Cẩu thả, ngay trong những việc nhỏ nhất. Khi xã hội càng phát triển, sự hiện đại hóa khiến bản thân mỗi người càng có ít thời gian cho chính mình, nên thói quen cẩu thả hình thành càng dễ dàng.

Thói quen cẩu thả được hình thành như nào ?
Trước tiên có thế là do những hành động những việc nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Giả dụ như việc vất quần áo bừa bãi trong phòng, thói quen chất ngất bát trong bồn rửa. Trì hoãn mọi việc dọn dẹp trong gia đình, nhà cửa bẩn thỉu , bừa bãi. Đầu thì cứ nhắc mình là nghỉ ngơi xíu rồi dọn dẹp để rồi cái xíu biến thành mấy ngày, thậm chí hàng tuần. Bạn cứ sống trong bãi đổ nát ấy. Những việc lặt vặt hàng ngày, đến khi xem lại nó chồng đống, chất ngất đến nỗi bạn tặc lưỡi, thôi kệ, đằng nào chẳng thế rồi!

Thói quen cẩu thả hình thành, khi bạn vắt chân lên cổ, cho kịp thời gian đến trước cái máy chấm công. Hay như nhanh cho kịp đến giờ hẹn đối tác, giờ thi, giờ… Và thì giờ, thời gian đuổi bạn như ông Tào Tháo rượt đuổi đánh trận,
Như vậy, thói quen cẩu thả hình thành từ sự lười biếng, sự hậu đậu, hay chính sự ỉ lại, trì hoãn mọi việc.

Những dấu hiệu nhận biết nhân viên muốn nghỉ việc

Hậu quả của sự cẩu thả ?
Những thói quen băn đầu được hình thành dù chỉ do vô thức, nhưng ngấm dần vào chúng ta trở thành tính cách. Một tính cách cẩu thả, một con người luộm thuộm. Một cuộc sống luôn bị đảo luộn, chẳng lường trước được điều gì. Mọi việc càng trở nên khó khăn hơn. Có một câu chuyện về sự cẩu thả rằng một anh thợ xây, cả đời anh luôn xây dựng một cách cẩn thận , trách nhiệm cao anh tạo ra những sản phẩm đẹp, chất lượng cao, những ngôi nhà, những công trình đẹp như trong mơ. Đến cuối sự nghiệp, khi sếp anh đặc phái anh làm một ngôi nhà, anh lựa chọn ngôi nhà cuối cùng trong cuộc đời mình xây dựng. Anh chán nản, không muốn làm nữa, không muốn cố gắng nữa, chỉ xây qua loa, đại khái cả công trình, không xem xét kĩ lỹ như trước đây. Cuối cùng cho ra một ngôi nhà tệ nhất mà anh từng xây. Anh định tặc lưỡi cho qua, đến khi sếp bảo ngôi nhà này là dành tặng anh, phần thưởng cho cả sự nghiệp cố gắng của anh trước đây. Đến lúc này, thì anh hối hận cũng muộn rồi.

Đó chỉ là một ví dụ nhỏ về một phút chốc bất cẩn thôi. Những việc ta làm cẩu thả kết quả dĩ nhiên do ta nhận về cũng không bao giờ hoàn hảo. Chỉ tiếc rằng phí thời gian, phí công sức, mà có thể nó còn gây bao nhiêu phiền toái, hậu quả phải giải quyết oan cho chính bạn. Bạn nấu ăn cẩu thả, bạn có một bữa ăn không ngon. Bạn làm công việc qua quýt chẳng bao giờ bạn thành công nổi. Bạn đại khái chọn một người vợ, một người chồng, cuối cùng bạn cũng phải ly hôn với đầy tiếc nuối về thời gian, cơ hội… Quá nhiều luyến tiếc nếu ta sống một đời cẩu thả. Vậy nên hãy trân trọng bản thân, kiên nhẫn quyết tâm thay đổi mình giống như cai nghiện vậy.

Làm thế nào để cải thiện sự cẩu thả của chính bản thân
Có một kế hoạch cho sự thay đổi cải thiện tính cẩu thả.
Bạn nên có một bản thảo kế hoạch thay đổi tính cẩu thả, trong đó ghi rõ ràng những việc cần thay đổi. Càng ghi tỉ mỉ chi tiết càng tốt. Dành thời gian những ngày đầu, quan sát chính bản thân mình, ghi lại những điều cần thay đổi. Có thể từ những việc nhỏ nhất như : Khi ăn uống , khi tắm giặt, khi dọn dẹp nhà cửa, khi đi chợ, khi đi làm. Đến những công việc cụ thể như trong công việc: Kiểm tra lại ít nhất một hai lần công việc đã làm, bắt buộc phải đến đúng giờ mỗi ngày….

Sau khi quan sát chính bản thân, bạn lấy đó để sắp xếp lại, hình dung lại mọi việc sẽ diễn ra như thế nào, rồi lên kế hoạch chi tiết cho từng việc đó. Rèn luyện nó mỗi ngày theo bản kế hoạch. Phải làm cho tới khi đạt hiệu quả mà bạn không phải theo dõi nó nữa mà nó tự trở thành thói quen cẩn thận trong mọi việc.

Cải thiện tư duy, khả năng giao tiếp.
Đọc sách giúp bạn rèn luyện sự kiên nhẫn, sống chậm lại. Và khi đọc những cuốn sách về khả năng giao tiếp khả năng tư duy chẳng hạn. Bạn sẽ hình thành tẩy chay được thói quen cẩu thả trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, nói chẳng suy nghĩ, bộp chộp, đốp chát chẳng hạn. Một việc đọc sách làm thay đổi và tăng khả năng tiến bộ nhanh hơn. Thay đổi nhận thức, biết được mình sai ở đâu, cẩu thả ở đâu thì thay đổi ở đó. Lessing – một tiểu thuyết gia người Đức từng nói : “ Điều khó khăn nhất đối với phái mạnh không phải khả năng kiếm tiền hay sự chung thủy mà là ở việc có thể nhận mình đã sai”. Vậy nên việc này có thể khó nhưng hãy tưởng tượng một phiên bản hoàn hảo của mình để lấy động lực nhé

Vai trò của người giám sát rất quan trọng
Bạn hãy nhờ mẹ, vợ, hay chồng hoặc con mình… là người uốn giúp mình chỉnh những thói quen nhỏ một này. Người đó sẽ có vai trò nhắc nhở giám sát mình, đưa ra mức phạt kỷ luật cho mình. Giả như khi bạn lỡ vất giầy dép không đúng nơi quy định, bạn phải giặt lau cả tủ giầy. Khi bạn vất quần áo bừa bãi, bạn phải là người đi giặt… Các hình thức kỉ luật có thể do chính bạn chịu nếu bạn có tinh thần trách nhiệm cao. Còn nếu không, hãy giao quyền đưa ra các hình thức kỉ luật cho người thân của bạn. Bạn buộc phải theo nó thôi. Ở công ty cũng thế, hãy nhờ chính cấp trên của bạn giám sát bạn. Có thể sau một đợt huấn luyện bản thân, sếp bạn lại thấy bạn tiềm năng hơn, nghiêm túc tin tưởng bạn hơn. Tóm lại, nếu thay đổi chính bạn là người nhận được những thành tựu tốt nhất cho mình. Nên hãy thật nghiêm túc với nó.

Cuối cùng, hãy làm mọi thứ với tiêu chuẩn cao nhất.
Đó là cách nhanh nhất giúp bạn loại bỏ thói quen cẩu thả. Đặt ra yêu cầu cao nhất cho một việc bạn làm, nó phải ở mức hoàn hảo chứ không phải tạm chấp nhận được. Nó khiến bạn phải làm đi làm lại nhiều lần và trong quá trình đó bạn đã tự thay đổi được rồi.

Nói chung để có thể thay đổi thói quen xấu của mình, bạn cần khá nhiều thời gian và công sức. Thế nên hãy thay đổi những thói xấu của mình bằng cách tạo thêm cho chính mình nhiều thói quen tốt nhé.