Văn hoá – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net Wed, 11 Jan 2023 09:06:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://caphethubay.net/tre_assets/uploads/2020/11/mfavicon-1-66x66.png Văn hoá – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net 32 32 188417353 Mùi… Tết quê https://caphethubay.net/van-hoa/mui-tet-que_103310.caphe Wed, 11 Jan 2023 09:06:23 +0000 https://caphethubay.net/?p=103310 Dường như tôi đã đánh mất mùi Tết từ những năm rời bỏ thôn quê để về thành thị. Thật khó diễn tả bằng lời rằng cái “mùi Tết” ấy là mùi gì, chỉ có người nhà quê mới ngửi được, khi trên bàn thờ trưng bánh trái, hoa quả chuẩn bị cho chiều 30

The post Mùi… Tết quê appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Dường như tôi đã đánh mất mùi Tết từ những năm rời bỏ thôn quê để về thành thị.
Thật khó diễn tả bằng lời rằng cái “mùi Tết” ấy là mùi gì, chỉ có người nhà quê mới ngửi được, khi trên bàn thờ trưng bánh trái, hoa quả chuẩn bị cho chiều 30 cúng ông bà. Mùi Tết là một thứ mùi khác với mùi hương mà trong năm chỉ ba ngày Tết ở nhà quê mới có. Dù sống ở đâu, những ngày giáp Tết, những lo toan, phiền muộn cũng tạm gác một bên, chờ ra giêng rồi hãy tính, lo ăn Tết cái đã!
Tôi xa quê đã lâu, nhưng dù ở bất cứ nơi đâu và cho dù đời sống có khó khăn thế nào, vẫn phải ăn Tết trong những điều kiện mà mình có được, vì dẫu sao, mỗi năm chỉ có… một lần Tết!

Ảnh tết - Tổng hợp hình ảnh tết đẹp nhất

Tết nông thôn vui hơn thành thị, chỉ việc 30 Tết nghe tiếng eng éc của heo là nhớ nồi thịt kho măng cuốn bánh tráng, nghe tiếng quang quác của gà là biết thực đơn. Và, trước sân nồi bánh tét sôi sùng sục ngun ngút khói, những hình ảnh ấy nông thôn mới có mỗi năm một lần. Nhìn nông thôn vào Tết như khoác lên mình bộ áo mới, ngoài vườn cây cỏ đâm chồi nảy lộc, hoa lá tốt tươi, trong nhà lư đồng, nồi niêu xoong chảo, chén bát, ly tách, cửa nhà… sáng choang. Và, hình như Tết làm cho con người ta rộng rãi hơn, yêu thương hơn, và từ bi hơn!
Sài Gòn cách quê tôi non hai trăm cây số, một tỉnh cuối Trung đầu Nam, nhưng với thời buổi “tốc độ” và phương tiện hiện đại như hiện nay thì hai trăm cây số ấy chẳng “nhằm nhò” gì cả. Ấy vậy mà bao nhiêu năm rồi tôi lại không về được để ăn Tết chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình! Trong tâm thức mỗi người, cho dù ai có sang giàu đến đâu, nhưng ăn Tết trên mảnh đất quê hương thứ hai thì cũng thấy bớt đi thi vị của ngày Tết, không như ngay chính nơi mình sinh ra và lớn lên, đầy ắp những kỷ niệm của những ngày đầu trên, xóm dưới, nhà nhà, người chộn rộn chuẩn bị ăn Tết.
Tôi ăn Tết ở Sài Gòn mấy chục năm qua tuy không đến nỗi nào, nhưng nói thật với lòng mình rằng vẫn cảm thấy thiêu thiếu cái gì ấy… Vật chất, tình cảm, tinh thần? Không. Không thiếu. Chỉ thiếu… mùi Tết mà ở bất cứ nhà quê nào cũng ngửi được cái mùi Tết ấy.
Tôi là một đứa bé con nhà nghèo: “… Mới tháng ba đã ngóng mong đến Tết! Để được ăn cơm no có thịt. Một bữa một ngày…” (Thơ Phùng Quán). Trong tôi, Tết, nhiều khi chỉ để được mặc quần áo mới, được ăn ngon, ăn no hơn ngày thường. Năm ba ngày Tết, dù giàu hay nghèo cũng phải ráng có hoa quả đơm trên bàn thờ tổ tiên, sắm một mâm cơm cúng chiều ba mươi Tết. Ngày ấy… tôi quanh quẩn bên mâm cúng, nhìn những cây nhang, mong chúng mau tàn (thường thì nhang tàn, coi như tổ tiên ông bà đã xơi xong) nhìn con gà, miếng thịt mà thèm chảy nước miếng, đợi người lớn nói “xong rồi, dọn xuống” là như mở cờ trong bụng “ăn một bữa có thịt”, và những ngày sau đó lại trông mau hết Tết để… được ăn những đồ cúng trên bàn thờ!

The post Mùi… Tết quê appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103310
Những tấm ảnh màu quý giá về Hiệp Định Hoà Bình Paris – 1973 https://caphethubay.net/van-hoa/nhung-tam-anh-mau-quy-gia-ve-hiep-dinh-hoa-binh-paris-1973_102906.caphe Mon, 05 Sep 2022 08:13:51 +0000 https://caphethubay.net/?p=102906 Hiệp định Paris năm 1973 là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ Hiệp định này, quân xâm lược Mỹ đã phải

The post Những tấm ảnh màu quý giá về Hiệp Định Hoà Bình Paris – 1973 appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Hiệp định Paris năm 1973 là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ Hiệp định này, quân xâm lược Mỹ đã phải cuốn cờ rút khỏi Việt Nam, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam, dẫn đến ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề xướng nhằm đạt được một nền hòa bình, thống nhất ở Việt Nam. Sau nhiều lần thỏa thuận, địa điểm tổ chức hội đàm được chọn là thành phố Paris, thủ đô nước Cộng hòa Pháp. Thời gian đàm phán kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973. Các bên tham gia ban đầu chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ; sau mở ra thành hội nghị bốn bên, có thêm Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đã đưa ra các giải pháp hòa bình, trong đó đề nghị 10 điểm ngày 8-5-1969 mà sau này đã trở thành xương sống cho bản Hiệp định năm 1973.
Xin mời các bạn xem qua những bức ảnh màu quý giá được chắt lọc của nhiều phiên họp kéo dài để có được kết quả sau cùng của Hiệp định Paris, cũng như hình ảnh của ông cha ta khi xuất hiện trên bàn chính trường quốc tế.

Hình 1, 2. Quang cảnh các nhà ngoại giao, chính trị gia của Hoa Kỳ, Việt Nam cộng hoà và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngồi quanh bàn đàm phán tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Kléber, Paris, Pháp ngày 25 tháng 1 năm 1969

Hình 3. Đại diện của bốn bên gặp nhau tại Paris để ký kết hiệp định hòa bình. Bên trái là đại diện phía Việt Nam Cộng Hòa do phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên dẫn đầu. Bên phải là đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do Tướng Nguyễn Văn Hiếu đứng đầu. Phía trước là đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do ông Lê Đức Thọ dẫn đầu. Phía sau là các đại diện từ Hoa Kỳ do Ngoại trưởng Henry Kissinger dẫn đầu.

Hình 4. Cuộc đàm phán giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ tại một ngôi nhà trên sân Golf Saint Nom la Breteche gần Paris vào tháng 1 năm 1973. Ngoài cùng bên trái lần lượt là Phó Trợ lý Ngoại trưởng William H. Sullivan, H. Kissinger và Winston Lord của nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia. Đối diện bên phải là ông Lê Đức Thọ ( tay cầm kính trên bàn ), cạnh bên ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Xuân Thủy, trưởng phái đoàn VNDCCH và ông Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Hình 5. Bà Nguyễn Thị Bình khi tham dự cuộc họp báo bắt đầu đàm phán tại Hội nghị Hòa bình Paris vào ngày 5 tháng 11 năm 1968.

Hình 6. Bà Nguyễn Thị Bình, đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang trả lời phỏng vấn của báo chí, truyền thông trước Trung tâm Hội nghị Quốc tế Kléber tại Paris.

Hình 7. Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tươi cười chia sẻ với các đồng chí trong nước trước khi ký vào văn bản cuối cùng của hội nghị hòa bình quốc tế về Việt Nam

Hình 8, 9. Hình ảnh sau khi Hiệp định Paris được ký kết thành công tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Kléber, Paris, ngày 23 tháng 1 năm 1973.

Đây là một mặt trận không khói súng, không tiếng bom và không có giọt máu đổ, nhưng quãng thời gian 4 năm 8 tháng 16 ngày tại kinh đô ánh sáng đã chứng minh được sự nóng bỏng không kém gì chiến trường tại quê nhà, cực kì căng thẳng và cam go.

Có thể nói, đây là cuộc đối đầu không cân sức nhưng cực kỳ cân não, cuộc đối đầu trực tiếp kỳ lạ giữa 2 đại diện: một bên là siêu cường hùng mạnh nhất địa cầu và tay sai đắc lực của chúng, bên còn lại là một quốc gia Đông Phương bé nhỏ; một bên là một nhà ngoại giao gốc Do Thái, một giáo sư Harvard thông thạo địa chính trị quốc tế, bên còn lại là một con người không có học hàm, học vị gì cả, hành trang của ông là những tháng ngày vào tù ra khám vì đấu tranh cho sự tồn vong của đất nước mình.

Nhưng rồi, Lịch sử đã cho chúng ta thấy câu chuyện thần thoại Chàng David Bé Nhỏ thắng gã khổng lồ Goliath vẫn có thể xảy ra trong thế giới đầy rối ren lúc bấy giờ. Hiệp định Paris như một câu chuyện huyền thoại về một dân tộc đi tìm sự tự do cho chính mình, một dân tộc luôn đấu tranh cho chính nghĩa và một dân tộc yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên toàn thế giới.

Thắng lợi của Hiệp định Paris đã mở ra một bước ngoặt mới cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Quá trình đi đến việc ký kết và bản thân Hiệp định đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học quý giá. Trong bối cảnh hiện nay, các bài học đó cần được nghiên cứu và vận dụng một cách hợp lý để tiếp tục thúc đẩy cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

The post Những tấm ảnh màu quý giá về Hiệp Định Hoà Bình Paris – 1973 appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102906
Truyền thuyết ngôi chùa làng đá https://caphethubay.net/van-hoa/truyen-thuyet-ngoi-chua-lang-da_102887.caphe Fri, 02 Sep 2022 15:58:01 +0000 https://caphethubay.net/?p=102887 Cách thị trấn Ân Thi (Hưng Yên) chừng 1km về phía thị trấn Kẻ Sặt (Hải Dương), thuộc thôn Đỗ Hạ, xã Quang Vinh, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có một ngôi chùa được gọi là chùa Đá. Tương truyền vào thời Lý, có cô thôn nữ đẹp người đẹp nết của làng được

The post Truyền thuyết ngôi chùa làng đá appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Cách thị trấn Ân Thi (Hưng Yên) chừng 1km về phía thị trấn Kẻ Sặt (Hải Dương), thuộc thôn Đỗ Hạ, xã Quang Vinh, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có một ngôi chùa được gọi là chùa Đá.

Tương truyền vào thời Lý, có cô thôn nữ đẹp người đẹp nết của làng được hoàng cung tuyển chọn làm thiếp yêu cho vua. Vào ngày cô dời làng lên xa giá về cung, bỗng xuất hiện đám mây ngũ sắc, hình dáng tựa con rồng xanh, như đang ngồi che chở cho cô, theo cô về triều. Dân làng cho đó là điềm lành nên hoan hỷ lắm, liền lấy điềm đó đổi tên làng thành làng Đỗ Xá.

Không có mô tả.
Sau khi sinh cho triều Lý một hoàng tử, cô thôn nữ làng Đỗ Xá không bệnh mà tự dưng hóa. Đêm đó, trời đổ mưa như trút nước. Sáng ra, dân làng thấy trên khúc sông đầu làng nổi lên những phiến đá, cột đá, kèo đá… đủ xây dựng một ngôi chùa. Dân làng cho rằng trời đất cảm thương bà liền dùng những đồ đá đó dựng lên ngôi chùa, để thờ cúng bà, gọi đó là chùa Đá. Và làng Đỗ Xá được triều đình đổi tên là làng Đá từ đó.

Trước kia, khu chùa làng Đá rất rộng. Nhiều gian thờ được xây dựng bằng cột đá, trụ đá, có chạm trổ rồng phượng và những hoa văn tinh tế.

Khuôn viên chùa nằm trên diện tích rộng vài hecta Bắc Bộ nhưng những năm phong trào Cần Vương, ngôi chùa bị thực dân Pháp kéo quân về đốt phá vì chùa Đá là nơi dân làng nuôi giấu các chiến sĩ Cần Vương.

Các cụ bô lão trong làng kể rằng, con sông đầu làng ngày xưa rất rộng, trai tráng khỏe mạnh, bơi giỏi nhất vùng cũng chỉ đủ sức bơi sang bên kia bờ, chứ đâu nhỏ bé như bây giờ, không đủ để tưới tiêu cho một cánh đồng.

Ngày trước, bao quanh khuôn viên chùa là những cây nhãn cổ thụ, đến mùa sai trĩu quả, nay dấu tích nhỏ cũng không còn vì đất của chùa đã dùng xây sân kho, xây nhà văn hóa, làm nhà dân ở…

Ngôi chùa ngày nay rất nhỏ, được dựng lại trên nền gian Cửa Trình của khu chùa ngày trước. Do ngôi chùa bị thực dân Pháp đốt phá nhiều lần nên những dấu tích về ngôi chùa, nhất là sự tích về ngôi chùa không còn.

Dấu tích chùa xưa chỉ còn lưu lại ở một số cột đá, chạm trổ hoa văn và những con rồng đang vươn mình bay lên cao… ở gian chính điện.

Trước cửa chùa là con rùa to bằng đá, đội bát nhang để du khách thập phương thắp hương trước khi vào lễ Phật.

Việc thờ tự ở ngôi chùa Đá cũng giống các ngôi chùa khác ở Bắc Bộ, cũng theo tín ngưỡng tứ phủ.

Gian chính điện thờ Phật. Hai bên chính điện thờ Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Thành Hoàng và Hồ Chủ Tịch.

Gian thờ Mẫu nằm bên cạnh, hơi chếch về phía sau chính điện. Ngoài việc thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Quan Ngũ Hổ, gian thờ Mẫu còn thờ Bà Chúa Sơn Trang, Đức Thánh Trần Triều…

Những ngày đầu tháng, đầu năm âm lịch, dân trong vùng đến lễ Phật, lễ Mẫu…. để cầu xin tài lộc.

Người dân trong vùng kể nhiều chuyện về sự linh ứng khi thành tâm dâng lễ: Nào là chuyện vợ chồng nhà nọ lấy nhau đã nhiều năm, chữa chạy đã nhiều thầy nhiều thuốc mà vẫn không có con, vậy mà chỉ sau vài tháng năng đến chùa dâng lễ, giờ đã có con nối dõi tông đường; nào là chuyện nhà kia vợ ốm nặng, chạy chữa mãi không khỏi, khi người chồng thành tâm dâng lễ, liền có người “mách” mà gặp được thầy, được thuốc, vài tuần sau khỏi bệnh…
Người dân trong vùng cũng nói rằng: Sự ứng nghiệm chỉ đến với những ai thành tâm, thật lòng hướng thiện, còn những ai sống không có thiện tâm, không thành tâm hướng thiện sẽ không nhận được sự linh ứng, thậm chí còn bị Phật, Mẫu trừng phạt.

(Trích từ “Vào chùa lễ Phật: những điều cần biết” của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)
.

The post Truyền thuyết ngôi chùa làng đá appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102887
Phúc đức có phải là biến thể của thuyết luân hồi – nhân quả https://caphethubay.net/van-hoa/phuc-duc-co-phai-la-bien-the-cua-thuyet-luan-hoi-nhan-qua_102883.caphe Fri, 02 Sep 2022 15:45:05 +0000 https://caphethubay.net/?p=102883 Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật Giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận, dung hòa và uyển chuyển phát triển qua thời gian, trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong đời sống dân tộc. Xưa tới

The post Phúc đức có phải là biến thể của thuyết luân hồi – nhân quả appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật Giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận, dung hòa và uyển chuyển phát triển qua thời gian, trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong đời sống dân tộc.

Xưa tới nay, không ít người Việt Nam ta quan niệm Phúc Đức được hình thành từ thuyết Luân Hồi – Nhân Quả của Phật giáo. Nhiều người cho rằng Phật khuyên chúng sinh sống nhân đức để phúc ấm truyền đời cho con cháu, vì thế, người Việt ta mới thường nói: Gieo nhân nào gặt quả ấy.

Thực ra, quan niệm Phúc Đức đã manh nha hình thành từ thời An Tiêm với bãi An Tiêm ở Thanh Hóa. Người Việt xưa tin như bây giờ chúng ta tin là có nhân có quả nhưng nhân quả chỉ được hiểu đơn giản là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “ác giả ác báo” và quan niệm Nhân – Quả chỉ được xem như là một lời khuyên về luân thường đạo lý.

Chúng ta đều biết phúc và đức là hai phạm trù khác nhau: Phúc là cái ta đang được hưởng, đức là những điều tốt đẹp ta đang làm để (sẽ) được hưởng phúc ở mai sau. Phúc lớn có thể ảnh hưởng tích cực tới số phận của con người, thậm chí tới nhiều đời, đến khi phúc cạn thì cuộc sống sẽ sảy ra những họa hoạn liên tiếp, bất khả kháng trên nhiều lĩnh vực.

Mối quan hệ giữa phúc và đức như một quy luật tất yếu nên nhiều khi người ta gộp hai khái niệm này vào làm một mà đương nhiên hiểu nôm na rằng: Nếu anh sống có đức thì đời anh sẽ được hưởng phúc. Quan niệm như thế rất đúng về giá trị giáo dục đạo đức, nhưng có những trường hợp nếu quan niệm như vậy sẽ “lý giải” không được thỏa đáng. Chảng hạn, có người gian tham, độc ác mà cả đời vẫn gặp may mắn, hạnh phúc, trong khi có người suốt đời chỉ lo làm việc thiện lại gặp nhiều oan trái, cơ cực. Trong những trường hợp như thế, người ta lại tách phúc và đức ra làm hai phạm trù để thốt lên câu than: “Ông ấy sống có đức mà không được hưởng phúc” hoặc “Bà ấy ăn ở thất đức nhưng được hưởng phúc nên đời sướng vậy.”… Những câu than kiểu giải thích như thế nghe vẫn chưa được “hợp lý”, chưa được “thỏa đáng”, nên cổ nhân mới chua thêm rằng:

“Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để phúc cho con”
Hay:
“Phúc đức tại Mẫu”
“Mồ mả làm khá người ta.”

Luân hồi nghiệp báo

Khi Nho Giáo thâm nhập vào nền văn hóa Việt Nam (Nho giáo là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử (Trung Quốc) phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị, du nhập vào Việt Nam những năm Bắc thuộc.), đứng trước những trường hợp trên đã không đưa ra một lời giải thích, lại “đổ tuột” là do ông Trời đã an bài số mệnh nên con người mới gặp phải những nghịch cảnh trớ trêu như vậy. Nếu căn cứ vào thuyết Thiên Mệnh của Nho Giáo thì “Ông Trời” đã được đẩy lên vị trí toàn năng, có quyền chi phối và quyết định mọi diễn biến của cuộc đời. Con người chỉ là “đồ chơi” trong bàn tay của tạo hóa: Phải chịu sự sắp đặt của ông Trời, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất, con người cũng phải “y án tuân theo số mệnh”, không được tự do hành động, càng không được phép “cãi lại Mệnh Trời”:

“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
                                 (Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Nho giáo đã không đi tìm căn nguyên của sự “bất công” đó mà dùng thuyết Thiên Mệnh để trốn trách trách nhiệm, cho rằng Trời đã quyết định mọi sự thành công hay thất bại của con người, dù cố gắng đến đâu, muốn “cải số” thế nào thì con người cũng không thể vượt ra ngoài “khuôn thiên của số mệnh.”. Tất tật mọi chuyện, dù là sức khỏe, tuổi thọ hay hạnh phúc gia đình, công danh, tài lộc…. đều do ông Trời cầm cân nảy mực.

Quan điểm “tại Trời” của Nho giáo đã làm “tê liệt” ý chí phấn đấu vươn lên của con người, “ru ngủ” con người trong tư tưởng an phận, trông chờ sự đổi thay của số mệnh vào đấng thần linh tối cao là thượng đê (ông Trời). Đây là quan điểm tiêu cực, thụ động, triệt tiêu mọi nỗ lực phấn đấu của con người, gián tiếp làm nhụt tính hướng thiện, tiến thủ trong bản tính của con người. Và đấy cũng là điều trái ngược với nếp sống tình cảm của người Việt, đối lập với quan niệm về phúc – đức trong tín điều của người Việt, vì thế ông cha ta mới có câu: “Đức năng thắng số” hay “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” (Nguyễn Du) để gián tiếp phủ định phần nào tư tưởng Thiên Mệnh của Nho giáo.

Trong khi Nho giáo đề cao yếu tố Trời và khẳng định con người bị chi phối tuyệt đối bởi số mệnh, thì Phật giáo lại không chấp nhận việc con người chịu sự an bài của số phận, mà cho rằng sự chuyển hóa của con người đều do Nghiệp mà ra: “Con người là chủ nhân của Nghiệp, là kẻ thừa tự Nghiệp…” (Kinh Tiểu Nghiệp phân biệt – Trung Bộ III), nên đương nhiên con người sẽ không thể và không bao giờ thoát được những Nghiệp do mình tạo ra.

Luân hồi nghiệp báo

Lý giải về sự khác biệt giữa quan niệm Nghiệp – Báo của Phật giáo với quan điểm Thiên Mệnh của Nho giáo, sách Phật giáo viết: “Điểm khác nhau cơ bản giữa Nghiệp và Số mệnh ở chỗ, Nghiệp do chính con người tạo tác, có tính chất duyên sinh, bất định tính và vô ngã nên Nghiệp có thể chuyển hóa được. Do đó, con người có thể thay đổi, chuyển hóa Nghiệp báo của chính mình từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện hoặc ngược lại.”. Như thế, quan điểm về Phúc – Báo của Phật giáo là do tự mình làm tự mình chịu, dẫu là cha con cũng không ai chịu thay cho ai được, càng không liên quan gì đến tổ đức (Kinh Nê Hoàn). Việc tích đức của tổ tiên chỉ có thể tạo được nghiệp đồng cảm khiến cho người có phúc sẽ sinh làm quyến thuộc chứ không truyền được phúc đức cho con cháu mà con cháu muốn được hưởng lâu dài cái phúc của mình thì phải tự chăm lo, gieo trồng nhân thiện, luôn tạo nghiệp lành, từ bi, hỉ xả…

Luật Nhân Quả của Phật giáo không bị thời gian hạn chế, có khi đời trước gieo nhân, đến đời này gặp đủ nhân duyên thì kết thành quả, có khi gieo nhân ở đời này nhưng phải tới mấy kiếp sau, khi hội đủ nhân duyên mới kết thành quả (Kinh Nhân Quả). Đây chính là câu trả lời, là cách lý giải cho những nghịch cảnh: “Ông ấy ăn ở hiền lành, đức độ nhưng toàn gặp phải chuyện oan trái” hoặc “Bà ấy gian tham, độc ác mà cuộc đời lại toàn may mắn, hạnh phúc”…
Như vậy, thuyết Luân Hồi – Nhân Quả của Phật giáo ngoài việc đã đáp ứng được bản tính hướng thiện của người Việt, lý giải những “bế tắc” mà văn hóa bản địa “bất lực”, còn khúc xạ và hóa thân vào với tín điều của người Việt nên không ít người mới tin rằng Phúc – Đức là một biến thể của thuyết Luân Hồi – Nhân Quả.

Xét về giá trị giáo dục đạo đức thì quan niệm Phúc – Đức của người Việt và thuyết Luân Hồi – Nhân Quả của Phật giáo xem ra khá gần gũi, tương đồng và cả 2 đều đề cao tính hướng thiện của con người, nhưng không vì thế mà cho rằng: Phúc Đức là biến thể của thuyết Luân Hồi – Nhân Quả. Bởi lẽ quan niệm “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “mồ mả làm khá người ta” là nếp nghĩ truyền thống của người Việt, và phúc đức ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ, trong khi thuyết Luân Hồi – Nhân Quả của Phật giáo khẳng định Phúc – Báo là do tự mình làm, tự mình chịu.

Do đặc tính nổi bật của Phật giáo là tính tổng hợp và tính linh hoạt nên khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, được các thiền sư người Việt bản địa hóa, Phật giáo đã sớm uyển chuyển hòa quyện vào văn hóa truyền thống của người Việt, cùng song hành với sự phát triển của dân tộc, nhưng vẻ tinh khiết vốn có của kinh điển Phật giáo vẫn giữ được và chưa từng gián đoạn trong việc truyền thừa nên Phật giáo (Việt Nam) ngày càng cắm rễ sâu chắc trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt và trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam.

Phải chăng chính vì thế mà không ít người mới cho rằng Phúc Đức là một biến thể của thuyết Luân Hồi – Nhân Quả.

————-

(Trích từ “Điềm báo và kiêng kỵ trong dân gian” của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội 2007)

The post Phúc đức có phải là biến thể của thuyết luân hồi – nhân quả appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102883
Phật giáo với quan niệm “Phù hộ độ trì” https://caphethubay.net/van-hoa/phat-giao-voi-quan-niem-phu-ho-do-tri_102879.caphe Thu, 01 Sep 2022 10:41:17 +0000 https://caphethubay.net/?p=102879 Việt Nam là một dân tộc lấy đạo hiếu làm đầu nên tín ngưỡng thờ cúng, nhất là thờ cúng gia tiên được dân gian tín trọng. Với người Việt, cái chết chỉ chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của thể xác con người còn linh hồn người chết sẽ luôn hiện hữu

The post Phật giáo với quan niệm “Phù hộ độ trì” appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Việt Nam là một dân tộc lấy đạo hiếu làm đầu nên tín ngưỡng thờ cúng, nhất là thờ cúng gia tiên được dân gian tín trọng. Với người Việt, cái chết chỉ chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của thể xác con người còn linh hồn người chết sẽ luôn hiện hữu và có “mối liên hệ vô hình” với các thành viên trong gia đình, theo dõi và bảo trợ cho người thân tránh rủi ro, bất trắc, gặp được điều may mắn. Vì quan niệm như thế nên người Việt lập bàn thờ để cúng lễ tổ tiên, làm nơi trú ngụ cho linh hồn người chết, đồng thời cũng cầu mong sự phù hộ độ trì của người đã chết cho những người còn sống; coi đấy như là thước đo về đức hiếu – nghĩa của con người.

Tín ngưỡng trong văn hóa của người Việt là như vậy, còn quan điểm của Phật giáo thì sao? Phật giáo có cho rằng người đã chết sẽ phù hộ độ trì cho người còn sống gặp điều may mắn, “thoát khỏi bể khổ trần ai” như tín ngưỡng của người Việt?

Trang Đặng Xuân Xuyến: Vào chùa lễ Phật: Những điều cần biết

Chúng ta đều biết: Tư tưởng của Phật giáo là tư tưởng vô thần, phủ nhận hoàn toàn thuyết Thiên mệnh, hơn nữa, Phật giáo chủ trương: Con người và chỉ có con người mới thực sự là người ban phúc giáng họa cho chính mình. Sự cầu cạnh, van xin ở người khác hoặc nơi thần linh, nếu có được cũng chỉ là phần không đáng kể, chỉ có tâm niệm, hành động hướng thiện mới mang lại hạnh phúc cho bản thân. Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ tự chuốc lấy kết quả đau khổ về cho mình. Chính với quan điểm con người làm chủ mọi quả báo của mình nên Phật giáo không chấp nhận quan điểm cho rằng linh hồn người đã chết vẫn còn tồn tại, vẫn giữ “mối liên hệ vô hình” và phù hộ độ trì cho quyến thuộc hiện tại (những người còn sống) được bình an, hưởng lạc.

Phật giáo cho rằng đã là chúng sinh thì phải trải qua vòng luân – hồi – sinh – tử và cái sự “chết” kia không phải là sự “sống gửi thác về” như quan niệm dân gian của người Việt, mà là bước kế tiếp của sự chuyển kiếp. Sau khi chết, tùy theo nhân thiện, nghiệp ác lúc còn sống và nhân duyên của các kiếp trước mà người đã chết sẽ được sinh vào cõi người, cõi trời hay bị đọa vào địa ngục. Nếu bị đọa vào địa ngục thì phải chịu quả báo của nghiệp ác khi còn sống, sự quả báo (bị trừng phạt) ấy nặng hay nhẹ, nhanh hay lâu phụ thuộc vào nghiệp ác tạo ra lúc còn sống ở kiếp người. Do vậy, người đã chết dù thế nào cũng không thể trở về “dương gian” để phù hộ độ trì cho người đang sống.

Trái với quan điểm của khá nhiều tôn giáo và đạo giáo khác (trong đó có tín ngưỡng của người Việt) là tin vào chuyện người chết sẽ có những tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của người trần tục, Phật giáo đưa ra quan điểm: Người đã chết không thể phù hộ độ trì cho quyến thuộc còn sống mà chính những quyến thuộc (hiện tại) còn sống, bằng nhân thiện, hành thiện của mình đang làm sẽ ảnh hưởng tới “quả báo” của người đã khuất.
Trong Kinh Địa Tạng, khi nói về Lợi ích người còn kẻ mất, có đoạn viết:

Các chúng sinh đã làm ác, lúc sắp chết cha mẹ bà con nên vì những người đó mà tu tạo Phúc Đức để giúp cho đời sau của họ. Như treo tràng phan, bảo cái và đốt đèn, hoặc tôn kính tượng đọc kinh trang, hoặc cúng dường tượng Phật, lại trì niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ Tát.

(…) Sau khi người đó chết rồi, trong bảy tuần bảy ngày, lại vì người đó làm nhiều việc thiện thì có thể làm cho người ấy thoát hẳn đường ác, được sinh lên cõi trời (…) quyến thuộc hiện tại cũng được lợi ích vô cùng.

(…) Trong ngày có người thân sắp chết phải hết sức thận trọng, chớ sát hại sinh vật và làm những chuyện ác như: Lễ quỷ thần, cầu cúng yêu quái. Tại sao vậy? Vì những sự sát hại và cúng tế đó không có một mảy may năng lực nào lợi ích cho ngwời sắp chết mà lại còn kết thêm tội duyên sâu nặng hơn. Giả sử người sắp chết kia, đời nay lúc này còn sống hoặc ngay đời sau có được những nhân duyên thánh thiện, đáng sinh vào cõi người hay vào cõi trời, nhưng vì trong lúc sắp chết, bị quyến thuộc làm những nhân ác nói trên, nên khiến cho người ấy vạ lây, phải biện bạch đối chứng mãi, thành chậm trễ sinh vào chỗ tốt lành. Huống chi người sắp chết kia, lúc sống chưa từng có chút thiện căn thì cứ theo nghiệp dữ đã làm mà tự chịu lấy quả khổ ở đường ác. Vậy nỡ nào mà quyến thuộc lại làm tăng thêm tội cho họ nữa.”.

Có thể nói ở điểm này, Phật giáo hơn hẳn nhiều tôn giáo khác về tính nhân văn và đạo lý làm người, phù hợp với nếp sống tình cảm của người Việt. Ai trong chúng ta cũng vài lần trong đời từng được nghe những lời ca thán: “Rõ khổ, ông ấy chết rồi mà chẳng được yên” hay “người sống làm nhục vong linh người chết” khi thấy cảnh đau lòng: Người còn sống làm mất gia phong do tổ tiên để lại.

Giáo lý nhà Phật không chấp nhận việc phù hộ độ trì cho những người còn sống của những người đã khuất mà đi vào đề cao việc người còn sống phải lo làm việc thiện, tạo ra những duyên thiện để trước hết tạo ra thiện căn cho chính bản thân mình, sau đó làm giảm bớt nghiệp ác mà người thân khi còn sống vướng phải. Phật giáo chỉ thừa nhận ở một chừng mực nào đó, Phật tử sẽ nhận được sự phù hộ độ trì của Trời, Phật, Bồ Tát… khi Phật tử là người có thiện căn.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề này, dù có khắt khe đến mấy chúng ta cũng phải thừa nhận đây là quan điểm đầy tính nhân bản. Quan điểm đó giáo dục mọi người phải không ngừng vươn tới Chân – Thiện – Mỹ để hoàn thiện và làm đẹp thêm nhân cách của mình. Quan điểm đó nhắc nhở mọi người không chỉ sống xứng đáng với truyền thống của cha ông mà còn phải “phát tiết” những giá trị đạo đức, những tinh hoa mà cha ông đã xây dựng, gìn giữ, để người đương thời phải thừa nhận: Con hơn cha vì nhà có phúc.
————-

(Trích từ “Vào chùa lễ phật: những điều cần biết” của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)

The post Phật giáo với quan niệm “Phù hộ độ trì” appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102879
Vài chuyện về xem tướng tay https://caphethubay.net/van-hoa/vai-chuyen-ve-xem-tuong-tay_102875.caphe Thu, 01 Sep 2022 10:35:21 +0000 https://caphethubay.net/?p=102875 Chiều 31 tháng 07 năm 2019, dạo facebook, tôi “gặp” ảnh một bàn tay ở trang facebook Hoàng Khang với mấy câu kệ: “Bàn tay nữ mệnh sớm khóc chồng Yêu thương luyến ái vội vụt tan Người dương _kẻ âm, tình ly biệt Có phải phận duyên kiếp bẽ bàng?” Định đọc lướt qua

The post Vài chuyện về xem tướng tay appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Chiều 31 tháng 07 năm 2019, dạo facebook, tôi “gặp” ảnh một bàn tay ở trang facebook Hoàng Khang với mấy câu kệ:

“Bàn tay nữ mệnh sớm khóc chồng
Yêu thương luyến ái vội vụt tan
Người dương _kẻ âm, tình ly biệt
Có phải phận duyên kiếp bẽ bàng?”

Định đọc lướt qua nhưng như có một ma lực nào đó đã kéo tôi cúi xuống nhìn chằm chằm vào gò Kim Tinh. Những tín hiệu về hình ảnh khu đất cứ nhấp nháy, ngày một rõ, khiến tôi định viết vài dòng comment nhưng sợ phạm câu “Thiên cơ bất khả lộ” nên vội chuyển sang đọc mục khác. Được chừng mươi phút, tôi lại bị ma lực nào đó thôi thúc quay lại ngó kỹ gò Kim Tinh, và rồi, không thắng được tò mò, tôi đã gõ đôi dòng comment: “Đặng Xuân Xuyến: Nhờ bác Hoàng Khang hỏi chủ nhân bàn tay này để kiểm chứng giúp”. Nhà ở gần với 2 nguồn nước (sông hoặc ao hồ lớn) cùng một phía. Khu đất ở được tạo bởi mấy phiến đất chắp nối nên hình dáng méo mó, cao thấp không đều, trũng hơn đất liền kề, âm khí hơi mạnh. Có 2 lối để vào nhà, nhìn qua ảnh chụp, tôi lại đang ốm nên nhìn không rõ là cùng sử dụng 2 ngõ để vào nhà hay đã bịt một ngõ lại rồi. Đây là bàn tay của người có nhiều duyên âm nên sức khỏe tuy yếu, đời gặp nhiều phiền muộn nhưng nếu khéo tu, tuổi thọ cũng không đến nỗi nào. Bị ảnh bàn tay ám ảnh ghê quá nên phá lệ, “phán” đôi câu nhờ bác hỏi giúp chủ nhân để kiểm chứng. Cám ơn bác nhiều!

Tử Vi Kiến Giải - Đặng Xuân Xuyến - Sách Huyền Học

Tôi hồi hộp đợi câu trả lời bởi đây là lần thứ 2 tôi viết comment khi bị ảnh bàn tay ám ảnh. Lần trước, tầm giữa năm 2018, tôi “gặp” ảnh một bàn tay ở trang facebook Hoàng Minh. Nhìn gò Kim Tinh, tôi đại khái đã comment thế này: “Khu đất ở hình thước thợ, được tạo bởi 2 phiến đất. Phía trước và phía sau đều có ao hồ nên nhiều âm khí, khiến những người cư ngụ tâm tính bất định, hay ốm vất vưởng”. Chủ nhân bàn tay xác định chuẩn xác về thế đất rồi nhờ xem về tình duyên. Anh ta comment: “Gái xinh theo nhiều quá, không biết chọn ai. Không muốn cưới vợ năm nay nhưng bạn gái dính bầu rồi nên đang bị ép cưới.”. Nhìn ngón trỏ của anh ta thon nhọn, cao xấp xỉ ngón giữa, trong khi gò Kim Tinh lại nhô quá cao, sát tận mép đường Sinh Mệnh nên tôi trả lời: “Xem qua ảnh không nhìn thấy đường Hôn Nhân, đường Sinh Lý… nên chuyện cưới xin không dám nói bừa. Chỉ có điều, bàn tay này vượng về tình dục, thuộc dạng cuồng dâm, thấy toàn mê trai thôi.”. Thế là anh ta chửi tôi nói bậy bạ, rồi chặn nick facebook của tôi. Thật tiếc lúc đó tôi không biết chụp ảnh qua màn hình nên không lưu lại được những trao đổi đó.

Lần này, tôi lại buồn khi nhận được trả lời của Hoàng Khang: “Tôi rất tiếc vì không liên lạc lại được với người này, anh Đặng Xuân Xuyến.” Sáng ngày 04 tháng 03 năm 2020, tôi kể lại câu chuyện trên và post kèm ảnh chụp trao đổi giữa tôi với nick Hoang Khang ở phần comment thì vài ngày sau, văn sĩ Thái Quốc Mưu gửi tin nhắn tới tôi sau khi ông đọc câu chuyện “xem tay qua ảnh”. Ông kể lại chuyện năm xưa anh em ông đi coi tay và kiểm chứng sự chính xác của môn coi tướng tay. Xin chép lại câu chuyện của văn sĩ Thái Quốc Mưu để bạn đọc cùng tham khảo: “Chú vừa đọc bài “Coi Tay qua ảnh” của cháu xong. Chú kể cháu nghe chuyện đi coi bói tay của anh em chú: Anh thứ Ba của chú, chủ một xưởng làm bánh ngọt bán từ Chợ Lớn, Sái Gòn đến các tỉnh Long An. Định Tường (Mỹ tho), Bến tre và tất cả các tỉnh miền Tây. Một hôm, lò nấu đặt trên lầu bị bốc cháy, nhưng dập được. Sáng hôm sau, anh chú dẫn chú đi xem bói tay anh chú. Ông Thầy coi tay, vừa cầm bàn tay anh chú liền nói ngay: “Mới cháy nhà.”. Anh em chú nhìn nhau vì ông ta nói chính xác.

Nhưng anh chú nói, “Thầy coi cho kỹ, tôi có cháy nhà đâu?“. Ông ấy lắc đầu nói: “Ông cho nói sai, vậy ông dẫn tôi về nhà ông. Nếu tôi thấy mình đoán sai chùng ta trở lại đây, ông trọn quyền lấy hết sách vở của tôi đem đốt”. Lúc đó, anh của chú đứng lên chấp tay trước ngực, cúi đầu nói: “Thưa, thầy nói chúnh xác, hồi hôm nhà tôi bị cháy nhưng đã kịp thời dập được. Tôi có ý cãi lại để coi thầy có nói khác hơn không? Nhưng thầy vẫn giữ y lời. Tôi cám ơn Thầy. Đây là tiền coi quẻ của thầy. Và đây là tiền tôi xin tạ ơn Thầy.” (chú không nhớ tiền là bao nhiêu). Khi anh chú định từ giã ông thầy bảo: “Thấy ông hậu hĩ với tôi, mời ông ngồi lại, tôi coi xem luôn gia đình ông”. Coi một hồi, ông thầy nói. “Hai người em trai của ông. sang năm sẽ bị nạn, người em lớn của anh, có lẽ không thoát khỏi mệnh trời, đứa em kế người em đó may được quý nhân phò hộ thoát nạn”. Khi ấy, người anh kế chú, làm Đoàn Trưởng Đoàn 5, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn đang công tác ở một xã vùng xôi đậu, ngày ta, đêm địch. Song thân chú bảo anh kế chú giả bệnh, xin phép ở nhà dưỡng bệnh (bệnh suyễn thật đó cháu). Về sống ở nhà… thì Tết, họ tấn công vào Thị Xã Mỹ Tho, anh chú lên cơn suyễn nên bị bắt, cùng lúc với em Út chú là Thái Quốc Tế, tức Kha Tiệm Ly, đang học lớp đệ Nhất, trường công lập Nguyễn Đình Chiễu (Mỹ tho). Khi 2 người bị trói dẫn đi, anh chú là Thái Quốc Ngọc, bị suyễn, không đi kịp, vì họ vừa đi vừa chạy lúp xúp. Họ bảo anh chú nầm sắp xuống và bắn bể đâu trước mặt Kha Tiệm Ly. Đến nay cũng không tìm được xác. Sau đó, Kha là học sinh, nên được thả ra. Khi về tới nhà, Kha kể lại sự việc cho gia đình nghe, nhưng, tối ngủ Kha thường thét: “Đừng giết anh tôi! Đừng giết anh tôi!”. Sau đó tiếng thét giữa đêm lần lần giảm dần, giảm dần. Mỗi khi Kha hét thì cả gia đình đều thức dậy cùng nhau khóc vì thấy Kha ngơ ngác cách lạ lùng, nửa tỉnh nửa mê. (Kể đến đây chú không kềm được nước mắt cháu ơi). Phần chú, chẳng biết sao, vợ chú rủ chú về thăm gia đình ở Sài Gòn. Khi chơi chừng gần tuần, một đêm nghe tiếng súng ì ùng, cả gia đình vợ chú đều thức dậy, ai cũng nghĩ đảo chánh. Sáng mới biết Việt Cộng tấn công. Má vợ chú nói: “Hai con với cháu ngoại ở lại đây, không được đi đâu hết nghe hôn?” Nhờ thế chú thoát nạn.”

Câu chuyện của văn sĩ Thái Quốc Mưu có thể nhiều người không tin, sẽ cho đó là chuyện tào lao, chuyện “làm quà” bởi ông thầy bói kia học được ở sách nào mà biết được chuyện quá khứ, chuyện tương lai tường tận, chính xác đến vậy?

Tôi đã đọc khá nhiều sách về xem tướng tay để tổng hợp, biên soạn cuốn “KHÁM PHÁ BÍ ẨN CON NGƯỜI QUA BÀN TAY” (Nhà xuất bản Thanh Hóa xuất bản năm 2007), nếu phải trả lời câu hỏi có tài liệu nào làm căn cứ để khẳng định đương số: “Mới cháy nhà.” hoặc “Hai người em trai của ông sang năm sẽ bị nạn, người em lớn của anh, có lẽ không thoát khỏi mệnh trời, đứa em kế người em đó may được quý nhân phò hộ thoát nạn” không? thì tôi chịu bởi hoặc cuốn sách đó tôi chưa có cơ duyên tiếp cận, hoặc đó là kinh nghiệm bí truyền của từng môn phái, hoặc thầy tướng đó nhờ ăn lộc Thánh mà đọc được thiên cơ? Nhưng tôi tin hoàn toàn chuyện văn sĩ Thái Quốc Mưu chia sẻ.

Tôi nhớ ngày vừa tốt nghiệp cấp III, cậu em con chú là Đặng Văn Tân rủ tôi cùng Lê Văn Thi đi coi bói tay ở nhà “Đồng Lữ”, gần đò Cầu Hầu, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên (Thôn Cảnh Lâm, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Là phụ nữ nhưng Đồng Lữ nghiện thuốc lào và chửi bậy lắm. Vì nể cậu em mà đi xem chứ tôi không tin mấy trò bói toán, nhất là khi thấy Đồng Lữ sòng sọc rít thuốc lào, rồi chửi khách xem là “đĩ, đĩ cái, đĩ đực” thì khó chịu nên không để ý cô Đồng Lữ nói những gì. Chỉ đến khi Đồng Lữ chỉ mặt tôi “chửi”: – “ĐM. thằng đĩ đực này mày đéo tin tao nói đúng không? ĐM. cái làng Đá chỉ là nơi tạm thời trú chân của mày, thành phố mới là nơi mày sinh sống.”. Rồi quay sang cậu em Đặng Văn Tân: – “Đĩ này nữa, đéo thoát nổi cái L. làng Đá đâu.”, bậy quá nên tức mà tôi nhớ. Lúc bấy giờ, chưa thi Đại học nhưng cậu em Đặng Văn Tân đã chắc xuất vào trường Trung cấp Dầu Khí, sau khi tốt nghiệp sẽ được bố trí vào Vũng Tàu làm việc vì chỉ tiêu đặc biệt của Trường Lao Động Tiền Lương (nay là Đại học Lao Động Xã Hội) dành cho con em cán bộ có những đóng góp lớn với nhà trường. Thời đó, ngành Dầu khí mới thành lập, chế độ ưu đãi rất cao, là mơ ước của rất nhiều người nên chuyện cậu em tôi “đéo thoát nổi cái L. làng Đá” như Đồng Lữ nói là chuyện vớ vẩn. Còn tôi, kinh tế gia đình thuộc diện túng thiếu nên có đỗ Đại học cũng không dám nghĩ đến ở lại Hà Nội lập nghiệp vì tiền đâu mà chạy việc. Nhưng đúng là con người chịu sự sắp đặt của số phận. Sau khi tốt nghiệp Trung Cấp Dầu Khí, cậu em Đặng Văn Tân trước đó chưa hề yêu ai tự dưng “thích lấy vợ”, nhất quyết không vào Vũng Tàu nhận công tác, ở nhà nhận mấy sào ruộng rồi cưới vợ. Còn tôi, sau khi tốt nghiệp Đại học Văn Hóa, về quê để tìm nơi xin việc thì một ngày đầu tháng 3 năm 1993, chị Trần Thị Mai (Phó Phòng Tư Liệu Viện Sử Học, nơi tôi thực tập năm 2 và năm cuối Đại học) nhắn tôi có làm ở Phòng Tư Liệu thì mang Hồ sơ lên. Mặc dù nhận tôi vào thử việc ở Phòng Tư Liệu nhưng chưa đầy 30 ngày, Viện Sử Học chuyển tôi sang làm bảo vệ vì “ông bảo vệ già yếu xin nghỉ, cơ quan chưa tìm được người” và kiêm luôn việc bán sách cũ của Viện Sử Học với mức lương là 90.000/tháng, có nghĩa tôi làm công việc của 2 người nhưng chỉ hưởng lương của 1 người. Lúc đó, tôi định bỏ việc trở về quê nhưng nghĩ tới số nợ gần 100 triệu, (tính theo lương khởi điểm lúc bấy giờ thì số nợ đó bằng tiền lương của 1075 tháng, nếu quy theo lương khởi điểm của công chức, viên chức thời điểm hiện tại (2020) theo Nghị quyết 86/2019/QH14 (1,6 triệu đồng/tháng) thì số nợ đó rất lớn), do bị đối tác lừa đảo, khách hàng bùng nợ (thời học Đại học tôi vừa học vừa buôn hàng chuyến), và cả do tin người mà đứng ra vay hộ tiền rồi trở thành con nợ vì không đòi được tiền… nên tiếp tục công việc để dùng danh nghĩa là người của Viện Sử Học làm “bùa hộ mệnh” mà từ từ kiếm tiền trả nợ. Cũng từ đây, từ cửa hàng lèo tèo vài cuốn sách cũ của Viện Sử Học mà số phận của tôi gắn chặt vào nghề kinh doanh sách và viết sách gần 20 năm với những vui, buồn không ít, nếm đủ mùi vị của cả nghiệp quả và phúc báo.

Cũng trên trang facebook của tôi, ngày 28 tháng 03 năm 2020 khi đọc status: NHỮNG LƯU Ý KHI XEM TƯỚNG BÀN TAY, nhà thơ, nhà tướng thuật Bùi Cao Thế đã comment: – “Đọc sách, làm theo sách mà thành được thày thì thiên hạ nhiều thày lắm. Anh từng xem… và kiểm chứng quá nhiều điều phi lý…. Từ kinh nghiệm kiểm nghiệm hơn ba mươi năm trước anh rút ra những yếu tố rất cơ bản để xem tướng người…. Anh đã có lúc ý định viết ra in…. nhưng thôi, vì sẽ không viết hay bằng các chú….kkkkk!”.

Vâng. Nhà thơ, nhà tướng thuật Bùi Cao Thế đã đúng khi cho rằng: “Đọc sách, làm theo sách mà thành được thày thì thiên hạ nhiều thày lắm.”, vì phụ thuộc anh đọc sách gì? sách đó ai viết? anh tiếp thu ra sao? anh ứng dụng thế nào? kinh nghiệm thực tế của anh là bao?… Nhưng nhà thơ, nhà tướng thuật Bùi Cao Thế rất sai khi anh comment: “Anh từng xem… và kiểm chứng quá nhiều điều phi lý…. Từ kinh nghiệm kiểm nghiệm hơn ba mươi năm trước anh rút ra những yếu tố rất cơ bản để xem tướng người…. Anh đã có lúc ý định viết ra in.” bởi có thể nhà thơ, nhà tướng thuật Bùi Cao Thế đọc vội 1, 2 cuốn sách về xem tướng mặt hoặc nghiêng nhiều về khả năng anh chưa đọc cuốn sách nghiêm túc nào về khoa xem tướng, cũng chưa học ở thầy coi tướng nào nhưng nhà thơ, nhà tướng thuật Bùi Cao Thế xem được tướng mặt vì “Thánh cho ăn lộc” mà đọc được “Thiên cơ” như tôi đã viết trong bài “Chuyện về thầy xem tướng Bùi Cao Thế”:

“Nghe làng xã kể thì đời anh cũng nhiều lao đao, lận đận. Tốt nghiệp Học Viện Chính trị Bắc Ninh năm 1987, anh vào làm giảng viên một trường Đại học Quân sự trong Nha Trang thì cuối năm đó anh bị tai nạn giao thông, rồi một năm sau (1988) anh bị thần kinh, phát điên. Người ta đồn, không phải anh điên vì tình mà có lẽ vì học nhiều, đọc nhiều nên bị ngộ chữ. Nghe kể, lúc điên, anh cứ trần như nhộng, chạy lăng quăng khắp nơi, nghêu ngao mấy câu “cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao” rồi ré lên cười, rồi nức nở khóc. Có lúc, anh vỗ ngực, nhận mình là “thần tiên giáng thế”, là “Ngọc Nữ cô nương” đầu thai xuống nhân gian để cứu độ chúng sinh, rồi múa may quay cuồng, rồi trèo vắt vẻo lên ngọn cây, ngồi líu lo những lời ca chỉ mình anh “hiểu”. Mẹ anh, cạn khô nước mắt vì xót con. Chị anh, rộc người, héo rũ vì thương thằng em hóa dại. Anh cứ điên điên khùng khùng, cứ chợt ré lên khanh khách cười, rồi lại thổn thức từng chặp, từng chặp, cứ thế, gần mười năm dở điên dở dại. Hết dặt dẹo Hưng Yên, lại dật dờ ra Quảng Ninh, rồi lang bạt lên tận Lào Cai, Yên Bái để anh tự cười, tự khóc với bóng của chính mình. Rồi anh gặp chị, vợ anh bây giờ, khi những cơn điên mà dân gian xót xa gọi là “Trời đày” chợt lắng xuống. Bìu díu, đưa nhau về ngõ 399 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội cùng góp sức nhóm bếp dựng nhà. Anh hết điên từ đấy và tự dưng biết xem bói, rồi nổi danh là thầy phong thủy, là tướng thuật gia, là thầy cúng trừ tà, bốc bát nhang mát tay, nhiều phép thuật…”

Nên đương nhiên nhà thơ, nhà tướng thuật Bùi Cao Thế không viết sách về xem tướng (mặt) được bởi kiến thức về khoa tướng thuật của anh là con số không. Ví như khi xem ảnh một bàn tay ở trang facebook Hoàng Minh, nhìn gò Kim Tinh, tôi comment: “Khu đất ở hình thước thợ, được tạo bởi 2 phiến đất. Phía trước và phía sau đều có ao hồ nên nhiều âm khí, khiến những người cư ngụ tâm tính bất định, hay ốm vất vưởng”, nếu truy tìm sẽ không có tài liệu nào hướng dẫn xem mồ mả đất cát ở gò Kim Tinh cả nhưng tôi “nhìn được” vì theo cách giải thích của tín ngưỡng dân gian thì lúc đó “Thánh ốp bóng” cho “nhìn thấy”. Đọc những dòng vừa rồi (nhìn gò Kim Tinh, tôi comment: “Khu đất ở hình thước thợ, được tạo bởi 2 phiến đất. Phía trước và phía sau đều có ao hồ nên nhiều âm khí, khiến những người cư ngụ tâm tính bất định, hay ốm vất vưởng”), những ai nghiên cứu thuật xem tướng tay sẽ thắc mắc: Gò Kim Tinh chủ về đời sống tâm sinh lý, sao lại dùng để xem mồ mả đất cát? Vâng! Đúng là theo sách về thuật xem tướng tay thì quả là vậy! Nhưng khi xem tướng tay, những lúc đã chếnh choáng men rượu thì không hiểu lý do gì mà nhìn vào gò Kim Tinh, tôi chỉ thấy hiển hiện những dấu hiệu của đất đai, nhà cửa… có hình dạng thế nào, địa thế làm sao, thậm chí còn “đọc” được ngôi mộ hợp với người đó là ngôi mộ của ai? Nằm ở địa thế nào (cách sông, đường, quang cảnh khu vực ra sao)?… Nếu muốn hỏi điều chưa rõ, phải đợi lần sau, khi tôi đã ngà ngà men rượu vì chính tôi cũng không hiểu được tại sao chỉ khi đã “liêng phiêng” men rượu tôi mới có thể “nhìn” được như thế. Những “kiến thức” đó tôi chưa từng được đọc ở tài liệu nào, cũng chưa được nghe ai chỉ bảo. Và tôi tin cũng không có tài liệu nào hướng dẫn cách xem mồ mả, đất đai, nhà cửa ở gò Kim Tinh trên bàn tay cả.

Điều lạ là tôi chỉ có “hứng thú” xem tướng tay khi đã chếnh choáng men say, khi trong bàn rượu chỉ có 2 hoặc 3 người. Lạ nữa là tôi chỉ thích tả mồ mả, đất cát mà không thích xem các vấn đề khác như: tình duyên, sự nghiệp, … độ chính xác (mồ mả, đất cát) như mọi người nói với nhau là “khá chuẩn”. Về chuyện này, quý vị có thể tìm đọc bài “Những chuyện Ngô Tiến Vinh kiểm chứng” và “Kể thêm vài chuyện của tôi” đã đăng trên một số trang báo mạng.
Trở lại câu chuyện về bàn tay ở trang facebook Hoàng Minh, khi chủ nhân bàn tay nhờ xem tình duyên, tôi comment: “Xem qua ảnh không nhìn thấy đường Hôn Nhân, đường Sinh Lý… nên chuyện cưới xin không dám nói bừa. Chỉ có điều, bàn tay này vượng về tình dục, thuộc dạng cuồng dâm, thấy toàn mê trai thôi.”, không phải do “Thánh ốp bóng” mà căn cứ vào kiến thức của khoa xem tướng tay: ngón trỏ của anh ta thon nhọn, cao xấp xỉ ngón giữa, trong khi gò Kim Tinh lại nhô quá cao, sát tận mép đường Sinh Mệnh nên đời sống tình dục của anh ta rất vượng, thiên về đồng tính luyến ái. Nếu chỉ căn cứ vào kinh nghiệm đúc kết trong văn hóa cổ truyền phương Đông để xem bàn tay như đã nói trên trang facebook Hoàng Minh thì sẽ đưa ra kết luận đó là bàn tay của người nhiều dục tính, dâm đãng đến bệnh hoạn nhưng khi kết hợp với kết quả nghiên cứu của y học hiện đại sẽ đưa ra lời ước đoán chính xác và hợp lý: Đời sống tình dục sung mãn, thiên về quan hệ đồng tính luyến ái. Những kiến thức này tôi thu lượm được khi nghiên cứu để soạn “Khám phá bí ẩn con người qua bàn tay”.

Và “Thêm vài chuyện về xem tướng tay” tạm dừng tại đây. Mời Quý vị đọc thêm mục kế tiếp: “Tâm sự về việc soạn sách “văn hóa tâm linh””, trong chuyên mục “Tôi với niềm tín ngưỡng”.

Hà Nội, ngày 13 tháng 04.2020

Đặng Xuân Xuyến

The post Vài chuyện về xem tướng tay appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102875
Kể thêm vài chuyện… của tôi https://caphethubay.net/van-hoa/ke-them-vai-chuyen-cua-toi_102870.caphe Thu, 01 Sep 2022 08:15:02 +0000 https://caphethubay.net/?p=102870 Sáng 11 tháng 05 năm 2019, vào viện thăm người ốm, thằng em (xã hội) than thở: - Năm ngoái mẹ em đi xem, thầy nói năm 2019 đề phòng hao tổn nhân mạng. Về nhà mẹ cứ rầu rĩ, lo mẹ có mệnh hệ gì thì em sẽ khổ. Em càu nhàu là mẹ

The post Kể thêm vài chuyện… của tôi appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Sáng 11 tháng 05 năm 2019, vào viện thăm người ốm, thằng em (xã hội) than thở: – Năm ngoái mẹ em đi xem, thầy nói năm 2019 đề phòng hao tổn nhân mạng. Về nhà mẹ cứ rầu rĩ, lo mẹ có mệnh hệ gì thì em sẽ khổ. Em càu nhàu là mẹ mê tín vớ vẩn. Giờ nhìn mẹ nằm một chỗ, đến cả em mẹ cũng không nhận ra… Em xót xa lắm.

An ủi thằng em vài câu rồi về. Định đến thăm cậu (họ) cũng đang trị bệnh ở bệnh viện Bạch Mai nhưng sợ cái lưng trở chứng nên về nhà, để chiều hoặc tối đến thăm vậy.

Dù bác sĩ dặn phải thật hạn chế ngồi, hạn chế vận động để dưỡng lưng, nhưng hôm nay, cũng cố ngồi lạch cạch bàn phím kể vài chuyện “người thực việc thực” có liên quan tới tôi về “thuyết Thiên Mệnh”, không phải để “tuyên truyền” mê tín dị đoan mà chỉ để củng cố niềm tin tín ngưỡng trong tôi: “Con người có số phận”

1. CHUYỆN CỦA LÊ XUÂN HẢO

Mẹ tôi là em ruột bà nội của Lê Xuân Hảo. Hảo làm ở Công ty Văn Hóa Bảo Thắng khoảng mười năm. Ngày đó, tôi mới nghiên cứu Tử Vi nên rất háo hức xem lá số Tử Vi cho mọi người, vì thế, trong tập lá số Tử Vi của nhiều người, có lá số Tử Vi của Lê Xuân Hảo.

Một chiều đầu hè năm 2003, Lê Xuân Hảo xin nghỉ việc vào Sài Gòn học tiếng để cuối năm đó sang Nhật làm việc. Tôi ngạc nhiên nói với Lê Xuân Hảo: – “Chắc mẹ cháu nhớ nhầm ngày, giờ sinh chứ đúng như ngày giờ mẹ cháu đã cho chú biết thì cháu không có số xuất ngoại”. Lê Xuân Hảo nhếch miệng cười: – “Vâng. Mẹ cháu nhớ nhầm”. Vì nghĩ dữ liệu lá số Tử Vi của Lê Xuân Hảo không chính xác nên tôi không lưu lá số của Lê Xuân Hảo.

Hơn năm sau, đầu Thu 2004, Lê Xuân Hảo đến Công ty Văn Hóa Bảo Thắng xin trở lại làm việc vì “không sang Nhật được.”. Cũng vừa lúc mới cho lái xe nghỉ việc nên tôi nhận Lê Xuân Hảo trở lại lái xe cho công ty.

Khi chuẩn bị cưới vợ, Lê Xuân Hảo tâm sự: – “Bố mẹ cháu bảo tuổi chúng cháu xung khắc, đứa 1976, đứa 1982, dễ gặp trục trặc lắm.”. Tôi nói: – “Về đặc tính của Ngũ Hành thì 2 đứa tuy “xung khắc” nhưng đều tuổi dương nên sự “xung khắc” cũng không ngại, lại nữa, chồng khắc vợ thì vợ sẽ biết sợ chồng mà giữ đạo, kết hôn được, chỉ sợ vợ khắc chồng sẽ phạm “nghi bại nghi vong” thì tối kỵ. Còn xét về lý tính của Ngũ Hành thì đẹp, biển có dải cát mới là bãi biển, mới nên thơ. Hai đứa lấy nhau sẽ có nếp có tẻ, kinh tế cũng được. Muốn chuẩn xác phải luận giải theo lá số Tử Vi nhưng lá số của cháu chú không lưu nên căn cứ vào Âm Dương Ngũ Hành và cung Thê, cung Tử Tức trên tướng mặt của cháu, chú chỉ ước đoán được vậy”. Lê Xuân Hảo tiếp lời: – “Chúng cháu tổ chức cưới giả, rồi mới cưới chính thức để tránh những trục trặc sau kết hôn.”. Tôi định bảo: -“Ừ. Cẩn thận cũng tốt nhưng người ta chỉ thực hành nghi lễ cưới giả khi cả 2 chưa có quan hệ (sinh lý) vợ chồng với nhau, và “mẹo” đó cũng chỉ để giải quyết tinh thần là chính…” nhưng thấy Lê Xuân Hảo thành tâm lắm nên tôi không nói.

Giờ, Lê Xuân Hảo có 2 con, 1 trai, 1 gái. Kinh tế gia đình Lê Xuân Hảo, như tôi nghe chuyện từ làng xóm thì cũng khá ổn.

Đêm nào cũng mơ và bí ẩn về giấc mơ mà không phải ai cũng biết

2. CHUYỆN CỦA ĐẶNG TUẤN ANH

Năm 2018, trong một lần 2 anh em ngồi uống rượu. Đặng Tuấn Anh (sinh năm 1992) phàn nàn gia đình giục cưới vợ nhiều quá. Tôi bảo Đặng Tuấn Anh đưa tay tôi xem và nhắc: – “Chú thả lỏng người khi anh xem tay, và chỉ lên tiếng nếu anh nói sai. Chú nhiều lời, anh sẽ không xem được.”. Tuấn Anh tỏ vẻ không tin vì nghĩ tôi nói đùa nhưng rồi cũng chìa tay ra. Nhìn các đường Tâm Đạo, Sinh Lý, Hôn Nhân… tôi nói: – “Chú dù có được nhiều người mai mối thì cũng phải ngoài 30 tuổi mới lấy được vợ. Nếu anh nhìn không nhầm thì phải từ 33 tuổi trở ra tình duyên của chú mới mong được thuận buồm xuôi gió”.
Tuấn Anh hỏi tôi: – “Nếu em cưới vợ trước 30 tuổi thì sao?”. Có lẽ do đã chếnh choáng hơi men nên tôi ngập ngừng khá lâu mới nói tiếp: – “Trước 30 tuổi chắc chắn là không nhưng từ 31 đến 32 tuổi thì có cơ duyên nhưng anh e rất khó thành.”. Rồi ngó gò Kim Tinh, tôi nói: – “Anh tả ngôi mộ hợp với chú để chú năng hương khói nhé. Nhưng nhớ là khi anh tả, sai thì lên tiếng ngắn gọn, đúng thì im lặng hoặc vâng, đừng nhiều lời, anh sẽ không xem được đâu.”. Tuấn Anh gật đầu và tôi căng mắt “soi” gò Kim Tinh để tả ngôi mộ đó hình dáng, địa thế ra sao? Đường vào ngôi mộ thế nào? Cách nguồn nước (ao, hồ, sông…) bao xa… Tuấn Anh liên tục nói đúng rồi, đúng rồi và chốt: – “Đó là khu mộ ông nội và cụ nội em.”. Tôi buông tay Tuấn Anh, lắc đầu: – “Anh đã dặn chú đừng nhiều lời. Giờ anh chịu, không xem được ngôi mộ nào hợp với chú, phù hộ cho chú nhiều nhất, vì giờ anh không thể nhìn được các dấu hiệu về mồ mả, đất cát…”.

Đọc những dòng vừa rồi, những ai nghiên cứu thuật xem tướng tay sẽ thắc mắc: Gò Kim Tinh chủ về đời sống tâm sinh lý, sao lại dùng để xem mồ mả đất cát? Vâng! Đúng là theo sách về thuật xem tướng tay thì quả là vậy! Nhưng khi xem tướng tay, những lúc đã chếnh choáng men rượu thì không hiểu lý do gì mà nhìn vào gò Kim Tinh, tôi chỉ thấy hiển hiện những dấu hiệu của đất đai, nhà cửa, mồ mả… những “kiến thức” đó tôi chưa từng được đọc ở bất kỳ tài liệu nào, cũng chưa được nghe bất kỳ ai chỉ bảo. Và tôi tin cũng không có tài liệu nào hướng dẫn cách xem mồ mả, đất đai, nhà cửa ở gò Kim Tinh trên bàn tay cả.

Điều lạ là tôi chỉ có “hứng thú” xem tướng tay khi đã chếnh choáng men say, và khi trong bàn rượu chỉ có 2 hoặc 3 người. Tôi đã xem tay cho khá nhiều bạn của Ngô Tiến Vinh, Nguyễn Tiến Trình, Lê Minh Sáng, Trần Hải Sơn, Nguyễn Hoàng Điệp, Vũ Thị Hương Mai, Nguyễn Toàn Thắng… những lúc “rượu vào”. Điều lạ nữa là tôi chỉ thích xem tay để tả mồ mả, đất cát cho những người lần đầu gặp mặt mà không thích xem các vấn đề khác như: tình duyên, sự nghiệp, … Và độ chính xác (xem mồ mả, đất cát) như mọi người nói với nhau là “khá chuẩn”.

3. CHUYỆN CỦA VŨ TIỆP

Tháng 10 năm 2017, thu lại tầng 1 nhà ở Nguyễn văn Trỗi, định không cho thuê nữa nhưng vợ chồng anh trong ngõ sang đặt vấn đề nhiều lần, tôi đành gật đầu. Đêm đó, tôi nằm mơ, gia đình thuê tầng 1 là gia đình khác, có 2 người con. Người con trai thủ thỉ với tôi: – “Bố em hiền lắm. Mẹ em quán xuyến mọi việc trong gia đình. Nhà em có 2 chị em..”. Rồi mời tôi về quê chơi. Đến nhà, tôi thấy nền nhà cậu ta cao hơn hẳn nền nhà hàng xóm, cổng vào nhà mở lệch sang bên phải…

Sáng sau, vợ anh trong ngõ ra xin lỗi không thuê nhà nữa vì chủ nhà anh chị đang thuê đồng ý giữ nguyên giá cũ.

Vài đêm sau, tôi gặp giấc mơ: Cậu trai trong giấc mơ hôm trước trèo lên cửa sổ tầng 2, nhìn vào phòng ngủ của tôi cười cười. Bực mình, tôi vùng dạy quát. Cậu ta ấp úng: – “Cháu đến thuê nhà chú mà.”. Tôi dụi mắt nhìn thì lại là cậu thanh niên đang thuê nhà bên cạnh (5/61). Cậu ta nói: – “Nhưng cháu không thuê tầng 1.”. Tỉnh giấc, tôi lẩm bẩm: – “Thần kinh mình có vấn đề.”.

Bẵng đi gần 2 tuần, một chị đến hỏi thuê nhà cho con trai, tôi nói không có ý định cho thuê. Chị kề cà vui chuyện: – “Tôi người Hải Dương, lấy chồng về Hưng Yên. Giá chú cho vợ chồng cháu nó thuê thì tốt quá”. Nghe vậy, tôi hỏi: – “Chị ở huyện nào Hưng Yên thế?”. Chị trả lời: – “Tôi ở Hồng Quang, Ân Thi.”. Tôi cười: -“Em ở Quang Vinh… Vậy chị bảo cháu đến xem nhà rồi chọn ngày dọn đến ở.”.

Tối, tôi sững người khi con trai chị vào xem nhà vì chính là cậu thanh niên đang thuê nhà bên cạnh.

Bốn ngày sau, Vũ Tiệp đặt vấn đề: – “Chú cho vợ chồng cháu thuê phòng trên tầng 3 được không ạ? Thuê tầng 1 thì hơi khó khăn về ngân sách với vợ chồng cháu.”. Chả hiểu sao tôi lại đồng ý.

Đầu năm 2018, Ngô Tiến Vinh đến chúc Tết, tôi điện Vũ Tiệp về ngồi cùng. Nghĩ đến 2 giấc mơ, tôi hỏi Vũ Tiệp: – “Nhà cháu có 2 chị em à?”. Vũ Tiệp trả lời: – “Vâng. Nhưng chị cháu sống trong Nam.”. Tôi hỏi tiếp: – “Bố cháu ít nói lắm hả?”. Vũ Tiệp xác nhận: – “Vâng. Bố cháu hiền lắm. Mẹ cháu quán xuyến mọi việc trong nhà.”. Tôi gật gù một lúc rồi hỏi: – “Nền nhà cháu cao hơn nền nhà hàng xóm à?”. Vũ Tiệp giật mình: – “Sao chú biết ạ?”. Tôi đọc to nhật ký trên zalo của tôi về 2 giấc mơ rồi đưa điện thoại cho Vũ Tiệp xem. Vũ Tiệp thẫn mặt nói: – “Lạ quá chú ạ.”. Ngô Tiến Vinh nói với Vũ Tiệp: – “Thời gian đầu làm chỗ chú, nghe chú nói chuyện tâm linh em không tin nhưng hơn 4 năm sống cạnh chú, mắt thấy tai nghe nhiều chuyện em mới tin.”. Thật tiếc, hôm đó 3 chú cháu uống nhiệt tình quá, tôi đã say mà lỡ tay xóa mất nhật ký trên zalo về 2 giấc mơ trên.

Cũng vì sự trùng lặp đến khó tin về 2 giấc mơ nên tôi hỏi ngày, giờ sinh của Vũ Tiệp để coi Tử Vi của cháu. Không có số làm thầy, không được phép “tiết lộ thiên cơ” nên tôi tế nhị: – “Chú nhiều tuổi nên hay mất ngủ. Đêm đêm nghe số lần giật bồn cầu trên tầng 3 nhiều quá, chú e thận các cháu có vấn đề. Hai đứa nên đi khám để nhanh có cháu cho bố mẹ bồng.”. Vũ Tiệp không hiểu ý tôi nên vâng dạ miễn cưỡng, vài ngày sau, buộc tôi nói thẳng: – “Nhìn lá số Tử Vi của cháu, đường vợ con vất vả đấy. Có bệnh thì vái tứ phương. Vừa chịu khó chữa chạy, vừa thành tâm nơi cửa Mẫu để hy vọng sớm có niềm vui cho bố mẹ.”. Thi thoảng tôi lại nhắc Vũ Tiệp về quê thì bớt chút thời gian ra chùa làng Đá, cách nhà cháu 10km hoặc vào đền Mẫu ở thành phố Hưng Yên dâng hương xin Mẫu ban lộc con cái. Tôi tag tên Vũ Tiệp vào comment ở bài TRUYỀN THUYẾT VỀ NGÔI CHÙA LÀNG ĐÁ để Vũ Tiệp đọc nhưng thật tiếc, hình như Vũ Tiệp chưa tin.

TẠI SAO CHÚNG TA NẰM MƠ? Có bao nhiêu loại giấc mơ? - Ngủ Ngon Sống Trọn

4. CHUYỆN VÀI GIẤC MƠ

Trên facebook ngày 31 tháng 03.2013, lúc 15:18, tôi có viết:

Đêm qua ngủ mơ thấy Trung xin cho quay lại làm việc. Mình lắc đầu bảo Trung là Vinh có nghỉ việc đâu mà cần người. Trên đường từ quê lên, nghĩ tới giấc mơ, mình cười cười vì cho đó là mơ vớ mơ vẩn.

Trưa nay ăn cơm, thấy Ngô Tiến Vinh đề nghị: Chú cho cháu làm tiếp vì chỗ kia cháu bị nhỡ mấy ngày nên họ không nhận nữa. Mình giật thót người vì sự chính xác của giấc mơ.

Thật sự, mình đã gặp khá nhiều giấc mơ “báo trước” như thế này.

Ngày 31 tháng 03 năm 2019, facebook nhắc những kỷ niệm của 6 năm về trước, trong đó có status trên, khiến tôi nhớ lại những dòng status gần đây, lúc 14:01, ngày 27 tháng 01.2019:

“Trưa nay, 27 tháng 01 năm 2019, tranh thủ chợp mắt, “gặp” giấc mơ lạ lắm:

Về quê, gặp anh Đoan (bác Ban) ở ngõ nhà anh Bốn (bác Lưu), anh hỏi: – Chú không vào bà Sắt à? Tôi trả lời: – Chốc em vào. Anh cười: – Có vụ gì mà thậm thụt thế. Tôi nhát gừng: – Có gì đâu anh. Em đợi bác Ngã và chú Tân cùng vào. Anh nhìn tôi, nhắc: – Ăn diện trai lơ thế này trông nhố nhăng lắm. Thay quần áo khác đi, không làng xóm người ta chửi cho đấy. Tôi cười: – Vâng. Rồi lững thững vào làng.

Vào nhà anh Đặng Văn Thắng, thấy mọi người tụ tập ăn uống đông vui lắm, đầy hoa quả, bánh kẹo trong buồng. Mấy thằng cháu chạy ra hỏi: – Bánh này người ta cho cậu à? Tôi trả lời: – Cậu mua chứ ai cho. Lạ là không thấy bác Sắt gái đâu, chỉ thấy con cháu ngồi ăn uống, đông và vui lắm. Đang phân vân thì anh Thắng hỏi: – Chú trầm tư gì thế? Tôi ấp úng: – Có gì đâu anh. Anh cười: – Chú lại lo cho tao à? Giật mình vì thấy anh cười lạ lắm.

Rồi tỉnh giấc.

Ghi lại và để ở chế độ MÌNH TÔI để kiểm chứng.

(Tang thêm Đặng Quang Hiệp để cùng kiểm chứng.)”

Sở dĩ tôi hoang mang vì bác dâu tôi đã trên 90 tuổi nên khi về quê ăn Tết, (01/02/2019 – 27 tháng Chạp), tôi nói với anh Đặng Văn Thắng: – Bà có khỏe không bác? Hôm trước, em mơ giấc mơ lạ lắm. Rồi vào facebook, tìm status đó đưa điện thoại cho anh Đặng Văn Thắng đọc. Anh thần người một lúc rồi nói: – Bà khỏe. Tôi hỏi: – Em mơ thấy anh em con cháu ngồi ăn uống, cười nói vui vẻ lắm. Anh ngẩn người một lúc rồi chậm rãi: – Ừ. Đúng rồi. Mồng 2 Tết, bọn anh sẽ tổ chức lễ Đại Thượng Thọ cho bà. Tôi thở phào như đã trút được gánh nặng. Nhưng còn câu: – Chú lại lo cho tao à? và nụ cười rất lạ của anh trong giấc mơ? Tôi nói những băn khoăn với anh và giật thót người khi nghe anh buồn bã: – Anh vừa khám tổng quát, nhiều bệnh lắm. Chị chú gầm lên khi xem bệnh án, bắt anh bỏ rượu, kiêng cữ nhiều thứ và uống thuốc đầy đủ theo lời bác sĩ. Rồi anh kể lô lốc những bệnh mà anh cần điều trị. Cũng may là những bệnh đó không nguy hiểm đến tính mạng.

Tôi cũng chép thêm vào đây những dòng tâm trạng của tôi trên trang facebook cá nhân ngày 01 tháng 01 năm 2014 để thêm tư liệu cho những ai yêu thích, muốn tìm hiểu về thế giới tâm linh:

“Đêm 24 tháng 12 năm 2013, nằm mơ về quê một mình. Không hiểu vì lý do gì mà mình cứ lững thững vào ngôi nhà cũ của bố mẹ. Giật mình khi thấy Đặng Quang Hiệp, cháu đích tôn của bác ruột mình, đang ngồi trên bàn thờ khư khư ôm bát nhang. Mình hốt hoảng đuổi cháu xuống nhưng cháu gân cổ cãi: – “Đó là việc cháu phải làm. Ông mặc kệ cháu.” Nhìn sang bên, thấy anh trưởng của mình cứ đứng trân trân nhìn cháu Hiệp, mình định nói: – “Nhà của anh sao anh lại để cháu leo lên làm bậy như thế? Anh đuổi cháu xuống ngay đi!” Nhưng mãi ú ớ, không tài nào nói được. Phải một lúc lâu, chắc anh trưởng lúc đấy mới hiểu ý mình định nói nên thủng thẳng:

– Không phải việc của mày!

Tỉnh giấc, cứ mãi phân vân.

Trưa 25 tháng 12 năm 2013, ngồi ăn cơm với mọi người, mình phàn nàn về giấc mơ “gở” đó và nói với chị gái và anh rể Trần Tiến: – “Em nửa phân vân là ông Ba sẽ đi trong năm nay nên cháu Hiệp mới khư khư ôm bát nhang như thế nhưng lại phân vân là sao cháu ôm bát nhang nhà bác Sao mà không phải bát nhang nhà cháu Hiệp? Chẳng lẽ giấc mộng đó có liên quan tới cả bác Sao?”

Tối 26 tháng 12 năm 2013, cháu Đặng Quang Hiệp có việc lên Hà Nội, tạt vào nhà nhờ mình chút chuyện, mình hoảng hốt khi nghe cháu nói: – “Cụ ông ở nhà bị ngã, tưởng là đi hôm qua ông ạ! May mà hôm nay cụ khỏe lại nhiều rồi!”

Sáng 29 tháng 12 năm 2013, ra thăm Ông, thấy giọng Ông có phần méo nhưng mình vẫn cứ hy vọng Ông sẽ qua được để con cháu tổ chức mừng đại thượng thọ (90 tuổi) cho Ông vào ngày Mồng Bốn tết năm Giáp Ngọ.

Sáng nay, các anh chị ở quê điện lên báo Ông đã đi rồi.

Giờ tranh thủ sắp xếp công việc để chiều về quê chịu tang bác ruột!”

&.
Thưa quý vị!

Hơn một lần tôi đã tâm sự: Đây chỉ là quan điểm cá nhân của tôi về niềm tin tín ngưỡng, tuyệt không có ý đồ rủ rê lôi kéo bất kỳ ai tin vào thuyết Thiên Mệnh, vì thế, tin hay không là tùy ở quý vị, tôi không có “trách nhiệm” phải tranh luận với quý vị để bảo vệ niềm tin của mình.

Viết bài này, kể lại vài chuyện “người thực việc thực” có liên quan tới tôi về thuyết Thiên Mệnh vừa để củng cố niềm tin tín ngưỡng trong tôi, cũng là để tâm sự với quý vị nào có niềm tin giống tôi được nghe những câu chuyện “người thực việc thực”, niềm tin sẽ thêm vững chắc.

Hà Nội, sáng 15 tháng 05.2019

The post Kể thêm vài chuyện… của tôi appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102870
Vài mạn đàm về câu “49 chưa qua 53 đã tới” https://caphethubay.net/van-hoa/vai-man-dam-ve-cau-49-chua-qua-53-da-toi_102843.caphe Mon, 29 Aug 2022 12:20:01 +0000 https://caphethubay.net/?p=102843 Sau 2 bài viết “Vơ vẩn về chuyện Ngựa muốn hóa Rồng” và “Vài lan man về Hạn kỳ 48-54 tuổi của ông Chu Ngọc Anh”, tôi nhận được một số chất vấn căn cứ vào những tài liệu nào để tôi đưa ra luận điểm: - Cổ nhân chủ tâm nhắc nhở: giai đoạn

The post Vài mạn đàm về câu “49 chưa qua 53 đã tới” appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Sau 2 bài viết “Vơ vẩn về chuyện Ngựa muốn hóa Rồng” và “Vài lan man về Hạn kỳ 48-54 tuổi của ông Chu Ngọc Anh”, tôi nhận được một số chất vấn căn cứ vào những tài liệu nào để tôi đưa ra luận điểm: – Cổ nhân chủ tâm nhắc nhở: giai đoạn từ 48 đến 54 tuổi hãy chủ ý buông bỏ Tham – Sân – Si, sống thiện tâm, tạo nhiều phúc lành giúp đỡ chúng sinh để tự tiêu trừ Họa Nghiệp sẽ quật vào các năm 57, 58, 59 tuổi nếu đương số Phúc báo được hưởng quá mỏng?

Xin thưa đấy là suy luận của riêng tôi dựa vào những quan sát, ghi chép của tôi từ các mối quan hệ nơi tôi sinh sống và thu lượm trên các phương tiện truyền thông về những người ở độ tuổi có liên quan tới 2 câu: “49 chưa qua 53 đã tới” và “lợi 48 thiệt 54” mà cổ nhân đã đúc kết.

Tôi cũng đã tìm kiếm trên google luận giải về 2 câu: “Lợi 48 thiệt 54” và “49 chưa qua 53 đã tới” vì sách tôi đã đọc chưa có cuốn nào viết về 2 câu này để tham khảo nhưng tôi không tìm thấy bất cứ lời luận giải nào về câu “Lợi 48 thiệt 54” nên tự đối chiếu vận hạn của những người tôi đã biết qua tiếp xúc, qua nghe kể và đọc được trên các phương tiện truyền thông … để xác tín đúc kết của cổ nhân về câu “Lợi 48 thiệt 54” theo kết quả tự kiểm chứng: 48 tuổi được hưởng nhiều lợi lộc thì 54 tuổi sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại về người hoặc của. Còn câu: “49 chưa qua 53 đã đến” thì rất nhiều trang web về văn hóa tâm linh có giải thích, nhưng phần lớn không thuyết phục, thậm chí có những luận giải còn rất vớ vẩn, ngô nghê, dù bài viết nêu rõ nguồn trích dẫn với những tên tuổi tầm cỡ trong “giới” nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng dân gian.

Mời quý vị cùng tôi điểm qua 3 cách lý giải được nhiều trang website văn hóa tâm linh đăng tải để tìm câu trả lời: Những luận giải về câu “49 chưa qua 53 đã đến” đó có đáng tin?

BST] 909+ Hình ảnh con trai buồn cô đơn mang nhiều tâm sự - Toán Thầy Định

1. Ông Lương Gia Tĩnh, Viện phó Viện Phật Giáo Học Việt Nam:

– “49 là năm “hạn” Tam Tai, còn 53 là tuổi Kim Lâu. Hai “hạn” này đều nặng, tránh làm việc lớn.”

Đây là cách giải thích ổn nhất, tuy ông Lương Gia Tĩnh cho rằng “49 (tuổi) là năm “hạn” Tam Tai” là khiên cưỡng vì năm 49 tuổi là Hạn của năm TUỔI, có sao Thái Tuế chủ về quan sự, khẩu thiệt, hao tốn tiền bạc, ốm đau, tang chế, chỉ có 4 tuổi: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi vừa là Hạn của năm Tuổi vừa là Hạn Tam Tai (tai họa vào 3 năm liên tiếp) nhưng để dễ hiểu với người không hiểu về các thuật ngữ trong tín ngưỡng dân gian thì ông Lương Gia Tĩnh gộp cả 12 tuổi vào năm Hạn Tam Tai ở tuổi 49 có thể chấp nhận được.

Thực ra, năm 49 tuổi là Hạn năm Tuổi, có sao Thái Tuế chủ về quan sự, khẩu thiệt, hao tốn tiền bạc, ốm đau, tang chế,… nhưng nặng hơn các Hạn năm tuổi khác bởi nam giới chịu thêm Hạn sao Thái Bạch và 4 tuổi: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi còn chịu thêm Hạn Tam Tai. Cả 3 loại Hạn này đều thuộc hạng nặng nên Hạn chồng Hạn mà năm 49 tuổi người ta mới sợ hơn các Hạn năm Tuổi khác.

Còn năm 53 tuổi đúng là năm Kim Lâu, năm có nhiều sao xấu, gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng và những việc trọng đại của đời người.
Nếu xét về Hạn năm 49 tuổi thì nam giới thường bị ảnh hưởng nặng hơn nữ giới bởi nam giới chịu thêm Hạn sao Thái Bạch và nặng nhất là nam giới 4 tuổi: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi vì phải chịu tiếp thêm Hạn Tam Tai, trong khi nữ giới được sao Thái Âm phù trợ. Ngược lại, ở tuổi 53 nam giới được sao Thái Âm phù trợ còn nữ giới lại bị sao Thái Bạch tác họa nên ở tuổi 53 Hạn ở nữ giới thường nặng hơn nam giới. Đấy là xét trên lý thuyết, còn thực tiễn thì Hạn nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố “hội tụ nhân duyên” ảnh hưởng nhiều nhất tới Phúc Báo hay Quả Báo của mỗi người.

Cũng lưu ý với bạn đọc về cách tính năm Kim Lâu: Cách thứ nhất là cách của dân gian thường tính những năm tuổi âm lịch có số đuôi: 1, 3, 6, 8 là năm Kim Lâu, tuy cách này chưa thật chuẩn nhưng có thể dùng được. Cách thứ 2, cách các thầy lý số thường dùng là lấy tuổi âm lịch chia cho 9, nếu có số dư: 1, 3, 6, 8 thì năm đó mới tính là năm Kim Lâu.

50 ảnh trai đẹp ở Việt Nam - Tải ảnh đẹp miễn phí

2. Chuyên gia phong thủy Trần Ngọc Kiệm:

– “Theo quy luật của tạo hóa thì từ khi thai nghén, con người đã theo chu kỳ 7×7. Theo đó, các mốc có số 7 như 7 giờ, 7 ngày, 7 tuần, 7 tháng, 7 năm đều đánh dấu sự thay đổi quan trọng. Cụ thể, 7 năm thứ nhất phát triển chiều ngang, 7 năm thứ hai phát triển chiều cao, 7 năm thứ ba phát dục, 7 năm thứ tư phát triển cơ bắp, 7 năm thứ năm phát triển trí tuệ, 7 năm thứ sáu phát triển toàn diện, 7 năm thứ bảy dừng lại, ổn định, dần suy giảm. Mà 7 x 7 = 49 sẽ hết một chu kỳ, có thể sẽ bị diệt vong, cũng có thể sẽ phát triển chu kỳ tiếp theo.

Đó là sự sinh, còn xét ở sự tử thì khi con người mất đi cũng theo luật tạo hóa, cái gì sinh trước sẽ mất trước, sinh sau mất sau. Do đó, người ta mới có lễ Tứ Cửu (49 ngày). Cũng theo quy luật đó thì hết vòng 49, 53 thì mọi sự lại tốt đẹp, hồi xuân”.

Đây là cách giải thích rất “bá đạo”, nói bừa, nói lấy được. Nếu theo cách “luận giải” của “Chuyên gia phong thủy” Trần Ngọc Kiệm thì khi áp dụng vào đối tượng khảo cứu là NGƯỜI sẽ hiểu 7 năm đầu sinh ra, đứa trẻ (người) phát triển bề ngang, từ 8 tuổi đến 14 tuổi đứa trẻ (người) phát triển chiều cao, từ 15 đến 21 tuổi đứa trẻ (người) phát dục…. Như thế rất nhảm nhí, phản thực tế, phản khoa học. Lại nữa: “xét ở sự tử thì khi con người mất đi cũng theo luật tạo hóa, cái gì sinh trước sẽ mất trước, sinh sau mất sau. Do đó, người ta mới có lễ Tứ Cửu (49 ngày). Cũng theo quy luật đó thì hết vòng 49, 53 thì mọi sự lại tốt đẹp, hồi xuân”. Ông “Chuyên gia phong thủy” Trần Ngọc Kiệm không cho bạn đọc biết “cái gì” mà ông nói cụ thể là cái nào? Quy luật sinh – diệt cụ thể của “cái gì” ra sao? Và buồn cười hơn nữa là Lễ Tứ Cửu (còn gọi là Chung Thất) là Lễ cúng 7 lần giỗ vía người mới chết (theo nghi lễ Đạo giáo thì tính từ ngày chết, cứ 7 ngày phải cúng 1 giỗ cho một vía, sau 7 lần giỗ vía (ngày 49) thì người chết mới được siêu độ để chuẩn bị bước tiếp vào vòng luân hồi nhưng để giản tiện người Việt Nam ta chỉ cúng giỗ lần thứ 7) ông Trần Ngọc Kiệm cũng lôi vào “ăn ké” để “biện giải” về Hạn tuổi 49, Hạn tuổi 53 mặc dù Lễ Tứ Cửu chả dính dáng tới lời giải thích về Hạn kỳ 49-53!

Đây là cách tung hỏa mù làm rối trí người đọc bởi những dẫn giải ngô nghê, vớ vẩn chẳng ăn nhập gì với câu: “49 chưa qua 53 đã đến”, đã làm méo mó ý nghĩa thực của câu ngạn ngữ “49 chưa qua 53 đã đến” mà Ông Cha ta lưu ý con cháu: Đó là những năm có nhiều sao xấu, gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể nguy hại tới tính mạng và ảnh hưởng xấu với những việc trọng đại của đời người nên làm việc gì cũng phải thật cẩn trọng.

Tôi không hiểu “Chuyên gia phong thủy” Trần Ngọc Kiệm có hiểu được những điều ông đã nói (viết) hay không và ông nói (viết) như thế để làm gì?!

Ảnh Trai Đẹp Việt Nam 2022❤ 1001 Hình Hot Boy Việt Nam

3. Giáo sư Nguyễn Trường Tiến, Hội Cơ học Đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam:

– “Câu “49 chưa qua, 53 đã tới” mang ý nghĩa phiếm chỉ một loạt tuổi từ 49 – 53 chứ không hoàn toàn gói gọn trong hai tuổi ấy. Xét về mặt khoa học, ở vào khoảng tuổi này đồng nghĩa với việc người ta đã bước sang nửa kia của đời người. Sức khỏe bắt đầu giảm sút, sức đề kháng kém hơn, nguy cơ ngã bệnh cao hơn, xương cốt yếu hơn… Do đó mà nhiều người bị bệnh, thậm chí là thiệt mạng.

Về mặt tâm linh, từ tuổi 49 – 53 ứng vào con số 5 (là số ngũ hành, gồm sinh – lão – bệnh – tử – sinh). Nếu ai đó vượt qua được nghĩa là họ đã thay đổi nhịp sinh học để bước vào một chu kỳ phát triển mới trong đời.”

Tôi thấy rất lạ khi Giáo sư Nguyễn Trường Tiến khẳng định “Về mặt tâm linh, từ tuổi 49 đến 53 ứng vào con số 5” mà không đưa ra lời lý giải tại sao 5 độ tuổi đó lại ứng vào con số 5? Chắc Giáo sư gán 5 tuổi 49, 50, 51, 52, 53 là số Ngũ hành vì 5 độ tuổi đó có số đếm tương ứng với 5 hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ? Vậy nếu suy diễn theo cách của Giáo sư Nguyễn Trường Tiến thì từ tuổi 48 đến 54 sẽ ứng vào con số 7? và con số 7 đó ứng vào số nào? Các tuổi 49, 50, 51, 52, 53 trong “tổ hợp con số 7” có còn là số Ngũ hành? Giáo sư giải thích thế nào khi cùng 1 tuổi lúc ứng với số này lúc ứng với số khác? lúc là số Ngũ hành lúc lại không là số Ngũ hành?

Có lẽ Giáo sư Nguyễn Trường Tiến làm trong ngành xây dựng, thấy mọi người chuộng cầu thang 5 bậc vì cầu thang 5 bậc thể hiện đầy đủ các yếu tố thuận lợi của Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nên khi đếm từ 49 đến 53 có 5 độ tuổi liền gán là số Ngũ hành? Sợ người đọc, người nghe không hiểu số Ngũ hành là gì nên ông chua thêm: (là số ngũ hành, gồm: Sinh – Lão – Bệnh – Tử – Sinh)? Trời! Sinh – Lão – Bệnh – Tử là quy luật tự nhiên của đời người và người ta áp dụng trình tự quy luật đó vào ứng dụng trong phong thủy, ví như số tầng (lầu) ngôi nhà, số bậc cầu thang,… tránh số 4 là số Tử (chết) để mong đem lại may mắn, tốt đẹp cho gia chủ, Giáo sư Nguyễn Trường Tiến lại đem ứng dụng vào độ tuổi của con người?! Nếu thế thì tuổi 49, 53 “được” rơi vào chữ Sinh là Tốt Đẹp, lại còn là “số Ngũ hành” nữa thì thật hoàn mỹ? Vậy cổ nhân lưu ý con cháu phải cẩn trọng ở 2 tuổi này làm gì? Mà thực tế thì ai cũng biết ở 2 tuổi 49, 53 là dễ sảy ra mất mát đau thương hơn hẳn các năm tuổi khác!

Tôi không biết các bài đăng trên các trang web đó trích dẫn đúng nguyên văn lời Giáo sư Nguyễn Trường Tiến hay đã “biên tập” lại? Nếu họ trích dẫn đúng nguyên văn lời Giáo sư Nguyễn Trường Tiến thì hệ lụy của nói ẩu, viết ẩu sẽ rất nguy hại tới nhận thức chung về văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng, nhất là khi tác giả là người mang học hàm Giáo sư!

Hà Nội, sáng 21 tháng 06-2022

Đặng Xuân Xuyến

The post Vài mạn đàm về câu “49 chưa qua 53 đã tới” appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102843
Người sát âm là người như thế nào https://caphethubay.net/van-hoa/nguoi-sat-am-la-nguoi-nhu-the-nao_102836.caphe Mon, 29 Aug 2022 12:11:51 +0000 https://caphethubay.net/?p=102836 Theo tín ngưỡng dân gian thì người Sát Âm là người có thể nhìn thấy người âm, thậm chí nghe được người âm nói chuyện nhưng không giao tiếp (trò chuyện) được với người âm. Điểm đặc biệt ở người Sát Âm là dễ bị các âm linh mượn xác để nhập vong. Còn những

The post Người sát âm là người như thế nào appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Theo tín ngưỡng dân gian thì người Sát Âm là người có thể nhìn thấy người âm, thậm chí nghe được người âm nói chuyện nhưng không giao tiếp (trò chuyện) được với người âm. Điểm đặc biệt ở người Sát Âm là dễ bị các âm linh mượn xác để nhập vong. Còn những người hoặc “có cốt tiên” (là những “tiên cô tiên cậu”, những “nguyên thần”… ở cõi Trời vì lý do nào đó mà đầu thai chuyển kiếp xuống cõi Trần), hoặc là “người của Tứ Phủ”, có số “Mở phủ trình đồng” thì có thể giao tiếp với người âm, thậm chí còn tương tác tình cảm (ái, ố, hỉ, nộ) với người âm như hai người ở cùng một cõi.

Ngoại trừ những người có khả năng giao tiếp ngôn ngữ nói với người âm – là nhóm người rất ít trong xã hội, có thể chuyện trò, tương tác với người âm như 2 người đang sống mà không lo sợ sẽ bị người âm “bắt hồn” về cõi Âm ti – Địa phủ, ví như giấc mơ trong câu chuyện sau:

“Hoảng hốt thấy tủ sách cạnh cầu thang không còn. Nhìn vào thì phòng trống trơn. Định lên tầng thì một nhóc trai trong xó nhà vọt chạy. Đuổi theo nhưng không kịp, quay về lại thấy bố con anh Quý cùng 1 thanh niên đang dọn phòng.

Định đi ngủ thì 5 thanh niên vào chào tạm biệt.

Hỏi: – Các cậu là ai?

Áo đen trả lời: – Quấy quả anh đủ rồi.

Áo vàng cười nhạt: – Anh tò mò thế.

Giật mình hỏi: – Là mấy vong vẫn trêu tôi?

Áo trắng toét miệng: – Biết làm gì?

Sợ quá, tỉnh giấc. Ngó đồng hồ: 3 giờ 45.

Người mệt nên mơ vậy?

Ghi lại để kiểm chứng.”

Hình ảnh đêm buồn

– Thì những người khác (số đông trong xã hội) như: người Sát Âm, người không thuộc người Sát Âm, cũng không thuộc người “cốt tiên”, không thuộc “người Tứ phủ” sẽ không thể trò chuyện với người âm. Trong giấc mơ gặp người âm, những người thuộc nhóm này không chuyện trò, tương tác được với người âm mà chỉ có thể hoặc người âm nói còn người dương nghe, hoặc người dương nói còn người âm nghe, hoặc có những tương tác về hành động nhưng tuyệt không có trao đổi về ngôn ngữ nói giữa 2 người, ví như giấc mơ trong câu chuyện dưới đây:

“Đêm qua, khi lơ mơ ngủ thấy lởn vởn bóng người ngồi xuống giường, cười lẳng lơ, tình tứ lắm”. Tự dưng lại có ý thích kỳ quặc: muốn hôn người âm xem cảm giác thế nào, liền nháy mắt, mời gọi. Khuôn mặt xinh xinh cúi xuống, phả làn hơi lạnh ẩm ướt vào mặt, liền giật mình hoảng hốt: nếu bị hút hết dương khí thì sao? liền đẩy khuôn mặt đó ra nhưng không được. Bực, chửi: – “Mẹ mày! Muốn đọa xuống chín tầng địa ngục à!”. Khuôn mặt đó liền nhòa đi rồi biến mất.

Tỉnh giấc, không biết là mơ hay đã gặp người âm thật. Từ sáng đến giờ, thi thoảng nghĩ đến giấc mơ vẫn thấy lạnh người. Nên nếu ai đó trong nhóm người này “đột nhiên” có cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ nói với người âm thì người đó đã “bị âm linh bắt hồn”, sự sống chỉ còn được tính theo ngày, theo tháng.

Cũng lưu ý rằng, môn Tử Vi Trung Quốc có sao Âm Sát, là sao của linh giới thuộc nguyệt hệ, chỉ đóng ở các cung: Dần, Tí, Tuất, Thân, Ngọ, Thìn, được an theo tháng, thứ tự an như sau: 1 (7): Dần, 2 (8): Tí, 3 (9): Tuất, 4 (10): Thân, 5 (11): Ngọ, 6 (12): Thìn. Sao Âm Sát không thuận cho cuộc sống của người phàm tục nên Âm Sát đóng ở đâu sẽ đem đến những cản trở, những phiền toái, thậm chí là bất hạnh cho nơi Âm Sát cư trú. Ví dụ: Âm Sát đóng tại Điền Trạch thì nhà cửa thường có ma quỷ. Âm Sát đóng tại Quan Lộc thì hay dính vào mê muội mà phá nát sự nghiệp, gia đình. Âm Sát đóng tại Phu Thê thì hôn nhân dễ gặp cảnh âm dương cách biệt. Âm Sát đóng tại Thiên Di thì thường là người cô độc, ngại giao tiếp, mê muội với những chuyện hư ảo…

Tử Vi Việt Nam không có sao Âm Sát nhưng trong tín ngưỡng của người Việt thì có người Sát Âm, đó là những người thường không may mắn trong cuộc sống, hay gặp những chuyện nằm ngoài khả năng chế ngự của con người.

Người Sát Âm có thể là người “yếu bóng vía” nhưng không hẳn tất cả những người Sát Âm đều là người “yếu bóng vía”.

Hà Nội, ngày 26 tháng 05-2021

Đặng Xuân Xuyến

The post Người sát âm là người như thế nào appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102836
Tản mạn về câu Tam Nam Bất Phú https://caphethubay.net/van-hoa/tan-man-ve-cau-tam-nam-bat-phu_102826.caphe Sat, 27 Aug 2022 07:13:44 +0000 https://caphethubay.net/?p=102826 Ngạn ngữ người Việt có câu: “Tam nam bất phú Tứ nữ bất bần” Hiểu đơn giản: Gia đình nào sinh được (chỉ) 3 người con trai thì gia đình đó không thể giàu. Còn gia đình nào sinh được (chỉ) 4 người con gái thì gia đình đó không thể nghèo. Lý do: Con

The post Tản mạn về câu Tam Nam Bất Phú appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Ngạn ngữ người Việt có câu:

Tam nam bất phú
Tứ nữ bất bần

Tam Nam Bất Phú” - Đúng Hay Không?

Hiểu đơn giản: Gia đình nào sinh được (chỉ) 3 người con trai thì gia đình đó không thể giàu. Còn gia đình nào sinh được (chỉ) 4 người con gái thì gia đình đó không thể nghèo.

Lý do: Con trai thường hay lêu lổng, không chí thú làm ăn, cha mẹ lại phải chi phí những việc lớn cho các “quý tử” như: Học hành, cưới vợ, làm nhà… nên tốn hết tiền bạc của cha mẹ đã kiến tạo, vì thế mới nghèo.

Con gái thường chịu thương chịu khó, cha mẹ không phải chi phí các việc lớn như gia đình có con trai nên tiền của tích góp được mà trở nên giàu. (Ngày xưa con gái không được đi học, khi lấy chồng thì cơ bản gia đình chồng lo cho đám cưới (thông qua thách cưới của họ nhà gái)

Đấy là hiểu đơn giản là sinh nhiều (3) con trai sẽ nghèo nhưng theo thiển nghĩ của tôi thì cổ nhân chỉ mượn câu “tam nam bất phú” để ám chỉ điều “huyền bí và tối kỵ” của con số 3 huyền cơ trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, nếu không đã không có câu “Tứ tử trình làng” để nói về sự vinh hoa phú quý của một gia đình khi sinh được bốn người con trai (?). Ngay trong câu “Tam nam bất phú / Tứ nữ bất bần” đã là một đôi câu đối hoàn chỉnh về sự huyền bí (sinh, tử, sang, hèn…) của các con số 3 và 4 trong tín điều của người Việt. Rất tiếc, tôi mò mẫm mà đoán vậy, chứ trình độ và sự hiểu biết của tôi chỉ a bờ tờ nên không thể hiểu để lý giải được ẩn ý của người xưa khi nhắc tới con số 3 trong “tam nam bất phú”, vì thế mới giãi bày lên đây để mong nhận được sự chỉ giáo quý báu của quý vị.

Trở lại với câu ngạn ngữ: Tam nam bất phú / Tứ nữ bất bần xem thực tế (chỉ có 3 trai hoặc 4 gái) có phải vậy không?

Thật sự rất khó đưa ra câu trả lời vì nếp sống bao đời của người Việt về đường con cái là phải “có nếp có tẻ”, phải có “thằng cu nối dõi” nên sẽ rất hiếm trường hợp nhà “chỉ có 3 thằng con trai” hoặc “chỉ có 4 đứa con gái”. Vì thế , “đối tượng” tra cứu cần được mở rộng: Nhà có 3 anh em trai + 1, 2 chị (em) gái và nhà có 4 chị em gái + 1, 2 anh (em) trai.

Vậy trong trường hợp: 3 TRAI + 1, 2 GÁI thì lời đúc kết của cổ nhân có đúng thế không?

Tam nam bất phú” quyết hạ “tứ nữ bất bần” - Đài Truyền hình TP.HCM

Xin thưa: Không phải vậy! Thực tế, nhiều gia đình sinh 3 con trai mà kinh tế (bố mẹ) vẫn thuộc diện khá giả, có gia đình còn thuộc diện giàu “nứt đố đổ vách”, “tư sản hiện đại”. Sự giàu có đó còn kéo dài đến tận đời con, đời cháu sau này…

Vậy nên hiểu câu: “Tam nam bất phú” như thế nào? Theo thiển ý của người viết, chữ phú ở đây không nên hiểu theo nghĩa chỉ sự giàu có mà hiểu theo nghĩa chỉ sự phú quý thì mới thấy được “ẩn ý” mà cổ nhân đúc kết.

Qua kiểm chứng những gia đình có 3 anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em gái) tôi thấy thường sảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống

– Bất hòa trong gia đình, kể cả sau này khi 3 anh em trai đã yên bề gia thất.

– Tai họa xảy ra cho 1 trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa..

– Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.

Có lẽ, đây mới là điều mà cổ nhân đúc kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.

Tôi đã vào google để tra cứu những “liên quan” về câu ngạn ngữ TAM NAM BẤT PHÚ nhưng rất tiếc, kể cả làm thế nào để cải “tam nam bất phú” cũng không tìm được nên đành mạo muội đưa ra đề xuất như sau:

– Ba anh em trai nên sống xa nhau (về khoảng cách địa lý), càng xa càng tốt.

– Bố mẹ nên nhận một người con trai làm nghĩa tử, hoặc nếu bố mẹ khuất bóng rồi thì ba anh em cùng nhận thêm một anh hoặc em trai kết nghĩa.

– Nên làm con nuôi dòng họ khác (gia đình nghĩa phụ phải có con trai) để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại may mắn cho bản thân.

– Lấy đức để cải số.

Vài dòng tản mạn về câu thành ngữ: TAM NAM BẤT PHÚ, hy vọng sẽ nhận được chỉ giáo của mọi người để câu thành ngữ TAM NAM BẤT PHÚ không còn là nỗi ám ảnh, hãi sợ của nhân gian…

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2012

Đặng Xuân Xuyến

Bàn thêm về câu: ‘Tam nam bất phú’

Năm 2012, khi viết “Mạn Đàm Về Câu “Tam Nam Bất Phú“, tôi có đưa ra vài ý kiến:

Qua kiểm chứng những gia đình có 3 anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em gái) tôi thấy thường sảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống

– Bất hòa trong gia đình, kể cả sau này khi 3 anh em trai đã yên bề gia thất.

– Tai họa xảy ra cho 1 trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa..

– Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.

Có lẽ, đây mới là điều mà cổ nhân đúc kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.

Tôi đã vào google để tra cứu những “liên quan” về câu ngạn ngữ TAM NAM BẤT PHÚ nhưng rất tiếc, kể cả làm thế nào để cải “Tam nam bất phú” cũng không tìm được nên đành mạo muội đưa ra đề xuất như sau:

– Ba anh em trai nên sống xa nhau (về khoảng cách địa lý), càng xa càng tốt.

– Bố mẹ nên nhận một người con trai làm nghĩa tử, hoặc nếu bố mẹ khuất bóng rồi thì ba anh em cùng nhận thêm một anh hoặc em trai kết nghĩa.

– Nên làm con nuôi dòng họ khác (gia đình nghĩa phụ phải có con trai) để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại may mắn cho bản thân.

– Lấy đức để cải số.

Vài dòng tản mạn về câu thành ngữ: TAM NAM BẤT PHÚ, hy vọng sẽ nhận được chỉ giáo của mọi người để câu thành ngữ TAM NAM BẤT PHÚ không còn là nỗi ám ảnh, hãi sợ của nhân gian…”

Thời điểm đó chưa có tác giả nào lý giải về quan niệm của cổ nhân với câu “Tam nam bất phú” hiểu (tác họa cụ thể) như thế nào nên những luận giải của tôi chỉ dựa vào những chiêm nghiệm cá nhân khi tôi tự quan sát, tự khảo cứu gần một trăm gia đình có 3 anh em trai mà tôi được nghe, được biết.

Những kết luận tôi đã tổng kết trong bài viết “Mạn Đàm Về Câu “Tam Nam Bất Phú“” có phần còn “quá nhẹ” nếu đem đối chiếu với những trường hợp đặc biệt dưới đây:

Luận giải về "tam nam bất phú tứ nữ bất bần" chính xác nhất

1 – Tai họa xảy ra cho 1 trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa…

Trường hợp này nếu đem đối chiếu với anh em ông Dương Chí Dũng – Dương Tự Trọng thì trời xanh đã quá “nghiệt ngã” khi thẳng tay giáng đại họa xuống anh em nhà ông Dương Chí Dũng, biến “chuyện” của anh em họ thành bi kịch gia đình chỉ vì hai chữ “Tam Nam“:

Dương Chí Dũng (nguyên là Cục trưởng Cục Hàng hải) và Dương Tự Trọng (nguyên là Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng), là những người có địa vị trong xã hội nhưng số phận của anh em nhà họ Dương lại cực kỳ bi đát: Người anh bị tử hình, người em lĩnh án 16 năm tù giam, gia đình ly tán, khốn đốn. Không ít người ngậm ngùi cho anh em họ, nhất là người em Dương Tự Trọng đa tài, trọng tình trọng nghĩa. Người ta truy tìm căn nguyên dẫn đến “đại nạn” chết người đó nhưng đều không tìm được câu trả lời thỏa đáng. Và rồi người ta đành tặc lưỡi: Âu đó là số phận, là ý Trời.

Vâng! Nếu tin theo thuyết Định Mệnh thì đó là ý Trời, là sự sắp đặt của Thiên Mệnh mà con người chỉ là những số phận đã được lập trình sẵn, sẽ bất khả kháng,  vô thức mà tuân thủ. Và nếu biết được dưới 2 ông Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng, còn có một người em trai mất sớm do tai nạn giao thông thì những người tin vào thuyết Thiên Mệnh sẽ đỡ mất công vò đầu bứt trán để tìm câu trả lời tại sao đại họa lại rơi vào gia đình ông Dương Tự Trọng. Câu “Tam nam bất phú” đã linh nghiệm để giải thiêng tất cả những gì nhà họ Dương đã được hưởng phúc. Từ một gia đình thuộc diện “danh gia vọng tộc”, thoáng chốc họ trắng tay, trở thành “những kẻ tội đồ”.

 

2. – Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.

Ở trường hợp này nếu đem đối chiếu với ba anh em trai nhà danh hài Võ Hoài Linh thì “họa” đó quá bé nhỏ so với những gì mà anh em nhà danh hài đang phải hứng chịu:

Nghệ sĩ hài Hoài Linh, tên đầy đủ là Võ Nguyễn Hoài Linh, sinh năm 1969, là con trưởng của một gia đình có 6 anh chị em (3 trai, 3 gái). Là người tài danh và giàu có nhưng cuộc sống hôn nhân của Hoài Linh cũng gặp những phiền muộn không ai muốn có: Ly thân rồi ly hôn sau một thời gian chung sống. Trở về Việt Nam phát triển sự nghiệp, gặp Mr.Đàm (sinh năm 1971), khi anh chàng “thợ cắt tóc” Huỳnh Minh Hưng chuyên hát lót trong các chương trình ca nhạc, đang cố bắt chước cho thật giống cách lấy hơi nhả chữ và thần thái của diva Thanh Lam, để lấn chân vào “Sô Bít” Việt, “chàng” danh hài họ Võ tên Linh đã đem lòng cảm mến đặc biệt, rồi bỏ công bỏ của “đầu tư” để tạo nên một Đàm Vĩnh Hưng ca sĩ với những ca khúc nghe vừa lạ vừa quen, vừa đủ để gây ấn tượng mới mà lạ với khán thính giả: Bình minh sẽ mang em đi, Tình ơi xin ngủ yên, Một trái tim tình si

Từ “hiện tượng Bình minh sẽ mang em đi…”, Đàm Vĩnh Hưng vụt sáng thành ngôi sao, sở hữu lượng fan hùng hậu và được các fan cuồng phong tặng những mỹ từ: “Mít Tơ Đàm”, “Ông hoàng nhạc Việt”… Từ đấy, hễ nhắc tới Đàm Vĩnh Hưng là khán thính giả sẽ nhắc đến Võ Hoài Linh với trầm trồ câu phương ngữ: “Chỉ có đàn ông mới thật sự đem lại hạnh phúc cho đàn ông!”

Giải đáp thắc mắc sinh 3 con trai có sao không? Có “tam nam bất phú”? -  Trang Giới Thiệu Tốp Hàng Đầu Việt Nam

Rồi người em trai út của anh, ca sĩ Dương Triệu Vũ, sinh năm 1984, đẹp trai, hát hay, cũng từng đăng đàn bố cáo trước cư dân mạng về tình cảm anh (Dương Triệu Vũ) dành cho Đàm Vĩnh Hưng “có lẽ là tình yêu“, còn nồng ấm hơn tình tri kỉ và tuyên bố “không có ý định lấy vợ”.

Một gia đình có 3 người con trai mà tới 2 người gặp những trái ngang, trắc trở trong hôn nhân truyền thống thì quả thật tạo hóa đã quá nghiệt ngã với 3 anh em nhà họ Võ.

Chưa dừng lại chuyện hôn nhân gặp trắc trở, trái ngang thì những lùm xùm trên mạng gần đây về Hoài Linh lại giáng những đòn chí mạng vào người con trai trưởng của gia đình họ Võ. Chưa thoát ra khỏi những cáo buộc của bà Nguyễn Phương Hằng (vợ của ông Huỳnh Uy Dũng, chủ sở hữu Khu du lịch Đại Nam) về mối quan hệ có nhiều nghi vấn cộng sinh với “thần y” Võ Hoàng Yên, người đang bị cư dân mạng quy tội là lừa đảo, gạt tiền, giết người,… thì Võ Hoài Linh lại dính tiếp những tố cáo “lợi dụng tự do tín ngưỡng” để hầu đồng trục lợi, làm biến tướng đạo thờ Mẫu của người Việt. Đặc biệt, những cáo buộc “ám chỉ” của bà Ma Sơ Vui Vẻ (Nguyễn Thị thu Hương) tố “H.L là con bóng già, bóng chúa, nuôi hơn 20 trai đẹp trong nhà bắt phục dịch tình dục để thỏa mãn dục tính mới giới thiệu cho bước chân vào “sô bít”…” có sức công phá cực mạnh, làm cộng đồng mạng sôi sục. Sóng trước chưa lặng, sóng sau đã dồn dập trào đến, cư dân mạng lại tiếp tục tố Hoài Linh “cố ý chiếm đoạt gần 14 tỷ đồng của các nhà hảo tâm quyên góp cứu trợ khẩn cấp đồng bào miền Trung bị bão lũ“… Sự nghiệp và danh tiếng của Hoài Linh đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm trong những làn sóng lên án, tẩy chay ngày càng cao của cộng đồng mạng.

3. Những đề xuất “hóa giải” vận xấu khi rơi vào thế “Tam nam bất phú” đề cập trong bài “Mạn Đàm Về Câu “Tam Nam Bất Phú“” như:

“- Ba anh em trai nên sống xa nhau (về khoảng cách địa lý), càng xa càng tốt.

– Bố mẹ nên nhận một người con trai làm nghĩa tử, hoặc nếu bố mẹ khuất bóng rồi thì ba anh em cùng nhận thêm một anh hoặc em trai kết nghĩa.

– Nên làm con nuôi dòng họ khác (gia đình nghĩa phụ phải có con trai) để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại may mắn cho bản thân.

– Lấy đức để cải số.”

sẽ tác động tích cực không nhiều và cũng rất khó để nhìn thấy nhân quả báo ứng cụ thể bởi mỗi người (chúng sinh) đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những khắc chế của luật Nhân Quả, đều phải tự chịu trách nhiệm với những việc đã làm từ các tiền kiếp. Câu “Đức năng thắng số” có giá trị rất lớn trong việc giáo dục con người hướng thiện, hành thiện nhưng những việc thiện ấy có góp phần cải số được không? cải số được nhiều hay ít thì không chỉ phụ thuộc vào những việc tích đức hành thiện đã làm tại kiếp này, mà còn phụ thuộc vào phúc báo được hưởng hay nghiệp quả phải trả ở kiếp này của mỗi người. Vì thế, cũng đừng nên mong phúc báo nhãn tiền khi làm việc thiện mà hãy cứ dốc lòng làm việc thiện, coi việc tích đức hành thiện như việc đem lại niềm vui nho nhỏ cho mình, cho người, cho cuộc sống thêm đáng yêu thì rồi tới một ngày sẽ tích tiểu thành đại, những việc thiện của quý vị sẽ thành công quả!

 

4. Lời kết:

Việc người viết nhắc tới gia đình ông Dương Tự Trọng và danh hài Võ Hoài Linh cùng những người thân của ông Võ Hoài Linh trong bài viết, hoàn toàn không có ý khơi lại nỗi đau hay làm tổn thương tới bất kỳ ai mà chỉ mượn những chuyện buồn đó (đã xuất hiện dày đặc trên các trang báo mạng) để cùng bạn đọc dùng yếu tố văn hóa tâm linh thử luận giải sự linh ứng (nếu có) của câu “Tam nam bất phú” sẽ tác họa tới số phận của con người trong vài trường hợp cụ thể.

Ông Dương Tự Trọng, ông Dương Chí Dũng công tội – đúng sai thế nào thì đã có những phán quyết của Tòa. Còn danh hài Võ Hoài Linh có phạm tội hay không? phạm những tội nào phải chờ các cơ quan chức năng điều tra kết luận. Điều tôi muốn lưu ý khi viết thêm vài suy nghĩ về câu “Tam nam bất phú” là: Sự khắc chế nghiêm ngặt của luật Nhân Quả thật quá tàn khốc, sẽ không chừa bất kỳ ai! Sự thành đạt dù đã đạt tới điểm “vua biết mặt“, “chúa biết tên“, “vạn vạn người ngưỡng mộ” nhưng nếu nghiệp tạo ra quá nặng thì tất sẽ bị “nghiệp quật” đến bầm dập tả tơi, thậm chí còn bị giáng xuống đại họa thành những bi kịch gia đình, sẽ xóa bằng sạch tất tật những thành quả do công đức đã vất vả tạo nên.

Căn nguyên để chúng sinh phải chịu báo ứng của nghiệp quả đều từ 3 chữ THAM – SÂN – SI mà ra, vì thế biết chế ngự, biết buông bỏ Tham – Sân – Si để bình thản trước sự chế tài công bằng đến khắc nghiệt của luật Nhân Quả là việc nên biết, nên làm, phải không thưa quý vị!

Đặng Xuân Xuyến

The post Tản mạn về câu Tam Nam Bất Phú appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102826