Mưa tối trời tối đất, mưa trút nước xuống cái xóm nhỏ đìu hiu nằm ven theo chân núi. Phía bên kia dọc đường Quốc lộ 14 là vùng đồng ruộng trắng lăn những nước là nước. Thằng Cu lớn không biết ở đâu chạy về thở hào hển:

– Ba ơi, đụng xe, đụng ở gần cống nước ra đồng Ja-ben đó ba.

– Rồi có bị làm sao không?

Thằng Cu nhỏ đang bận lấy cái thau đặt ở mấy chỗ dột trên nền đất ẩm ướt định quay hỏi nhưng…

– Bị thương tùm lum hết.

Thằng Cu lớn trả lời vội rồi cởi phăng áo cuộn nhỏ lại vắt cho ráo nước.

– Tui thấy mấy người nằm bò lê bò càng đầu máu không là máu, hình như do 2 chiếc xe Hon đa hun nhau phần đường trơn thắng không ăn ủi vào nhau, may là không ai chết…

Câu chuyện chợt ngưng lại vì mưa mỗi lúc một lớn, giọng thằng Cu lớn như chìm lỉm vào tiếng mưa ào ào không ngớt.

Một lúc, thằng Cu lớn như đang còn tức tối vì câu chuyện dở dang phải dừng đột ngột, nó nói như muốn không thành tiếng:

– Thằng cha mua lợn đi trái đường chứ đâu, ổng còn túm áo ông gìa lại còn hạnh họe người ta nữa.

– Thằng già kia, mày có thấy đường không mà va vào ông thế, đền xe cho bố ngay.

Người đàn ông kia dù bị toạc đầu gối máu bết cả ống quyển nhưng vẫn không chịu nhận lỗi.

– Ông va vào tôi chứ ai, đã sai bét nhè mà còn đầu gấu.

– Tiên sư mày bảo ai đầu gấu, chắc mày chán sống rồi. Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, ông đấm cho bỏ mẹ bây giờ.

Nói xong cha mua lợn nắm lấy cổ áo ông già hơn, gằn giọng:

– Có đền xe cho ông không thì bảo?

Những người dân xung quanh thấy vụ va quệt bất hợp lý quá nên xúm vào can ngăn.

– Hai bên đều có lỗi cả, ông đây( Chỉ ông mua lợn) Ông có lỗi nhiều hơn, đã chạy trái đường còn lớn tiếng này nọ nữa.

Hai Cha Con

Nhiều người chứng kiến cũng tỏ ý không hài lòng về cách cư xử mất dạy của tên mua lợn.

– Đúng rồi đó ông kia, xin lỗi người ta một tiếng đi, nếu công an tới thì rầy rà lắm đó.

Rốt cuộc mọi việc cũng đều được giải quyết êm thấm.

– Rồi sao nữa?

Hắn hỏi thằng Cu lớn:

– Thì còn sao nữa, mưa to quá nên tui phải chạy về, đoạn sau ai mà biết.

Câu chuyện chả đầu đuôi gì khiến hắn nghe tức anh ách. Hắn nói đổng ra sân như muốn nhắm vào một ai đó:
– Cho đáng kiếp luôn.

Nằm mãi rồi cũng chán, Hắn vươn vai mấy cái cho đỡ mỏi rồi khệnh khạng bước lại chỗ có cái cạp lồng để ở bàn. Hắn cầm lấy chai nước đưa lên miệng uống ừng ực:

– Tiên sư tụi bay nước gì mà khai như nước đái chó vậy?

– Nước ngô luộc mà ba, ngọt lắm đó, còn một chai nữa kìa…

Hắn thở dài nhìn hai đứa con mà không nói gì… Giá như đừng ốm bất chợt nhỉ, Hắn nghĩ: ba hôm nay nếu đi làm được thì đã có tiền. Hắn làm được nhiều công việc từ những việc nặng nhọc đến việc quét dọn phun thuốc, cào cỏ . Hắn đốn cây cũng được, bửa củi chặt gốc, đào đất Hắn làm được tất. Ờ mà Hắn sẽ làm chi cho bà Phượng mà bà Phượng bảo Hắn làm gì kìa?

Nhà bà Phượng chuyên mua bán, chứ đâu có làm gì khác thì Hắn biết làm gì cho bà bây giờ

– Ba ăn đi ba? Sao ba không ăn?

Thằng Cu nhỏ nhìn Hắn lo lắng:

– Ba no rồi, các con ăn đi.

– Ngán như cơm nếp ba ơi. À nhà mình có gạo đó ba, sao ba không nấu?

– Gạo đâu?

– Trong thùng đó. Dì Phượng cho một bao luôn, hồi sáng Dì chở tới.

Hắn ngơ ngác nhìn con.

– Ủa bà Phượng tới đây à?

– Dạ, Dì còn đắp khăn ướt cho ba nữa. Dì cho tiền tụi con nè ba.

Hắn nhìn những tờ bạc 500.000 mà lòng rối bời. Bà Phượng muốn gì ở nơi Hắn.

Ngay lúc đó chợt có tiếng xe máy dừng ngay trước ngõ. Thằng Cu lớn vội bỏ rổ khoai chạy ra.

– Dì Phượng, Dì Phượng…

Nhưng không phải, thằng Cu lớn lại tẽn tò quay vào.

Hắn thừa biết đó là chiếc xe của thằng cha mua lợn, cái màu xe đỏ chói lại càng đỏ thêm lên dưới ánh nắng bỏng rát của giấc trưa quê.

Lúc này hai đứa con của Hắn vừa nuốt trậm trật từng miếng khoai vàng xám lẫn lộn vừa hắt xì hoài.
Thì ra đó là mớ khoai Hắn đào mót cách nay đã hơn tuần lễ, thứ khoai người ta chê bỏ lại ruộng, Hắn không biết nên na hết về.

– Đồ gà mờ, khoai hà mà đem luộc

Hắn lầm bầm vậy rồi nhìn ra ngoài trời…” Trưa quá “. Bụng Hắn giờ như cũng lăn tăn theo, Hắn nhìn hai đứa con, trông chúng thật tội nghiệp. Mẹ chúng bỏ đi không nói một tiếng lúc thằng nhỏ mới được 2 tháng tuổi chứ mấy. Hắn phải na đi bú chực cả xóm nhưng mà có được nhiều nhõi gì! Dăm bà mẹ có con nhỏ thì có 4 phải cho con bú sữa ngoài còn một bà mẹ cũng khá tuổi nhà ở xóm trên sữa sủng cũng chả có nhiều nên con hắn bữa có bữa không nhìn mấy cẳng tay cẳng chân không khác gì que củi thì rõ. Hắn rơm rớm nước mắt chực khóc. Nhà hắn giờ chẳng đáng cắc bạc đồng xu thì lấy gì cầm cố sống cho qua ngày đoạn tháng bây giờ. Hắn ngồi thu lu trên chiếc chõng tre kê sát vách; mắt Hắn nhìn lung lắm, Hắn nhìn sâu vào tấm ảnh vợ chồng treo phía trên vách, tấm ảnh hồi cưới trông có vẻ xứng đôi vừa lứa đấy chứ Hắn 27 vợ 22 vợ Hắn không phải là mỹ nhân nhưng trông cũng có nét duyên duyên Hắn mới cưới về làm vợ và cũng vì cuộc sống quá bí bách mẹ Hắn cho ra riêng ngay chỉ với 3 tạ lúa vài sào đất rẫy 2 con nái xề Hắn tách hộ lên thôn 3 lập nghiêp và chỉ bằng hai bàn tay, sức vóc vợ chồng Hắn bới đất, mò cua kiếm sống.

5 năm không dài cũng không ngắn Hắn dựng được căn nhà cấp 4 tạm bợ miễn sao che nắng mưa được là tốt phúc rồi.

Hội thanh niên, phụ nữ, nông dân của xã cũng giúp thêm nhân lực để vợ chồng Hắn sớm an cư lập nghiệp, các tổ vần đổi công của thôn cũng đồng hành cùng vợ chồng hắn trong những lúc gian nan bắt đầu của cuộc sống mới này là như thế đó

Cơn sốt kéo dài đã 3 hôm và 3 hôm với Hắn không khác gì cả thế kỷ, Hắn lơ mơ Hắn lầu bầu, Hắn chửi cái công việc bắt Hắn phải ngâm nước khi cái cản bị mưa to cuốn phăng tất cả, Hắn làm một mình không chút kêu ca bởi vợ Hắn lúc này bầu bì làm công việc này sao đặng nên Hắn phải cố gắng thôi: ” Tiên sư cha nó lúc khác không đau ai lại nhè đau vào lúc này”.

Hắn đập tay rầm rầm xuống chõng, cái chõng vốn chỉ những thanh tre mỏng ghép lại bằng những sợi mây rừng thiên nhiên tuy thấy lênh khênh nhưng rất chắc chắn; Hắn quát to lên: “Có đứa nào bên ngoài không? “. Chỉ có tiếng im lặng trả lời Hắn, chỉ có sự buồn bực cô đơn mang trong thân thể Hắn khi cơn nắng trưa mỗi lúc một thêm gay gắt thế này.

Hắn đứng dậy vươn vai mấy cái đoạn đi cà nhắc ra cửa.

Hoàn cảnh nhà Hắn thật khó khổ chỉ với 300 mét ruộng 200 cây cà phê trong vườn Hắn phải vật lộn ra sao với miếng cơm manh áo đây. Hắn giờ trông tả tơi như một con nghiện lâu năm mà cũng chính tại Hắn ham mê cờ bạc đề đóm nên giờ mới ra nông nổi này, Hắn quyết tâm khắc phục.

Cố gắng làm để chuộc lại 2 ha đã cầm bán cho bọn xã hội đen và 1500 mét ruộng nước hai vụ nữa.

Chính quyền Thôn thấy gia cảnh Hắn vậy nên mới cấp cho Hắn cái sổ hộ nghèo. Hộ nghèo ở đây thì được cấp phát ít gạo, mỗi tháng 100.000 và dịp lễ tết hay cuối năm cũng được gạo nếp đậu đường lon sữa. Hộ nghèo như vậy cũng đỡ lắm. Hồi mà nhà Hắn chưa bị thằng Cu nhỏ đốt rác làm cháy, có bao giờ Thôn đây bình cho Hắn thuộc diện nghèo đâu, họ nói Hắn có sức khỏe có rẫy rừng nhiều chỉ lo đề đóm cờ bạc, không chịu chí thú làm ăn, đem rẫy ruộng bán hết, người ta cho rằng Hắn là kẻ ” Siêng ăn nhác làm “. Nên cắt ngay tên Hắn không được đưa vào diện cần hổ trợ nữa…

Dần dà sức khỏe Hắn cũng được bình phục, Hắn tỏ ra quyết tâm và cố gắng hơn. Một hôm đang phải cuốc cho xong đám ruộng xình khoán của ông Nghị chợt thấy trên lộ có chị phụ nữ dắt bộ xe máy ngang qua đường, Hắn thấy chị vẫy tay nhờ Hắn giúp đỡ, sau khi xem qua tình trạng xe, không những hết xăng còn bị xẹp lốp nữa, Hắn gửi cuốc cho người bạn cạnh ruộng đoạn đẩy giúp xe cho bà này về nhà.

Đường thì xa con lộ mới đổ thêm đất, hai nữa bánh xe trật búa cứ vẹo qua vẹo lại khiến hai người mãi chiều muộn mới đẩy được về tới nhà. Sau khi rửa sơ sơ Hắn còn giúp cho bà Phượng cái máy bơm giếng kẹt rác không lên nước, thay cái bóng điện rụng râu từ lâu đời. Việc tưởng như đơn giản vậy mà đến tối sẫm mới xong. Khi chuẩn bị về thì trời lại đổ mưa, không còn cách nào khác Hắn đành phải đợi tạnh mới trở về
Trong lúc chờ cơm chín, Hắn vẩn vơ nhìn mấy tấm liễn treo và mấy bức hình chụp đâu lúc bà Phượng còn trẻ, một bức ảnh cạnh đó chụp chung hình hai người, Hắn nghĩ có lẽ chồng bà Phượng. Hắn nghe tiếng bà nói phía sau:

– Chồng tôi đó, mất vì tai nạn giao thông năm 2010, anh trông anh ấy có được không?

– Được chứ, trông hai người xứng đôi mà anh chết hồi trẻ quá.

– Anh không biết đâu cũng tại say xỉn cả. Sáng say trưa say chiều say, tôi nói không bao giờ anh ấy nghe lời
Hắn chép miệng thở dài:

– Mỗi người đều có số phận cả, người thì chuyện này kẻ việc kia, chết là giải thoát, khỏi vướng bận chi cuộc sống trần tục này.

Chuyện cứ lan man cả trong bữa cơm nữa. Trong khi ăn Hắn cũng được bà Phượng tấp cho mấy ly rượu ngâm thuốc bổ nhiều năm khiến Hắn nghe choáng và phừng phực cả trong người. Bà Phượng cũng uống nhưng là uống chừng chừng để cho Hắn không thấy ngại mà uống ăn thực tình. Bà Phượng mới uống tí mà mặt đã đỏ gay, Hắn nhìn bà lúc này đâu phải ở cái tuổi 37 nữa, Hắn ướm ướm cỡ hơn 30 thôi.

Khứu giác của Hắn tuy trong trạng thái lơ mơ bềnh bồng nhưng vẫn cực tốt, Hắn ngửi được mùi lừng lựng của phấn son của tóc da thơm hơn là mùi nước hoa đắt tiền khi bà Phượng kín đáo vẩy nhẹ lên tóc lên cổ lên má trước khi ngồi vào bàn với Hắn. Hắn sững sờ nhìn bà Phượng không chớp mắt, bà Phượng cũng nhìn Hắn bằng ánh mắt long lanh mời chào. Hắn không thể cưỡng lại vòng tay ôm chặt thân thể Hắn mỗi lúc một chặt thêm trước khi Hắn ngã kềnh xuống giường. Hắn cứ trôi đi trong cái cảm giác hân hoan sảng khoái tột cùng và cho đến một lúc nghe bà Phượng rên khẽ Hắn mới quay hỏi : “Sao vậy? “” Không sao” Ngủ thêm một lúc nữa đi…

Hắn không thể cưỡng lại nhiều cái hôn tới tấp lên má lên môi lên cổ lên cả phần ngực khá cơ bắp của Hắn. Hắn cũng đáp lại không những bằng những nụ hôn mà bằng cả hai bàn tay sục xạo khắp các nơi khi các ngón tay thấy chỗ đó ấm nóng. Bà Phượng dẫu ở tuổi 37 nhung xem ra vẫn còn mướt mát chán. Hắn hôn lên cổ, lên tóc vòng tay qua sau gáy mơn man, xoa nhè nhẹ, vuốt xuống vuốt lên khiến bà Phượng phải co rút người lại vì sung sướng, hai con mắt luôn nhướng lên, chờ đợi và điều tất yếu sẽ phải xảy ra mà trước đó đã từng có với nhau không dưới hai lần.

Trạng thái của bà Phượng lúc này thật thoải mái bởi bà cũng đã lâu chưa được sống lại phút giây nồng nàn ấm áp như bây giờ.

Còn riêng với Hắn cũng từ ngày vợ bỏ đi lẽ cũng đã ngót nghét 6 năm Hắn chưa lần chạm động đến đàn bà. Hắn trườn lên hụp đầu vào bộ ngực tuy không còn săn chắc nhưng cũng đủ làm hắn chao đảo ngốc nghếch khi bị bàn tay của bà Phượng chạm vào phần nhạy cảm nhất của đàn ông ít cũng vài lần. Hắn lâng lâng Hắn thở hồng hộc và những tiếng ư ứ của bà Phượng mỗi lúc một nhanh hơn liên tục. Khuôn mặt bà Phượng như mờ đi khi cảm giác thỏa mãn vẫn chưa lên đến đỉnh điểm mà Hắn thì mệt quá chừng rồi. Hắn nghe tiếng bà Phượng ấm một bên tai : “Tối mai tôi chờ…”

Hắn ừ à cho qua chuyện bởi hiện tại Hắn chỉ thích thú với cái ôm tấm thân tròn lẳng mà đong đưa thôi chứ chuyện õng ẹo kia Hắn cũng không còn sức. Vậy là Hắn ngủ thiếp đi khi nghe thoáng có tiếng xe bắt đầu chạy ngang qua trước nhà.

Dự án ADB được khởi công thì cũng là lúc xã Dak la nắm bắt cái cơ hội bằng vàng ấy tự vươn lên đổi mới làm thay đổi cuộc sống ở cái Xã nghèo nhất Thành phố này. Với hàng trăm Km đường giao thông được hòan thành nhanh chóng và chất lượng. Thôn 3 của hắn cũng được phân bổ nhiều hạng mục và chính sách giãn dân cũng được đưa ra luận bàn. Nhiều tuyến đường được nâng cấp hầu hết các đường nhánh trong thôn được bê tông hóa. Nhà của Hắn được xây mới và ngói hóa đàng hoàng. Con ngõ lầy lội dẫn ra ruộng trước kia thì giờ cũng được rải cấp phối tới sát chân bờ kè. Đất thổ cư 400 mét nhà Hắn bỗng trở nên có giá trị vì được coi là nơi trung chuyển các loại nông sản thực phẩm.

Hắn vẫn tiếp tục làm công việc cày, cuốc và không còn đi làm thuê nữa. Cùng với việc chăm bón 2 ha 5 cây cao su đã cho mủ, còn nữa với 1500 mét ruộng hai vụ Hắn đã không có thời gian bài bạc như trước kia mà tất cả cho sản xuất nuôi hai đứa con ăn học, chúng giờ sắp vào cấp 3 rồi.

Bà Phượng thì thỉnh thoảng vẫn ghé thăm cha con Hắn, đôi khi giúp ký phân, bao giống bị xi măng hay là tiền nếu cha con Hắn yêu cầu. Việc làm này bình thường không có sự lợi dụng trong đó nên cuộc sống hai gia đình rất thoải mái. Cuối vụ hoặc cuối năm Hắn đem tiền đến trả bà Phượng, có dư dả Hắn đưa bà Phượng giữ hay tăng thêm vốn cho bà Phượng cũng không có vấn đề gì

Cuộc sống dần được cải thiện và mối giao hảo giữa họ càng tốt đẹp thêm.

Lâu lâu Hắn ngủ lại khi thấy tiện và giúp bà Phượng vài chuyện không tên không tuổi trong gia đình.

Hắn cũng muốn cùng bà Phượng sống chung nhưng vì hai con của Hắn đã lớn, nó không muốn làm rắc rối thêm cho cái thân phận cha con phải dựa dẫm vào một người đàn bà, người ta ác khẩu cứ đồn đãi về gia đình Hắn tùm lum như vậy.

Thôi thì thế cũng được. Khi nào nhớ nhau thì Hắn lại tìm tới, riêng cô bé con bà Phượng cũng đang thi tốt nghiệp nó dự tính vào một trường đại học nào đó trong Sài Gòn, việc có bước tiếp nữa không là quyết định của mẹ, nó làm sao dám bàn.

Cha con Hắn giờ không phải nơm nớp lo sợ khi mưa gió dông bão hay nổ cháy như ngày xưa xuất hiện.
Hắn mong ước cuộc sống cứ êm đềm trôi khi hai đứa cùng vào đại học thì mới nghĩ tới hạnh phúc riêng tư của mình. Hắn cười vu vơ với cái nắng đang rõ dần trên con đường bê tông dẫn ngang qua trước nhà…

Thắng Kiên