Cà Phê Thứ Bảy – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net Sat, 22 May 2021 01:56:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://caphethubay.net/tre_assets/uploads/2020/11/mfavicon-1-66x66.png Cà Phê Thứ Bảy – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net 32 32 188417353 Cho mùa điên điển se duyên https://caphethubay.net/ca-phe-thu-bay/cho-mua-dien-dien-se-duyen_15622.caphe Sat, 22 May 2021 01:56:44 +0000 https://caphethubay.net/?p=15622 Tồng ngồng điên điển trổ bông Khoe vàng sắc áo mênh mông nước dềnh Em giơ tay hái xống xênh Tôi nghiêng mắt liệng đổ lềnh ước ao Gió phơ gió phất lao xao Làm sao cho kịp nôn nao môi thề Dấu mòn mấy bận bờ đê Thèm luồng nước nổi mùa về cá

The post Cho mùa điên điển se duyên appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Tồng ngồng điên điển trổ bông
Khoe vàng sắc áo mênh mông nước dềnh
Em giơ tay hái xống xênh
Tôi nghiêng mắt liệng đổ lềnh ước ao

Thương bông điên điển lạc mùa…

Gió phơ gió phất lao xao
Làm sao cho kịp nôn nao môi thề
Dấu mòn mấy bận bờ đê
Thèm luồng nước nổi mùa về cá linh.

Đồng xa xoong chảo xập xình
Bông điên điển cũng giật mình rung rinh
Trời cao se chuyện chúng mình
Chờ con nước rước về dinh tính tình./.

The post Cho mùa điên điển se duyên appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
15622
Mưa nắng tháng tư https://caphethubay.net/ca-phe-thu-bay/mua-nang-thang-tu_15354.caphe Thu, 13 May 2021 08:53:38 +0000 https://caphethubay.net/?p=15354 Nắng thắp lửa trên nhành cây phượng vỹ Lối em về đỏ thắm những vòng xe … Thế rồi cơn mưa đầu mùa bất chợt ào đến không báo trước, và cũng chợt tạnh như cái cách mà nó đến. Mưa không đủ làm ướt đất, chỉ chạm vào rồi bốc hơi nhanh, làm cho

The post Mưa nắng tháng tư appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Nắng thắp lửa trên nhành cây phượng vỹ
Lối em về đỏ thắm những vòng xe …

Thế rồi cơn mưa đầu mùa bất chợt ào đến không báo trước, và cũng chợt tạnh như cái cách mà nó đến. Mưa không đủ làm ướt đất, chỉ chạm vào rồi bốc hơi nhanh, làm cho không gian có một mùi ngai ngái đặc trưng. Chẳng hiểu sao tôi lại thích cái mùi đặc biệt này, chắc có lẽ tôi vui vì cuối cùng những cơn mưa cũng đến. Mẹ nói hít hơi đất này vào dễ bị ốm lắm đây. Mà đúng thật, không biết là hít phải hơi đất hay do thời tiết giao mùa mà y như rằng tôi hay bị ốm vào đầu mùa mưa. Năm nào tôi cũng ốm một trận ra trò làm cho mẹ tôi khổ sở.

Chắc có lẽ vì thế mà trong ký ức của tôi, tháng tư là mùi hơi đất khi trời đang nắng bỗng chợt mưa rào và là mùi của nồi nước xông mẹ nấu cho tôi giải cảm. Đó không phải là thuốc gì ghê gớm, chỉ là nồi nước lá mà mẹ tôi gom ở vườn nhà. Tôi còn nhớ đó là lá chanh, lá bưởi, lá sả và có cả lá khế, lá ổi nữa. Chỉ cần nấu sôi, sau đó trùm chăn kín người và xông vài lần thì cơ thể cảm thấy khỏe lại ngay. Sau này xa nhà, mỗi lần bị ốm cứ nhớ ơi là nhớ cái mùi lá xông của mẹ, uống mọi loại thuốc rồi vẫn thấy mình vẫn chưa khỏi hẳn. Có thể nói nó như là một dạng nghiện, nghiện mùi tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ, nghiện mùi của cây cỏ vườn nhà sau những cơn mưa, cái mùi mà chỉ ở quê mới có.

Đắm chìm trong stt tháng 4, chào đón tia nắng đầu hè

Những ngày tháng tư tiếp theo là những cơn mưa chiều như trút nước. Mưa tưới vào những cánh đồng khô nứt nẻ, mưa tắm mát những hàng cây, gột sạch những bụi bẩn trên mái nhà, mưa thấm sâu vào lòng đất làm cho những hạt mầm ngủ sâu có dịp trồi lên. Cây cũng đâm chồi nảy lộc, cả không gian là một màu xanh mơn mởn. Có những chiều trời mưa ba tôi đi đặt lờ bắt cá. Đến khi về thì nồi cơm của mẹ cũng vừa chín tới. Mẹ lấy mớ cá và tôm tép nhỏ đem kho tộ, cá lớn thì nấu canh chua, bữa cơm những ngày mưa mùa hạ ấm êm trong căn bếp nhỏ.

Cũng có khi mưa suốt đêm, buổi sáng thức dậy thấy khu vườn hình như có gì trống trải hơn mọi ngày, thì ra có một nhánh cây vừa gãy. Tôi nhớ bà tôi có trồng một cây xoài, tháng này chính là lúc xoài chín rộ. Nhưng mà khoảng giữa tháng là nhà tôi có đám giỗ, thành ra bọn tôi không được bà cho hái ăn, bà bảo để dành cho đám. Cho nên buổi tối mà có mưa thì thế nào cũng có vài trái rụng. Tôi còn nhớ tôi đã mừng như thế nào khi nhặt được những quả xoài có khi còn xanh, có khi đã chín hườm hườm, dù đa số là nó đã nứt ra chứ không còn nguyên vẹn nhưng so với lúc đó thì đấy là một niềm vui không sao tả xiết. Rồi cũng đến đám giỗ, trước ngày đó, chúng tôi giúp bà hái xoài. Cây xoài cao lắm, bà tôi dùng một cây trúc, một đầu chẻ ra và đan như là cái nơm bắt cá rồi hái từng quả xoài chín mộng. Tôi nhìn thúng xoài đánh ực một cái, rồi bưng giúp bà vào đặt ở bộ ván nhà trên, cùng với các loại lá, nếp… những thứ chuẩn bị để gói bánh. Rồi như thành lệ, những tháng tư sau này dù bà không còn, anh em chúng tôi cũng vẫn để dành những trái xoài cho đến ngày đám giỗ mới hái xuống cúng.

Tháng tư có mưa nhiều mà nắng cũng ôi thôi. Lũ ve sầu không biết đã ở đâu suốt một năm bỗng bắt đầu rục rịch kêu lên inh ỏi. Tôi còn nhớ những buổi trưa chơi đùa cùng chúng bạn dưới góc cây phượng già. Ngày xưa, lớp chúng tôi học ở đình làng, có ba cây phượng to như cổ thụ. Trời mưa rồi nắng, dưới gốc cây phượng có nhiều con côn trùng lạ lùng, bọn con trai hay dùng để doạ con gái. Có lần thằng bạn học bắt một con bọ cánh cứng hươ hươ trước mặt tôi, tôi sợ đến nỗi kẻng vào lớp rồi mà tôi vẫn không dám đi qua lối đó để vào học. Nhưng rồi bọn con trai cũng dễ thương lắm, biết con gái bọn tôi thích hoa phượng thế là trèo lên, bẻ cho mỗi đứa một chùm to. Năm đó có một bạn nam còn ghép những cánh hoa phượng rơi thành tên của tôi trên sân, để rồi trời bất chợt đổ cơn mưa, ngoảnh nhìn lại thì đã không còn thấy đâu nữa. Như mưa nắng của ngày xưa, mới đó mà đã xa lắm rồi…

Chẳng hiểu thế nào mà tôi luôn hoài niệm về những tháng tư xưa, có nắng, có mưa, có hoa phượng đỏ và bằng lăng tím cả con đường đi học. Có khu vườn cũ và mùi hương cũ, vẫn nồng nàn trong ký ức chưa phai!

The post Mưa nắng tháng tư appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
15354
Mẹ mệt rồi phải không? Nghỉ ngơi thôi! https://caphethubay.net/ca-phe-thu-bay/me-met-roi-phai-khong-nghi-ngoi-thoi_13978.caphe Sun, 04 Apr 2021 04:30:42 +0000 https://caphethubay.net/?p=13978 Hà Nội, chiều thu tháng 9 se lạnh… Có những ngày mệt mỏi đến lạ… Con nhớ mình của những ngày bé tí, được sống trong vòng tay yêu thương của cả bố, mẹ và các chị, mãi chẳng muốn lớn. Năm lên tám, bố ra đi mãi mãi ngoài biển khơi vô tận, con

The post Mẹ mệt rồi phải không? Nghỉ ngơi thôi! appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Hà Nội, chiều thu tháng 9 se lạnh…

Có những ngày mệt mỏi đến lạ…

Con nhớ mình của những ngày bé tí, được sống trong vòng tay yêu thương của cả bố, mẹ và các chị, mãi chẳng muốn lớn. Năm lên tám, bố ra đi mãi mãi ngoài biển khơi vô tận, con của ngày đó chưa ý thức được nỗi đau to lớn khi mất đi người thân yêu, chỉ thấy mọi người khóc đến lịm người thì cũng òa lên nức nở. Nhưng con của năm 19 tuổi thì biết đau đớn thật sự là gì mẹ ạ!

Từ ngày bố mất, chẳng ai có thể cân đo đong đếm được hết nỗi vất vả của mẹ nhỉ. Từ miền Nam về miền Bắc với hai bàn tay trắng, thêm 4 đứa con dại, em con khi ấy mới vừa tròn 8 tháng, cuộc sống thật chẳng dễ dàng. Số tiền đền bù của bố cũng bị người ta bắt chẹt, chỉ trả cho đủ số tiền làm đám ma. Con vẫn còn nhớ những ngày 5 mẹ con mình sống, sinh hoạt mọi thứ trong căn buồng 12 mét vuông ở nhà nội, chật hẹp, tối tăm. Mẹ tần tảo công việc đồng áng, hai chị lớn cũng học xong lớp 9 thì nghỉ, đi làm đỡ đần, mẹ con mình cũng có một căn nhà nhỏ với mảnh vườn. Rồi cứ thế trong sự chăm lo của mẹ, chị em con lớn lên, hai chị lớn đều đã có gia đình nhỏ của riêng mình, con lên cấp 3, em con cũng đã 10 tuổi rồi…

woman smiling

Người ta vẫn thường nói “sau cơn mưa trời lại sáng”, những tưởng trải qua nhiều khó khăn như thế, nhà mình phải được hạnh phúc chứ nhỉ? Thế nhưng, nếu đi theo quỹ đạo như thế thì không còn là bất ngờ cuộc đời mang đến rồi. Bỗng một ngày, gia đình chị cả vướng vào số nợ trời ơi đất hỡi ở đâu đó, một con số chả ai dám nghĩ tới, người chồng tệ bạc ấy phủi tay tất cả, cả nhà anh ta dựng nên một vở kịch hoàn hảo, mọi tội lỗi đều đổ dồn hết lên chị. Gia đình đổ vỡ, 3 đứa con nhỏ thì xa cách, đứa theo mẹ, đứa theo bố…

Bỗng một ngày, con thấy mảnh vườn bị người ta mang ra đo mô mốc…thì ra là bán sạch để trang trải bớt được tí nào hay tí đó…

Bỗng một ngày, con chợt phát hiện ra tờ giấy chẩn đoán “ung thư vú” mang tên mẹ dưới cuối tủ từ 2 tháng trước. Chẳng nói cũng biết con đã sốc như thế nào, đêm đó, con khóc sưng cả mắt đến tận lúc sáng dậy đi học, cũng chưa biết phải đối diện với chuyện này ra sao…

Bỗng một ngày, mẹ nằm trong chiếc ván gỗ ấy, bình yên, thanh thản…

Bỗng một ngày, con thấy mình cô đơn và lạc lõng quá…

Con luôn ganh tị với đám bạn từ nhỏ đến lớn đều sống trong sung sướng, vô lo vô nghĩ, còn mình thì bình yên cũng khó. Con đường trưởng thành của chúng cũng trở nên dễ dàng, còn con lại không thể bằng phẳng. Năm con lớp 12, nhà mình xảy ra đủ chuyện khó khăn, ai ai cũng bảo “tốt nhất nghỉ học đi làm công ti may mà phụ giúp gia đình, giờ ở quê có thiếu công ti đâu, mày đi học mà mẹ mày ốm đau thế này, lo sao nổi nữa”. Những ngày gần thi tốt nghiệp THPTQG đen tối đến thế, những người chủ nợ cứ đến nhà mình tìm chị với lời lẽ khó nghe, những cơn đau bệnh tật hành hạ mẹ một nhiều, con của khi ấy đã chẳng còn muốn kiên trì theo đuổi con đường học tập nữa rồi. Thế nhưng mẹ đã bảo : “hãy chọn điều con thật sự muốn làm nhất”. Cuối cùng con chọn theo học kinh tế tại một ngôi trường Đại học ở Hà Nội, bỏ lại đằng sau đống khó khăn chất chồng, con thấy mình thật ích kỉ, nhưng đó đã là sự lựa chọn của con.

Ngày chuẩn bị lên thành phố, con từng nghĩ mình chẳng còn muốn về nhà nữa, nơi đó mệt mỏi quá, ánh mắt của những người xung quanh, cả những người trong dòng họ khiến con chán ghét; căn nhà vắng tanh, không tiếng nói cười cũng buồn quá đỗi. Thế nhưng, không phải mẹ ạ, con thèm nhất những món ăn đạm bạc mẹ nấu, bữa cơm cuối tuần cả gia đình vẫn thường hay ăn. Nhớ mẹ vẫn luôn thức trắng đêm mỗi khi con đến ngày “con gái” để chườm ấm bụng cho con. Nhớ mẹ luôn bênh vực con mỗi khi con bị người khác nói không đúng, còn ở đây chẳng ai làm thế. Nhớ mẹ vẫn thường ở bên con mỗi dấu mốc lớn lên, đồng hành cùng con trên mọi cuộc thi lớn nhỏ, nhớ nhất vẫn là những lần thi học sinh giỏi ở trên huyện, dù bận mấy mẹ cũng gác lại để đèo con đi tận mười mấy cây số, ra khỏi phòng thi, không bao giờ là câu hỏi “làm bài được không”, thay vào đó sẽ là “đi ăn gì bây giờ”…Rồi con ở Hà Nội, biết con hay ốm, mẹ vẫn luôn gọi nhắc nhở con phải ăn uống đầy đủ, không muốn con vì áp lực kinh tế mà lao đầu đi làm thêm, bỏ bê học hành… Mãi mãi những điều đó in hằn trong trí nhớ của con, mẹ ạ!

Nhưng mẹ ơi, mẹ mệt rồi phải không?

Có thể không mệt sao khi nhiều năm nay, mọi chuyện đều chỉ mình mẹ gánh vác? Có thể không mệt sao khi nỗi đau thể xác lẫn tinh thần đều bám lấy mẹ không buông? Đáng tiếc những ngày cuối cùng của đời người, mẹ vẫn chưa được hưởng niềm vui trọn vẹn, sự báo hiếu của chúng con. Đến giờ con vẫn luôn bị ám ảnh bởi vẻ hung tợn của người đàn ông từng là chồng của chị cả hung hăng đập vỡ tan nát ảnh thờ của bố trong nhà anh ta và rủa xả, con biết từ lúc ấy, trái tim mẹ như đã bị bóp nghẹt rồi. Nhưng con bất lực quá, chẳng thể làm gì khác ngoài động viên tinh thần mẹ, cuối tuần lại bắt xe đi gần 150km để về với mẹ…

Và mẹ không kiên trì được nữa rồi, hình ảnh người mẹ những ngày cuối cùng trong mắt tôi là người phụ nữ hay nói cười, nằm trên giường bệnh đôi lúc còn hát vu vơ bài “Về đây bên nhau” mà ngày xưa bố mẹ thích nhất, rồi mẹ dặn dò đủ thứ… Cuối cùng thì mẹ cũng được thanh thản rồi, mẹ mệt rồi, yên tâm nghỉ ngơi thôi, không biết chừng giờ bố mẹ đã trùng phùng, hạnh phúc rồi ấy nhỉ?

Nay 27 tháng 9, giỗ mẹ 100 ngày, cũng là sinh nhật tuổi 19 của con đấy mẹ ạ. Lần đầu tiên con trải qua tuổi mới không có mẹ ở bên, nhưng con tin cả bố và mẹ bằng cách này cách khác vẫn luôn che chở, bảo vệ chúng con, mãi mãi… Con yêu mẹ!

The post Mẹ mệt rồi phải không? Nghỉ ngơi thôi! appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
13978
Dân bè cá https://caphethubay.net/ca-phe-thu-bay/dan-be-ca_14045.caphe Thu, 25 Feb 2021 04:24:07 +0000 https://caphethubay.net/?p=14045 Đêm! Ngôi nhà lênh đênh trên mặt nước. Anh ngồi ủ rũ bên mâm cơm lác đác vài cọng rau. Chị buồn hiu không nuốt nổi cơm vào bụng, tay vân vê tà áo, muốn nói với chồng điều gì đó nhưng lại nín thinh. Ba đứa trẻ no bụng đã ngủ ngon lành trong

The post Dân bè cá appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Đêm! Ngôi nhà lênh đênh trên mặt nước. Anh ngồi ủ rũ bên mâm cơm lác đác vài cọng rau. Chị buồn hiu không nuốt nổi cơm vào bụng, tay vân vê tà áo, muốn nói với chồng điều gì đó nhưng lại nín thinh. Ba đứa trẻ no bụng đã ngủ ngon lành trong mùi tanh nồng của cá chết. Có lẽ chúng quen với điều đó, quen với việc ngày đêm vật vờ trong ngôi nhà nổi trên sông và quen với nhịp sống của dân bè cá. Với chúng học hành đôi khi chỉ là một thứ gì đó xa vời và phi thực tế. Sáng tỉnh ra đã nghe tiếng cá quẫy rào rào trên bửng, ba một đầu mẹ một đầu ném những nắm thức ăn xuống cho chúng. Cá nổi lên đớp mồi lia lịa, cá diêu hồng, cá trê, cá lóc thi nhau vẫy vùng.

Ảnh: Unsplash

Buổi sáng trên sông đẹp mê hồn, ánh mặt trời ló rạng đằng đông đỏ rực, những cụm lục bình trôi xanh cả một quãng dài. Lũ trẻ thường đánh răng, rửa mặt và  phóng uế xuống sông rồi leo lên bờ đi học. Với chúng, buổi sáng không bao giờ có bữa ăn. Men theo con đường đất đổ lên phía chân cầu, chúng cứ thế nối đuôi nhau đến trường học.

Ngày mưa đầu mùa ập đến, anh đã bàn với chị bán hết cá trên bè, kiếm tiền lên đất mua một miếng cắm dùi, cất cái nhà nhỏ cho lũ trẻ đi học. Dự tính hôm nay thì ngày mai mưa lớn, sấm sét, sau một đêm cả con sông ngập tràn cơ man nào là cá chết. Buổi sáng tỉnh giấc, nhìn màu trắng lềnh bềnh trên bửng, anh đứng không được. Những hộ dân xung quanh nhà anh đều chịu chung cảnh ngộ. Chị xót của nhảy ùm xuống bửng vớt vát. Khi trời bắt đầu hửng nắng, cơ quan chức năng địa phương xuống tới nơi thì chị đã ngập trong đống cá, miệng chị gào, tay chị quơ, kêu gọi bà con đất liền mua dùm mấy ký cá còn lại.      Ông trưởng công an cầm cây gậy đi thị sát một vòng, xong quay lại trấn an tinh thần:

– Bà con yên tâm, cơ quan chức năng sẽ vào cuộc và bà con sẽ được đền bù thoả đáng!

Một chị hàng xóm nhảy xồ ra, lôi cái áo đồng phục của anh công an dí vào mớ cá:

– Đền, đền cái mả tổ nhà các người, ngon thì mua đi, mua dùm tui mấy chục ký về ăn.

Ông công an bối rối, cầm cái dùi phệt cho chị ta một cái, quát:

– Cái con mụ này, làm quái quỷ gì thế, việc đâu còn có đó, tui là cơ quan chức năng xuống làm việc. Chốc nữa anh em tới nó ghi biên bản, rồi này kia kia nọ mới có cơ sở mà kết luận chứ, cứ xồn xồn!

Dân bè cá đổ dồn lên mỗi lúc một đông hơn. Khu vực bến bãi tanh nồng, tiếng người, tiếng xe, tiếng cãi, tiếng la hét ì xèo cả một quãng sông. Mấy mụ hàng cá nhanh chân nhanh tay vớt được số cá còn sống cho vào thùng đưa lên chợ bán. Tiếng í ới gọi nhau:

– Ghi vào sổ nhé, mốt bán xong tính tiền.

Một ngày trôi đi, khi hoàng hôn buông xuống, cả khoảng sông im lìm. Những người phụ nữ lặng lẽ hốt mớ cá còn lại đẩy lên xe tải cho người ta mang đi khu vực khác làm phân. Lục bình dạt vào một góc, những ngôi nhà le lói ánh đèn. Đêm chùng xuống nhanh chóng. Tiếng côn trùng vang xa. Những ngôi nhà hết bập bênh sóng nước. Mấy người đàn ông ra ngồi mé cửa hút thuốc. Không khí ảm đạm bao trùm khu làng bè. Trong căn nhà nhỏ xíu tiếng trẻ con đùa nhau cười rúc rích. Cái bực tức ập đến, anh quát ầm lên:

– Tụi bây im mồm giùm cái coi.

Ba đứa trẻ ngơ ngác. Chưa bao giờ chúng thấy ba nổi khùng như vậy. Thằng lớn tưởng ba đùa nên cười nhại lại:

– Tụi bây im đi cái coi!

Bốp! Một bàn tay rắn chắc in hằn lên má thằng bé. Nó ngã lăn quay xuống sàn, đầu óc choáng váng.

– Này thì trả treo với tao này, đồ mất dạy!

Vừa nói tay anh vừa tát nó tới tấp. Chị đang hốt cá ngoài bửng hoảng hồn chạy vào

– Mình làm sao thế, sao đánh con?

– Cái thứ mất dạy, dám trả treo với cả ba nó, tao uýnh chứ sao, hỏi nhiều.

Mặt anh đanh lại, ném vù điếu thuốc hút dở xuống sông. Anh leo lên bờ, lặng lẽ đi về hướng cầu.

Dưới sàn nhà, thằng anh lớn khóc tức tưởi. Nó cầm đầu thằng em dí vào đống chăn hôi rình tấp nó mấy quả đấm. Con bé em gào lên:

– Anh hai bị điên à, sao đánh anh ba?

Chị quẳng mớ cá ló đầu vào chửi thêm:

– Ba cái đứa kia, nhà sắp phá sản tới nơi tụi mày còn gây sự nữa, tao ném xuống sông hết bây giờ.

***

Trên cây cầu lộng gió, anh đứng ngửi mùi cá chết phà vào mũi. Quay sang bên cạnh, những chủ hộ đang vây quanh nhau thì thầm chuyện kiện tụng. Anh rầu rĩ:

– Có nên cơm nên cháo gì không, hay xuống đó nó lại tống cổ về, cái thứ dân Việt kiều Cam như tụi mình, nó khinh ra mặt!

– Khinh thì cũng làm cho tới, anh em trắng tay nằm chờ chết à? Mấy lão chủ vựa chuẩn bị đồ đạc trốn ngân hàng rồi đấy, anh em tụi mình sống dở chết dở ở đây làm gì.

Bửng cá và con sông. Anh đang ngồi trên cầu và nhớ về những ngày tháng mới lên mé vùng này. Dân Việt kiều Campuchia từ miền Tây lên làm ăn sinh sống. Một miếng đất cắm dùi không có. Khi đó, ba mẹ anh với một đàn em thơ quanh quẩn trên sông, tìm chỗ nương náu. Rồi chính quyền địa phương tạo điều kiện cho bà con ở khoanh vùng gần mé sông. Ngày đi kéo cá, đêm ngủ được mấy tiếng lại dậy đi kéo cá. Quanh năm như vậy miết con người anh vốn đã đen sẵn nay chang nắng chang mưa lại bóng nhẫy như dân châu Phi. Mấy năm ròng hết kéo cá  lại đi lên sông làm lưới thuê cho nhà người ta. Riết cũng không thấy khá hơn được bao nhiêu, anh bàn với ba mẹ bán đất xuống sông làm cá luôn, khỏi ở trên bờ làm gì nữa. Nhưng mảnh đất chính quyền cấp không một tờ giấy tay, không sổ đỏ, anh muốn bán cho ai cũng không bán được. Bỏ lại ngôi nhà lợp tôn trống huơ trống hoác không có gia sản, anh với cả gia đình xuống sông làm nhà nổi nuôi cá. Cứ vậy mà tách nhau ra, mấy đứa em của anh cũng không màng tới chuyện học hành nữa mặc dù đã nhiều lần chính quyền địa phương cho người xuống vận động đi học. Ba anh bảo:

– Tiền ăn còn chưa đủ, lấy đâu tiền đi học.

Bận đó, một chị phụ nữ xã bảo:

– Bác yên tâm, các em được đi học miễn phí không tốn tiền đâu.

Ba anh lại bảo:

– Cũng như không, tụi nó đi lấy ai đi kéo cá.

Người ta tới năm lần bảy lượt, ba anh đều từ chối nên người ta không tới nữa. Mặt chữ đối với dân bè cá như anh xa lạ dần. Ngày ba anh hấp hối, anh chạy lên bờ kêu người giúp, đi mua cho cỗ quan tài để sẵn, lật đật đi tìm chỗ đất xin cho ba được chôn cất đàng hoàng. Nhưng ngặt nỗi gặp phải ông Phó chủ tịch xã hống hách, hắn bảo:

– Cái nhà anh này tui nhớ hồi xưa xã vận động lên bờ rồi tự nhiên cái xuống sông không thèm lên. Kêu đi học cũng không đi, giờ lên đây xin đất chôn cha là sao?

Anh tức trào máu họng, tính nhảy bổ lên ôm cổ cái thằng đó mà đấm đá túi bụi. Nhưng nghĩ ba mình còn hấp hối ở nhà, anh đành cúi xuống van xin hắn. Được thế, hắn viết giấy tay kêu anh điểm chỉ vào đó, giao lại mảnh đất cũ nhà anh cho hắn, rồi hắn xin chính quyền cho ba anh miếng đất đẹp trong nghĩa địa mà an nghỉ. Lúc đó bối rối, anh ậm ừ rồi ấn tay điểm chỉ. Anh không nghĩ đó cũng là lúc anh cắt đứt sợi dây lên bờ của mình và gia đình sau này.

***

Vợ ở dưới sông kéo cá dường như kiệt sức, biết anh và hàng xóm vẫn đứng trên cầu, chị gào rõ to:

– Nhà Bình ơi, về đi, khuya rồi, giúp tôi một tay dọn hết mớ này đi mai cho xe nó hốt còn kịp.

Anh lững thững đi về, bỏ lại sau lưng cuộc trò chuyện kiện tụng còn dang dở.  Đêm tối bao trùm từng bước chân anh. Chưa bao giờ anh thấy nặng nề đè nén lên con tim mình như vậy. Một mối lo cho ba đứa con cứ xộc lên mũi, cay xè. Sau cơn mưa giông, con sông đã đổ dồn hết nước về hạ nguồn, nước trên xóm bè cá cũng rút lại, trơ ra những vạt bùn đen nhơ nhớp. Mấy ngôi nhà dạt vào bờ, như nương tựa với nhau những ngày gặp nạn. Ánh điện mờ dần, trong mấy ngôi nhà lập lờ bóng người đi qua đi lại. Xóm bè yên lặng tĩnh mịch. Tiếng trẻ con ê a học bài không còn nữa. Chúng chìm vào giấc ngủ mệt nhọc sau một ngày vật lộn cùng gia đình bán cá. Tiếng vợ anh lại gọi:

– Nhà Bình đâu?

Anh cất tiếng trầm khàn:

– Tôi đây, mình cứ dẹp nó qua một góc đi, khuya rồi đi ngủ, ngày mai tính tiếp.

Vợ anh năn nỉ:

– Cố thêm chút, gom được mai cũng bán làm phân cho nhà người ta, còn hơn để mốt nó thối rữa, trôi hết dưới, vừa ô nhiễm lại vừa mất bao nhiêu là tiền.

Anh biết vợ mình đang trong cơn hoảng loạn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra và anh cũng thế. Anh bỏ công bỏ vốn đầu tư hết vào mẻ cá mùa này. Ước tính nếu khi bán ra cá có giá cao thì nhà anh cũng thu về vài tỷ vừa công nuôi và tiền cám, tiền vốn. Nay trở về con số không. Anh vơ vội mớ cá chết nép vào một góc, thì thầm với vợ:

– Hay mình bỏ xứ này mang con về lại quê?

Vợ anh ngán ngẩm:

– Về quê có gì ở đó nữa đâu mà về, ông bà tổ tiên người ta đi biệt xứ hết rồi. Mà cũng chả biết làm gì nuôi con nữa. Không chừng lớn lên nó cũng như hai đứa mình.

Nghe vợ nói vậy anh chùng lại. Nghĩ đến một thảm cảnh bao trùm lên xóm bè cá, trong đó có gia đình anh, anh rụt cổ sợ sệt.

***

Tối khuya, chờ cho vợ con đi ngủ hết, anh lén ra khỏi nhà, rủ thêm mấy hộ trong bè lên cầu bàn bạc chuyện kiện mấy nhà máy xả thải nước ra sông làm cá chết hàng loạt. Anh kéo thêm những hộ ở cầu bên kia sang bàn bạc. Anh em thống nhất ý kiến. Sáng sớm tinh mơ hôm sau, mấy chục hộ dân thuê một chiếc xe nhỏ kéo nhau xuống Ủy ban Nhân dân tỉnh. Lúc đi, anh đã biết kiểu gì mình cũng sẽ đối diện với chính quyền và nhiều thử thách khác nhưng nằm chờ chết anh cũng không cam tâm. Xe vừa đỗ xịch trước cửa Ủy ban Nhân dân tỉnh, anh hỏi đường rồi cùng anh em vào một văn phòng luật sư xin thảo đơn kiện. Đương lúc anh cắm cúi kể chi tiết sự vụ thì mấy chục anh em còn lại nhảy vô sân cơ quan này làm um xùm lên. Anh hoảng hốt chạy ra, cùng lúc đó, ông chủ tịch xã dáng người nhỏ thó nhảy từ trên xe khách xuống. Một đám cánh nhà báo nhào vô chụp hình lấy thông tin. Ông chủ tịch xã hốt hoảng, ôm chiếc cặp táp nhảy bổ vào giữa đám đông ra sức giảng giải. Anh dạt bà con ra, xông tới đứng trước mặt tên chủ tịch mà rằng:

– Tui nói cho anh biết, mấy ngày mưa tầm tã, anh em bà con đã lên tận xã kê khai số lượng cá chết. Các anh có động thái giúp đỡ gì không hay chỉ kê khai cho có?

Vị chủ tịch ôn tồn:

– Chuyện đâu còn có đó, bây giờ các anh cứ về đi, chúng tôi sẽ có giải pháp khắc phục kịp thời hậu quả cho bà con, nay các anh làm vậy tụi tui thực sự rất bị động và lúng túng.

Anh nghe một hồi thấy ông chủ tịch nói cũng có lý nên kéo bà con lại lên xe trở về.

Đêm đó, đang ăn cơm cùng vợ con thì anh nghe có ai gọi đầu mé sông. Anh bỏ dở chén cơm chạy ra. Trong đêm tối một tên công an nhảy xồ tới trước mặt anh nói gằn từng tiếng:

– Mày đi theo tao!

Anh cúi người xuống, nhìn sát mặt tên công an rồi bình tĩnh trả lời:

–  Đi đâu?

– Đi đến nơi cần đến, mày không phải thắc mắc nhiều.

Vừa nói xong, hai tên khác nhảy từ trong bóng tối ra ôm ghì lấy anh và kéo anh đi. Miệng anh dính một chất gì đó từ tay tên công an, sau đó anh không còn biết gì nữa. Khi anh tỉnh dậy, toàn thân ê ẩm, anh lầm bầm:

– Thằng nào hốt tao vào đây?

Một thằng công an nhảy phốc lên bàn, đập đập cái dùi cui quát:

– Mày là thằng đầu têu đâm đơn khởi kiện phải không?

Định hình lại, anh cúi xuống tỏ vẻ cam chịu:

– Dạ không có đâu anh?

– Này thì không có, không có.

Mỗi lời nói không có, nó lại phật cho anh mấy phát đau buốt. Anh biết kiểu gì mình cũng sẽ nhừ đòn nơi chốn này. Anh đứng thẳng lưng lên, gào vào tai thằng đó:

– Mày là cái thá gì, mày không biết dân tụi tao vừa mới sạt nghiệp vì chết cá sao? Ngon thì xuống đó mà giúp dân, ở đây mà hạnh họe!

Thằng công an há hốc mồm. Nó lại giơ cái dùi lên. Bốp! Một nhát trúng ngay vào miệng anh, máu răng bắt đầu chảy ra. Anh lùi lại, dùng hết sức mạnh của bàn tay kéo lưới, nhảy thốc lên, ôm lấy cổ thằng nhãi cứ thế ép nó vào tường. Nó hốt hoảng, tay quờ quạng cào vào mớ giấy trên bàn. Nó nghẹt quá không thở được. Anh ấn đầu nó xuống bàn, cốp cốp cốp. Máu trên trán thằng nhãi chảy ra. Ước chừng nó sắp xỉu, anh buông tay ra ngồi bệt xuống đất thở hồng hộc. Thừa lúc cửa phòng còn khép hờ, anh lấy hết sức đạp tung nó ra rồi chạy ào ào, băng qua con đường quốc lộ trở về xóm bè cá. Một lũ loi choi lấy xe honda rượt theo. Anh cắm đầu cắm cổ chạy vào con dốc nhỏ, quẹo lên mé bờ đê rồi lại chui xuống con đường nhỏ mà hồi trước anh cùng ba hay chạy bộ buổi sáng. Rồi anh núp vào hốc cây bằng lăng cổ thụ ngồi chờ tụi công an đi qua, anh mới len lén đổ xuống đường dốc đi về nhà.Thấy anh trở về, máu me đầy mình, vợ anh gào lên:

– Cái thứ gì vậy trời, ai kêu anh đụng vô chính quyền!

Anh ngẩng mặt lên đi thẳng vào nhà, không quên đáp trả vợ:

– Chính quyền đụng vô tui chứ bộ! Tui đâu sợ gì!

Vợ anh cằn nhằn, ném một con cá chết về phía anh:

– Đúng là cái đồ…vô lấy găng tay ra gom cá.

Anh cúi đầu bước vào nhà, ba đứa nhóc chạy ra cười chế giễu:

– Ba bị mẹ chửi kìa, lều lều.

Anh quơ tay, nắm ngay cái áo thằng bé nhưng nó nhanh hơn. Ba anh em cun cút chạy xuống bãi. Chúng hì hụi kéo những nắm lục bình lên bờ, cắt lấy phần thân phơi khô chuẩn bị bán cho cửa hàng làm đồ thủ công mỹ nghệ. Dọc con sông, mấy cái bóng trẻ con lũn cũn theo nhau. Sau giông, nắng gắt trải dài trên khắp mặt sông. Mùi cá chết xóc lên tận óc. Lũ trẻ vẫn ì oạp ngay dưới con sông. Đứa kéo lục bình, đứa gom cá chết đi bán. Quãng sông rộn lên tiếng trẻ con đùa nhau. Buổi trưa đối với chúng là một khoảng thời gian đẹp được tự do thoải mái vùng vẫy.

***

Những ngày tiếp theo, cả khúc sông rộn ràng tiếng xe tải chở cá đi làm phân. Xe nhỏ xuống bến quay phim chụp hình. Một cô phóng viên thấy anh loay hoay kéo lưới lên bờ, kéo áo anh hỏi dồn dập:

– Anh tên gì? Nhà anh đợt này ước chừng mất khoảng bao nhiêu tấn cá? Anh tính sẽ làm gì khi cá đã chết sạch?

Anh dửng dưng:

– Cô hỏi chi nhiều vậy? Có tiền cho tụi nhỏ nhà tui ăn không? Qua nay tui thấy mấy cô mấy cậu hỏi quá chừng chừng, không biết để làm cái gì nữa. Cô có ngon thì viết bài phản ánh nhà máy lựa cơ hội xả thải nước làm cá chúng tôi chết hết nè.

Cô phóng viên ngập ngừng:

– Cái đó có các cơ quan ban ngành liên quan vào cuộc, xét nghiệm và lấy mẫu thử. Chúng em chỉ lấy thông tin đưa bài thôi ạ, chưa có kết luận cụ thể chúng em cũng không dám thông tin sai sự thật đâu ạ.

Anh lườm cô phóng viên một cái rõ dài, chìa cái tay sưng tấy lên rồi bảo:

– Các ban ngành liên quan đây hử? Đúng là cái đồ…

Anh dứ dứ nắm đấm về phía trước toan bỏ đi. Chợt cô phóng viên kêu giựt lại, dúi vào tay anh mấy trăm nghìn, bảo anh mua đỡ gạo cho tụi nhỏ, kiểu gì tụi nó cũng cần ăn uống cho qua ngày tháng khốn khó này. Anh cầm mấy trăm nghìn cho vào túi, nhăn hàm răng đen thui cười hề hề:

– Ờ coi bộ được ha? Cũng biết giúp nhà người ta. Thôi được tui mượn đỡ, mốt có tiền gặp lại rồi trả nghe?

Anh nhảy lên bờ bãi, vẫy tay chào cô phóng viên. Một chốc anh quay lại, kéo theo ba đứa nhóc chỉ cho chúng phía cô phóng viên đang cắm cúi chụp hình trên bãi sông. Anh bảo tụi nhỏ qua đó cảm ơn cái cô kia một tiếng, cổ vừa cho tụi bây mấy trăm nghìn mua gạo đấy. Thằng anh lớn áo ướt nhẹp, kéo hai đứa nhỏ chạy lên triền dốc. Bãi sông giờ này vắng hoe, nó gào lên trong tiếng gió:

– Cô gì ơi, anh em nhà cháu cảm ơn cô nhiều nhiều nghen?

Cô phóng viên quay lại, nở một nụ cười thân thiện. Con bé nhỏ khều tay anh hai chạy theo cô phóng viên. Tay nó bám vào cái dây đeo của máy ảnh, miệng ríu rít:

– Cái này chắc là mắc tiền lắm ha cô?

– Ờ, mắc lắm, nó là “cần câu cơm” của cô đấy!

– Cần câu cơm là gì hả cô? Con bé lại ngơ ngác hỏi.

Thằng anh thứ hai đang cắm cúi vớt lục bình quay ra quát em:

– Con nhỏ kia, có để cho cô đi làm không?

Con bé cụp mi, tạm biệt cô phóng viên rồi chui xuống bãi lục bình. Khi bóng cô phóng viên khuất xa sau những chiếc xe ôtô nhỏ, nói cứ đứng ngẩn ngơ nhìn. Nó nói với anh hai:

– Ước gì tụi mình được đi học nhiều thật nhiều, mốt em lớn em cũng làm việc như cái cô đó đó.

Thằng anh cầm mái đầu khét lẹt mùi nắng của em, nhấn xuống khóm lục bình, nó bảo:

– Thôi đi bà má, lo làm việc đặng kiếm mấy xu mua gạo lót dạ, đứng đó mà mơ mộng xa xôi.

***

Hoàng hôn xóm bè cá, im lìm như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Những ngôi nhà trôi dạt về một góc. Mấy ngày liền tấp nập, xác cá được chuyển hết lên bờ. Khoảng sông trơ lại mấy đám lục bình xanh ngăn ngắt. Bến sông đìu hiu. Dưới sông, ánh điện hình như cũng hiu hắt hơn. Những ngôi nhà dập dềnh theo con sóng nhỏ. Đâu đó, tiếng chửi, mắng lẩn quất trong tiếng sấm ì ùng. Lại mưa. Anh Bình đội nón ra ngồi ngay mé đầu nhà. Chớp rạch ngang trời. Chưa bao giờ anh thấy ông trời giận giữ nhiều đến thế. Những hạt mưa nặng trịch đổ xuống ầm ầm. Mái tôn trên nhà nghe cứ rạt rạt rạt. Gió thổi nghiêng ngả. Anh quay vào nhà chăng mấy tấm nilon lên phía trên cho lũ nhỏ ngủ không bị dột. Chị dẹp mấy cái xoong vào một chỗ cho gió không thổi rớt xuống sàn. Bóng đèn lắc lư. Ngồi trong ngôi nhà chị thở dài não nuột:

– Dân bè cá nhà mình sao khổ quá mình hen?

Anh thì thầm:

– Thôi ráng mình ơi, qua mùa bão ta làm lại.

Lũ con nghe tiếng mưa dữ lồm cồm bò dậy. Trong bóng tối mịt mùng năm cái đầu ôm nhau nương tựa. Xóm bè cá mịt mùng…

Ngô Nữ Thùy Linh

The post Dân bè cá appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
14045
An https://caphethubay.net/ca-phe-thu-bay/an_13653.caphe Thu, 17 Dec 2020 09:01:23 +0000 https://caphethubay.net/?p=13653 Bạn có thấy bình an Trong bão tố mưa nguồn? Bạn có thấy mênh mang Mây cuộn tròn đỉnh núi? Chập chùng những mông lung Gió thở lời huyễn hoặc Xa gần những khúc mắc Cũng tợ như phù vân Những phù phiếm quấn thân Như nắng vàng lấp lóe Sớm mai vừa thỏ thẻ

The post An appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Bạn có thấy bình an
Trong bão tố mưa nguồn?
Bạn có thấy mênh mang
Mây cuộn tròn đỉnh núi?

Chập chùng những mông lung
Gió thở lời huyễn hoặc
Xa gần những khúc mắc
Cũng tợ như phù vân

Những phù phiếm quấn thân
Như nắng vàng lấp lóe
Sớm mai vừa thỏ thẻ
Mí mắt giật trầm luân

Tuyệt tác Tà Đùng giữa núi rừng Tây Nguyên

Bạn có thấy bâng khuâng
Nơi đỉnh đầu ngọn gió
Nơi cô liêu bỏ ngỏ
Hồn theo về tự do?

Giữa trùng kiếp vang rền
Có cảm được mông mênh
Giữa muôn điều kỳ diệu
Có cảm được Ơn Trên?

Cầu chúc thuyền xa bến
Tìm được lối quay về
Giữa dòng đời xanh đỏ
An cõi lòng, tỉnh-mê.

The post An appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
13653
Một thoáng tuổi thơ https://caphethubay.net/ca-phe-thu-bay/mot-thoang-tuoi-tho_12921.caphe Mon, 23 Nov 2020 07:57:56 +0000 https://caphethubay.net/?p=12921 Xong bữa cơm trưa trên văn phòng, ăn nấy đều ôm chăn mỏng và gối di chuyển về phòng nằm chợp mắt ít phút để chiều dậy tiếp tục chiến đấu, tôi là đứa hiếm khi ngủ trưa. Vào những trưa không ngủ, tôi thường lọ mọ ngồi đọc vài mẩu truyện vui trên máy

The post Một thoáng tuổi thơ appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Xong bữa cơm trưa trên văn phòng, ăn nấy đều ôm chăn mỏng và gối di chuyển về phòng nằm chợp mắt ít phút để chiều dậy tiếp tục chiến đấu, tôi là đứa hiếm khi ngủ trưa. Vào những trưa không ngủ, tôi thường lọ mọ ngồi đọc vài mẩu truyện vui trên máy tính hoặc đứng nhìn xuống dưới mặt đất sâu hun hít từ tầng 24 tòa nhà cao ốc dưới cái nắng gay gắt của những ngày cuối hạ.

Càng về trưa, tiết trời càng oi ả. Tôi đứng dựa lưng vào thành tường sơn màu ghi sáng bóng, vừa nhâm nhi tách cà phê đá, vừa nheo mắt nhìn về phía chân trời nắng như một đám cháy lớn thiêu đốt cả mặt đất. Những ngôi nhà sặc sỡ, cầu kỳ, cao thấp vô tội vạ, khác với ngôi nhà ba gian xây từ dạo 1993 dột nát vẫn gõ nhịp đêm mưa. Căn nhà tôi nhớ đến những ngày oi bức bị nắng hắt xuống qua những hòn ngói vênh khiến bên trong có nhiều đốm sáng nhỏ như bầu trời đêm, đen kịt nhìn rõ những ngôi sao. Đó là nơi tôi đã sống trong suốt 20 năm cuộc đời.

Tôi sinh tuổi Dậu, mẹ vẫn đùa đuổi tôi đi xa “bới đất kiếm ăn”. Học hết lớp 12, cũng đến lúc tôi phải rời xa gia đình để vào đại học. Có những chiều, tôi lướt điện thoại qua niềm yêu thích mà bẵng quên những “Chiều chiều ra đứng ngõ sau – Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Để có những đêm thức muộn, chong đèn đọc sách để cửa khép hờ, giọng rao tiếng địa phương của người đàn bà nọ khiến lòng tôi rối bời.

***

Ngày còn nhỏ, được nghỉ hè là lúc bọn trẻ chúng tôi háo hức nhất. Con nhà nghèo, tôi không biết đến những chuyến du lịch tham quan, tắm biển hay đi chơi sở thú, cũng không có bà con họ hàng ở xa để đến thăm nhà. Tôi chỉ biết đó mùa oi bức nhất trong năm, mùa gặt lúa, phơi thóc rơm. Quê vào vụ lúa, sân đầy những hạt thóc to đều, vàng ươm. Bố mẹ tôi ra ngoài đồng gặt lúa và chở về bằng xe đạp thồ. Sân thóc đầy, ngoài ngõ đầy một đường rơm vàng óng, anh em tôi đứa lên Mười, đứa mới Bảy tuổi “chịu trách nhiệm” rũi thóc, gẩy rơm, đến chiều tối thì đứa cào thóc vun thành đống hình quả núi rồi đậy bạt kín để ngày hôm sau lại phơi tiếp, đứa gẩy rơm cũng ụ lại những đống trông tròn tròn như cây nấm không có chân. Những ngày trời âm u, anh em tôi vất vả hơn khi phải xúc thóc vào thúng, sau đó đổ vào bao bã mía, buộc lại rồi nghiến răng nghiến lợi khênh lên bậc hè.

Tôi vẫn nhớ những trưa hè nắng chói chang, anh tôi trèo chót vót lên tận ngọn me hái quả. Tôi đứng dưới há hốc miệng, đợi anh ném quả xuống thì chìa chiếc nón đã chóc rách ngoài viền mép để hứng. Thằng em nhà chú tôi béo quay. Nó chẳng biết trèo cây, cũng chẳng biết hứng quả. Anh em tôi bắt nạt nó, sai về nhà lấy bột canh mỳ tôm cho cả bọn chấm. Ngồi dưới gốc me hút gió trời, anh tôi thỉnh thoảng lại chạy ù về nhà rũi những đường lượn sóng ngoằn nghèo trên sân thóc.

Nghe tiếng xe thồ chở lúa kêu cọt kẹt, hai anh em lại hối hả chạy ùa ra đùn sau những lượm lúa được bố mẹ bó lại, chất lên xe cẩn thận. Anh giục tôi chạy về nhà trước, pha một ca nước me để bố mẹ uống giải khát. Tôi muốn lập công nên cuống quýt chạy về nhà, mở nắp che bụi trên bể nước mưa, vục lấy một ca nước mát lạnh để pha nước.

Có những ngày oi ả, trời bỗng đổ mưa bất chợt. Bố mẹ tôi ướt lướt sướt từ ngoài đồng cố chở chuyến xe lúa về nhà. Ở nhà, anh em tôi cũng hối hả đứa cào, đứa quét thóc vun thành đống rồi đóng bao. Bố mẹ về, cả bốn người tập trung khênh từng bao thóc lên góc hè. Xong sân thóc, hai đứa nghịch đắp gạch đất vào khe thoát nước ở điểm dốc cuối góc sân. Anh tôi bảo cái sân bị ngập nước ấy là bể bơi. Hai đứa lăn lộn, vầy nước mưa thỏa thích. Đám bạn trong xóm tíu tít gọi nhau ngoài ngõ. Anh em tôi bỏ cái sân đầy nước lao ra ngoài đường, chạy vào những nhà quen có ống thoát nước xối mạnh từ trên cao xuống. Tiếng cười đùa ngày ấy non nớt, thơ ngây là những phút giây yên bình đọng lại mãi trong trí nhớ.

***

Từ ngày bố đưa ra bến, tự bắt xe ra Hà Nội học, tôi cũng làm quen dần với những bỡ ngỡ và nỗi nhớ quê nhà. Nhà tôi neo người. Ông bà nội mất sớm. Anh trai tôi sớm tự lập rồi đã có gia đình riêng. Dù đã lớn nhưng bố mẹ vẫn lo lắng cho tôi từng li từng tí. Với tôi, mỗi dịp về quê cuối tuần là một kỷ niệm đáng nhớ.

Chiếc xe khách cuối ngày dừng lại ở ngã ba, cánh cửa mở rộng cho hành khách bước xuống. Bóng tay người đàn ông đen, gầy giơ lên vẫy. Tôi đeo túi xách nặng lệch vai tiến lại, leo tót lên xe. Không phải bác xe ôm vẫy khách, đó là cảnh bố vẫn đến sớm để đợi đón tôi sau mỗi cuộc điện thoại hẹn trước.

Con đường ở quê không ánh đèn điện trở nên sẫm tối. Bố tôi vừa thận trọng quan sát đường, vừa kể chuyện mấy sào lúa bị đổ sau trận bão chập tối hôm trước. Tôi ngồi sau xe chẳng nói gì. Đôi mắt đeo kính cận dày cộm, gườm gườm nhìn đám lúa đổ gần bên đường dưới ánh sáng đỏ quạch từ chiếc xe Angel đã cũ của bố. Bao nhiêu năm, làng quê chẳng đổi khác nhiều. Gia đình tôi vẫn làm nông nghiệp, con đường đất ngày xưa vẫn còn, đồng lúa vẫn đổ rạp sau mỗi mùa mưa bão. Chỉ những người thân tôi đổi thay, người già đi, người trưởng thành rồi có cuộc sống riêng, những gánh lo riêng.

Sau bữa cơm tối muộn, cả nhà quây quần bên nồi ngô luộc khói đang bốc lên nghi ngút, nói đôi ba câu chuyện rồi ai vào giường người nấy ngủ. Ở Hà Nội, phải đến 10 giờ tối đám sinh viên chúng tôi mới bắt đầu ra đường ngồi uống trà đá, trà chanh vỉa hè hay lượn lờ vào vòng hồ Tây. Còn ở quê, mọi người vẫn giữ thói quen ngủ sớm. Sắp vào mùa, mẹ bảo ngủ sớm lấy sức, dăm bữa nữa đi cắt lúa đêm. Từ ngày đi học xa, tôi ít phải đụng chân, đụng tay vào việc đồng áng. Có lần nhớ nhà, tôi ngủ mơ đi theo mẹ ra đồng gặt lúa dưới ánh đèn pin sạc điện đeo ở trước trán từ lúc trời tờ mờ. Gặt lúa đêm có gió mát, cắt đến sáng là xong vài sào lúa, chở về sớm rồi nghỉ ngơi. Cả làng nhà nào cũng lọ mọ dậy giờ ấy, nên cả cánh đồng đâu đâu cũng thấy bóng người cúi lom khom và những tiếng cười đùa râm ran xa gần vọng lại.

***

Ở quê, chiếc giường gỗ đặt trong góc nhà, hướng ra phía cổng là chỗ tôi nằm ngủ. Tôi chọn góc đó bởi ngày còn nhỏ đã có suy nghĩ rất ngây thơ nằm chỗ gần cổng để có đứa nào í ới thì chạy tót đi chơi cho nhanh. Tôi bật cười nhớ lại chuyện này, chuyện nọ. Cánh tay thuận vắt ngang trán nhìn lên những khe sáng nhỏ từ những viên ngói nhiều năm bị xô lệch trên mái nhà. Tôi nằm yên nghe tiếng gáy như xẻ gỗ của bố sau một ngày tưới nhựa đường ngoài nắng, tiếng đàn chó mới đẻ cắn au au, tiếng ếch kêu ồm ộp. Nửa đêm, đứa cháu mới được hai tháng tuổi khóc đòi ti mẹ. Tôi nghe tiếng chị dâu giọng khàn khàn hát ru con i ỉ. Tiếng vỗ mông trẻ bồm bộp chậm dần rồi lịm vào thinh không. Giọng hát hấm hứ trong cổ họng chị bỗng làm tôi nhớ về những ngày còn thơ dại được bà mẹ hát ru.

Tôi chẳng nhớ cái thuở còn ti mẹ đã quấy khóc thế nào, hay thuở biết bò, tập đi tôi làm cả nhà vui vẻ ra sao. Chỉ còn nhớ thuở vẫn quần đùi, áo may ô trốn ngủ trưa, đi bêu nắng. Mẹ gọi khe khẽ hỏi xem tôi đã ngủ chưa nhưng chẳng bao giờ tôi lên tiếng đáp lại, vờ như đã ngủ rất say. Tôi nằm im, đợi bố mẹ ngủ say thì trốn. Cánh cửa gỗ bị mối xông kêu kèn kẹt, mẹ mở mắt thấy bóng tôi thì hỏi, và bao giờ tôi cũng nói dối: “Con đi đái mà mẹ”. Sau đó, cái bóng đen đổ dài dưới ánh nắng, chạy mất dạng cùng tiếng cười giòn tan.

Tôi theo cái Hiền, thằng Đạt đi đào giun câu cá. Cái Hiền mang chai đựng cá, thằng Đạt đào giun, còn tôi đi ngắt lá khoai nước để bọc giun lại. Mấy đứa trẻ rúm rít lại mỗi đứa một việc. Buổi chiều, tôi trở về nhà với bình cá đựng bằng vỏ chai nước. Bố chẳng đánh tôi bao giờ, chỉ cần chạm phải cái nhìn sắc như lườm của bố là đủ sợ rồi. Mặc dù rất sợ bố nhưng tôi vẫn không bỏ được những buổi đi chơi trưa với đám bạn.

Còn mẹ chẳng ưa gì mấy trò con trai mà tôi vẫn chơi. Nhưng xóm nhỏ hiếm con gái nên cứ mỗi chiều tôi đều tham gia đá bóng, bắn bi “cho đủ người”. Thỉnh thoảng, thằng Đạt, cái thằng cao lớn nhất hội hay rủ bọn tôi về nhà xem phim chưởng hoặc hoạt hình. Nhiều hôm mải xem, mẹ gọi về ăn cơm mới sực nhớ ra trời đã tối. Người lớn hay dọa cây duối già nhà ông Duy mọc thò hẳn ra đường có ma. Tôi chẳng biết có ma quỷ thật trên đời hay không nhưng vẫn thấy rờn rợn tóc gáy mỗi lần đi qua đó. Thằng Đạt đưa tôi về đến cổng. Bao giờ nó cũng đứng lại như đợi chờ một điều gì đó. Tôi đoán chắc nó đứng hóng xem tôi có bị bố mẹ mắng hay không. Còn nó nghĩ gì, chẳng ai biết.

Cho đến một ngày đầu tháng Chín, khi tôi lên bảy tuổi, mẹ thông báo về việc tôi sắp vào lớp Một. Mẹ bỏ hết những bộ đồ cầu thủ đá bóng vào ngăn tủ như giấu tiệt chúng đi mãi mãi. Sau đó, mặc chiếc áo sơ mi màu trắng có hình hoa thêu màu hoa mười giờ và chiếc váy xòe xanh đậm. Tôi cũng như những đứa trẻ khác, muốn mùa hè cứ dài mãi để được thỏa sức nô đùa, bêu nắng, chơi bắn bi,.. Những ngày đầu đi học, hầu như ngày nào đến lớp tôi cũng khóc. Vốn dĩ chẳng có đứa trẻ nào thích bị ép vào khuôn phép cả nên chuyện tôi bướng bỉnh cũng là điều chấp nhận được.

Cũng trong năm đó, tôi bị bỏng nước sôi khắp vùng bụng khi với tay lấy bình nước mẹ vừa rót từ phích ra để trên cửa sổ cao. Còn quá nhỏ để xử trí khi bị bỏng rát, tôi gào khóc dữ dội, gọi mẹ. Những ngón tay non nớt kéo phần áo ra đã làm tuột lớp da bụng mỏng. Mẹ hoảng hốt ôm lấy tôi, gọi anh tôi ra vườn hái lá khoai lang giã nát đắp vào bụng. Sau đó, tôi “được” nghỉ học hai tuần nhờ vết bỏng đó.

Sang tuần thứ hai, tôi phụng phịu theo mẹ đến trường học. Vừa bước vào lớp, các bạn nhao nhao chỉ trỏ khiến tôi sợ hãi, òa khóc, đứng nép sau lưng mẹ. Cô giáo dỗ dành, dẫn tôi về chỗ ngồi học. Giờ ra chơi, cái Hân, bạn thân với tôi trong lớp hỏi tôi còn đau không, nó còn tò mò đòi xem cái bụng bị bỏng. Bảy tuổi đã biết xấu hổ, tôi không cho ai đụng vào người cả. Thằng Hiếu, cái thằng tinh quái nhất lớp kéo váy, tốc lên rồi rêu rao khắp lớp “chúng mày ơi cái Trang mặc quần sơ nít”. Chẳng ai để ý đến “bệnh nhân”, thay vào đó là cả lớp hùa vào trêu chọc đến khi tôi òa khóc nức nở. Trường ở gần nhà, tôi cứ vừa lau nước mắt, vừa bỏ học đi về.

Tiếng lạch cạch mẹ dậy uống nước làm tôi giật mình. Vẫn như ngày tôi còn nhỏ, mẹ chui vào trong màn soi đèn bắt muỗi rồi vén mép màn lại cẩn thận:

–  Ngủ đi không mai lại không có sức đi buộc lúa đổ cho mẹ đâu.

***

Nghỉ Tết cũng là một dịp đáng nhớ. Không còn là một đứa trẻ nhưng tôi vẫn háo hức những ngày Tết đến. Đó là dịp tôi được ở nhà lâu hơn với gia đình. Về quê, chiếc xe máy chẳng được ngó ngàng đến. Tôi mở khóa bếp phụ, nơi cất những thứ đồ cũ kỹ để lấy chiếc xe đạp tôi đã sử dụng từ hồi học cấp ba. Mặc chiếc áo khoác đồng phục cũ, đi chiếc xe đạp cũ, tôi hỏi mẹ nhìn mình trông có giống thời học sinh không. Mẹ cười thật hiền, đôi mắt ươn ướt thương tôi những ngày một mình sống xa nhà.

29 Tết, ở dưới quê, việc quét mạng nhện, dọn dẹp là đấng mày râu lo. Tôi chở mẹ đi chợ Tết. Ra chợ, nào mua hương trầm, mâm ngũ quả; nào đặt giò, mua khoai tây, cà rốt, mộc nhĩ, miến, măng khô, thịt lợn, đỗ xanh,.. Chợ Tết quê bình yên, giản dị, năm nào cũng thế nhưng không khí mùa xuân vẫn nhộn nhịp, vui tươi.

Về đến nhà, tôi lại đạp xe lên nhà ngoại cách nhà một cây số, biếu ông bát cháo gà nóng mới nấu chín, nhân tiện cắt lá dong về chuẩn bị gói bánh chưng. Bà tôi không còn nữa, chỉ còn ông ngoại sống cùng gia đình nhà cậu út. Ông cũng đã ngoài 80, tuy đãng trí nhưng chẳng bao giờ quên nhắc lại chuyện cũ: “Ngày bé, ông bế mày nhiều nhất. Mẹ đi cấy vùng cá, ở nhà ông bế cứ khóc oe oe, ông lại bế ra đồng gọi “Hương ơi, về cho cái bé bú tí”. Tôi nghe câu chuyện đó của ông không biết bao nhiêu lần, nhưng chẳng bao giờ dám ngắt lời khi ông hào hứng kể. Mắt ông rưng rưng lệ, cổ họng hút thuốc lào nhiều, vướng đờm nên thỉnh thoảng lại húng hắng ho.

Đến sáng 30 Tết, năm nào tôi cũng giúp mẹ dọn chân hương trên ban thờ. Xong việc, tôi ngồi xổm xem bố gói bánh chưng. Mẹ kể ngày xưa ông bà nội mất sớm, nhà lại nghèo, sống với cụ, bố phải làm đủ nghề: thợ xây, phu hồ, và còn gói bánh chưng để cụ đem lên chợ huyện bán,.. nên giờ bố làm gì cũng khéo.

Ngày Tết, dù trời lạnh, tôi cũng dậy sớm lạch cạch chuẩn bị làm mâm cơm cúng. Đứa con gái mới 19 tuổi cũng làm được việc ra trò. Tôi bắt đầu từng việc một từ sắp bát đũa vào mâm; bóc lá bánh chưng, cắt thành 6 góc hình tam giác; thái khoanh giò lụa; bày một đĩa dưa hành mẹ muối vàng, một đĩa thịt gà nấu đông; ngâm mộc nhĩ, măng, miến để nấu canh; gọt cà rốt, su hào xào chung với lòng gà. Mâm cơm cúng đã xong xuôi, tôi rót rượu ra ba chén nhỏ, châm lửa thắp nén hương lên bàn thờ gia tiên đợi mẹ đọc bài khấn.

***

–  Trang ơi, hết gi ngh trưa ri. Đng nghĩ gì mà ngưi bn thn ra thế?

Tiếng nói lanh lảnh của chị đồng nghiệp kéo tôi trở lại Hà Nội những ngày tháng xa quê. Tôi thầm tiếc nuối với hoài niệm còn dang dở trong trí nhớ, rồi cũng phải vui vẻ sống tiếp cuộc đời mình, cho hiện tại, cho cả những ngày mai nữa.

The post Một thoáng tuổi thơ appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
12921
Đòn bánh tét của má https://caphethubay.net/ca-phe-thu-bay/don-banh-tet-cua-ma_12774.caphe Fri, 20 Nov 2020 04:38:01 +0000 https://caphethubay.net/?p=12774 Ngày trước má thường nói, giá mà ba còn sống để gói lấy chiếc bánh tét đầy đặn mà đặt trên bàn thờ ông bà ba ngày tết. Thế nhưng ba đi sớm quá, má vụng về tự mình học gói. Những chiếc bánh xiêu vẹo, cong cong. Đôi khi nhưn và nếp lại còn

The post Đòn bánh tét của má appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Ngày trước má thường nói, giá mà ba còn sống để gói lấy chiếc bánh tét đầy đặn mà đặt trên bàn thờ ông bà ba ngày tết. Thế nhưng ba đi sớm quá, má vụng về tự mình học gói. Những chiếc bánh xiêu vẹo, cong cong. Đôi khi nhưn và nếp lại còn lẫn lộn, thế nhưng nỗi dịp tết đến xuân về, nhìn thấy nồi bánh tét của má lại thấy lòng chợt vui.

Năm tháng qua đi, đòn bánh tét từ đầu lớn đầu bé cũng dần tròn lẳng, đẹp mắt. Mấy đứa con dần lớn lên, cũng đã biết phụ má ngâm nếp, xếp lá. Thế nhưng chẳng đứa nào học cách gói bánh. Những đòn bánh tét đặt trên trang thờ cũng dần dần ít đi. Mấy anh thường bảo mẹ, thời bây giờ mấy ai ăn nữa đâu mà má gói cho nhiều. Má đôi lần cau mày bảo rằng gói nhiều để thấy vị tết. Rồi càng về sau, má càng chẳng đoái hoài gì. Tết đến gần má mới thong dong đi ngâm lấy ít nếp, gói lấy vài đòn bánh đặt lên trang thờ. Mấy đứa con cũng chẳng còn hào hứng thổi lửa, canh bếp. Chẳng còn hớn hở đợi má giở nắp khui mẻ bánh nóng hổi, ngon lành.

Tính má xưa nay trầm lặng, chẳng nói gì nhiều. Mấy anh em cũng hiểu tính má, chẳng bao giờ để tâm điều gì mà phiền muộn, chỉ im im vậy thôi rồi qua chuyện. Thế nên chuyện mấy đòn bánh tét cũng chẳng ai giữ trong lòng.

Rồi đứa nào cũng lớn lên, dựng vợ gả chồng. Má cất nhà rồi cho từng đứa ra riêng chứ chẳng ở cùng đứa nào cả. Nhớ đứa nào thì leo lên chiếc xe cũ tạch tạch qua thăm, ở chơi chốc lát rồi về. Thi thoảng anh Hai muốn dọn về ở cùng, tiện chăm sóc thăm nom. Nhưng má lại gạt đi, nói chẳng cần đứa nào về ở chung cả.

Mỗi dịp tết đến xuân về, mấy đứa cháu nhỏ thòm thèm được nhìn má gói bánh. Nếu còn dư nếp với thịt heo, má lại gói thêm dăm cái bánh ú. Nhìn mấy đứa nhỏ tranh nhau cái bánh nào to, đôi mắt má nheo nheo niềm vui. Dấu chân chim hoá ra hằn sâu đôi mắt má như thế.

Bánh tét lá cẩm gợi nhớ Cần Thơ | VIETRAVEL

Bé Út nhà anh Ba tự dưng lại đòi má dạy gói bánh. Nó cũng bắt chước Nội xếp lá, bốc nếp, thêm nhưn. Đòn bánh vẹo vẹo xiêu xiêu rồi rã thành nhúm lá và nhưn trộn lẫn. Má nhìn thấy bật cười. Nụ cười xua đi bao nhiêu tháng năm má tẩn mẩn một mình gói bánh. Từ ngày bé Út học gói bánh, má ngâm thêm nếp, mua thêm vài sấp lá mỗi khi cận Tết. Đợi hăm tám lại dặn bé Út sang phụ má gói bánh đặt trên bàn thờ. Con nhỏ cũng tập tành hết xuân nọ đến tết kia. Rồi tới một ngày nó hớn hở đem so kè đòn bánh của nó với má.

Năm đó, má nói sẽ đặt đòn bánh tét của nó lên trang thờ. Nó cũng hớn hở khoe với cả nhà về chuyện đòn bánh. Anh Hai nhìn má cứ loay hoay lục đục với nồi bánh tét mỗi độ cuối năm, hỏi má hay là để qua năm mua bánh người ta gói sẵn về chưng bàn thờ cho khoẻ. Má nhìn rồi chẳng nói gì. Dấu chân chim trên khoé mắt hằn sâu hơn. Anh Hai cũng không bàn gì thêm nữa. Anh Ba cười xoà nói má già rồi, má thích cứ để má làm. Nay có bé Út phụ má gói bánh, nhìn thấy nồi bánh là lại thấy niềm vui.

Má trầm ngâm một lát rồi nhẹ bẫng nói với mấy anh em. Nếu má có mất thì nhớ dặn bé Út gói bánh cuối năm đặt lên bàn thờ ba má. Đứa nào cũng nhăn mặt trách má nói mấy chuyện không xui rủi. Má lại từ tốn bảo chẳng ai là không tới lúc phải già rồi chết đi. Sau má còn lẩm bẩm nhắc cái nhà má ở phải để làm nhà từ đường thờ cúng ông bà tổ tiên. Đứa nào thương thì biết đường về quét dọn, nấu cho ông bà nồi bánh tét mỗi khi tết đến.

Đứa nào cũng lẳng lặng nghe rồi lẳng lặng gật đầu. Chẳng nghỉ được ra lời má dặn như là lời trăn trối cuối cùng. Năm ấy má đi, đứa nào cũng giật mình nhớ lời má hồi đầu năm khi cả nhà sum họp. Những đôi mắt nặng trĩu nỗi buồn cứ nhìn vào tấm di ảnh mà khóc thương. Những điều còn chưa kịp nói, chưa kịp làm cũng trở thành quá muộn.

Nhớ lời má, tết đến bé Út gói bánh đặt trên bàn thờ của ông bà và ba má. Những đòn bánh tròn lẳng, đều nhau tăm tắp qua đôi tay thoăn thoắt của bé Út cứ thế mà chất đầy một nồi. Tối đó, mấy anh em ngồi nhau cùng canh bếp lửa. Kể một vài chuyện cũ qua rồi mà nước mắt bất chợt rưng rưng.

Má đi rồi chẳng ai ngoài bé Út biết gói đòn bánh tét cho lành lặn. Chẳng ai hiểu được má tẩn mẩn tỉ mỉ gửi bao nhiêu yêu thương vào những đòn bánh mỗi dịp đầu năm. Những chiếc bánh gói sẵn sẽ chẳng cần tốn nhiều thời gian. Nên sẽ chẳng có dịp để cả nhà cùng ngồi bên nhau ôn vài chuyện cũ.

Hoá ra lâu nay chỉ có má ngồi canh bếp ngẫm nghĩ chuyện xưa. Không biết liệu má có buồn như tâm trạng của những đứa con đang ngồi bên bếp lửa bập bùng mà nhớ má. Mẻ bánh tét năm này vắng má vẫn bốc khói nghi ngút và thơm lừng cả gian bếp thân quen. Chỉ là đâu đó thân quen thì vẫn thiếu dáng má giản dị gói bánh rồi lại sắp dĩa ra mâm ngồi tét bánh.

Anh Hai, anh Ba ngẫm nghĩ chốc lát rồi quyết định cũng học cách gói bánh tét như bé Út năm nao. Để bé Út lấy chồng rồi vẫn có người gói bánh đặt trên bàn thờ ba má. Mẻ bánh đầu chắc sẽ chẳng được đẹp đâu. Thế nhưng biết đâu má lại vui khi mấy anh em lại quây quần trở về bên nồi bánh như khi má vẫn còn ở bên đón tết.

Đòn bánh có xiêu vẹo không đều hay nhưn nếp trộn lẫn, chắc má vẫn sẽ vui…

The post Đòn bánh tét của má appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
12774
Quê tôi xứ điều https://caphethubay.net/ca-phe-thu-bay/que-toi-xu-dieu_12766.caphe Fri, 20 Nov 2020 04:18:11 +0000 https://caphethubay.net/?p=12766 Tôi sinh ra trên mảnh đất Bình Phước, nơi mệnh danh là “thủ phủ của cây công nghiệp”, nhất là cây điều. Không giống thai nghén rồi sinh thành trên dải đất chữ S từ xa xưa như cây dừa, cây bưởi hay một loại trái nào, cây điều đặt chân đến đất Việt muộn

The post Quê tôi xứ điều appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Tôi sinh ra trên mảnh đất Bình Phước, nơi mệnh danh là “thủ phủ của cây công nghiệp”, nhất là cây điều. Không giống thai nghén rồi sinh thành trên dải đất chữ S từ xa xưa như cây dừa, cây bưởi hay một loại trái nào, cây điều đặt chân đến đất Việt muộn màng, như một vị khách phương xa nhưng mang theo món quà đặc biệt. Và với tôi, với người dân Bình Phước, vị khách ấy đã trở nên quen thuộc, là một phần trong cuộc sống chúng tôi không biết tự bao giờ.

Có năm tết còn đương mùng, đã thấy dân Bình Phước nô nức vào vườn điều như đi trẩy hội xuân. Người xứ khác chê chúng tôi ham làm mà không hưởng trọn vẹn cái đẹp của mùa xuân. Nhưng chỉ ai ở Bình Phước, gắn liền với trái đào lộn hột vài mùa ra trái mới hiểu. Tháng 2 khi Tết sắp về, đã thấy hoa điều nở khắp các khu vườn kèm theo và chùm trái trĩu nặng. Điều chín vào tầm tháng 3 nhưng có năm đến sớm vô cùng. Mà mùi điều chín thơm lắm, khó ai cưỡng cầu, yên lòng ở nhà du xuân mà không ghé vườn điều. Đến nhanh lắm nhưng cũng đi nhanh, tháng 5 hoa phượng nở, ve kêu râm ran cũng là lúc mùa hết, chỉ còn vài người đi nhặt mà quê tôi gọi là đi “mót”. Người Bình Phước sao không yêu điều cho được, khi mà mùa điều đến, trái điều nhỏ cong cong mà người ta hay gọi luôn là hạt điều lại cho người dân nơi đây thu nhập, và nhiều gia đình có cuộc sống no ấm từ loại trái này.

Chiếc áo tôi mặc, chén cơm tôi ăn từ hạt điều chín cây rụng, từ nhọc nhằn ba mẹ đến mùa nhặt từng hạt điều một. Từ ngôi nhà gỗ với căn buồng nhỏ để ba mẹ con ngủ, ba nằm ngoài ván cho đến ngôi nhà xây khang trang. Từ mấy xào đất nhỏ cho đến vài hecta điều, sự thay đổi trong đời sống gia đình tôi có được từ chính những chắt chiu của ba mẹ. Nhưng nếu không có cái hạt nhỏ nhỏ, cong như dấu phẩy đó thì cũng không thể đủ đầy. Nhìn mẹ mỗi sáng được ăn tô phở ngon, ba được uống cà phê những ngày rảnh rỗi, không còn quá cần kiệm như trước, tôi lại một phần biết ơn và trân quý cây điều biết mấy!

Cây điều (đào lộn hột) công dụng và lưu ý khi dùng hạt điều

Nhưng điều với tôi đâu phải chỉ đơn thuần như đối tác trong làm ăn, chỉ biết đến nhau vì lợi nhuận. Cây điều trong tâm trí tôi còn là một vùng trời tuổi thơ mà đến tận bây giờ, tôi vẫn muốn được một lần quay trở lại. Cây điều nhà nội tôi lạ lắm, không chịu mọc thẳng mà cứ nằm ngang như cây cầu dừa bắc qua con kênh. Và thế là trưa nào cũng có con nhóc ra nằm trên thân cây, tận hưởng cái gió trời mát rười rượi rồi ngủ quên lúc nào không hay. Hạt điều thu hoạch sau một quá trình sẽ ra thành phẩm tươi ngon, đựng trong những chiếc hộp sang trọng. Nhưng lạ lùng là người dân quê tôi hiếm ăn hạt điều ấy, chỉ dám mua về tặng khách quý rồi bảo: “Đặc sản quê tui đó”. Còn phần mình, thì ăn theo cách ngộ nghĩnh lắm. Bên gian bếp của bà, hai chị em tôi thưởng thức hạt điều theo cách lấy hạt nào to mới nhặt vào vườn cho thẳng vào bếp lửa. Hạt điều mới nhặt vẫn còn mủ, thế là chạy cho thật xa để tránh hạt nổ lại văng mủ vào người. Hạt điều lấy từ bếp ra ăn chẳng được bao nhiêu nhưng niềm vui thì vô tận. Bây giờ lớn khôn, cũng được ăn hạt điều đựng trong hộp đẹp mắt nhưng chị em tôi cứ nhớ hạt điều bên bếp lửa năm nào. Lại nhớ thêm cả quả điều sạch, vàng ươm đem rửa sạch, xắt lát ăn với cơm, giản dị thế thôi mà sao ngon lạ lùng! Cây điều vẫn còn đó nhưng chắc sẽ không ai ăn quả điều cũng hiếm lắm có người bỏ điều vào bếp lửa nghe tiếng nổ vui tai rồi đem ra thưởng thức.

Đó là câu chuyện của tuổi thơ. Dường như sợ tôi lên thành phố học sẽ quên mất mình, cây điều lại khiến tôi thêm dành tình cảm cho nó. Lần đầu tiên, cũng chính cây điều khiến một cô nhóc 19 tuổi như tôi thực sự biết trân trọng đồng tiền. Những tháng ngày nghỉ dịch, tôi theo chân ba mẹ vào rẫy điều, trở thành một người nông dân thực thụ. Và cũng từ đó, tôi bắt đầu hiểu công việc nhặt điều khó khăn như thế nào. Câu ca dao “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” đặt trong hoàn cảnh này xem ra vô cùng phù hợp khi người lượm phải cúi người vặt hạt ra khỏi vỏ cho vào bị đựng. Nhiều người dân sẽ xây nhà nhỏ ngay trong vườn điều nhưng nhà tôi thì không. Thế là vườn điều là nơi ngồi ăn cơm, cũng là nơi trải chiếc bao sạch tranh thủ làm giấc ngủ trưa lấy sức. Mà đường vào rẫy điều nào có dễ đi, đường đất đỏ lại đồi dốc, có hôm trưa mưa chở bao điều 50 kí ra khỏi vườn đem bán, không biết nước mưa hay nước mắt đang hiện hữu trên gương mặt. Những vất vả đó, lần đầu tôi được trải nghiệm. Trước giờ tôi chỉ biết đi học rồi về nhà, giúp đỡ ba mẹ cũng chỉ làm việc nhà, tôi đâu hiểu lượm điều cơ cực như thế! Tôi đâu biết ba mẹ kiếm được tiền vất vả đến thế nào. Chỉ khi trực tiếp nhặt từng hạt điều mới thấm thía cái cơ cực đó. Tôi như biết trân trọng đồng tiền hơn, biết một ly trà sữa mà mình uống bằng giá cả hai kí điều, biết tất cả những gì mình đang có đều từ những đồng tiền mồ hôi nước mắt, vất vả chắt chiu của ba mẹ!

Tôi yêu cây điều lắm nhưng đôi khi cũng hờn, cũng trách điều thật nhiều. Vì điều quá nhạy cảm, hễ trời sương muối, gió mưa một xí là điều cảm lạnh ngay, năm đó coi như vụ mùa thất bát. Mẹ tôi lại có đêm thức trắng sầu muộn vì điều không bao nhiêu công sức, tiền của bỏ ra chăm bón cho điều coi như hỏng. Cũng có năm, điều thất giá, vụ mùa thu cũng chẳng được bao nhiêu, người có điều, người làm mướn đều chung cảnh khổ!
Đôi khi giận hờn là thế nhưng sau cùng vẫn thương, vẫn nhớ cây đào lộn hột nơi quê nhà biết bao! Nếu ai hỏi tôi quê ở đâu, tôi không chỉ nói mình ở Bình Phước, mà nói thêm: “Quê tôi xứ điều”.

The post Quê tôi xứ điều appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
12766
Có những ngày buồn https://caphethubay.net/ca-phe-thu-bay/co-nhung-ngay-buon_12181.caphe Mon, 26 Oct 2020 14:38:06 +0000 https://caphethubay.net/?p=12181 Đời người như một dòng sông, không phải lúc nào cũng êm xuôi, trong lặng. Sẽ có những cơn sóng ngầm nấp dưới đáy, song hành cùng con thuyền xuôi mái, cho đến khi gặp những ghềnh đá ngầm, những vùng lốc xoáy, những cơn bão đi hoang vô định thì chúng mới trỗi dậy,

The post Có những ngày buồn appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Đời người như một dòng sông, không phải lúc nào cũng êm xuôi, trong lặng. Sẽ có những cơn sóng ngầm nấp dưới đáy, song hành cùng con thuyền xuôi mái, cho đến khi gặp những ghềnh đá ngầm, những vùng lốc xoáy, những cơn bão đi hoang vô định thì chúng mới trỗi dậy, sẵn sàng lật thuyền bất cứ lúc nào.

Có những ngày buồn đến thế... Nỗi buồn như một người bạn, một thói quen khó  bỏ... - GUU.vn

Đời người cũng thế, có lúc tươi rạng có khi trầm uẩn. Và chúng ta cần chuẩn bị một tâm thái vững bình cho những ngày như vậy.

Vốn là người nhạy cảm, hay thương vay khóc mướn nên tôi thường ít khi có được những ngày nhiên tươi như lũ bạn. Một con gà bị làm thịt, một con mèo mất trộm hay con chó bị bán… hoặc một con chuồn chuồn bị bọn trẻ ngắt đầu… đều có thể làm tôi khóc. Nước mắt ướt mi, nước mắt đầm má, nước mắt chan hoà, rơi xuống môi mặn chát. Cái mặn của tiết gà chảy bát, của nồi cá mèo đang ăn dở, của khúc xương mọi hôm chó vẫn ăn… ngấm sâu đi cùng năm tháng, song hành với tôi đến bây giờ. Ngoài việc khóc vạ ương ổi để bị mấy roi đau lằn lươn mông ra rồi tự nín, chạy đi chơi với bạn thì đứa bé tôi ngày ấy chẳng biết làm gì khác để vui hơn.

Niềm vui dễ đến, nỗi buồn nhanh đi , những ngày không vui chưa bao giờ trọn vẹn lúc này. Có chăng chúng chỉ là những cơn gió nhẹ qua thổi trôi đi những gợn bọt li ti sông cả bến đời. Và khi những giọt hờn bé con ấy chưa kịp khô cạn thì sự rạng rỡ lại trở về cùng những nụ tươi trẻ nít. Ngày và năm cứ trôi trong âm vọng dỗi hờn cười nụ như vậy.

Tôi ngày nay không còn khờ dại để buồn cùng những điều vụn vặt ngây ngô ấy nữa. Nỗi buồn của tôi bây giờ to lớn hơn, mênh mang trìu tượng hơn. Buồn mây, buồn gió, buồn hoa, buồn cỏ, buồn người, buồn tâm, buồn tính, buồn vì buồn thôi, đôi khi không hiểu nổi vì sao mình lại không thể thoát được cảm giác này. Cái cảm giác khát khô nơi sa mạc, ngộp thở đáy ao làng, mang mác hoa sim, muốn tìm nắng khi đông và tìm buốt ngày hè. Một nỗi buồn tham lam, không thoả mãn, chẳng chế ngự và ít khi đầy. Tôi đi ra đường, hoà nỗi buồn của mình vào muôn hình vạn trạng nỗi buồn của dòng người bất tận xuôi ngược lang thang mưu sinh. Buồn nhân tình, buồn thế thái, buồn người, buồn lòng, buồn nhà, buồn việc, buồn vặt, buồn mưu sinh. Chao ôi là buồn!

Chứng kiến những bước chân rã rời, những bàn tay chân thô ráp chai sần, những đôi dép cũ kỹ mòn vẹt, những manh áo sứt chỉ mòn tà, thân nhiều mảnh vá, mùi tóc cháy khét, hoe vàng, những đôi tay nhỏ xíu bới rác, những lưng còng tóc cước sinh nhai, tự nhiên nỗi buồn bỏ tôi rong chơi. Phải chăng nỗi buồn chỉ hết khi lòng biết khóc bằng nước mắt chát mặn cùng khổ của kiếp cần lao? Phải chăng tâm chỉ thực sự an khi hồn biết cảm thông, chia sẻ?

Trời lúc này bắt đầu mưa nặng hạt, mọi người nháo nhác đi tìm chỗ trú, dáo dác bung ô, hoảng hốt khoác áo mưa, vội vã di chuyển nhanh hết mức có thể về nhà. Mặc cho những ánh nhìn thiếu cảm chiếu vào mình, tôi để đầu trần nhẩn nha bước về phía cầu. Hàng triệu lớp sóng loang trên mặt nước, tụ rồi tan, hàng trăm ngàn bong bóng nước hình thành rồi vỡ dưới chân những bè Lục Bình
đang lững lờ nhẹ trôi. Lục Bình vẫn vậy, dù mưa hay nắng, đông giá hay hạ hanh hao nắng lửa đều tím mỏng đến nao lòng, thư thả bình an lạ, dâng cho người sắc nhớ mênh mông, xao lòng, mời gọi ký ức quê trong hồn người viễn xứ. Ngắm lục bình mang mang hoài niệm, nhẹ thanh sông nước, mát dịu và thoảng êm nơi gió hương sông đồng, bao sân si còn lại cũng theo dòng nước lặng lẽ trôi đi nơi khác. Tâm thanh, hồn an tôi mới hiểu nỗi buồn cũng rất cần thiết, không kém niềm vui đối với cõi
nhân sinh này biết bao nhiêu, cũng như trời vẫn đan xen mưa nắng.

Làm sao chúng ta biết sự hiện hữu của niềm vui, trân trọng từng giá trị sống, yêu thương cõi người này và trưởng thành được nếu không có nỗi buồn đây? Nỗi buồn sẽ phân biệt giúp ta đâu là người dũng cảm, lạc quan, đâu là kẻ yếu đuối, uỷ mị. Nỗi buồn giúp mọi người đoàn kết, sẻ chia, đẹp hồn. Nếu không có những ngày buồn, chúng ta không biết được sự tồn tại của những ngày vui vẻ.
Cảm ơn những ngày buồn đã giúp tôi hiểu được chính mình, thăng hoa cảm xúc. Và tôi sẽ cố như Lục Bình, luôn thắp tím không gian bất kể ngày nắng hay ngày mưa.

The post Có những ngày buồn appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
12181