1. Sống có trách nhiệm với bản thân

Sống có trách nhiệm với bản thân mình là khi con còn nhỏ bạn đã bắt đầu rèn luyện cho con từ những việc nhỏ như vệ sinh cá nhân. Từ khi lên hai ba tuổi, bạn có thể dạy bé cách gấp quần áo của chính mình, cách dọn dẹp đồ chơi sau mỗi lần chơi… Đến khi bé lớn hơn có thể dạy bé cách nấu cơm, quét nhà, rửa bát, cách sử dụng máy giặt. Hãy giúp bé từng việc nhỏ một, không cần gò bó hay ép buộc bé phải làm. Nếu con cần bố mẹ hãy là người hướng dẫn, hỗ trợ, cùng con làm đến khi xong việc. Khi con đủ tự tin có thể cho con tự làm, bố mẹ giám sát con. Tuyệt đối không nên lạm dụng quyền hạn, ép buộc, đánh đố, thách thức con bạn nhé. Hãy nghiêm túc giúp con xây dựng tính trách nhiệm.

2. Biết cách trò chuyện với những người xung quanh

Bạn đừng nghĩ bé còn nhỏ mà có thể bỏ qua mọi màn chào hỏi người lớn. Điều đơn giản hãy cố gắng tập cho con có thể luôn luôn trò chuyện với mọi người. Bạn nên biết cách gợi chuyện, cách con có thể tiếp cận một người thật dễ dàng bằng những câu hỏi liên quan đến bé, đến người lạ mà bé mới gặp. Bạn là cầu nối cho hai người, giúp con tiếp cận với không khí thân mật. Đó là cách bé trở nên gần gũi từ nhỏ, không bị lo sợ, hoang mang mỗi khi đi ra ngoài.

3. Vượt qua khó khăn

Mỗi khi bé vấp ngã, bố mẹ đừng vội mau chóng bế con lên. Hãy chậm lại vài giây để con ngước lên nhìn, và bố mẹ từ tốn nói với con rằng : “Con tự đứng lên nào!”. Sau đó con tự đứng lên thì ôm con vào lòng, nhẹ nhàng hỏi con rằng vì sao con ngã, nếu con nức nở khóc thì chờ con nguôi ngoai rồi hỏi. Để con có thể nhìn nhận lại việc làm sai của mình, biết mình sai từ đâu. Khi con lớn, trưởng thành cũng thế. Hãy giúp con tự nhận ra lỗi sai của mình bằng những câu hỏi, ví dụ như “Con sai ở đâu, tại sao lại như thế nhỉ?”. Tất cả những bạn nhỏ của chúng ta khi gặp khó khăn sẽ rất sợ hãi. Bố mẹ đừng vội trách móc con, hãy ôm con vào lòng. Giá trị của cái ôm vô cùng lớn, nó giúp con củng cố lòng tin, giúp con ngừng lo lắng sợ hãi. Và quan trọng nhất, cùng bên con để giúp con hiểu lỗi lầm của mình, hiểu khó khăn của mình. Con sẽ có thêm sức mạnh nếu bố mẹ luôn yêu thương con bạn nhé!

www.honviet.com. Không được yêu thương, trẻ sẽ như thế nào?

4. Kĩ năng bảo vệ bản thân

Dù lớn, hay bé thì các nguy cơ mà bé có thể gặp nguy hiểm luôn rất lớn. Bé có thể nghịch điện, nghịch nước, nghịch mọi đồ nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh. Bạn đừng đơn giản nói : “ Con không…”. “Con không được lại gần cái quạt”, “Con không được nhảy từ trên ghế xuống”, “Con không được đứng gần tủ quần áo, tủ sấy, tủ rửa bát, máy giặt… Con không được ra ban công…” Bé sẽ không vì những lời cảnh báo của bạn mà thực thi. Nếu bạn đang làm thế chỉ mang lại cảm giác mệt mỏi, khản giọng vì quát tháo con. Con bạn vẫn sẽ làm vì bé không hiểu tại sao lại không được. Gặp những tình huống này, bạn hãy luôn phân tích lý do và hậu quả cho bé. Con lại gần cái quạt nó sẽ nguy hiểm, chọc tay vào cánh quạt này khiến cái quạt nó làm con chảy máu, sẽ rất đau. Tương tự khi con nhảy lên bàn ghế, hay những trò nghịch nguy hiểm khác
Dù con còn nhỏ hay con lớn, con trưởng thành, bạn hãy dùng những phân tích của mình để con hiểu, con tin tưởng vào những điều đó và tất nhiên con bạn sẽ có những kỹ năng riêng cho chính mình.

4. Thời gian

Hãy cho con bạn luyện tập thời gian, dành cho con những thời gian biểu của riêng mình. Giờ nào cần con ngủ dậy, giờ nào cần con ăn, giờ nào cần con học, con chơi, và giờ con đi ngủ. Tất cả mọi việc nếu có thể thì hãy thường xuyên nhắc nhở con “Nào đến giờ dậy rồi các con”, “Đến giờ ăn cơm rồi “ , “Đến giờ làm việc nhà rồi”, “ Các con có một tiếng để chơi nhé”. Mọi việc nhắc nhở con nên gắn với thời gian, để con luôn ý thức được thời gian. Lớn dần, giúp con cách quản lý thời gian, làm việc sao cho thật hiệu quả. Hình thành những thói quen đó từ nhỏ là điều cần thiết với con.

5. Tập luyện thể dục thể thao.

Các bé sẽ rất thích theo người lớn, hãy giúp con hình thành thói quen rèn luyện sức khỏe bằng việc mỗi ngày bố mẹ nên dành thời gian tập thể dục. Khi bố tập con cái có thể tập theo bố, bố mẹ hướng dẫn con những động tác đơn giản. Ngay cả bé hai tuổi có thể chống đẩy tốt nhờ học theo bố. Có thể con không tập theo luôn, nhưng bố mẹ hãy kiên trì vì con cái sẽ luôn theo gương bố mẹ, kiểu như “mưa dần thấm lâu’’.

6. Biết cách cảm ơn, biết cách xin lỗi, hay thể hiện cảm xúc

Điều này cực kỳ nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng. Ngay từ khi bé nhỏ tuổi, hãy giúp con biết cảm ơn khi được nhận thứ gì từ người khác, biết cách tỏ tấm lòng với người ấy. Khi con làm sai, con có thể xin lỗi một cách chân thành nhất! Rồi từng tình huống hay hoàn cảnh hãy giúp con biết cách thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh ấy. Đó là cách của một đứa con ngoan thể hiện. Những hành vi, những cảm xúc nhỏ ấy giúp con trưởng thành là một người tử tế, chân thành hơn và hòa đồng hơn với tất cả mọi người.

7. Đọc sách

Đọc sách cùng con từ thuở lọt lòng. Khơi gợi niềm đam mê đọc sách cho con. Phân tích cho con hiểu tầm quan trọng của việc đọc sách. Hãy luôn chọn cho con những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi của mình. Có thể định kỳ thay đổi sách giúp con gây niềm hứng thú cho con tiếp cận với sách. Cùng con đọc trong giờ đọc sách là một điều tuyệt vời nếu bố mẹ có thể làm.

8. Bảo vệ thiên nhiên, cộng đồng

Sớm hình thành cho con ý thức bảo vệ thiên nhiên, ý thức cộng đồng. Giúp con hiểu không nên xả rác ra đường, đi bằng phương tiện công cộng giúp ích như nào cho mọi người, bảo vệ môi trường như nào. Có thể cùng con trồng cây xanh, và cho con hiểu giá trị của cây xanh. Đưa con đến những nơi bảo trợ xã hội, để con hiểu những con người nào cần trân quý, những người nào cần yêu thương, cần cảm ơn họ vì lý do gì.

10. Đối mặt với những tình huống khẩn cấp

Một kỹ năng cực kỳ quan trọng tiếp theo. Bạn nên dạy con tự bảo vệ bản thân trong những tình huống xấu xảy ra như động đất hỏa hoạn, tình huống cứu thương nào đó… Dạy con cách sử dụng thuốc đúng cách, cách chăm sóc bản thân khi con bị ốm nếu không có bố mẹ bên cạnh… Tất cả những trường hợp nguy cấp ấy cần được trang bị kiến thức cho con. Bạn có thể yên tâm hơn nếu con hiểu biết tốt các kỹ năng đó.