Sáng nay thật chẳng giống sáng mọi khi, ông Sửu tròn mắt ngạc nhiên.

Ngôi nhà hàng ngày rất đỗi bình thường mà hôm naythật lung linh rực rỡ làm sao, đèn hoa sáng rợp từng phòng. Một bản nhạc du dương hút hồn người nghe đến lạ, dường như có thứ gì đó nhè nhẹ man mát chạm vào mặt ông, ông đưa mình nghiêng trái, nghiêng phải thả hồn theo điệu nhạc.

“ Choang” – tiếng cái cốc sành rơi từ trên bàn xuống đất đã làm ông tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là mơ, một giấc mơ đẹp !
Ông đưa tay với lên tầng 2 của chiếc giường sắt, bỗng cái chân thả xuống chạm ngay sát mặt, ông liền trau mày, đứng phắt ngay dậy. Giọng ông la lớn : “ Bình, Bình dậy mau, kẻo trễ học”! Bình là con trai lớn của ông, năm nay học năm thứ hai Đại học.

Bình ngồi dậy, giọng lắp bắp : “Vẫn sớm mà ba, cho con ngủ thêm xíu đi ”.

“ Ngủ này, ngủ này “, nói rùi ông đưa tay bạt tai cho nó mấy cái, nó đành nhăn nhó nhảy xuống khỏi giường.

Trong phòng tắm ông chuẩn bị rửa mặt, bỗng có tiếng vọng vào : “ba, nay ba mua cho con cái đồng hồ đeo tay nha ”
Sao tao lại phải mua cho mày ! – ông nói.

An phụng phịu : “Ba không mua cho con nên con mới hay đi học muộn đó ” – An là con gái út của ông, đang là học sinh cuối cấp khối phổ thông.

Có bao nhiêu cách gọi "Bố", liệu bạn đã biết hết?

Vậy hả, vậy mày ra góc nhà lấy bên trong cái túi vải có cái đồng hồ báo thức mà tao vừa mua phế liệu ngày hôm qua đó, rùi bỏ vô cặp sách mà xem giờ nha con. Vừa nói, ông vừa chỉ tay về phía góc tường. Con bé biết mình có nhõng nhẽo xin thêm nữa cũng chẳng được nên đành cúi đầu chào ba rùi đi học. Tính ông vẫn vậy, tuy nóng tính nhưng vẫn luôn pha thêm chút hài hước.

Cũng như mọi ngày, ông Sửu bưng bát mì tôm ra ăn vội rùi đi làm, tiếp tục công việc ve chai của mình. Ông len lỏi từng góc phố, từng con hẻm nhỏ bất kể trời nắg hay mưa. vẫn lọc cọc đi trên chiếc xe đạp, chiếc xe gầy guộc giống y như chủ của nó vậy.

Vợ ông, bà Tám loẹt quẹt đôi dép lê tay bưng chậu quần áo đi giặt, vừa đi vừa nói : ông, hôm nay là sinh nhật thằng Bình ông đưa thêm tiền đi chợ để tui mua thêm đồ rùi nấu cả nhà mình ăn nha. Ông bĩu môi, đưa mắt nhìn bà Tám lẩm bẩm : “sinh với cả nhật ”, nói xong ông liền rút trong túi áo ra hai trăm ngàn đồng rùi đưa cả luôn.

“ Tui còn có từng đó, bà lấy nốt luôn đi ”- ông nói.

Bà Tám liền dúi năm mươi ngàn lại cho ông, nói ông giữ lại mà đổ xăng. Nói chưa dứt lời, bà đã vội đi ra phía cổng.
Còn ông Sửu dù ngoài miệng nói không được dễ nghe nhưng sâu thẳm trong lòng ông luôn nghĩ cho vợ con và rất thương họ.

**
Bình vốn là đứa mê ca hát từ nhỏ, nên cứ hễ về nhà là nó ôm ngay cây đàn ghi ta rùi ngân nga mấy bài nhạc trẻ. Bà Tám thì không để ý là mấy, vẫn thường mặc kệ tụi nhỏ để chúng tự do với sở thích của mình. Với ông Sửu, trái lại với vợ ông thường tỏ thái độ gay gắt với niềm đam mê ca hát của Bình, và đó cũng cũng là vấn đề chính gây ra nhiều mâu thuần giữa hai bố con.

Đã mấy lần ông nhắc nhở mà nó chẳng chịu nghe, ông rất lo cho tương lai của nó, bởi nó đang theo học ngành thiết kế đồ họa nhưng chẳng hề chú tâm đến việc học, suốt ngày ca với hát. Hai bố con chẳng thể nào ngồi chung để nói chuyện với nhau được quá 10 phút. Bình luôn cho rằng, Bố bảo thủ, thích áp đặt người khác làm theo ý mình. Còn ông Sửu, lại chẳng bao giờ chịu ngồi nói chuyện, giải thích tường tận cho con cái hiểu được lòng mình.

Công việc của ông ngày một khó khăn hơn, việc thu lượm ve chai không còn dễ dàng như trước, trước đây ông có thể dùng xe đạp để đi thu mua phế liệu, dù có mệt mấy ông cũng cố gắng được miễn sao ông lo đủ cho con cái học hành. Nhưng ngày nay, người ta đi thu mua bằng xe gắn máy, nhanh hơn cả mấy chục lần so với việc ông đạp xe đạp hàng ngày. Nếu chỉ đến chậm một chút là ông không mua được gì và phải trở về tay không. Khó khăn chồng chất khó khăn, cuộc sống mưu sinh mỗi ngày một chật vật hơn.

Chiều tối hôm ấy ông đi mua cũng được kha khá đồ phế liệu, trong lòng cảm thấy phấn khởi ông nghĩ ngay đến hai đứa nhỏ, ông nghĩ giờ này thằng Bình đã về nhà, chỉ còn con An là vẫn còn ở lớp học thêm. Ông Sửu liền đạp xe tới lớp học để xem con bé thế nào, tới nơi ông gặp mấy đứa bạn học cùng An, tụi nó bảo An đã tan học sớm và đã tới chỗ làm thêm.

Vừa hỏi thăm được địa chỉ chỗ làm của con bé, ông vội đạp xe như ma đuổi tới đó ngay. Trước mặt ông là một Nhà hàng lớn, một nơi rất đông đúc và phức tạp. Nhìn từ xa, bên kia đường ông đã thấy con bé An. Nó mặc một chiếc đầm bó sát, ngắn đến mức người ta gọi đó là “ thiếu vải ”, trên tay nó đang cầm một chai rượu tây đựng trong một chiếc giỏ. Thì ra công việc mà nó đang làm chính là nhân viên tiếp thị rượu. Ông Sửu mặt tức giận băng qua đường, lao thẳng về phía con bé, trừng mắt hỏi :

– Con đang làm gì ở đây?

An lắp bắp : Ba, sao ba lại ở đây?

Ba hỏi con đang làm gì ở đây? – ông Sửu lớn tiếng

An vừa nói vừa nói vừa mếu máo : “ Thưa ba, ba cho con làm thêm đi, tụi bạn con chúng cũng làm mà ba”
Ông Sửu chẳng nói chẳng rằng lôi xềnh xệch con bé về.

Về đến nhà, nhìn thằng Bình vẫn thản nhiên đeo tai nghe rồi ngồi đàn ghi ta, dường như nó chẳng hề quan tâm đến mọi việc xung quanh đang diễn ra. Ông tiến lại gần nó giựt ngay chiếc tai nghe xuống, giọng quát lớn : “ Mồ cha mày, giờ này mà mày vẫn còn đàn được ư ? ”.

Bình thản nhiên đáp :“ Ba, ba lại sao vậy, sao lúc nào ba cũng nổi nóng được vậy!”

Ông Sửu càng tức giận hơn, tay đập bàn miệng hét lớn : “ Mày nói cái gì ? Mày có biết tao nổi nóng vì cái gì ? và vì ai không? Mày có biết hôm nay em mày nó làm gì không hả ?

Con An, hôm nay nó đã đi bán rượu ngoài đường cho những khách mà đáng tuổi cha tuổi chú của nó. Mày có biết lúc đó khi ấy tao chỉ muốn đào một cái lỗ rùi chui xuống hay không ?

Còn mày, mày nhìn lại mày xem, người không ra người, ngợm không ra ngợm. Học hành thì chẳng ra đâu vào đâu, chưa làm đỡ được bố mẹ việc gì, giờ có mỗi đứa em cũng không bảo ban chăm lo được cho nó, từ giờ tao cấm, cấm không có được đàn hát ca từ gì nữa nghe không ! ”

Bình nghe vậy liền phản kháng : “ Ba, sao ba vô lý quá vậy, ba có biết tại sao em An vốn dĩ là đứa trẻ ngoan ngoãn biết vâng lời mà giờ nó lại tự quyết định mọi việc, không nói cho ba biết, là vì sao không ba ? Là vì ba không có chịu ngồi xuống lắng nghe chúng con nói, ba thường tự ý quyết định tất cả mọi việc, ba luôn cho rằng mọi việc ba làm là vì chúng con, vậy con hỏi ba , ba thương chúng con, vì chúng con vậy tại sao ba lại không cho chúng con tự quyết định cuộc đời của chúng con. Con đã lớn rồi, con muốn được tự làm mọi thứ, không muốn ba làm thay con. Ba có biết, cách cư xử mà ba đối với chúng con, người ta gọi là gì không ? Là độc đoán, là bảo thủ và cố chấp !”

Ông Sửu quá tức giận, hai mắt đỏ ngầu vung tay lên tát mạnh một cái vào mặt thằng Bình, nói : “ Đồ mất dạy, mày cút ra khỏi nhà tao, tao nuôi mày ăn học là để sau này muốn mày thành tài chứ không phải là mày chỉ có nghĩ đến ước mơ của riêng mày, thứ ích kỷ như vậy tao không cần”

Bình rớm nước mắt, giọng nghẹn ngào : “ Ba, ba đã sinh ra con và cho con một sự sống. Nhưng ba lại không cho con được sống theo cách mà con muốn, vậy thì ba hãy lấy lại đi ”.

“ Cút đi, mày cút đi” – ông Sửu tức giận, đầu gối ngã sụp xuống đất.

Con An thì không ngừng gọi tên anh : “ Anh Bình, anh Bình ! ”

Lúc này bà Tám mới hoảng hốt từ bên ngoài chạy vào rồi cùng con An dìu ông đứng dậy.

Cũng từ tối hôm ấy, Bình đã bỏ nhà đi và dọn ra ngoài ở. Còn ông Sửu, ngoài miệng thì ngăn cản vợ con đi tìm thằng Bình, nhưng tối đến ông lại ngồi nghĩ về nó, hễ cứ đọc được bài báo nào về các vụ thanh niên mất tích ông lại rất lo cho nó. Sáng dậy, ông lại lượn xe một vòng quanh các ngõ hẻm, các khu nhà trọ để tìm xem nơi mà nó đang ở hiện giờ.

Sau một thời gian, cuối cùng An cũng hỏi thăm được một vài người bạn của Bình và biết được địa chỉ của anh trai mình đang sống, cô bắt xe ôm chạy tới nơi đó, tình cờ ông Sửu cũng vừa đi ngang qua thấyvậy nên mượn xe gắn máy chạy đuổi theo xe của con bé luôn. Xe ôm chở An tới nhà trọ của Bình trước, cách đó khoảng 300m đoạn ngã tư gần khu trọ ông Sửu đang đi xe tới gần đó thì có một đám thanh niên phi xe từ hướng ngược chiều chặn đầu xe của ông. Thì ra, đó chính là đám thanh niên hôm trước từng va chạm trên đường với ông, bữa nay chúng muốn dằn mặt trả thù ông nên cố tình gây sự.

Chúng xông thẳng vào đánh liên tiếp vào đầu vào mặt ông, Bình trông thấy liền chạy lao ra, dùng thanh gỗ đánh trả lại chúng, một trong hai gã đó thấy vậy liền rút daotính đâm ông Sửu từ phía sau. An thấy vậy, liền hét toáng lên : “ Anh hai, cẩn thận coi chừng ba”

Bình quay sang nhìn ba, vội lao ra ôm chầm lấy ông Sửu từ phía sau rồi đỡ ngay nhát dao nhanh như cắt mà vốn dĩ bọn chúng muốn nhắm vào ông Sửu. Cậu ấy đã bị thương nặng phải cấp cứu nhập viện.

Trên cả quãng đường đi tới viện, ông Sửu mặt cắt không ra một giọt máu, ông rất sợ, sợ rằng con trai mình sẽ gặp chuyện, ông lo lắng đến run người.

Tối hôm ấy trong viện, cả nhà túc trực bên phòng cấp cứu chờ tin của Bình, bà Tám không ngừng khóc lóc, trách mắng ông : “ Nếu như ông không đuổi con đi, thì nó đã không gặp chuyện, tất cả là tại ông, tại ông” .

Mỗi lời bà Tám nói ra, giống như con dao cứa vào từng khúc ruột của ông, ông cảm thấy nhói lòng.

Bỗng cánh cửa phòng cấp cứu mở ra, Bác sĩ tiến lại gần nói : “ Vết thương quá sâu, chúng tôi đã cố gắng hết sức, bây giờ chỉ còn trông chờ vào sự may mắn sẽ đến với cậu ấy, gia đình cũng nên chuẩn bị tâm lý để tránh trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra”.

Không khí ngột ngạt bao trùm cả một góc phía cuối dãy hành lang bệnh viện, chẳng ai muốn nói với ai câu nào cả, khuôn mặt ông Sửu áp sát vào cánh cửa kính, mắt nhìn thẳng về hướng của Bình. Từng bước chân mỏi mệt của người cha già đang muốn mở cửa phòng bệnh và tiến thật nhanh đến gần bên con trai của mình.

“ Con trai, ba xin lỗi, hãy tỉnh dậy đi con , vì nhà mình nghèo ba sợ ba không đủ sức lo cho con nên muốn con tài giỏi, muốn con là chỗ dựa cho cả gia đình, muốn con làm cái này cái nọ mà quên mất rằng con cũng có ước mơ, cũng có hoài bão. Ba thật ích kỷ quá phải không con, giờ con hãy tỉnh dậy, ba sẽ để con làm những việc mà con muốn, để con sống với ước mơ hoài bão của mình, con nha. Hãy tỉnh dậy đi con, Bình ! ” – Ông nói cùng những giọt nước lăn dài.
Những giọt nước mắt yêu thương đã rơi xuống, nhỏ từng giọt vào tay Bình, khiến cậu phần nào cảm nhận được tình yêu thương mà ba dành cho mình, những ngón tay đã dần cử động, cơ thể cậu cũng dần hồi phục, vài ngày sau đó cậu cũng được xuất viện.

Cả nhà mừng lắm, nụ cười hạnh phúc cũng đã trở lại rạng ngời trên từng gương mặt. Ai nấy cũng đều cố gắng làm tốt công việc của mình. Riêng ông Sửu, giờ đây ông đã không còn nóng nảy, khó tính như trước nữa, ông cũng thường xuyên ngồi lại trò chuyện cùng con cái, lắng nghe những điều mà chúng mong muốn. Cuộc sống giản dị và tràn ngập yêu thương!

***
Với ông Sửu, giờ đây con cái là tài sản vô giá, là thứ cần được trân trọng, yêu thương hết mực, cần được giữ gìn và nâng niu, bảo vệ. Ông sẽ luôn lắng nghe và chia sẻ cùng con để chúng luôn được sống an nhiên và hạnh phúc ! .