Miến Điện còn gọi là Myanmar hay Burma. Có tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar vào năm 2010, là một quốc gia lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á, với diện tích 676.577 km² (261.288 m²), trong đó có đến 89,3% số dân theo đạo Phật. Cả nước Myanmar có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắp đất nước nên nơi đây còn được gọi là đất nước Chùa tháp. Đạo Phật có một vị trí vô cùng quan trọng trong lòng người Miến Điện, cuộc sống của người dân không tách rời các nghi lễ Phật giáo.

Myanmar theo dòng Phật giáo Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy (tức dòng Phật giáo giữ nguyên sinh hoạt và tu hành như thời kỳ Đức Phật, giáo phái Nam Tông).

Myanmar không bị hiện đại hóa quá nhiều vì thế họ mang trong mình những nét văn hóa riêng vô cùng đặc biệt có phần xưa cũ. Người Myanmar không có họ, tên của người dân nơi đây được đặt một cách truyền thống mang ý nghĩa tuần thời gian với mỗi tuần có bảy ngày (riêng thứ tư là ngày giữa tuần được chia thành buổi sáng và buổi chiều) và mỗi ngày lại mang tên một con vật là biểu tượng như Phượng, Hồ, Nghê, Voi, Thỏ, Chuột, Rắn. Họ quy định ai sinh vào buổi sáng sẽ mang tên theo ý nghĩa biểu tượng hoặc liên quan đến con vật linh thiên ấy nhưng là giống đực, buổi chiều là giống cái.

Myanmar: Thánh địa Bagan trở thành Di sản văn hóa thế giới | Chùa A Di Đà

Người Myanmar vẫn giữ được thói quen ăn trầu, miếng trầu xuất hiện ở khắp mọi ngóc ngách trên đất nước này, từ nông thôn đến đô thị, thế hệ già hay tầng lớp trẻ, họ nhai trầu như để gìn giữ một thói quen, một nét đẹp văn hóa đã thành hình và ăn sâu vào cuộc sống thường nhật của họ.

Cũng giống như một số quốc gia Đông Nam Á khác người Myanmar côi đỉnh đầu là nơi quan trọng nhất của con người, là nơi thể hiện sự thành kính và tôn trọng đối với bề trên và những người có vai vế lớn hơn nên họ luôn bảo vệ và ít khi cho người khác chạm vào.

Trang phục truyền thống là một niềm tự hào của người dân Myanmar không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ mặc những chiếc Thummy hay những người đàn ông mặc Longchy trên đường phố, ở chùa chiền hay trong chợ,..người Miến Điện khoác lên mình bộ trang phục truyền thống như thể hiện tình yêu với quê hương, lòng thành kính với những người đi trước.

Người Myanmar rất chú trọng đến việc sử dụng tay trái và tay phải. Vì theo quan niệm ở nơi đây tay trái chỉ dùng để sử dụng cho việc vệ sinh cá nhân, chính vì thế sinh ra những điều cấm kỵ mà họ không được làm. Như khi muốn đưa đồ thì phải đưa bằng tay phải hoặc sử dụng cả hai tay, vì nếu dùng tay trái là thể hiện sự xem thường thiếu sự tế nhị với người đối diện. Người Myanmar không dùng đũa hay thìa mà họ dùng tay phải để bốc cơm. Người Myanmar thường đi vòng quanh tháp chùa theo chiều quay của kim đồng hồ để hành lễ vì nếu đi thuận chiều kim đồng hồ thì tượng Phật luân nằm bên tay phải điều đó thể hiện sự tôn kính đối với đức Phật.

Kiến trúc không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn phản ánh hiện thực cuộc sống của con người. Một kiến trúc vị đại phải gắn liền với nếp sống và văn hóa của dân tộc nơi mà nó hiện hủ. Những tín đồ Phật giáo nơi đây cả cuộc đời của họ gắn liền với kinh thư và chùa chiền. Chùa không chỉ là một địa điểm thờ cúng, mà còn là một trung tâm văn hóa xã hội, nơi trẻ em ngay từ nhỏ được cha mẹ hướng dẫn đến chùa để học giáo lý, kinh điển, học đọc, học viết. Người lớn tới làm công quả, nghe giảng kinh điển, ngoài ra chùa cũng còn là một trung tâm tư vấn cho Phật tử khi họ có vấn đề trong cuộc sống. Lớn lên lập gia đình, họ sẽ tổ chức đám cưới ở chùa. Mỗi người thanh niên Phật tử khi trưởng thành đều phải thọ lễ xuất gia “Shinpyu” để vào chùa tu tập có thể vài tuần, vài tháng hay vài năm.

Người Myanmar còn nặng về vấn đề “trọng nam khinh nữ”. Người đàn ông nắm một vị trí quan trọng trong gia đình và xã hội. Phụ nữ bị cấm đến gần tượng Phật, hay chạm vào những bức tượng, họ không được đứng vào chỗ mà chỉ có đàn ông mới được đứng. Người phụ nữ Myanmar đã không được hưởng quyền được tham gia vào hoạt động, hưởng thụ văn hóa mà họ đáng được nhận.
Myanmar là quốc gia có nhiều lễ hội bậc nhất trên thế giới những lễ hội ở Miến Điện cũng mang đậm màu sắc Phật giáo và được tổ chức quanh năm. Nổi tiếng nhất là Lễ hội té nước với ý nghĩa là rửa sạch những bụi bặm, buồn phiền của năm cũ để đón chào năm mới với sự thanh khiết tâm hồn và thân thể.