Shadow là gì?
Shadow – “cái bóng” là thuật ngữ tâm lý chỉ những phần tính cách ẩn bên trong chúng ta. Cái bóng chứa tất cả những hình thái cảm xúc bị chúng ta đè nén: khát khao, tham vọng, sựghen tị, oán giận, phẫn nộ, nỗi đau tinh thần… bởi đó là những điều mà ta được dạy là tiêu cực, xấu xa, không thể chấp nhận trong tuổi thơ. Nó là “mảng tối” bị chúng ta giấu kín bên trong.
Khi đè nén những điều này trong bản thân, ta phản chiếu chúng trên những người xung quanh: chỉ trích người khác vì những sai lầm mà mình có, phán xét, đánh giá họ 1 cách không công bằng hoặc đóng vai nạn nhân… Bên cạnh đó, nó còn dẫn đến những hành vi tự hại bản thân mình.
Ví dụ: Bạn cảm thấy khó chịu, phán xét, nói xấu cách hành xử, ăn mặc của 1 cô gái nhưng không nhận ra dó là cái bóng trong mìnhghen tị với sự tự tin, dám thể hiện bản thân ở bản thân họ.
Cái bóng được sinh ra như thế nào?
Là con người, tất cả chúng ta đều được sinh ra với những trạng thái cảm xúc từ vui vẻ, hạnh phúc đến đau buồn, tức giận, 1 đứa trẻ trước khi có nhận thức về thế giới xung quanh đã biết trải qua sự tức giận, ghen tị, buồn bực… những cảm xúc này là 1 phần của con người. Nhưng khi lớn lên, đứa trẻ sớm nhận ra rằng những cảm xúc “tích cực” sẽ được chấp nhận bởi những người nó yêu và những cảm xúc “tiêu cực” thường bị chối từ, phản đối, trừng phạt. Để những nhu cầu được chấp nhận, yêu thương của mình được đáp ứng, đứa trẻ đè nén những cảm xúc được cho là “xấu”, “tiêu cực” trong mình, cho chúng vào 1 cá túi vô hình và giấu kín nó đi khỏi tầng ý thức.
Nhưng cái bóng vẫn sẽ mãi mãi là 1 phần của chúng ta dù bị ghét bỏ, từ chối.
“There is no light without shadow and no psychic wholeness without imperfection” – Carl Jung
(Tạm dịch: Không có ánh sáng nào mà thiếu đi bóng tối và 1 tâm hồn tỉnh thức mà thiếu đi sự không hoàn hảo)
Mọi phần thuộc về con người bị ta bỏ mặc sẽ quay lại chống đối chính chúng ta. Bởi dù không được chủ thể chú ý đến, cái bóng vẫn hoàn toàn được độc lập bên ngoài tầng ý thức. Chúng ta để bản thân sống trong chế độ tự động mà không hay biết những gì thực sự kiểm soát mình đằng sau.


Shadow work là công việc giúp chúng ta từ từ tháo gỡ lớp mặt nạ bên ngoài để khám phá tất cả những khía cạnh bên trong con người mình. Làm quen với cái bóng, trở thành bạn của cái bóng và đưa no ra ngoài thay vì đè nén nó. Công việc này sẽ giúp chúng ta kết nối với con người thật bên trong mình, sống 1 cách chân thành, đủ đầy hơn, tìm thấy sự thông hái và mục đích sống cũng như mở ra cánh cửa kết nối với bản thể cao hơn của mình.
Giống như Ego work, Shadow work đòi hỏi chúng ta đặt sự chú ý của mình vào những gì xảy ra bên trong mình: phản ứng, cảm xúc, suy nghĩ, sự nhận định, phán xét dành cho người khác.
• Từ bỏ thói quen dán nhãn “tích cực, tiêu cực” lên cảm xúc của bản thân và người khác. Hãy để cho những cảm xúc được giải tỏa, từ từ hãy chấp nhận, trân trọng và thấu cảm. Tìm câu trả lời cho những cảm xúc mà bạn có được, đừng cố thay đổi nó.
• Chú ý tới những điều gây đả kích với cảm xúc của mình. Khi cảm thấy tức giận, ghen tị, phòng thủ…thay vì phán xét bản thân vì có những cảm xúc ấy, hãy coi chúng là người thầy chỉ cho bạn biết mình cần chữa lành điều gì.
• Khi ai đó khiến bạn khó chịu, gây đả kich về cảm xúc, hít thở sâu và hỏi bản thân: “Điều gì ở người này gây kích động cho mình?” (nó thường là điều bạn cố phủ nhận ở bản thân hoặc 1 sự tổn thương trong quá khứ)
• Chú ý khi bản thân cảm thấy ghen tị, hỏi bản thân: “Mình cảm thấy họ có điều gì mà mình cảm thấy rằng mình không có?”.
• Viết nhật ký, ghi chép về những gì mình nghĩ và nói về bản thân để hiêu về những câu chuyện mình dựng lên cùng những niềm tin hạn chế của bản thân.
• Đặt ý thức vào cách mình nói về những người khác để hiểu những tổn thương tâm lý của họ ẩn sau đó.