có thể làm được. Hãy kiên nhẫn chút.

– Những người dễ giận thường có các kết luận vội vàng về một câu nói, một con người hay một tình trạng. Vậy nên hãy chịu khó tư duy hơn một chút, chấp nhận đối thoại để có thể thấu tình đạt lý hơn. Con người có xu hướng tự vệ, nhưng phản ứng lại khi bị chỉ trích nhưng con người cũng có thể lắng nghe và suy nghĩ trước khi trả lời.

– Nếu môi trường dễ làm bạn giận thì bạn hãy thay đổi môi trường đó. Hoặc cải thiện sự hài hước cũng giúp bạn làm giảm các tình huống căng thẳng. Tạm thời cố tránh những kẻ bạn không ưa hay thích trâm trọc bạn. Nếu không tránh được thì bạn có thể học cách chấp nhận nó, sống chung với nó.