Chau Nguyen – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net Thu, 17 Dec 2020 09:21:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://caphethubay.net/tre_assets/uploads/2020/11/mfavicon-1-66x66.png Chau Nguyen – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net 32 32 188417353 An https://caphethubay.net/ca-phe-thu-bay/an_13653.caphe Thu, 17 Dec 2020 09:01:23 +0000 https://caphethubay.net/?p=13653 Bạn có thấy bình an Trong bão tố mưa nguồn? Bạn có thấy mênh mang Mây cuộn tròn đỉnh núi? Chập chùng những mông lung Gió thở lời huyễn hoặc Xa gần những khúc mắc Cũng tợ như phù vân Những phù phiếm quấn thân Như nắng vàng lấp lóe Sớm mai vừa thỏ thẻ

The post An appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Bạn có thấy bình an
Trong bão tố mưa nguồn?
Bạn có thấy mênh mang
Mây cuộn tròn đỉnh núi?

Chập chùng những mông lung
Gió thở lời huyễn hoặc
Xa gần những khúc mắc
Cũng tợ như phù vân

Những phù phiếm quấn thân
Như nắng vàng lấp lóe
Sớm mai vừa thỏ thẻ
Mí mắt giật trầm luân

Tuyệt tác Tà Đùng giữa núi rừng Tây Nguyên

Bạn có thấy bâng khuâng
Nơi đỉnh đầu ngọn gió
Nơi cô liêu bỏ ngỏ
Hồn theo về tự do?

Giữa trùng kiếp vang rền
Có cảm được mông mênh
Giữa muôn điều kỳ diệu
Có cảm được Ơn Trên?

Cầu chúc thuyền xa bến
Tìm được lối quay về
Giữa dòng đời xanh đỏ
An cõi lòng, tỉnh-mê.

The post An appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
13653
Người mẹ tật nguyền https://caphethubay.net/truyen-ngan/nguoi-me-tat-nguyen_13261.caphe Sat, 12 Dec 2020 12:22:17 +0000 https://caphethubay.net/?p=13261 Lúc tôi còn bé đã thấy mẹ tật nguyền. Mặt mẹ đầy thẹo nhăn nhúm, cổ mẹ bị da kéo vẹo sang một bên. Khi mẹ tắm hay thay áo, tôi thấy lưng mẹ gù, đầy vết nhăn nheo, chỗ nâu, chỗ xám, chỗ đỏ. Tôi sống với mẹ đã quen nên không sợ, chứ

The post Người mẹ tật nguyền appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Lúc tôi còn bé đã thấy mẹ tật nguyền. Mặt mẹ đầy thẹo nhăn nhúm, cổ mẹ bị da kéo vẹo sang một bên. Khi mẹ tắm hay thay áo, tôi thấy lưng mẹ gù, đầy vết nhăn nheo, chỗ nâu, chỗ xám, chỗ đỏ. Tôi sống với mẹ đã quen nên không sợ, chứ trẻ con trong xóm sợ mẹ lắm, chúng thường gọi mẹ là “Bà gù bán xôi”. Vâng, mẹ gù và đầy vết thẹo như thế, nhưng suốt đời đã gánh xôi đi bán từ sáng tinh mơ đến trưa đứng bóng để kiếm tiền nuôi tôi ăn học. Lên trung học, tôi bắt đầu xấu hổ khi bạn bè gọi mẹ là “Bà gù bán xôi”. Khi nào mẹ bán xôi hết sớm, mẹ lại gánh quang gánh không đến trước cổng trường đón tôi, như hồi tôi còn học mẫu giáo hay tiểu học. Nhiều lần tôi năn nỉ mẹ đừng đến cổng trường, rồi giận dỗi mẹ, rồi nặng lời với mẹ. Mẹ không đến cổng trường đón tôi nữa, nhưng lại đứng nấp sau gốc cây bằng lăng bên kia đường, chờ cho tôi đi về hướng nhà một đỗi, rồi mẹ thủng thẳng quảy quang gánh đi theo. Có lần mấy đứa bạn đột ngột quay lại, bắt gặp mẹ lẽo đẽo theo tôi như thế, chúng bá vai nhau cười thật to chế nhạo tôi:

– Ồ kìa, bà già gù của mày vẫn cứ theo gót mày kìa!

Tôi xấu hổ và giận mẹ lắm, trưa ấy nhất định không thèm ăn cơm, bắt mẹ phải hứa không được đến trường tôi nữa, tôi khóc lóc:

– Con không muốn mẹ đến đón con ở cổng trường, cũng không muốn mẹ cứ theo lẽo đẽo như thế, con xấu hổ lắm. Đó, mẹ thấy không, ba mẹ của các bạn con đều đi xe “xịn”, ăn mặc sang trọng đến đón con họ. Còn mẹ thì… tật nguyền như thế… lại quang gánh đùm đề như thế… bộ mẹ muốn bạn bè cứ chế nhạo con hoài sao?

Những lần tôi giận dỗi và nặng lời như thế, mẹ chỉ im lặng, cái cổ vốn đã ngoẹo sang một bên, hình như lại ngoẹo nhiều hơn, mẹ chỉ lặng lẽ đưa tay áo lên gạt nước mắt.Có lúc tôi hỏi “ba con đâu?”. Mẹ chỉ lên tấm ảnh trên bàn thờ mà bảo:

– Ba con bị tai nạn ở nhà máy, đã mất từ khi con mới ba tháng tuổi. Trước lúc ba con trút hơi thở cuối cùng, mẹ đã hứa sẽ nuôi con khôn lớn nên người, dù có phải buôn gánh bán bưng cực khổ mấy cũng sẽ cho con ăn học đàng hoàng.

Nhiều lúc tôi hỏi mẹ rất vô tư và độc ác:

– Hồi ba cưới mẹ, mẹ đã xấu xí như vậy sao? Mẹ chỉ cười rất hiền lành để tránh những câu hỏi của tôi. Có điều là tôi luôn nghĩ rằng có lẽ mẹ luôn xấu xí tật nguyền từ nhỏ, chẳng bao giờ tôi hỏi mẹ vì đâu mẹ bị tật nguyền như thế?

Tôi cứ ăn cứ học, cứ vô tư chơi đùa với bạn bè. Mẹ thì cứ lo cho tôi những bữa ăn ngon, cứ lo cho tôi đủ tiền để mua sách vở, quần áo, giày dép không thua kém bạn bè. Tôi càng lớn càng xinh đẹp, trắng trẻo, hồng hào, duy chỉ  nửa bàn chân có một vết thẹo nhăn nhúm, tôi luôn mang bít tất, đi giày, để che giấu khuyết điểm này. Năm lên đại học, tôi vừa học vừa đi làm, không phải vì một lý do nào xa xôi cả, mà chỉ là muốn sẽ cố làm cho nhiều tiền, rồi thì không cho mẹ đi bán xôi nữa. Khi nào có đủ tiền, tôi chỉ để mẹ ở nhà nấu cơm, giặt giũ, trông coi nhà cửa là được rồi, như thế mẹ khỏi phải ra đường, khỏi ai thấy mẹ tật nguyền. Tôi cũng đã có vài bạn trai theo đuổi, tán tỉnh. Tôi tự biết mình có nhiều ưu điểm hơn các bạn gái khác, tôi học giỏi, có việc làm, tôi xinh đẹp… Nhưng nhiều khi nghĩ đến sau này, tôi đưa một người bạn trai nào đó về nhà… ôi, tôi không dám nghĩ tiếp… làm sao có bạn trai nào nhìn thấy mẹ tôi mà không dội ngược ra cửa? Chỉ nghĩ đến đó tôi đã vô cùng đau khổ, và tự nhiên… hận mẹ vô cùng… giá không có mẹ… giá mẹ đừng tật nguyền…

***

Bà Bảy bán bún riêu đầu xóm hớt hơ hớt hải đập cửa:

– Cô Diệp ơi, cô Diệp! Cô có nhà không?

Đang chuẩn bị đi làm buổi tối, tôi không hiểu có chuyện gì mà bà Bảy gọi cửa gấp gáp thế. Tôi vừa mở cửa, bà Bảy đã ập ngay vào nhà, nắm lấy tay tôi:

– Cô Diệp đi mau lên! Bà Hai đang cấp cứu ở bệnh viện, bà bị nặng lắm, nhanh lên kẻo… không kịp gặp…

Tôi bủn rủn cả người:

– Vì sao bà Bảy biết mẹ cháu bị…

– À! tôi đang đi mua mấy món ở chợ, thấy người ta xúm đông xúm đỏ chỗ người bị nạn, chạy lại nhìn thì ra là bà Hai, trời ơi, máu me lênh láng, nằm bất động, họ chở vào bệnh viện rồi… ghê quá! Tôi lay gọi mà bà không biết gì nữa cả, quang gánh văng ra lề đường…

Diệp vớ lấy cái túi xách rồi chạy ra đường thuê xe chở đến bệnh viện cấp cứu. Tâm trạng Diệp lúc này thật hỗn độn. Vừa lo lắng, bồn chồn, nhưng cũng vừa xen lẫn một chút vui mừng… Diệp đã nhiều lần ước muốn… giá không có mẹ đó sao? Mẹ chỉ là một vật cản trước mặt cô, đã bao lần làm cô xấu hổ với bạn bè, đã bao lần cô giận mẹ và tự nhủ “sao mẹ người ta đẹp đẽ thế… còn mẹ mình thì… trông khủng khiếp quá!”. Trước đây còn chưa đi làm kiếm được tiền còn cần đến mẹ, còn giờ đây, cô đã có thể tự lập. Diệp cảm thấy hình như… không cần mẹ nữa! Trên băng ca, mẹ nằm im lìm, cổ ngoẹo sang một bên, người đẫm đầy máu, mắt mẹ nhắm nghiền… Diệp cố lay gọi mẹ mà không được. Cô khóc đến nghẹn lời. Khi cô y tá ngang qua, Diệp hỏi:

– Cô ơi, mẹ cháu có sao không? Có tỉnh lại không cô?

Cô y tá không trả lời Diệp mà chỉ nói nhanh:

– Đi đóng viện phí ngay đi, đưa lên phòng mổ cấp cứu bây giờ!

Diệp chạy đi đóng viện phí. Khi trở lại thì họ đã đẩy mẹ vào phòng mổ. Cô đành đứng ở ngoài, lòng nóng như lửa đốt. Cô có cảm giác mình vừa khóc giả dối, mình vừa mong không có mẹ nữa. Thật tình thì mình thương mẹ, nhưng có một người mẹ tật nguyền như thế, làm sao mình còn vươn tới tương lai, hạnh phúc?

Hiểu về tâm lý bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối | Vinmec

Cô nhân viên thu viện phí đi qua bảo:

– Nghe người ta nói bà cụ đi bán xôi phải không?

– Dạ, mẹ cháu bán xôi…

Giọng cô thu ngân thấp xuống:

– Như vậy là thuộc thành phần nghèo, em về đem sổ hộ khẩu ra phường xác nhận là người già nghèo, bệnh viện sẽ cho giảm viện phí, bệnh cụ nặng đấy, có cứu được cũng chữa khá lâu, giảm được viện phí cũng đỡ tốn hơn nhiều… em ạ!

Diệp trở về nhà, cô mở tung mấy hộc tủ để tìm sổ hộ khẩu. Chẳng biết mẹ cất giấy tờ ở đâu? Tìm đến ngăn tủ dưới bàn thờ thì cô bắt gặp một bao đầy những giấy tờ cũ kỹ, ố vàng; vài tấm ảnh rơi ra, Diệp ngồi xuống đất, tò mò lật xem từng tấm ảnh…

– Ai đây? Có phải là ba? Giống ảnh thờ quá! Và bên cạnh là mẹ chăng? Sao mẹ lại đẹp thế này à? Cô lật mặt sau, đúng là có ghi tên ba mẹ và ngày chụp chỉ trước năm sinh của cô một năm.

Cô bồi hồi, run rẩy rồi tự nhủ, hóa ra trước đây mẹ đẹp thế này sao, lâu nay mẹ không hề cho mình xem những tấm ảnh này.

Cô lần giở thêm một số giấy tờ, một tờ báo cũ văng ra, cô nhặt lên, lẩm nhẩm đọc cái tít lớn trên báo: “Một người mẹ đã hy sinh cả thân mình để cứu đứa con thơ trong trận hỏa hoạn…” bên cạnh đó là tấm ảnh đăng kèm bài viết, trong ảnh, một bà mẹ ôm chặt đứa con, ấp nó vào ngực, lưng bà mẹ còng xuống che chở cho con, và lửa cháy sém cả tấm lưng, tóc của bà cũng bị cháy gần mất cả. Diệp đọc bài báo, nước mắt không cầm được, cô run lên:

– Mẹ, mẹ ơi! Chính mẹ đã cứu con khỏi cơn hỏa hoạn, mẹ chịu cho lửa cháy đến tật nguyền suốt đời để cho con được sống, được xinh đẹp, con chỉ bị lửa sém một nửa bàn chân, nếu không có mẹ, có lẽ con đã bị tật nguyền suốt đời… Mẹ ơi, thế mà bao lâu nay con không hề biết, con đã hận mẹ, đã xấu hổ vì mẹ, con đã mong cho… đừng còn mẹ nữa… Trời ơi, con thật tội lỗi, con thật vong ân. Mẹ ơi, nếu mẹ có mệnh hệ nào con sẽ ân hận suốt đời. Diệp lảo đảo đứng dậy, thắp ba nén nhang lên bàn thờ ba rồi cúi đầu khấn nguyện:

– Ba ơi, xin ba phù hộ cho mẹ qua cơn nguy kịch, xin ba cứu mẹ. Ba ơi, nếu mẹ không còn nữa con biết làm sao để tạ lỗi với mẹ? Ba ơi, xin ba thương mẹ, thương con, ba phù hộ độ trì cho mẹ…

Cửa phòng mở rộng, vị bác sĩ bước vội ra hỏi:

– Ai là thân nhân của bà cụ bị tai nạn? Diệp vội vàng thưa:

– Dạ, cháu ạ, mẹ cháu có sao không thưa bác sĩ?

– Bà cụ như được một phép mầu nào cứu sống đấy nhé. Đã qua cơn nguy kịch rồi, nhưng chóng lắm cũng cả tháng nữa mới lấy lại sức khỏe. Tội nghiệp bà cụ, người đã đầy thương tích cũ nay lại thêm thương tích mới.

Diệp nói trong nước mắt:

– Cháu cám ơn bác sĩ đã cứu mẹ cháu. Rồi cô xin phép vào thăm mẹ. Mẹ chưa hồi tỉnh nhưng nhịp thở đã ổn định. Diệp ôm lấy mẹ, thều thào trong nước mắt:

– Mẹ ơi, con đây, con của mẹ đây, con sẽ không bao giờ để cho mẹ phải như thế này nữa ạ.

Trên gương mặt đầy thẹo nhăn nheo, tuy chưa hồi tỉnh hẳn, nhưng hình như bà đã nghe thấy những lời ấm áp chân tình của con gái, hình như bà đang mỉm một nụ cười.

 

The post Người mẹ tật nguyền appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
13261
Chuyện Của Bác Méo https://caphethubay.net/truyen-ngan/chuyen-cua-bac-meo_13356.caphe Wed, 09 Dec 2020 11:54:18 +0000 https://caphethubay.net/?p=13356 Mặt sân tràn đầy nắng, bác Méo duỗi mình, ưỡn cái bụng tròn, mở miệng ngáp rõ to. Cuộc sống còn mong gì hơn thế: một mái nhà, ngày không lo ba bữa ăn, không ai làm phiền, lũ con cháu nể phục, được cô chủ xinh đẹp ôm trong lòng, lũ trẻ con hàng

The post Chuyện Của Bác Méo appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Mặt sân tràn đầy nắng, bác Méo duỗi mình, ưỡn cái bụng tròn, mở miệng ngáp rõ to.

Cuộc sống còn mong gì hơn thế: một mái nhà, ngày không lo ba bữa ăn, không ai làm phiền, lũ con cháu nể phục, được cô chủ xinh đẹp ôm trong lòng, lũ trẻ con hàng xóm thỉnh thoảng đi ngang đều hô to: “Chào bác Méo”

Bác Méo thuộc dòng giống mèo mướp quý tộc lâu đời. Bác có dáng đi bệ vệ, khoan thai, không bao giờ gấp rút, phong cách ăn uống gọn gàng,không giống thằng Cún kia…

À, thằng Cún cũng là một con mèo màu trắng, đầu to, mắt lộ, lại lắm lông, ham ăn như một con lợn. Nết ăn uống của thằng này thì bê bối như một con chó, nên nó có cái tên rất ấn tượng vậy.

Xí Muội nằm gối đầu lên tay bác Méo, nó giương cặp mắt hai màu, một bên hổ phách, một bên xanh dương lên, hỏi bác:

“Bác ơi, sao bác lúc nào cũng vui vẻ?”

Bác Méo liếm đầu Xí Muội đầy âu yếm:

“Tại sao lại không thể vui vẻ?”

Xí Muội ngẫm nghĩ và trả lời:

“Cháu sợ tiếng xe. Cháu không ăn nhanh như bố Cún. Cháu muốn đánh con chó Phèn, nhưng đợt trước nó cắn cháu phải đi viện cũng rất đau… Nghĩ tới những điều này, cháu không thể vui vẻ được.”

Bác Méo ôm Xí Muội cưng chiều, nói:

“Nghe mỗi ngày, tiếng xe cũng như bản nhạc ru ngủ thôi. Mà sao cháu không học bố Cún khi ăn? Hoàn toàn không lo nghĩ…”

Nằm xa xa trên hàng hiên, Cún ngáp dài, nói với sang:

“Ăn mà suy nghĩ sẽ giảm năng suất đấy…Giờ ăn là giờ tuyệt vời nhất, không nên lãng phí hạnh phúc!”

Bác Méo gật đầu, tỏ vẻ đồng ý, nói tiếp:

“Con Phèn kia to gấp ba lần bố cháu, làm sao cháu đánh lại. Chiến đấu với kẻ thù quá mạnh, làm hại bản thân là điều dại dột. Cháu hiểu không?”

Xí Muội gục gặc đầu:

“Vâng… nhưng cháu ghét nó lắm ạ!”

Nắng sáng len qua giàn cây xanh mát. Bác Méo vươn tay lười biếng chạm vào một vệt nắng tròn lung linh trước mặt:

“Đánh không lại thì cháu phải chạy thật nhanh đến nơi an toàn, gọi mẹ và bác ra” – Méo nhìn nhìn qua Cún, bốn chân đã giương cao, bụng ngửa lên trời, mắt nhắm nghiền, đang ngáy khò khò – “Khỏi cần gọi bố cháu…”

“Cháu nhớ rồi!” – Xí Muội trả lời với dáng vẻ thông minh và tin tưởng.

Bác Méo mỉm cười, ôm Xí Muội vào lòng. Mắt nhắm lại, hồi tưởng về một ngày xa xưa…

Đó là một ngày mưa tầm tã, trời tối đen, nước dâng lên, anh chị em Méo bị cuốn vào dòng nước dữ tợn dưới sông. Cả bọn vùng vẫy, la hét gọi mẹ trong tuyệt vọng.

“Bên này, bên này còn một đứa. Nhanh lên mọi người, không sẽ bị cuốn trôi hết!”

Tiếng kêu của anh chị em Méo đã đánh động sự chú ý của người dân quanh đó, nên cả lũ được vớt lên kịp lúc, ướt nhẹp, co rúm, sợ hãi, run cầm cập.

Sau đó Méo và các anh chị em được đưa đến nhà mới, có ánh sáng, ấm áp, có sữa và đồ ăn ngon. Méo rất thích, ăn đến bụng tròn căng.

Một ngày nọ, bà trộn cơm cho Méo thật nhiều, thì thầm:

“Chúc mừng con trai đã có chủ rồi. Ngoan nhé!”

Thế là Méo chia tay anh chị em, theo một cô bé về nhà. Méo hiểu rồi, Méo sẽ sống cả đời với cô chủ, sẽ yêu thương cô chủ nhất.

Nhưng em họ cô chủ thì lại không nghĩ vậy. Khi cô chủ đi học, Méo liền trở thành banh đá, hoặc bị vặt lông bằng kéo. Méo ghét em họ cô chủ không khác gì Xí Muội ghét con Phèn bây giờ. Một lần nọ, Méo vùng lên, cào vào mặt và cắn chảy máu tay tên độc ác đó.

Khoảnh khắc địa ngục bắt đầu. Gia đình cô chủ cãi nhau. Méo giãy ra, bị trật chân khi bị bố cô chủ nắm lấy, đòi quật chết. Cô chủ khóc to lắm. Méo thì sợ hãi, trốn biệt trong kho.

Khuya đó, cô chủ lặng lẽ kêu Méo ra, đưa một đĩa cá đầy ắp, ngon lành, nói dịu dàng:

“Méo ăn đi!”

Oa… vẫn là cô chủ tốt nhất. Lúc ấy Méo mới thấy đói và cắm đầu vào ăn. No nê, Méo liền dụi đầu vào tay cô chủ như mọi ngày, không để ý thấy mắt cô đang ngấn nước.

Méo được chở đi. Con đường hoàn toàn xa lạ.

Tiếng xe dừng lại. Khoan, nơi này trông quen quen. Ơ, bà cụ hồi đó cho chị em Méo ăn đây mà. Thì ra sắp được gặp lại chị em rồi… Méo vui vẻ hẳn lên, kêu ngoao thật to, dụi đầu vào tay bà, không kịp thấy cô chủ đã quay xe đi.

Méo theo bà vào nhà, nhìn quanh, nhưng không thấy chị em mình đâu. Bà xoa đầu Méo, nắn nắn cái chân:

“Tội nghiệp con!”

Hôm sau có một ông đến nhìn Méo. Trong lúc Méo đang thoải mái vì được vỗ về thì ông ta dùng cái ống to, chích vào mông Méo. Trần nhà bắt đầu quay tròn. Méo thiếp đi, thấy mình đang nằm trong lòng mẹ, bú dòng sữa thơm ngon và đùa giỡn cũng các anh chị em trong hốc nhỏ bên dòng sông.

Khi Méo tỉnh giấc thì chỉ bắt gặp một đôi mắt to tròn, đang vui vẻ nói:

“Con trai tỉnh rồi à? Giờ về ở với mẹ nhé!”

Hành trình đến ngôi nhà mới đã bắt đầu như thế.

Méo vẫn chưa chấp nhận nơi ở mới. Tại sao không thấy cô chủ, không thấy bà nữa. Méo buồn bã và không muốn ăn.

Nhưng một ngày nọ, mùi vị quen thuộc của món cá hấp thần thánh đã xuất hiện khiến Méo cồn cào ruột gan, lao vào ăn một đĩa to. Méo thấy “mẹ” vô cùng hạnh phúc. Méo bắt đầu quen với bàn tay vuốt ve ấm áp của mẹ, nghe mẹ thủ thỉ kể chuyện.

Vài tháng sau, Méo dần dần chấp nhận sự thật là mình đã bị cô chủ cũ bỏ rơi. “Mẹ” hiện giờ mới là người thương yêu Méo.

Méo không hiểu tại sao cô chủ cũ lại vứt bỏ mình, nhưng Méo không muốn làm “mẹ” buồn, nên Méo sẽ không đánh các em miu khác nữa. Nhưng Méo ăn nhiều quá, mẹ sẽ có lại mang Méo đi bỏ không? Nhưng không ăn thì sẽ đói lắm. Méo rất sợ bị đói, rất sợ bị lạnh.

Top 25 Sự Thật Thú Vị Về Mèo Có Thể Bạn Chưa Biết | SaleNhanh.com

Méo từ từ học được cách tranh thủ khi mẹ không có ở đó, hoặc mẹ ngủ thì sẽ ăn hết đồ ăn. Như vậy thì mẹ sẽ không nghĩ là Méo ăn nhiều. Như vậy thì mẹ sẽ không đuổi Méo đi.

Vậy mà thằng Cún ngu ngốc kia không hiểu điều đó. Nó cũng bị chủ vứt bỏ vì sún răng nên mẹ mang nó về. Sún răng mà nó cứ ăn như chết đói. Méo sợ nó ăn nhiều mẹ sẽ ghét và vứt nó đi. Như vậy Méo sẽ không có bạn nên thấy Cún ăn nhiều, Méo rất giận, đánh cảnh cáo vào đầu. Nhưng Cún là đầu gỗ, da trâu, lông dày, không hiểu lòng tốt của Méo, còn ngoác miệng ra:

“Tranh thủ ăn nhanh đi mẹ mới vui!”

Méo tin rằng Cún ngốc không hiểu gì cả, vẫn phải nên đánh nhắc nhở nó mỗi ngày mới được. Ở đây, Méo mới là đầu đàn.

Rồi thằng Cún có vợ. Vợ nó xinh lắm, cô nàng cá tính trắng như bạch tuyết. Thế là Méo có cháu.

Các cháu rất xinh, rất yêu và ngưỡng mộ bác Méo.Trong đám ấy, có Xí Muội suốt ngày đòi nghe bác kể chuyện và hỏi trăm thứ tại sao.

Gió mát thổi qua, xua rơi vào chiếc lá đáp nhẹ lên cái bụng tròn xoe của Méo.

Xí Muội đã ngủ say, lăn ra khỏi tay bác, ngửa bốn chân lên trời, cái mũi đỏ hồng đang phập phồng, ngủ rất ngon.

Cuộc đời còn mong gì hơn thế chứ. Gia đình hạnh phúc của Méo là đây.

Méo duỗi người, chìm vào giấc ngủ.

Méo không còn mơ nữa.

Buổi sáng cuối tuần thật bình an. Trời thật trong, nắng thật vàng.

Hình như Méo nghe thấy tiếng mẹ mở cổng:

“Thằng mập ngốc! Mẹ đi chợ đây. Hôm nay ăn cá trứng nhé!”

The post Chuyện Của Bác Méo appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
13356