1. Uống nước ngay sau khi ăn

Không ít người có thói quen uống nguyên một cốc nước đầy ngay sau khi ăn xong. Việc này tưởng chừng như không ảnh hưởng gì nhưng có thể khiến bạn khó chịu vì bị đầy bụng. Vậy nên, tốt nhất sau khi ăn xong, có thể uống một chút nước và uống thật chậm rãi. Chia thành từng ngụm nhỏ để uống. Làm như thế, bạn sẽ tránh được việc hình thành khí gas trong bụng do uống cả nước và không khí. Nếu muốn sạch mồm thay vì uống nước bạn có thể rửa vệ sinh mồm bằng cách súc miệng cũng khá tốt.

2. Uống nước quá lạnh

Ai cũng nghĩ rằng nước lạnh có thể gây viêm họng, nhưng thực ra không phải thế. Nước lạnh gây viêm họng chẳng qua là do có vi khuẩn mà thôi. Vi khuẩn hình thành trong quá trình làm nước lạnh, bảo quản đá, hay môi trường xung quanh. Tuy nhiên, dù thế nào thì nước lạnh cũng không nên uống thường xuyên đặc biệt là trong thời tiết oi bức. Theo các chuyên gia, nước lạnh sẽ làm các triệu chứng về đường tiêu hóa trở nên tệ hơn, thậm chí có thể gây rối loạn thực quản

3. Rửa mặt bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng.

Da mặt vốn dĩ nhạy cảm hơn các vùng da khác. Nước quá nóng sẽ làm da khô hơn. Còn nước quá lạnh khiến da không mở lỗ chân lông để làm sạch da hiệu quả. Từ đó gây nên các vấn đề mụn ẩn , mụn trứng cá. Nước ấm là nhiệt độ phù hợp nhất để rửa mặt.

4. Xả bồn cầu khi mở nắp

Đa số chúng ta thường cứ để nguyên nắp bồn cầu mà xả nước. Nhưng thực ra đây cũng là một sai lầm không hề nhỏ nhé. Độ bắn của bồn cầu lúc xả nước xa không khác gì các phân tử nước bọt khi chúng ta hắt hơi. Nếu bạn không muốn vi khuẩn từ bồn cầu văng khắp nơi, dính cả vào bàn chải đánh răng , khăn mặt, hay cơ thể mình, thì tốt nhất nên đóng nắp lại nhé.

5. Mở lon đồ hộp mà không rửa

Với những đồ hộp và đồ đóng lon hầu như ai cũng nghĩ mở ra là có thể dùng thoải mái, chẳng cần rửa bề ngoài làm gì cho tốn công. Bạn dang nhầm rồi nhé. Trước khi mở, bạn nên rửa sạch bề mựt lon, để tránh vi khuẩn, bụi bặm lọt vào thực phẩm bên trong nhé.

6. Dùng đồ nhựa với lò vi sóng

Bạn có thể khiến những chiếc hộp nhựa chảy nhựa ra, đầy hóa chất độc hại vào thức ăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả sản phẩm nhựa không chứa BPA cũng có thể giải phóng các hóa chất phá vỡ hormone khác như phthalates hoặc bisphenol S và F (BPS và BPF) vào thực phẩm khi được nấu bằng lò vi sóng. Hãy để đồ ăn ra đĩa sứ, mà tốt nhất là đĩa trắng không có họa tiết là tốt nhất nhé.

7. Dùng chảo chống dính ở nhiệt độ quá nóng

Chảo chống dính rất tiện cho việc cọ rửa nhưng chúng cũng chứa nhiều rủi ro. Việc dùng chảo chống dính ở nhiệt độ trên 260 độ C có thể giải phóng các phân tử độc hại, thậm chí gây ung thư với các loại gia công kém. Vậy nên hãy lựa chọn một chiếc chảo chống dính thật tốt nhé các mẹ.

8. Ăn quá nhanh.

Người Nhật bản có thói quen ăn uống rất từ tốn, điều này giúp họ có thể chất lý tưởng so với mặt bằng chung của cả thế giới. Khoa học chứng minh tằng, việc ăn chậm giúp bạn ăn ít hơn, hạn chế ăn quá nhanh bởi thường thì não bộ sẽ mất hơn 20 phút để đánh giá là dạ dày của bạn đã nạp đủ hay chưa.

9. Vắt chéo chân

Một động tác nhỏ tưởng như chẳng ai để ý nhưng nó lại khiến cản trở việc lưu thông máu ở chân. Dễ gây việc tắc tĩnh mạch, vẹo xương sống, thoát vị đĩa đệm. Các chuyên gia cho rằng, người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim, nếu vắt chéo chân lâu dài thì bệnh sẽ thêm trầm trọng. Vậy nên hãy thoải mái chân một chút nhé.

10. Xả giấy vệ sinh xuống bồn cầu.

Hành động này sai hay đúng còn phụ thuộc vào nơi bạn đang ở. Nếu bạn đang ở Hy Lạp , Thổ Nhĩ Kỳ hay một số quốc gia châu Á thì giấy vệ sinh cần được vứt vào thùng rác. Lý do là bởi hệ thống thoát nước ở nhiều nơi chưa được nâng cấp, không thể tải được quá nhiều giấy vệ sinh trong đó, kể cả là loại dễ phân hủy. Nếu không muốn xấu hổ, nhất là khi đi du lịch xa nhà chớ dại làm vậy nhé.