Lò Duy Bưu – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net Sun, 09 May 2021 08:05:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://caphethubay.net/tre_assets/uploads/2020/11/mfavicon-1-66x66.png Lò Duy Bưu – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net 32 32 188417353 Nhớ mùa xuân ở Cao Nguyên https://caphethubay.net/tan-van/nho-mua-xuan-o-cao-nguyen_15217.caphe Sun, 09 May 2021 08:05:49 +0000 https://caphethubay.net/?p=15217 Năm đó nhà tôi trồng mía, không may mùa đó rớt giá, thất sủng, cuối năm thu hoạch, số tiền bán mía còm cõi chỉ đủ trả nợ, chứ không dư để sắm Tết. Nhà tôi bán được mía vẫn còn may mắn, chứ một số nhà không bán được, mía cột chặt từng bó

The post Nhớ mùa xuân ở Cao Nguyên appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Năm đó nhà tôi trồng mía, không may mùa đó rớt giá, thất sủng, cuối năm thu hoạch, số tiền bán mía còm cõi chỉ đủ trả nợ, chứ không dư để sắm Tết. Nhà tôi bán được mía vẫn còn may mắn, chứ một số nhà không bán được, mía cột chặt từng bó chồng chất để bên đường đếm không xuể. Đường cát trắng tinh luyện chỉ 3 ngàn 1 kí. Dọc đường quốc lộ, nước mía đá bào mát lạnh vắt thêm tắc, một cốc hoặc bọc lớn, uống thả ga mà không lo về giá. Thuở đó, đi đâu về đâu cũng gặp mía, mía bao la, mía bạt ngàn, mía rẻ rúng, bèo bọt… một mùa xuân đa dạng cảm xúc, nỗi niềm trong tôi và gia đình.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán, một số nhà khấm khá, có điều kiện sắm sửa đón Tết, nhỏ bạn tôi được mẹ mua cho áo mới và đôi xăng đan rất đẹp. Lúc đó trong tôi cũng nhen nhóm, háo hức, muốn được mẹ mua áo mới, dép đẹp để diện Tết, thế nhưng tôi đâu biết nhà tôi lúc đó không có tiền, mẹ thở dài thườn thượt. Ngoài sân cây mai bắt đầu bung nở những cánh hoa vàng đầu tiên. Túng quẫn quá, ba tôi bán cây mai kiếm tiền tiêu Tết, ông kêu thợ về “đạp” mai. Mẹ tôi đã khóc, bà không muốn bán cây mai, vì bà là người trồng và có nhiều kỉ niệm với cây mai này, nhưng không còn cách nào khác, cuối cùng cũng phải bán. Có số tiền trong tay, mẹ mua cho tôi một cái áo thun có hình chuột Mickey, số tiền còn lại mẹ lo hương khói gia tiên.

Giáp Tết, tôi vào rẫy phụ mẹ rọc lá chuối và hái chuối xanh. Tháng Chạp, lá, hoa và quả chuối phát huy công dụng, lá chuối dùng gói bánh tét, còn quả để thắp hương, lá và buồng chuối (gồm nhiều nải) mơn mởn xanh, tôi chặt ra từng nải (nải bao gồm nhiều quả), vì khi thắp hương, không ai thắp quả rời mà phải bằng nải. Mẹ tôi luôn dạy, “nhà có thể nghèo, nhưng bàn thờ gia tiên bao giờ cũng có nải chuối và hương trầm, ấm cúng”, thế nên nhà tôi luôn có nải chuối xanh để thắp hương ngày Tết, tạo ra giá trị linh thiêng, ý nghĩa hơn.

Xuân về trên cao nguyên đá Hà Giang

Miệt vườn nhà tôi cây trái sum suê. Những quả vú sữa tím lịm, căng mọng và tròn trịa. Tôi dùng sào để khều. Sau đó tôi hái táo, trên tay tôi vương mùi táo chín. Những con chim rừng không tên bay đến từng đàn, kêu la om sòm trên cành táo và tranh giành những quả chín. Bầu trời không gợn chút mây, nắng Tết vàng như mật rót đầy trên nương đồi.
Đêm mùa xuân. Đom đóm lấp lánh, thông thường đom đóm bay vào mùa hạ, thật lạ lùng, chúng bay từng đàn lập lòe trước sân, tràn ngập con đường đất đỏ bazan, bay quanh vườn cà phê um tùm, rậm rạp. Thoắt ẩn, thoắt hiện trong màn đêm mịt mùng. Khu rừng ven làng Thái, cánh đồng cỏ bát ngát đom đóm. Ánh sáng le lói làm dòng sông Sêrêpôk lập lờ, nhoi nhói trong đêm xuân. Bàng bạc, hiu hắt đầy thơ mộng.

Mùa xuân ở làng quê heo hút vắng vẻ, tôi nghe rõ tiếng gió vi vu qua đường tơ kẽ tóc, mơn man trên làn da se se lạnh. Tiếng suối chảy róc rách vang vọng quanh làng. Đâu đó tiếng chày cối giã bột, giã nếp làm bánh va vào nhau thình thịch.

Anh em chúng tôi ngồi sum vầy quanh nồi bánh tét và cắn hạt dưa tí tách bên bếp lửa bập bùng hừng hực cháy. Anh tôi chài được một mẻ cá trên sông Sêrêpôk hồi chiều, may mắn có mồi nhậu nhâm nhi để anh em tôi thức canh nồi bánh tét, những con cá tươi rói, chắc thịt, tôi chế biến món “pà pỉn tộp” (cá nướng kiểu người Thái), lần lượt những con cá được kẹp chặt vào thanh nứa nướng liu riu cạnh nồi bánh tét thơm lừng, cá nướng uống với rượu cẩm nhà ủ trong đêm xuân se lạnh còn gì hạnh phúc hơn. Những ca khúc mùa xuân trên đài FM xập xình, rộn rã. Lòng người hòa ca, nô nức, khấp khởi theo điệu nhạc.

Cây mai trổ bông vàng rực, bông chen bông, không thấy lá, những cánh hoa xác xơ, vương vãi rớt xuống ngập sân, mùa xuân ẩn nấp đâu đây rất gần, xung quanh nhà tôi bông cà phê nở bung như xốp trắng thanh thoát. Hương hoa nồng nàn phảng phất vào đêm lạnh giá, tinh khôi, đầy mê hoặc.

Đông Tây Bắc mùa xuân - Cung đường có "lực sát thương" cực mạnh với những  trái tim ưa khám phá - PYS Travel

Những ngày giáp Tết ở miền đất đỏ bazan này thật đặc biệt. Hương trầm thoang thoảng bảng lảng trong gió xuân đến hết tháng Giêng, những cánh én lượn lờ, bay tán loạn, cãi nhau chí chóe tranh tổ trên tán cây Kơ nia, hay cánh én đến đây để báo hiệu mùa xuân mà bầu trời tưng bừng cánh én? Rồi ra Giêng, chúng lại bay về phương trời khác, kiếm tìm tự do, tha hương nơi vùng đất mới.

Năm nay xuân lại đến, tôi về làng, dập dìu trên cánh đồng quê, thong dong trên con đường đất đỏ bazan quen thuộc, các bạn cùng làng tôi mãi tha hương, tìm kiếm tự do như cánh én, nên có thể không về. Tôi nhớ đến Tết xưa, nhớ đến cái áo chuột Mickey mẹ tôi mua cho năm nào, giờ tôi đã trưởng thành, đi làm, có thu nhập, mua được rất nhiều cái áo mới, nhưng cái áo chuột Mickey mẹ mua Tết đó vẫn đẹp “xịn sò” trong đời tôi. Tôi nhớ đến món “pà pỉn tộp” nướng liu riu thơm nức đêm 30 Tết, với tôi sơn hào hải vị bây giờ có hấp dẫn đến mấy cũng không ngon bằng miếng cá nướng tôi ăn trong đêm giao thừa kia.

Ngày cuối năm đi bộ!Lá khô ai gom đốt ven đường trừ tà, lửa hừng hực rồi lụi tàn nhanh, khói nghi ngút, bảng lảng, mùi lá ngai ngái, hăng cay nơi khóe mắt. Bỗng dưng mắt tôi đỏ hoen, tôi khóc vì mùi lá hăng hay vì…nhớ ngày xưa?.

The post Nhớ mùa xuân ở Cao Nguyên appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
15217
Một lần đến Phú Yên https://caphethubay.net/tan-van/mot-lan-den-phu-yen_15084.caphe Fri, 30 Apr 2021 10:40:50 +0000 https://caphethubay.net/?p=15084 Đoàn chúng tôi gồm 15 người phượt xuống Phú Yên, xuất phát từ 1 giờ chiều, xe băng qua đường quốc lộ, xuống huyện M’Đrắk , rẽ trái chạy thẳng xuống huyện Sông Hinh thuộc tỉnh Phú Yên. Kinh dị đoạn đường từ huyện M’Đrắk gồ ghề, khúc khuỷu, toàn ổ gà, ổ voi. Cảm

The post Một lần đến Phú Yên appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Đoàn chúng tôi gồm 15 người phượt xuống Phú Yên, xuất phát từ 1 giờ chiều, xe băng qua đường quốc lộ, xuống huyện M’Đrắk , rẽ trái chạy thẳng xuống huyện Sông Hinh thuộc tỉnh Phú Yên. Kinh dị đoạn đường từ huyện M’Đrắk gồ ghề, khúc khuỷu, toàn ổ gà, ổ voi. Cảm giác chạy xe choáng váng như bị thủng lốp, méo niềng, những cơn mưa mùa hạ tới tấp đập vào mắt, vào mặt ran rát làm cản trở tầm nhìn của chúng tôi.

Ấy thế mà vừa qua địa phận Sông Hinh, con đường đẹp mê tơi như dải lụa. Tôi có cảm giác không gian nơi đây khác hẳn, những ngôi nhà san sát nhau, và hàng bông bụt xanh rì thẳng tắp. Chúng tôi chạy xe chừng 50 cây số là tới thành phố Tuy Hòa, cũng là lúc màn đêm buông xuống mịt mùng.

Tropical Homestay đón chúng tôi niềm nở, view đẹp, mà giá phải chăng, chủ homestay là đôi vợ chồng trẻ 9x, cũng là người Buôn Mê tới Phú Yên lập nghiệp. Khi biết chúng tôi là người Buôn Mê, họ vô cùng xởi lởi, hiếu khách. Sau khi nhận phòng, chúng tôi đi ăn tối. Một nhà văn thông minh đã từng nói, khi đến một miền đất lạ, bạn hãy làm 3 điều sau:

1) Thưởng thức văn hóa ẩm thực.

2) Kết nối con người.

3) Tìm hiểu văn hóa danh lam, thắng cảnh,…của miền đất đó.

Tối, chúng tôi ghé quán nhậu bên bờ kè Bạch Đằng, dưới cầu vượt Hùng Vương, thưởng thức món cá ồ nướng cuốn bánh tráng chấm mắm ruột, tức mắm ruột được làm từ ruột cá ồ, thoạt đầu ăn có vị tanh, nhưng khi bạn lấy lát cá nướng bỏ vào bánh tráng, kèm các loại rau sống, đặc biệt dĩa rau ăn kèm có cà thái lát, rau thơm các loại, tôi ấn tượng nhất là dừa bào từng sợi nhỏ, nhìn rất lạ. Bạn cho lát cá, rau thơm, dừa sợi vào bánh tráng cuốn chặt lại chấm mắm ruột thì mọi giác quan của bạn như lâng lâng.

Không dám uống bia, chỉ uống nước ngọt vì sợ vi phạm luật giao thông , ai nấy đều tỉnh như sáo, xong chúng tôi rủ nhau ra cầu Đà Rằng, lên núi Nhạn, tháp Nhạn ngắm thành phố về đêm lung linh, nhiều màu sắc, rồi cùng nhau chụp hình, tạo dáng…Tháp Nhạn về đêm vắng người, lại ở trên cao nên càng thêm heo hút, quạnh quẽ,…Buồn cười nhất lúc chuẩn bị ra về, chị D. chợt thấy chiếc áo của ai bỏ quên ở dưới nền gạch mà lúc chụp hình chỗ đó lại không thấy, tiếng mèo hoang kêu ai oán càng thêm ma mị, rùng rợn, tôi bình tĩnh và cười thầm là trò đùa quái ác của cậu nào trong đoàn đây, và cuối cùng dĩ nhiên là trò đùa.

Sáng hôm sau chúng tôi ra biển Tuy Hòa ngắm bình minh, check in, rồi ra bãi Xép, xứ sở của bối cảnh phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, tác phầm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Biển và đá xanh rì, những cây xương rồng hoang sơ kiêu hãnh trên cát, mà chẳng hiểu sao, đứng ở biển Tuy Hòa, tôi lại nhớ biển Ninh Chữ, Hang Rái, vịnh Vĩnh Hy ở Phan Rang. Tôi đã từng đặt chân tới Phan Rang nhiều lần vì có quen chị nhà văn ở Phan Rang.

Giới thiệu sách tháng 12/2015: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Xế chiều, chúng tôi đi ăn chè Thái Tuy Hòa, đặc sản ngọt của miền đất này. Khác hẳn chè Thái ở Buôn Mê Thuột chan nhiều sữa bột và đậm sầu riêng, chè Thái Tuy Hòa chan sữa đặc, mùi sầu riêng thoang thoảng, không béo ngậy.

Tối đó chúng tôi tiếp tục ra Bờ Kè Bạch Đằng ăn tối, độc đáo món gỏi cá mai, mà trên dĩa lại phủ đầy dừa thái sợi, thế mới biết khẩu vị của dân nhậu nơi đây rất đặc trưng. Các thành viên trong đoàn sợ tanh vì cá sống nên ăn không được nhiều, món gỏi cá mai thanh đạm, không dầu mỡ, vị cay chua, hợp với tôi nên riêng tôi chén gần hết dĩa. Món đặc biệt nữa là món Mắt cá ngừ thuốc bắc. Mắt của cá ngừ ngoài biển, mắt cá to bằng nắm tay người, bỏ vào một cái om đất chấm bi xanh kèm với các loại gia vị, thuốc bắc hấp cách thủy, ăn kèm với rau tía tô thái nhuyễn. Vị lạ, ban đầu tôi không nuốt được, nhưng càng ăn lại càng thấy ngon, vị béo ngậy của mắt cá, sừn sựt bởi rau tía tô, sực nức vị thuốc bắc, khiến món ăn hấp dẫn, không lẫn vào đâu được.

Sáng hôm sau đoàn phượt chúng tôi trở về Ban Mê và không đi qua đoạn đường gồ ghề, khúc khuỷu nữa. Tuy xa hơn, nhưng đường và cảnh đẹp như tranh vẽ. Dọc đường chúng tôi ghé Vũng Rô, Mũi Điện (Đại Lãnh), ngọn Hải Đăng. Bên trên là vách núi, phía dưới là bao la biển cả. Xế trưa đoàn phượt thẳng xuống thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), qua đèo Phượng Hoàng, rồi về thẳng Ban Mê trong ngày. Kết thúc chuyến đi đầy bổ ích và ý nghĩa.

Sau chuyến đi, tôi thấy tôi trưởng thành, mở mang hơn rất nhiều, cả trong nghĩ suy và cách nhìn nhận, mỗi vùng miền sẽ có phong tục tập quán, văn hóa khác nhau. Và điều mà tôi thích nhất khi đến miền đất mới là thưởng thức văn hóa ẩm thực. Như nhà văn Di Li đã nói trong cuốn “Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa”: “Lắm lúc tôi cứ nghĩ, những tác phẩm âm nhạc, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, văn chương được đời đời lưu giữ nâng niu, tác giả của chúng ta được ghi danh và trân trọng, thậm chí được lập bảo tàng, còn ai là người đầu tiên sáng tạo nên phở, bún chả, bánh cuốn, hay thậm chí chè long nhãn thì nào ai biết, dù xét về phương diện nổi tiếng thì chúng cũng chẳng kém gì. Ấy có lẽ là phần nhiều chẳng coi ăn uống là cái sự sang trọng, thậm chí ăn lắm lại còn đáng xấu hổ. Mà ẩm thực chẳng phải là nghệ thuật, là văn hóa, lịch sử, là hồn cốt của một dân tộc đấy hay sao? Người Việt mình chẳng phải là quan trọng sự ăn đến nỗi trong kho từ vựng, những từ quan trọng nhất cũng phải dính đến ăn: Ăn chơi, ăn mặc, ăn học, ăn ở, ăn nói, ăn nằm, làm ăn.

The post Một lần đến Phú Yên appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
15084