Cô Huệ nói chuyện với mẹ tôi ở phòng ngoài, Chị khen đám cưới họ gái nhà bà Nga hôm nay tổ chức xôm tụ lắm. Tại nhà hàng Trầu Cau chứ đâu.

Phía nhà trai giàu có, họ đi lễ ra trò, nào vòng vàng lễ mễ tới 7 mâm lận; Nghe nói đi cho con dâu 2 cây vàng 15 triệu tiền nát lại còn cả vải vóc nữa, tới mấy xấp luôn, đủ màu đủ dạng vải. Em thấy thích nhất là xấp vải Cánh sen như màu áo em mặc nè, nó vừa sang lại vừa đẹp cỡ trung tuổi mặc khỏi phải nói.

Mẹ tôi chép miệng:

– Lấy được chồng giàu cũng sướng nhà chẳng thiếu thứ gì, cơ bản là vợ chồng về sống với nhau có bền lâu không chứ dăm bữa lại ly thân ly dị thì phiền phức lắm.

Cô Huệ ngồi xuống cạnh mẹ tôi:

– Thế con Hạnh có đám nào chưa? bữa nọ nghe đồn với cậu Hậu gì đó, việc đến đâu rồi chị?

– Thì cứ lình xình vậy, tôi là tôi bắt phải theo đạo mới gả.

Cô Huệ cười:

– Chị sao lạc hậu quá, thời buổi nào rồi mà còn lễ nghĩa đạo hạnh chi, bộ chị không nghe dân gian kháo nhau: ” Con lấy được vợ xin thôi nhà thờ sao? “. Bao nhiêu đám trước kia đã diễn ra, khi về nhà chồng quyền là ở bố mẹ chồng, không cho đi lễ đi lậy cũng chịu…

– Thì tôi đã nói với cái Hạnh rồi, liệu mà xử sự kẻo như nhà con Ánh thì mệt lắm.

Nhà tôi với nhà cô Ánh đâu lạ gì, cùng xóm chứ đâu. Hồi chưa cưới thì siêng sắng lắm, giờ thấy đấy, Chủ nhật thứ bẩy đi lễ cũng phải xin; riết rồi cô ấy có đi lễ nữa đâu, giờ tháo ảnh Chúa xuống treo ảnh Phật lên. Một là một hai là hai, y rằng Chuyện đạo hạnh khó nói lắm.

– Tôi thì tôi cương quyết rồi. Có lễ nghĩa đạo hạnh tôi mới gả, hiện nay tụi nó đang học giáo lý hôn nhân, có lẽ tháng sau giáo xứ mới cấp Giấy chứng nhận.

Mẹ tôi trả lời cô Huệ vậy:

– Ừ cứ phải thế cho chắc chứ đạo ai nấy giữ phiền ơi là phiền

Chị Huệ về rồi mà mẹ tôi vẫn còn ngồi thừ người trên ghế, chuyện cưới hỏi nay mai biết tính sao nhất là phía mẹ cậu Hậu bà ấy ăn chay niệm Phật và thường xuyên lên chùa, không biết có trục trặc gì không? Mẹ tôi cứ nghĩ vẩn vơ vậy mà mãi đến tối vẫn chưa vui được…

Tháng 7 chụp ảnh áo dài với hoa sen - MissAoDai

Mưa kéo dài đã nhiều ngày nay, mưa làm chúng tôi thấy ngại hơn khi phải ghé thăm nhau trong tình hình bão lũ, đi đâu cũng áo mưa quần thì lướt thướt thế này. Người cần được mọi người quan tâm nhất là mẹ; bà cụ đã 74 tuổi, Cái tuổi này ở quê tôi không hiếm người nhưng ở cụ vốn có nhiều bệnh nào là tim, thấp khớp rồi còn bệnh đái đường nữa, lung tung cả nhất là mùa Covid này, ai ở nhà nấy hạn chế ra đường và phải mang khẩu trang khi đến chỗ đông người.

Tôi trong thời kỳ thai sản được nghỉ 6 tháng theo qui định sau khi sinh con. Bây giờ mới là tháng thứ ba, nghĩa là còn ba tháng nữa chỉ ở nhà chăm con, lo cho cụ còn chồng ngoài công việc rẫy rừng, chăm sóc lúa anh còn cạo mủ cho 500 cây cao su bắt đầu khai thác được, nên kinh tế gia đình cũng tạm ổn định

Công việc nông trang không đến nỗi vất vả lắm; ngày tạnh ráo thì làm, còn mưa gió ở nhà không thôi cũng có ăn. Với 3 sào ruộng 2 vụ gạo ăn quanh năm cũng không hết dư phải đem bán chứ để lâu mọt, chất lượng gạo kém, không lợi lắm khi bắt đầu vào mùa. Giá lúa hiện nay cao tôi bán đi hơn 1 tấn mua biếu cụ sấp vải màu cánh sen còn lại mua cái máy giặt hết 7.500.000 để khỏi nhọc công khi bỉm, tã lót và áo quần của toàn gia đình không phải chà bót, giặt dũ cả tiếng đồng hồ; Mệt mỏi và vất vả lắm. Việc này tôi chả tiết lộ cho các anh chị tôi đâu. Họ biết cụ có rồi thì chả đời nào nghĩ đến chuyện phải biếu cụ nữa. Hầu như các anh chị ai cũng đều ki bo, nói phải tội nhà tôi chỉ có cô sáu Hương là hay nghĩ đến cụ thôi…

Chiếc áo dài bình thường như bao chiếc áo dài khác. Nó chẳng có gì đặc biệt, nhưng mẹ tôi lại rất thích nó.

Chị Trâm tôi nói:

– Tiền vải 350.000, tiền công 160.000 tương đương 85 ký lúa gia đình con ăn cũng hơn 2 tháng với lại con của con cũng chưa có vải vóc gì, ăn còn chưa đủ, để có dư dả con sẽ may cho mẹ.
Anh ba tôi nói:

– Con thì càng khó khăn hơn, vợ chồng mới riêng tư đây, đâu có đâu. Vợ con sẽ may cho mẹ nếu mai con trúng số
Chị Hai tôi thì nói:

– Làm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, vợ chồng con chưa có để may cho mẹ, con ngại quá. Mẹ nói với em Sáu thử xem nhà nó có cà phê nhiều, có cao su phía nhà chồng nó còn chăn nuôi được heo, vừa rồi sau khi may mắn thoát khỏi dịch tả lợn thì trúng quả lớn, nó có điều kiện hơn mà.

Anh Năm tôi thì lông bông, tài xế xe tải ăn trước trừ dần vào lương hoặc tạm ứng thì được bao nhiêu. Cà phê cà pháo xăng xe cũng chẳng dư đồng nào.

Còn riêng bọn tôi vừa phải phụ vào 2 sào lúa của anh chị cho làm rẽ, hơn 100 cây cà phê gần vườn nhà tôi, tôi làm luôn và con heo nái, lúc đẻ lúc không, bán heo con đi cũng chả được bao nhiêu đặc biệt là 2 cái mồm như mấy con cá ngáo. Cháu nội, cháu ngoại của anh chị tôi cũng đều tấp vào đấy, không nói cũng khổ mà nói càng khổ hơn biết làm sao bây giờ.

Tiền học, tiền ăn sữa sủng một tháng cũng ngót nghét hơn triệu bạc, anh em ruột thịt biết làm sao bây giờ… Anh chị em thật, không cảnh nào khổ hơn cảnh này… Đành bó tay chấm com mà thôi…

Thoảng mà đã 6 năm trôi qua

Con của các anh chị giờ đã lớn, có đứa đã làm ra tiền nên thu nhập của họ cũng đỡ hơn

Tôi giờ đã có chồng và chỉ là giáo viên mầm non, ngày đi làm suốt, thứ bảy chủ nhật nghỉ ở nhà phụ giúp thêm gia đình, lo lắng cho cụ, cho heo ăn giúp thêm cho chồng có thời gian nghỉ ngơi chứ dạo này quá bận công việc đồng áng anh ấy sút đi nhiều, thấy chồng như vậy mà không thương sao được.

Cuộc sống không còn khó khăn, tôi cũng mua thêm 2 sấp vải màu khác riêng sấp vải màu cánh sen hôm trước tôi bảo thợ may theo số đo có sẵn ở một tiệm may uy tín trên thị xã. Mẹ tôi chỉ ướm thử mà chẳng bao giờ mặc được nó, bởi tuổi cụ đã lớn lưng cụ bị còng, màu sắc đó không phù hợp với tuổi 74 của cụ.

Có một lần cụ thử bận để đi dự đám cưới con bà bạn, nhưng nực cười thay chiếc áo dài quá rộng, vạt trước hơi bó một chút khiến vừa bước được hai bước chân cụ đã vấp vào tà trước khiến cụ ngã bổ choàng vào đầu bàn, sưng một cục to tổ bố, tím hết cả một vùng. Tôi phải đánh dầu cả tuần lễ chỗ bầm không bớt sưng, vẫn cứ đỏ bóng lên, cụ càng rên lên mỗi khi chồng tôi xoa thêm dầu chỗ đau này.

Khoảng tuần lễ sau lúc chị dâu tôi chở cụ đi xưng tội, tôi vào phòng để dọn dẹp mấy thứ vặt vãnh và nhận ra nhiều sấp vải khác mới, còn nguyên nếp để gọn gàng trong tủ từ hồi nào

Chiều đó tôi hỏi ra mới biết: 4 sấp đó là của các anh chị mua vào dịp tết vừa rồi. Màu sắc của 4 sấp vải hơi trùng nhau. 2 sấp màu tím phớt 2 sấp còn lại y chang màu cánh sen, màu mà mẹ tôi khi xưa rất ưng ý…

Vậy là mẹ tôi đã ra đi được 10 ngày. 5 sấp vải mới tinh đã được chồng tôi cẩn thận xếp vào áo quan mang đi cho cụ.

Cuộc đời lam lũ của mẹ; sự vất vả của từng thành viên trong gia đình, có lẽ rồi sẽ phôi pha theo năm tháng

Giờ đây, chỉ còn vợ chồng tôi bên mộ mẹ. Cầm nén hương trên tay, tôi đốt lên và cầu mong linh hồn mẹ sớm được ân hưởng đời đời với Chúa trên nước trời…

Kon Tum 13.08.2020

Tác giả: Thắng Kiên