Những trung tâm dạy học ngày càng mọc lên như nấm với đủ thể loại: tiếng Anh , luyện thi vào cấp 3, luyện thi đại học, thậm chí có các trung tâm luyện chữ cho các em chưa vào lớp 1… Những mầm non còn chưa đến độ trổ lá, các em đã bị bắt đến các trung tâm dạy học đủ thứ môn: đàn, hát, tiếng Anh…. Đây cũng là tâm lý kỳ vọng quá nặng nề của phụ huynh Châu Á nói chung.

Tại nước ta, có rất nhiều phụ huynh cho con đi học tiếng Anh từ năm… 3 tuổi. Thậm chí một số những đứa trẻ Việt Nam học tại trường quốc tế còn không thể nói tiếng Việt trôi chảy, thậm chí mất gốc tiếng Việt. Tất cả phụ huynh đều muốn con mình trở nên giỏi giang, thi được 9 điểm 10 điểm, đậu Ngoại Thương, Bách Khoa, sau này có một công việc tính bằng tiền đô, sống cuộc đời sung sướng. Điều đó không hề sai trái nhưng “dưa hái xanh không ngọt”, bắt ép các em bé chỉ mới vừa 3 tuổi hoặc 5 tuổi đi đến các trung tâm học tiếng Anh, học đàn, múa, hát, toán, văn, lý, hóa… Các em chỉ biết đến trung tâm rồi về nhà, đôi khi phải chạy sô từ trung tâm này đến trung tâm khác. Cặp trên vai các em đôi khi còn nặng hơn trọng lượng cơ thể. Bước đi lầm lũi cúi gầm mặt xuống, trên tay là cái bánh mì ăn dở và bài phải học để trả bài khi đến lớp.

Ở Trung Quốc, kỳ thi Cao khảo (thi đại học) có thể là kỳ thi đổi đời với tỉ lệ chọi rất cao. Trong số 10 triệu thí sinh tham gia, thì chỉ có 2% các học sinh đậu vào các trường đại học trong top 38 của Trung Quốc, và 0.05% được nhận vào Thanh Hoa và Bắc Đại (hai trường đại học hàng đầu Trung Quốc). Cho nên việc đậu vào một đại học nào đó là một chuyện hết sức khốc liệt ở Trung Quốc. Có những em bé vừa chỉ vào lớp 1 đã bị ba mẹ cho đi học ở các lò luyện thi đại học “cho con có sự chuẩn bị tốt nhất”. Đến 93% phụ huynh ở Trung Quốc thuê gia sư kèm con học, ở Hongkong là 88% trong khi toàn thế giới trung bình chỉ là 63%.

Hay ở Hàn Quốc, các bạn học sinh cấp ba dành đến 16 tiếng một ngày để học tập, hay một số khác thì mang ước mơ đi làm… nghệ sĩ. Làn sóng Hallyu của Hàn Quốc được vang xa toàn thế giới. Những bài nhạc triệu lượt xem, những hợp đồng quảng cáo tiền tỷ, đã khiến một số bộ phận người dân Hàn Quốc mong muốn con mình cũng đi theo con đường nghệ thuật. Có những bạn nhỏ chỉ mới 5 – 6 tuổi, đã bị bố mẹ bắt trang điểm, học trình diễn trên sàn thời trang… có một số trường hợp các em bé chỉ mới 10 – 12 tuổi đã có dấu hiệu dậy thì sớm, ngừng tăng chiều cao.

Những hiện tượng “ép chín” con cái quá đà làm con dường như bị mất hứng thú học tập, chậm tư duy. Có một số trường hợp càng đau lòng hơn khi con vì quá áp lực mà bị trầm cảm, thậm chí tự tử. Biết là tương lai của con quan trọng nhưng ba mẹ cũng nên nghĩ đến cảm nhận của con cái, dành nhiều thời gian chơi những trò chơi tư duy với con, giúp con khai phá khả năng sáng tạo hơn là gửi con vào trung tâm luyện thi.

Ai cũng muốn con mình được tốt đẹp nhưng tước đoạt tuổi thơ các con bằng những kỳ vọng quá cao của ba mẹ là một điều không nên. Các em cần được sống đúng với hồn nhiên, vui tươi, học tập với niềm hứng khởi để rèn luyện những năng lực, phấm chất cần thiết cho tương lai,