Ngạn ngữ người Việt có câu:

Tam nam bất phú
Tứ nữ bất bần

Tam Nam Bất Phú” - Đúng Hay Không?

Hiểu đơn giản: Gia đình nào sinh được (chỉ) 3 người con trai thì gia đình đó không thể giàu. Còn gia đình nào sinh được (chỉ) 4 người con gái thì gia đình đó không thể nghèo.

Lý do: Con trai thường hay lêu lổng, không chí thú làm ăn, cha mẹ lại phải chi phí những việc lớn cho các “quý tử” như: Học hành, cưới vợ, làm nhà… nên tốn hết tiền bạc của cha mẹ đã kiến tạo, vì thế mới nghèo.

Con gái thường chịu thương chịu khó, cha mẹ không phải chi phí các việc lớn như gia đình có con trai nên tiền của tích góp được mà trở nên giàu. (Ngày xưa con gái không được đi học, khi lấy chồng thì cơ bản gia đình chồng lo cho đám cưới (thông qua thách cưới của họ nhà gái)

Đấy là hiểu đơn giản là sinh nhiều (3) con trai sẽ nghèo nhưng theo thiển nghĩ của tôi thì cổ nhân chỉ mượn câu “tam nam bất phú” để ám chỉ điều “huyền bí và tối kỵ” của con số 3 huyền cơ trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, nếu không đã không có câu “Tứ tử trình làng” để nói về sự vinh hoa phú quý của một gia đình khi sinh được bốn người con trai (?). Ngay trong câu “Tam nam bất phú / Tứ nữ bất bần” đã là một đôi câu đối hoàn chỉnh về sự huyền bí (sinh, tử, sang, hèn…) của các con số 3 và 4 trong tín điều của người Việt. Rất tiếc, tôi mò mẫm mà đoán vậy, chứ trình độ và sự hiểu biết của tôi chỉ a bờ tờ nên không thể hiểu để lý giải được ẩn ý của người xưa khi nhắc tới con số 3 trong “tam nam bất phú”, vì thế mới giãi bày lên đây để mong nhận được sự chỉ giáo quý báu của quý vị.

Trở lại với câu ngạn ngữ: Tam nam bất phú / Tứ nữ bất bần xem thực tế (chỉ có 3 trai hoặc 4 gái) có phải vậy không?

Thật sự rất khó đưa ra câu trả lời vì nếp sống bao đời của người Việt về đường con cái là phải “có nếp có tẻ”, phải có “thằng cu nối dõi” nên sẽ rất hiếm trường hợp nhà “chỉ có 3 thằng con trai” hoặc “chỉ có 4 đứa con gái”. Vì thế , “đối tượng” tra cứu cần được mở rộng: Nhà có 3 anh em trai + 1, 2 chị (em) gái và nhà có 4 chị em gái + 1, 2 anh (em) trai.

Vậy trong trường hợp: 3 TRAI + 1, 2 GÁI thì lời đúc kết của cổ nhân có đúng thế không?

Tam nam bất phú” quyết hạ “tứ nữ bất bần” - Đài Truyền hình TP.HCM

Xin thưa: Không phải vậy! Thực tế, nhiều gia đình sinh 3 con trai mà kinh tế (bố mẹ) vẫn thuộc diện khá giả, có gia đình còn thuộc diện giàu “nứt đố đổ vách”, “tư sản hiện đại”. Sự giàu có đó còn kéo dài đến tận đời con, đời cháu sau này…

Vậy nên hiểu câu: “Tam nam bất phú” như thế nào? Theo thiển ý của người viết, chữ phú ở đây không nên hiểu theo nghĩa chỉ sự giàu có mà hiểu theo nghĩa chỉ sự phú quý thì mới thấy được “ẩn ý” mà cổ nhân đúc kết.

Qua kiểm chứng những gia đình có 3 anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em gái) tôi thấy thường sảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống

– Bất hòa trong gia đình, kể cả sau này khi 3 anh em trai đã yên bề gia thất.

– Tai họa xảy ra cho 1 trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa..

– Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.

Có lẽ, đây mới là điều mà cổ nhân đúc kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.

Tôi đã vào google để tra cứu những “liên quan” về câu ngạn ngữ TAM NAM BẤT PHÚ nhưng rất tiếc, kể cả làm thế nào để cải “tam nam bất phú” cũng không tìm được nên đành mạo muội đưa ra đề xuất như sau:

– Ba anh em trai nên sống xa nhau (về khoảng cách địa lý), càng xa càng tốt.

– Bố mẹ nên nhận một người con trai làm nghĩa tử, hoặc nếu bố mẹ khuất bóng rồi thì ba anh em cùng nhận thêm một anh hoặc em trai kết nghĩa.

– Nên làm con nuôi dòng họ khác (gia đình nghĩa phụ phải có con trai) để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại may mắn cho bản thân.

– Lấy đức để cải số.

Vài dòng tản mạn về câu thành ngữ: TAM NAM BẤT PHÚ, hy vọng sẽ nhận được chỉ giáo của mọi người để câu thành ngữ TAM NAM BẤT PHÚ không còn là nỗi ám ảnh, hãi sợ của nhân gian…

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2012

Đặng Xuân Xuyến

Bàn thêm về câu: ‘Tam nam bất phú’

Năm 2012, khi viết “Mạn Đàm Về Câu “Tam Nam Bất Phú“, tôi có đưa ra vài ý kiến:

Qua kiểm chứng những gia đình có 3 anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em gái) tôi thấy thường sảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống

– Bất hòa trong gia đình, kể cả sau này khi 3 anh em trai đã yên bề gia thất.

– Tai họa xảy ra cho 1 trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa..

– Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.

Có lẽ, đây mới là điều mà cổ nhân đúc kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.

Tôi đã vào google để tra cứu những “liên quan” về câu ngạn ngữ TAM NAM BẤT PHÚ nhưng rất tiếc, kể cả làm thế nào để cải “Tam nam bất phú” cũng không tìm được nên đành mạo muội đưa ra đề xuất như sau:

– Ba anh em trai nên sống xa nhau (về khoảng cách địa lý), càng xa càng tốt.

– Bố mẹ nên nhận một người con trai làm nghĩa tử, hoặc nếu bố mẹ khuất bóng rồi thì ba anh em cùng nhận thêm một anh hoặc em trai kết nghĩa.

– Nên làm con nuôi dòng họ khác (gia đình nghĩa phụ phải có con trai) để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại may mắn cho bản thân.

– Lấy đức để cải số.

Vài dòng tản mạn về câu thành ngữ: TAM NAM BẤT PHÚ, hy vọng sẽ nhận được chỉ giáo của mọi người để câu thành ngữ TAM NAM BẤT PHÚ không còn là nỗi ám ảnh, hãi sợ của nhân gian…”

Thời điểm đó chưa có tác giả nào lý giải về quan niệm của cổ nhân với câu “Tam nam bất phú” hiểu (tác họa cụ thể) như thế nào nên những luận giải của tôi chỉ dựa vào những chiêm nghiệm cá nhân khi tôi tự quan sát, tự khảo cứu gần một trăm gia đình có 3 anh em trai mà tôi được nghe, được biết.

Những kết luận tôi đã tổng kết trong bài viết “Mạn Đàm Về Câu “Tam Nam Bất Phú“” có phần còn “quá nhẹ” nếu đem đối chiếu với những trường hợp đặc biệt dưới đây:

Luận giải về "tam nam bất phú tứ nữ bất bần" chính xác nhất

1 – Tai họa xảy ra cho 1 trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa…

Trường hợp này nếu đem đối chiếu với anh em ông Dương Chí Dũng – Dương Tự Trọng thì trời xanh đã quá “nghiệt ngã” khi thẳng tay giáng đại họa xuống anh em nhà ông Dương Chí Dũng, biến “chuyện” của anh em họ thành bi kịch gia đình chỉ vì hai chữ “Tam Nam“:

Dương Chí Dũng (nguyên là Cục trưởng Cục Hàng hải) và Dương Tự Trọng (nguyên là Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng), là những người có địa vị trong xã hội nhưng số phận của anh em nhà họ Dương lại cực kỳ bi đát: Người anh bị tử hình, người em lĩnh án 16 năm tù giam, gia đình ly tán, khốn đốn. Không ít người ngậm ngùi cho anh em họ, nhất là người em Dương Tự Trọng đa tài, trọng tình trọng nghĩa. Người ta truy tìm căn nguyên dẫn đến “đại nạn” chết người đó nhưng đều không tìm được câu trả lời thỏa đáng. Và rồi người ta đành tặc lưỡi: Âu đó là số phận, là ý Trời.

Vâng! Nếu tin theo thuyết Định Mệnh thì đó là ý Trời, là sự sắp đặt của Thiên Mệnh mà con người chỉ là những số phận đã được lập trình sẵn, sẽ bất khả kháng,  vô thức mà tuân thủ. Và nếu biết được dưới 2 ông Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng, còn có một người em trai mất sớm do tai nạn giao thông thì những người tin vào thuyết Thiên Mệnh sẽ đỡ mất công vò đầu bứt trán để tìm câu trả lời tại sao đại họa lại rơi vào gia đình ông Dương Tự Trọng. Câu “Tam nam bất phú” đã linh nghiệm để giải thiêng tất cả những gì nhà họ Dương đã được hưởng phúc. Từ một gia đình thuộc diện “danh gia vọng tộc”, thoáng chốc họ trắng tay, trở thành “những kẻ tội đồ”.

 

2. – Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.

Ở trường hợp này nếu đem đối chiếu với ba anh em trai nhà danh hài Võ Hoài Linh thì “họa” đó quá bé nhỏ so với những gì mà anh em nhà danh hài đang phải hứng chịu:

Nghệ sĩ hài Hoài Linh, tên đầy đủ là Võ Nguyễn Hoài Linh, sinh năm 1969, là con trưởng của một gia đình có 6 anh chị em (3 trai, 3 gái). Là người tài danh và giàu có nhưng cuộc sống hôn nhân của Hoài Linh cũng gặp những phiền muộn không ai muốn có: Ly thân rồi ly hôn sau một thời gian chung sống. Trở về Việt Nam phát triển sự nghiệp, gặp Mr.Đàm (sinh năm 1971), khi anh chàng “thợ cắt tóc” Huỳnh Minh Hưng chuyên hát lót trong các chương trình ca nhạc, đang cố bắt chước cho thật giống cách lấy hơi nhả chữ và thần thái của diva Thanh Lam, để lấn chân vào “Sô Bít” Việt, “chàng” danh hài họ Võ tên Linh đã đem lòng cảm mến đặc biệt, rồi bỏ công bỏ của “đầu tư” để tạo nên một Đàm Vĩnh Hưng ca sĩ với những ca khúc nghe vừa lạ vừa quen, vừa đủ để gây ấn tượng mới mà lạ với khán thính giả: Bình minh sẽ mang em đi, Tình ơi xin ngủ yên, Một trái tim tình si

Từ “hiện tượng Bình minh sẽ mang em đi…”, Đàm Vĩnh Hưng vụt sáng thành ngôi sao, sở hữu lượng fan hùng hậu và được các fan cuồng phong tặng những mỹ từ: “Mít Tơ Đàm”, “Ông hoàng nhạc Việt”… Từ đấy, hễ nhắc tới Đàm Vĩnh Hưng là khán thính giả sẽ nhắc đến Võ Hoài Linh với trầm trồ câu phương ngữ: “Chỉ có đàn ông mới thật sự đem lại hạnh phúc cho đàn ông!”

Giải đáp thắc mắc sinh 3 con trai có sao không? Có “tam nam bất phú”? -  Trang Giới Thiệu Tốp Hàng Đầu Việt Nam

Rồi người em trai út của anh, ca sĩ Dương Triệu Vũ, sinh năm 1984, đẹp trai, hát hay, cũng từng đăng đàn bố cáo trước cư dân mạng về tình cảm anh (Dương Triệu Vũ) dành cho Đàm Vĩnh Hưng “có lẽ là tình yêu“, còn nồng ấm hơn tình tri kỉ và tuyên bố “không có ý định lấy vợ”.

Một gia đình có 3 người con trai mà tới 2 người gặp những trái ngang, trắc trở trong hôn nhân truyền thống thì quả thật tạo hóa đã quá nghiệt ngã với 3 anh em nhà họ Võ.

Chưa dừng lại chuyện hôn nhân gặp trắc trở, trái ngang thì những lùm xùm trên mạng gần đây về Hoài Linh lại giáng những đòn chí mạng vào người con trai trưởng của gia đình họ Võ. Chưa thoát ra khỏi những cáo buộc của bà Nguyễn Phương Hằng (vợ của ông Huỳnh Uy Dũng, chủ sở hữu Khu du lịch Đại Nam) về mối quan hệ có nhiều nghi vấn cộng sinh với “thần y” Võ Hoàng Yên, người đang bị cư dân mạng quy tội là lừa đảo, gạt tiền, giết người,… thì Võ Hoài Linh lại dính tiếp những tố cáo “lợi dụng tự do tín ngưỡng” để hầu đồng trục lợi, làm biến tướng đạo thờ Mẫu của người Việt. Đặc biệt, những cáo buộc “ám chỉ” của bà Ma Sơ Vui Vẻ (Nguyễn Thị thu Hương) tố “H.L là con bóng già, bóng chúa, nuôi hơn 20 trai đẹp trong nhà bắt phục dịch tình dục để thỏa mãn dục tính mới giới thiệu cho bước chân vào “sô bít”…” có sức công phá cực mạnh, làm cộng đồng mạng sôi sục. Sóng trước chưa lặng, sóng sau đã dồn dập trào đến, cư dân mạng lại tiếp tục tố Hoài Linh “cố ý chiếm đoạt gần 14 tỷ đồng của các nhà hảo tâm quyên góp cứu trợ khẩn cấp đồng bào miền Trung bị bão lũ“… Sự nghiệp và danh tiếng của Hoài Linh đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm trong những làn sóng lên án, tẩy chay ngày càng cao của cộng đồng mạng.

3. Những đề xuất “hóa giải” vận xấu khi rơi vào thế “Tam nam bất phú” đề cập trong bài “Mạn Đàm Về Câu “Tam Nam Bất Phú“” như:

“- Ba anh em trai nên sống xa nhau (về khoảng cách địa lý), càng xa càng tốt.

– Bố mẹ nên nhận một người con trai làm nghĩa tử, hoặc nếu bố mẹ khuất bóng rồi thì ba anh em cùng nhận thêm một anh hoặc em trai kết nghĩa.

– Nên làm con nuôi dòng họ khác (gia đình nghĩa phụ phải có con trai) để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại may mắn cho bản thân.

– Lấy đức để cải số.”

sẽ tác động tích cực không nhiều và cũng rất khó để nhìn thấy nhân quả báo ứng cụ thể bởi mỗi người (chúng sinh) đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những khắc chế của luật Nhân Quả, đều phải tự chịu trách nhiệm với những việc đã làm từ các tiền kiếp. Câu “Đức năng thắng số” có giá trị rất lớn trong việc giáo dục con người hướng thiện, hành thiện nhưng những việc thiện ấy có góp phần cải số được không? cải số được nhiều hay ít thì không chỉ phụ thuộc vào những việc tích đức hành thiện đã làm tại kiếp này, mà còn phụ thuộc vào phúc báo được hưởng hay nghiệp quả phải trả ở kiếp này của mỗi người. Vì thế, cũng đừng nên mong phúc báo nhãn tiền khi làm việc thiện mà hãy cứ dốc lòng làm việc thiện, coi việc tích đức hành thiện như việc đem lại niềm vui nho nhỏ cho mình, cho người, cho cuộc sống thêm đáng yêu thì rồi tới một ngày sẽ tích tiểu thành đại, những việc thiện của quý vị sẽ thành công quả!

 

4. Lời kết:

Việc người viết nhắc tới gia đình ông Dương Tự Trọng và danh hài Võ Hoài Linh cùng những người thân của ông Võ Hoài Linh trong bài viết, hoàn toàn không có ý khơi lại nỗi đau hay làm tổn thương tới bất kỳ ai mà chỉ mượn những chuyện buồn đó (đã xuất hiện dày đặc trên các trang báo mạng) để cùng bạn đọc dùng yếu tố văn hóa tâm linh thử luận giải sự linh ứng (nếu có) của câu “Tam nam bất phú” sẽ tác họa tới số phận của con người trong vài trường hợp cụ thể.

Ông Dương Tự Trọng, ông Dương Chí Dũng công tội – đúng sai thế nào thì đã có những phán quyết của Tòa. Còn danh hài Võ Hoài Linh có phạm tội hay không? phạm những tội nào phải chờ các cơ quan chức năng điều tra kết luận. Điều tôi muốn lưu ý khi viết thêm vài suy nghĩ về câu “Tam nam bất phú” là: Sự khắc chế nghiêm ngặt của luật Nhân Quả thật quá tàn khốc, sẽ không chừa bất kỳ ai! Sự thành đạt dù đã đạt tới điểm “vua biết mặt“, “chúa biết tên“, “vạn vạn người ngưỡng mộ” nhưng nếu nghiệp tạo ra quá nặng thì tất sẽ bị “nghiệp quật” đến bầm dập tả tơi, thậm chí còn bị giáng xuống đại họa thành những bi kịch gia đình, sẽ xóa bằng sạch tất tật những thành quả do công đức đã vất vả tạo nên.

Căn nguyên để chúng sinh phải chịu báo ứng của nghiệp quả đều từ 3 chữ THAM – SÂN – SI mà ra, vì thế biết chế ngự, biết buông bỏ Tham – Sân – Si để bình thản trước sự chế tài công bằng đến khắc nghiệt của luật Nhân Quả là việc nên biết, nên làm, phải không thưa quý vị!

Đặng Xuân Xuyến

Đặng Xuân Xuyến