Luận văn – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net Mon, 03 Jul 2023 15:35:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://caphethubay.net/tre_assets/uploads/2020/11/mfavicon-1-66x66.png Luận văn – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net 32 32 188417353 “Về làng” và vẻ đẹp mộc mạc trong thơ Lê Gia Hoài https://caphethubay.net/luan-van/ve-lang-va-ve-dep-moc-mac-trong-tho-le-gia-hoai_103986.caphe Mon, 03 Jul 2023 15:35:22 +0000 https://caphethubay.net/?p=103986 Làng – danh từ ấy từ xưa đến nay luôn là một xứ sở đặc biệt trong tâm khảm mỗi người, bởi những kỉ niệm ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, đi xa, bởi ở đó có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Đã có rất nhiều thi nhân viết về làng

The post “Về làng” và vẻ đẹp mộc mạc trong thơ Lê Gia Hoài appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Làng – danh từ ấy từ xưa đến nay luôn là một xứ sở đặc biệt trong tâm khảm mỗi người, bởi những kỉ niệm ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, đi xa, bởi ở đó có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Đã có rất nhiều thi nhân viết về làng bằng cả nỗi niềm đau đáu nhớ mong. Và Lê Gia Hoài cũng thế. Đọc Lê Gia Hoài, ta thấy một vẻ đẹp trong trẻo, mộc mạc toát lên từ câu chữ, ý tưởng, khiến ta muốn tìm hiểu về không gian nào làm nên cảm xúc trong thơ anh. Vì thế tôi tìm những sáng tác của anh, từ vẻ đẹp dưới mái trường đến những nét đẹp dung dị về làng quê, đã khiến tôi trân quý những vẻ đẹp trong thơ anh – nhà thơ của đồng quê Vĩnh Phúc. Trong chùm thơ về quê hương, đất quê…tôi ấn tượng nhất với bài thơ Về làng, một bài thơ toát lên nét quê từ trong ca dao, từ trong cổ tích.

Theo chân lối cũ tôi về
Thăm màu nước biếc sông quê ngày nào
Đồng chiêm hương lúa xôn xao
Ngát xanh như khúc đồng dao quê mình.

Tôi về tắm nắng sân đình
Ngát hương bưởi cốm trắng tinh vườn nhà
Buông mình vào bóng cây đa
Tìm trong cổ tích tiếng bà ngày xưa.

Tôi về hứng những giọt mưa
Rơi trên trầm tích mái chùa rong rêu
Lắng nghe tiếng mõ vọng chiều
Cho tâm sáng giữa bao điều trần ai.

Tôi về đứng giữa ban mai
Đếm màu sương khói trên vai mẹ gầy
Nhặt trong thương nhớ vơi đầy
Bao la tình mẹ những ngày xa quê.

Theo chân lối cũ tôi về!

Lê Gia Hoài đã đưa chúng ta Về làng bằng những câu thơ như thế. Những vần thơ lục bát nhuần nhị, dịu dàng như lời ru của mẹ, qua tâm hồn anh, vẽ nên vẻ đẹp thanh bình của làng quê châu thổ. Về làng là về lối cũ, là nơi in dấu chân thuở thiếu thời.

Theo chân lối cũ tôi về
Thăm màu nước biếc sông quê ngày nào
Đồng chiêm hương lúa xôn xao
Ngát xanh như khúc đồng dao quê mình.

Không phải là về ngắm, mà là về “thăm” – từ “ thăm” vừa giản dị, vừa thể hiện được rõ tình cảm của nhân vật trữ tình với dòng sông. Phải yêu sông lắm anh mới thốt lên như thế, con sông không phải là một vật vô tri vô giác, con sông là người bạn gắn bó suốt tuổi ấu thơ, có phải vì thế mà “về làng” là Lê Gia Hoài dẫn chúng ta ra thăm sông trước nhất?

Bức tranh của làng quê hiện lên với màu xanh của con sông “nước biếc”, rồi đến cánh đồng lúa chiêm “hương lúa xôn xao”. Nhà thơ đã dùng nghệ thuật nhân hóa thật khéo khi muốn nói hương lúa như reo vui đón người con đi xa trở về, từ láy “xôn xao” thật gợi, âm thanh ấy là của gió, hay là của lúa, của đồng đất quê hương? Và nữa, Lê Gia Hoài sử dụng nghệ thuật so sánh thật thú vị khi so sánh một vật hữu hình là đồng chiêm với âm thanh của “khúc đồng dao quê mình”. Một bức tranh quê đầy màu xanh, cũng đầy âm thanh và hương vị.
Bởi vì “Về làng” nên phải đi thăm thú mọi nơi, những nơi từng lưu lại thời thơ bé của mình.

Tôi về tắm nắng sân đình
Ngát hương bưởi cốm trắng tinh vườn nhà
Buông mình vào bóng cây đa
Tìm trong cổ tích tiếng bà ngày xưa.

Ta theo chân nhân vật trữ tình ra đình, ra vườn, ra cổng làng…Nơi ấy là tuổi thơ, là nắng gió, là tiếng cười, là hương bưởi thơm cả những giấc mơ. Không phải là hóng nắng, phơi nắng mà là “tắm nắng” – một hình ảnh ẩn dụ bộc lộ tình cảm tha thiết với quê hương. Cũng không phải là “ra gốc đa hóng mát” mà là “ buông mình vào bóng cây đa”, một sự thả lỏng hoàn toàn, thả lỏng đến mức không còn dáng vẻ của người trưởng thành nữa, mà là đứa trẻ của ngày xưa, lăn lê, nô đùa dưới bóng cây, nghe những câu chuyện cổ tích xa xưa trong êm dịu tiếng bà…Bây giờ cháu đã lớn, bà đã đi xa…tìm trong cổ tích tiếng bà, biết bao giờ tìm thấy…

Nhà thơ đưa ta về làng, về với những sắc điệu quen thuộc của nắng, mưa, của những hình ảnh đã đi vào kí ức.

Tôi về hứng những giọt mưa
Rơi trên trầm tích mái chùa rong rêu
Lắng nghe tiếng mõ vọng chiều
Cho tâm sáng giữa bao điều trần ai.

Ta có bao lâu để đứng hứng mưa? Ta có bao lâu để ngắm rong rêu đã thành nơi thời gian ở lại? Những mái chùa im lìm ở đó, những tiếng mõ chiều vẫn đều đều đong đếm thời gian xếp những lượt trầm tích trên lớp lớp đời người…Những giây phút lắng đọng ấy để ta nhìn lại hành trình đã qua, những gì sắp đến, để rửa trôi bao lo lắng muộn phiền “Cho tâm sáng giữa bao điều trần ai”.
Ta đi theo nhân vật một vòng làng quê, qua dòng sông, qua mưa nắng, qua mái chùa cổ kính, để về với ban mai:

Tôi về đứng giữa ban mai
Đếm màu sương khói trên vai mẹ gầy
Nhặt trong thương nhớ vơi đầy
Bao la tình mẹ những ngày xa quê.

Hình ảnh thơ trong khổ này rất đơn giản mà gợi hình ảnh, ban mai là thời gian bình minh, mà “đứng giữa” lại là một động từ và phụ từ chỉ vị trí, nhưng câu thơ vẫn gợi dáng vẻ của người con trong buổi sớm ở nhà, dưới nếp nhà thân thuộc, ngắm dáng mẹ tảo tần. Có ai “đếm màu sương khói” được không…một hình ảnh ẩn dụ khiến ta rưng rưng. Mẹ vất vả từ sáng sớm tinh sương, đến tối khuya vẫn chưa thôi tất bật, vòng tay mẹ, bàn tay mẹ, bờ vai mẹ…đã gánh những gì, đã chắt chiu, nâng niu những gì, để ta có hôm nay. Và ta, “nhặt” “thương nhớ” đến bao giờ mới đủ để bớt nhớ mẹ “những ngày xa quê”? Lê Gia Hoài một lần nữa sử dụng ẩn dụ thật khéo léo, để ta biết trân trọng gom “nhặt” những nhớ thương, những giản đơn bé nhỏ làm nên tâm hồn mỗi người.

Bài thơ kết lại chỉ một câu 6 chữ “Theo chân lối cũ tôi về!” – câu thơ ngắn, một dấu chấm cảm cuối dòng thật đơn giản mà lòng ta nao nao…Cuộc đời chúng ta, ai cũng từng một lần về lối cũ, và kỉ niệm trở về, ta sống lại thuở ấu thơ, ta trở về mái ấm nuôi ta trưởng thành, và ai cũng muốn được nhiều lần trở về như thế.

Bởi vì “ Về làng” nên cả 5 khổ thơ đều có từ “về”, về để đi thăm, đi ngắm, đi chơi, đi tìm, về để tắm nắng, hứng mưa, đếm sương khói trên vai mẹ…Bằng thể thơ lục bát quen thuộc, Lê Gia Hoài sử dụng từ ngữ thật sự giản dị, anh cũng khéo léo dùng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, tất cả đã tạo nên bài thơ lục bát thật nhuần nhị mà gợi hình, gợi cảm. Một bức tranh làng quê thanh bình đầy màu sắc, âm thanh, hương vị được gọi ra từ bài thơ. Cảm ơn anh đã đưa người đọc “Về làng” bằng những câu thơ mộc mạc mà thiết tha đến vậy, và người đọc sẽ thêm yêu làng quê xứ sở, bởi trong chúng ta, ai cũng sẵn có một làng…

Đ.H.N

The post “Về làng” và vẻ đẹp mộc mạc trong thơ Lê Gia Hoài appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103986
Đôi điều cảm nhận về “Chiều say men nắng” của Lê Gia Hoài https://caphethubay.net/luan-van/doi-dieu-cam-nhan-ve-chieu-say-men-nang-cua-le-gia-hoai_103983.caphe Mon, 03 Jul 2023 15:27:22 +0000 https://caphethubay.net/?p=103983 Thơ vốn là chiều sâu của cảm xúc, được nhìn nhận qua lăng kính chủ quan của người cầm bút. Bởi vậy, thật khó để có một khái niệm đủ đầy, trọn vẹn về thơ. Với tôi, thơ đẹp và mang giá trị khi nó có khả năng thanh lọc và cảm hóa con người.

The post Đôi điều cảm nhận về “Chiều say men nắng” của Lê Gia Hoài appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Thơ vốn là chiều sâu của cảm xúc, được nhìn nhận qua lăng kính chủ quan của người cầm bút. Bởi vậy, thật khó để có một khái niệm đủ đầy, trọn vẹn về thơ. Với tôi, thơ đẹp và mang giá trị khi nó có khả năng thanh lọc và cảm hóa con người. Chính vì thế, để cảm được thơ, người đọc ắt phải có một trái tim đẹp, một trái tim đủ để rung cảm trước những dáng vẻ của ngôn từ.

“Chiều say men nắng” là tập thơ đựng chứa nhiều cung bậc cảm xúc nhưng tựu chung lại đó là chiều sâu của một trái tim yêu bình dị, sâu sắc. Lê Gia Hoài đã biến cái mộc mạc cốt chất ấy thành thứ gia vị vừa đủ để nhâm nhi, vừa đủ để làm nên một “chiều say” gửi đến bạn đọc.
Trong thơ anh, tình yêu dường như không chỉ là sự cho đi mà nó còn đòi hỏi sự đồng điệu giao thoa nơi sâu thẳm tâm hồn:
Xuân nồng đào phai ngọt sắc
Ngân nga khúc nhạc màu xanh
Tình em thêu hoa giăng mắc
Ngập tràn nỗi nhớ lòng anh
(Xuân và em)
Chính sự đồng điệu ấy đã chắp cánh cho tình yêu vượt ra khỏi tầm vóc của không gian, của thời gian, vượt ra khỏi ranh giới của những hữu hạn nhỏ bé tầm thường để đạt đến độ da diết, cháy bỏng, vô biên, vô cùng:
Em xa khuyết nửa trần gian
Trăng đêm rụng vỡ muôn ngàn nhớ mong
Cuối trời bão nổi mây giông
Tim anh thác lũ đầy sông nghẹn ngào
(Em xa)
Mai này xuân sẽ đến
Lạc vào em mênh mông
Anh ngồi đong rét mướt
Nhớ thương em cháy lòng
(Cúc họa mi mùa đông)
Có rất nhiều cách khác nhau để diễn tả và đi đến tình yêu, nhưng có lẽ với Lê Gia Hoài thứ tình yêu bền bỉ nhất vẫn là sự chân thành, là sự không phô diễn, là nơi tâm hồn được cất cánh, là nơi nỗi nhớ có lý do để đợi chờ:
Phố mùa này hương bưởi vẫn trong veo
Bầy chim trời vẫn theo về làm tổ
Chỉ mình anh với tháng ba loang đổ
Cứ âm thầm ngồi nhắc mãi tên em
(Dấu chân tháng ba)
Có một chiều anh ngồi đếm nhớ thương
Nơi quán quen góc đường ngày cuối hạ
Em không về…hoàng hôn mong manh quá
Để tiếng ve cũng hóa những mong chờ
(Chiều biếc)
Những câu thơ không mới từ hình thức đến nội dung nhưng bằng cách nào đó nó vẫn gieo vào lòng ta những dự vị đậm đà khó quên nhất định. Lê Gia Hoài đã biết cách khai thác chất liệu ngôn từ dân giã để biến cái mộc mạc ấy thành cái chân tình, hữu ý; từ đó làm bật lên những ý tưởng sáng tạo, những thanh âm trong trẻo, những điểm rơi khắc sâu vào trái tim người đọc:
Con mang thương nhớ trở về
Quàng vai áo mẹ chiều quê gió lùa
Lắng lòng nghe những nắng mưa
Lặn trong đời mẹ sớm trưa tảo tần.
(Mẹ quê)
Không cần tô vẽ cầu kỳ, không chưng cất những ngôn từ mỹ miều, tác giả vẫn khắc họa nên một bức chân dung đời thường về mẹ đủ đầy, một tình yêu lớn dành cho mẹ và chỉ có ở mẹ. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã đủ “say” rồi.
Cái hay của “Chiều say men nắng” không nằm ở chỗ truyền tải đi những thông điệp lớn lao, hay ở những hình ảnh mang tính nghệ thuật cao cả mà nó nằm ở chỗ khơi dậy trong tâm hồn người đọc những tình cảm đẹp đẽ, những trắc ẩn bấy lâu… Và tôi thích điều đó dẫu nó có chút buồn, có chút cô đơn. Nhưng quan trọng cái buồn, cái cô đơn ấy lại khiến người ta “say”.
Chiều say men nắng à ơi
Lời ru ai hát mà rơi nỗi buồn
(Chiều say men nắng)
27/4/2022-PV

The post Đôi điều cảm nhận về “Chiều say men nắng” của Lê Gia Hoài appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103983
Thể tản văn trong văn học https://caphethubay.net/luan-van/the-tan-van-trong-van-hoc_103708.caphe Thu, 25 May 2023 06:45:49 +0000 https://caphethubay.net/?p=103708 1. Vị trí của tản văn trong dòng chảy văn học Việt Nam Chữ tản văn có nguồn gốc từ Trung Quốc để chỉ một kiểu văn bản trong văn học cổ. Thời đó, tản văn là tất cả những gì thuộc về văn xuôi, tức là thứ văn không vần, đối lập với thơ

The post Thể tản văn trong văn học appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
1. Vị trí của tản văn trong dòng chảy văn học Việt Nam

Chữ tản văn có nguồn gốc từ Trung Quốc để chỉ một kiểu văn bản trong văn học cổ. Thời đó, tản văn là tất cả những gì thuộc về văn xuôi, tức là thứ văn không vần, đối lập với thơ ca là thứ văn có vần; ngôn ngữ tản văn gần với lời nói hằng ngày (so với thơ ca đã được cách điệu). Tuy nhiên, ngay buổi đầu ra đời (thời Xuân Thu – Chiến quốc), tản văn đã gắn với văn chương “luận thuyết” của những triết gia nổi tiếng như Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử,… (được gọi chung là tản văn chư tử), cho nên cái nghĩa của chữ tản văn để chỉ tất cả văn xuôi trở nên mờ nhạt dần mà nổi lên cái nghĩa văn “luận thuyết”. Ở Việt Nam, nói đến tản văn, từ lâu người ta chỉ nghĩ đến một thứ văn ngắn gọn, súc tích dùng luận bàn thế sự hoặc văn chương. Văn xuôi tiểu thuyết (như Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí) không bao giờ gọi là tản văn.

Tản văn trong văn học trung đại Việt Nam nhìn chung là nghèo (phải chăng kẻ sỹ Việt Nam không thích luận thuyết?). Những tác gia nổi tiếng thời phong kiến của nước ta hầu hết là thi gia. Các ông quan – thi sỹ khi có hứng thì làm thơ chứ ít khi ghi chép sự việc hay biểu đạt tư tưởng. Cho nên cuối cùng chỉ có một số bài văn bia (bi ký) và một số bài tựa cho các tập sách được viết theo thể tản văn.

Tản văn là gì? | News Tản Văn Hay | Lý Luận

Tuy nhiên, đến văn học hiện đại, nhất là từ những năm hai mươi của thế kỷ XX, tản văn phát triển rực rỡ cùng với sự phát triển của báo chí và xuất bản. Tản văn hồi ấy cũng như bây giờ còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác, như tạp văn, đoản văn, tạp bút, tạp luận, tiểu luận,… Những cây bút viết tản văn nổi tiếng là Tản Đà, Ngô Tất Tố, Phan Khôi, Vũ Bằng,… Tính chất tự do của tản văn, sự kết hợp giữa các yếu tố nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm của tản văn trên báo chí thời ấy có thể cảm nhận ngay ở tên chuyên mục của nó như Nói chơi, Nói mà chơi, Nói hay đừng, Thật hay bỡn, Chuyện giữa giời, Lý luận của tôi, Gặp đâu nói đấy, Chuyện hằng ngày,…

Giai đoạn 1945 – 1985, có lẽ do đời sống chiến tranh quá khắc nghiệt, văn chương cũng quá “khuôn phép” mà tản văn ở miền Bắc tuy vẫn có nhưng kém hấp dẫn. Từ phong trào Đổi mới trở đi, tản văn mới có sức sống trở lại. Giai đoạn đầu của Đổi mới, tản văn cùng với phóng sự là hai thể ký sôi nổi và hấp dẫn. Nay thì không còn sôi nổi và hấp dẫn như giai đoạn đầu nhưng theo quan sát của chúng tôi, tản văn vẫn được đọc nhiều hơn cả so với thơ và tiểu thuyết, truyện ngắn. Trong khoảng ba mươi năm qua có nhiều nhà văn viết tản văn dồi dào và hấp dẫn như Nguyễn Ngọc Tư (trẻ nhất nhưng có lẽ phải kể đầu tiên vì theo chúng tôi đó là người viết tản văn hay nhất), Nguyễn Quang Lập, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Quốc Hải, Đỗ Phấn, Hồ Anh Thái, Trần Đức Tiến, Hữu Ngọc,… Gần đây mạng xã hội ra đời giúp cho “người người viết tản văn, nhà nhà công bố tản văn”. Có người chưa viết văn bao giờ nhưng nay vẫn có thể viết được những bài, những “mẩu” tản văn sắc sảo. Ngược lại, tản văn vẫn là nơi “thử sức” cho nhiều cây bút lão luyện, như Tô Hoài, Nguyên Ngọc. Đặc biệt, Tô Hoài về già rất dồi dào bút lực ở thể này. Ông cứ như là người kể chuyện không bao giờ hết chuyện và người bình luận hóm hỉnh không bao giờ cạn ý, khiến người đọc vừa được giải trí lại vừa tìm được rất nhiều kiến giải sâu sắc.

2. Đặc trưng của tản văn

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá (…) Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính của tác giả”. (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb. Giáo dục, 2009).

Tuy nhiên, khi triển khai, các tác giả của từ điển trên lại coi “tản văn hiện đại bao gồm các thể ký, tuỳ bút, văn tiểu phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học” (Sđd). Khái niệm tản văn như thế là quá rộng, xóa nhòa nhiều ranh giới thể loại và không còn làm giảm ý nghĩa công cụ thực tiễn. Nhiều tập sách xuất bản những năm gần đây ghi chú thể loại là “tản văn” nhưng trong đó có thể phân ra các loại: tản văn, tuỳ bút, bút ký, du ký… Trong Giáo trình lý luận văn học, tập 2 (gọi tắt là Giáo trình), Trần Đình Sử chủ biên, ĐHSP, 2012, phần Ký văn học do PGS.TS.La Khắc Hòa viết, đã coi tản văn là một tiểu loại trong thể loại ký.

Chúng tôi sẽ phân tích tản văn như định nghĩa khái quát của Từ điển thuật ngữ (Sđd) nhưng chỉ coi tản văn như một tiểu loại trong thể loại ký như tác giả của Giáo trình và sẽ có các kiến giải phân biệt.

a) Tính tự sự

Một bài tản văn luôn được xây dựng trên một câu chuyện hay một vài hiện tượng có thực trong đời sống. Đây là “nguyên liệu” không thể thiếu cho bài tản văn. Câu chuyện hay hiện tượng thường đơn giản, phổ biến, phần nhiều ai cũng từng thấy nhưng lại không mấy ai để ý và càng ít khi “cắt nghĩa” nó. Nhà văn, ngoài biết cách kể làm cho câu chuyện, hiện tượng trở nên sinh động, hấp dẫn thì cái chính là phát hiện ra vấn đề đằng sau câu chuyện hoặc hiện tượng đó. Câu chuyện hoặc hiện tượng của đời sống kể trong bài tản văn không “đánh đố” người đọc như tiểu thuyết, truyện ngắn mà thể hiện quan điểm, thái độ của tác giả.

b) Tính luận đề (chính luận)

Một bài tản văn bao giờ cũng xoay quanh một chủ đề thuộc về tư tưởng, chính trị hoặc về lẽ sống, triết lý nhân sinh, triết lý văn chương và nghệ thuật,… Tính luận đề của bài tản văn được “công khai hóa” qua giọng kể, qua những lời bình luận ngắn gọn nhưng sắc sảo hoặc có khi bằng một vài câu nhận xét ý nhị. Tính luận đề của bài tản văn thú vị ở chỗ nó luôn gắn với câu chuyện. Như trong bài Nhái, Tô Hoài sau khi kể thời nay các nhà làm bánh cốm nhái chữ “Ninh”, chữ “Nguyên” của bánh cốm Hà Nội, các nhà làm bánh đậu xanh nhái chữ “Hương” của bánh đậu xanh Hải Dương, sau khi kể chuyện các hãng nước uống đóng chai nhái nhãn hiệu nước khoáng Lavie, v.v…, ông liên hệ tới chuyện một lần ông đi tàu mua phải cái bánh chưng bằng đất sét – “cục đất nặn bằng đất sét cũng nong nóng như vừa mới vớt ở trong nồi ra” – nhà văn đưa ra nhận xét: “Từ cái bánh chưng, bánh dầy, lọ tương, lọ nước khoáng cỏn con đến chuyện to như dự án B, dự án C và những công trình lớn thì thế nào, có ăn cắp, có làm giả không, có chứ; bởi vì nó cũng là dây dợ họ hàng của những kẻ mua người bán ngoài chợ quen ăn không nói có và cái thói quen thề bồi xoen xoét đương xảy ra” (Giấc mộng ông thợ rìu, Nxb. Hội Nhà văn, 2006).

c) Tính đối thoại

Tính luận đề thường đi kèm tính đối thoại. Thông qua lời kể, lời tả, ta thấy hiện lên nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, nhiều thái độ đối lập nhau. Nhân vật “anh” trong tập Thả hy vọng (Trần Đức Tiến), hầu như bất cứ chuyện gì, “anh” đưa ra một quan điểm này thì vợ anh, con anh, bạn anh,… lại bác bỏ, khiến “anh” nhiều khi phân vân, bối rối.
Nhiều khi các quan điểm đối lập đều là của tác giả, được đưa ra như là để hoài nghi, để đặt một dấu hỏi về một thời đại đầy “hỗn mang”, các giá trị bị đảo lộn. Bài Hướng nào Hà Nội cũng sông (ở tập sách cùng tên của Hồ Anh Thái, Nxb. Trẻ, 2013), kể một làn sóng người Hà Nội về các làng quê, núi rừng lùng mua đất làm trang trại, song song với nó, lại có làn sóng người các tỉnh kéo về Hà Nội hoặc xây biệt thự khoe phú quý, hoặc tất tả mưu sinh. Tác giả dẫn một bài hát của nhạc sỹ Trần Tiến để khuyên các cô gái nhà quê hãy quay về nông thôn, bởi kiếm được đồng tiền nơi thành thị không chỉ có mồ hôi mà còn cả nước mắt. Nhưng nhà văn lại không tin lời khuyên ấy. Chính nhà văn lại cãi lại mình: “Em quay về thì đói, ai cho em công ăn việc làm ở nơi đồng quê tươi đẹp kia?”. Có thể nói trong tản văn, nhất là tản văn chính trị – xã hội, luôn có hai luồng ngược nhau: một mặt, người viết rất tin vào chủ quan của mình, nhưng mặt khác lại hoài nghi hoặc sánh với ý kiến ngược lại.

Người viết tản văn đôi khi dùng giọng của người viết tiểu thuyết đa thanh, tức là lối trần thuật hai giọng. Về điểm này, nhà văn Tô Hoài đã làm mới lời văn của mình khi viết tản văn với một giọng “tưng tửng”, khác với giọng “cổ điển” ông thể hiện trong tiểu thuyết.

d) Tính hàm súc

Tính hàm súc của tản văn thể hiện sự cô đúc trong ngôn từ, nói ít gợi nhiều, vì vậy tác giả dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, trùng điệp,… Những bài tản văn hay do đó, giàu chất thơ, ví dụ Nguyễn Ngọc Tư trong bài Chợ của má viết: “Tôi gọi những cái chợ dân dã này là chợ của má. Bởi nó hiền lành, lam lũ như má, bởi chợ nhỏ nhoi khiêm tốn như má, nhưng nó mang một cái hồn sâu, mênh mông lắm nên người ta nhắc nhớ hoài, thương hoài như thương má vậy” (Tản văn Nguyễn Ngọc Tư, Trẻ, 2006).

Nhưng không phải chỉ có thế. Tản văn khó chấp nhận bài có dung lượng dài (trong khi đa số các thể ký khác có thể dài). Có lẽ vì để phù hợp với thời đại con người quá bận rộn, và mặt khác, tản văn giàu tính triết lý, cần gọn, nếu phân tích nhiều sẽ mệt óc người đọc. Các bài tản văn hay nhìn chung không quá 4 trang sách khổ trung (14cm x 20cm).

e) Tính tổng hợp

Trong tản văn thường có sự hòa trộn của nhiều phương thức: miêu tả, tự sự, trữ tình, nghị luận, thuyết minh. Sự hòa trộn này mang tính tự do, không theo một ước lệ nào, như là sự đưa đẩy tự nhiên của ngòi bút: thấy cần tả thì tả, thấy cần kể thì kể, cần luận thì luận, cần biểu cảm thì biểu cảm,… Ví dụ: “Mỗi lần nghe tiếng rao “Ai khúc đây” trong đêm thị xã Hà Đông vào những đêm mùa đông, tôi lại nhớ về cánh đồng rau khúc xưa của làng tôi (…) Thường thì vào cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc đã bắt đầu nở lác đác trên cánh đồng. Nhưng phải sang tháng Giêng, tháng Hai rau khúc mới nở rộ. Đó là khoảng thời gian những làn mưa xuân ấm áp thường trở về cánh đồng lúc gần sáng. Hồi còn nhỏ, trong những đêm gần sáng như thế, không hiểu lý do gì mà tôi thường thức giấc. Bà nội kéo chiếc chăn chiên nhiều lỗ thủng ủ kín tôi và nói “Mưa ấm thế này, khúc lại nở trắng đồng”. (Nguyễn Quang Thiều, Mùi của ký ức, Trẻ, 2017). Có thể mượn nhận định của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến khi nói về ét-xe – một thể ông coi là thể tản văn đặc biệt – để nói về tản văn nói chung: “Bố cục tự do là một đặc trưng riêng của thể ét-xe. Trong bài ét-xe, những ý tứ được triển khai, dẫn dắt theo cung cách nói như Nguyễn Tuân – ý này nhằng vào ý kia theo hứng của sự tưởng tượng miên man”.

3. Phân loại tản văn

Như đã nói ở trên, tản văn là sự tổng hợp nhiều phương thức phản ánh, vì vậy, dựa vào phương thức nào chiếm ưu thế, ta có thể chia tản văn thành các thể nhỏ hơn: tản văn trữ tình, tản văn tự sự, tản văn nghị luận, tản văn miêu tả, tản văn khắc họa nhân vật. Tuy nhiên, cách khác, có thể tiếp cận theo đề tài thì ta có: tản văn chính trị – xã hội, tản văn học thuật, tản văn văn hoá,… Chúng tôi chia theo cách thứ hai vì có lẽ dễ nhận diện với đa số bạn đọc.

a) Tản văn chính trị – xã hội

Thể tản văn này gần đây có khi được gọi là tiểu luận. Gọi là tiểu luận cũng có lý, bởi vì ngoài đề tài của nó là các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, lối sống,… thì mảng “luận” của nó là nổi bật và thường là các vấn đề có tính thời sự. Tuy nhiên gọi là tiểu luận dễ nhầm với thuật ngữ đã có từ lâu dùng để chỉ các công trình nghiên cứu – phê bình văn học khá “dài hơi” (chứ không hề “tiểu”), như của Xuân Diệu viết về Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà,… Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đề nghị gọi loại này là ét-xe (essay, có thể dịch là ký chính luận), chúng tôi sẽ nói thêm ở 3.e.

Thời trước 1945, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng,… đã viết hàng trăm bài tản văn chính trị – xã hội đăng báo như đã nói. Khoảng 30 năm qua, các tản văn của Nguyên Ngọc, của Hồ Anh Thái (Hà Nội chỗ nào cũng sông), Vương Trí Nhàn (Nhân nào quả ấy), của các nhà trí thức thuộc nhiều lĩnh vực trong tập Giục giã từ cuộc sống,… một số bài của Hoàng Quốc Hải (Kẻ sỹ trước thời cuộc), Nguyễn Quang Lập (Ký ức vụn, Chuyện đời vớ vẩn) và khá nhiều tản văn của Tô Hoài thuộc loại này.

Các tập sưu tập, biên dịch thuộc loại sách “Tinh hoa xử thế” kể những câu chuyện có tính ngụ ngôn kèm theo lời bình cũng có thể xếp vào đây. Các câu chuyện là chuyện cũ bên Tàu hoặc bên Tây nhưng được lược kể và có lời bình mang hơi thở thời đại, như tập Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, Đông Tây cổ học tinh hoa của Vũ Bằng hồi trước 1945.

b) Tản văn học thuật

Là loại tản văn viết về các thể loại và các tác phẩm văn học (thường là lời “tựa”), nghệ thuật, phác hoạ chân dung nhân vật (chủ yếu là chân dung nhà văn, nghệ sỹ). Thời trước 1945, thể tản văn này khá phổ biến trên các báo với các tác giả là các nhà văn, nhà báo như Ngô Tất Tố, Phan Khôi, Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai, Thạch Lam, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,…

Trên văn đàn đương đại, thể tản văn này gần đây cũng tái sinh mạnh mẽ mà tác giả có thể là nhà văn, nhà báo, nhà khoa học: Dương Tường (Chỉ tại con chích chòe), Cao Xuân Hạo (phần Người Việt và văn hóa Việt trong tập Tiếng Việt – văn Việt – người Việt), Hoàng Quốc Hải (nhiều bài trong Kẻ sỹ trước thời cuộc), Trần Đăng Khoa (Chân dung và đối thoại), Nguyễn Xuân Diện (một số bài trong Vàng son trên giấy gấm), Vũ Tuyên Hoàng (Tản mạn đường dài),…

c) Tản văn văn hóa

Là những bài tản văn viết đất nước và con người Việt Nam nói chung và các vùng miền nói riêng. Loại thứ hai có lẽ nhiều hơn, đó là việc khảo cứu và cảm nhận các hiện tượng văn hóa mang sắc thái địa phương, bao gồm cảnh quan địa lý, cung cách sinh hoạt, phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, các đặc sản tự nhiên và nhân tạo, các công trình văn hóa,… của một vùng, miền.

Nước ta không lớn lắm nhưng đa dạng về địa hình tự nhiên, và về xã hội, Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc, điều đó đã tạo ra sự phong phú về xã hội và con người. Đặc biệt, lãnh thổ chạy dài theo chiều Bắc – Nam, từ vĩ độ 23º23′ Bắc đến 8º34′ Bắc, trải qua 15 vĩ độ, lại ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa, cho nên khí hậu thay đổi theo chiều dài đất nước, tạo nên các hệ sinh thái và các ”vùng văn hóa” hết sức phong phú, đó thực sự là mảnh đất màu mỡ cho người viết tản văn, nhất là người có khiếu quan sát, liên tưởng và giàu tri thức đất nước học.

Các tác giả và tác phẩm như Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội và món lạ miền Nam), Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ai đã đặt tên cho dòng sông), Nguyễn Ngọc Tư (Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư), Nguyễn Quang Thiều (Mùi của ký ức), Băng Sơn (Tình yêu từ Hà Nội), Đỗ Phấn (Hà Nội thì không có tuyết), Nguyễn Trương Quý (Hà Nội bảo thế là thường), Phan Trung nghĩa (Khách thương hồ), Trương Chí Hùng (Miền Tây lạ lắm à nghen), Hữu Ngọc (Lãng du trong văn hóa Việt Nam),… và Tô Hoài với hai tập Chuyện cũ Hà Nội cộng với gần một nửa số bài tản văn ở các tập ký khác thuộc loại này. Một số bài ký của Nguyễn Tuân thường được xếp vào tuỳ bút nhưng có lẽ nên coi là tản văn văn hóa thì chính xác hơn (Nhớ Huế, Nam Định, Phở, Cốm,…)

4. Phân biệt tản văn với một số thể loại khác

a) Phân biệt tản văn với tùy bút

Tùy bút thuộc văn biểu cảm, lấy trữ tình làm mạch chủ đạo, còn trong tản văn, trữ tình chỉ là một yếu tố. Tản văn trữ tình khá giống tùy bút (một số tác giả coi là một) nhưng theo đuổi luận đề vẫn là cái đích của bài tản văn, trong khi mục đích của tùy bút là phô bày tình cảm, cảm xúc.

b) Phân biệt tản văn với bút ký, ký sự

Bút ký, ký sự nặng về ghi chép, tái hiện sự kiện, sự việc và các sự kiện, sự việc phải có đầu có cuối rõ ràng, tức là tính tự sự cao hơn tản văn; trong khi với tản văn, sự kiện, sự việc chỉ là cái nền (tư liệu) để triết lý, bình luận, bày tỏ thái độ. Sự kiện, sự việc trong tản văn chỉ cần chấm phá, không cần đầy đủ.

c) Phân biệt tản văn với tiểu phẩm

Tản văn hay tiểu phẩm đều chứa câu chuyện hoặc hiện tượng xã hội nhưng người viết tản văn cần phải phân tích, bình luận trong khi tiểu phẩm thì không cần. Câu chuyện trong tiểu phẩm thường rất ngắn gọn, nó giống như một truyện tiếu lâm, cũng có khi như một màn hài kịch trong đó tính ngụ ngôn, tính “biểu tượng hai mặt” của nó đã rõ, không cần phân tích, bình luận gì thêm.

d) Phân biệt tản văn với nghiên cứu – phê bình văn học

Thể tản văn học thuật khá gần với nghiên cứu – phê bình văn học, đặc biệt với chân dung văn học (một nhánh của nghiên cứu – phê bình văn học). Cái khác nhau ở đây là: Nếu bài nghiên cứu – phê bình văn học (trong đó có bài chân dung văn học) cần một diện mạo đầy đủ, được biện luận chặt chẽ thì bài tản văn chỉ nắm bắt cái “thần thái” rồi phác họa bằng vài nét chấm phá, mang đậm cảm nhận chủ quan của người viết, không biện luận nhiều.

Khó phân biệt chủ yếu ở thể chân dung văn học. Chân dung văn học như thể trung gian giữa tản văn (thuộc ký) và nghiên cứu – phê bình văn học (thuộc khoa học văn học). Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt khi đứng trước một bài cụ thể. Bài chân dung văn học nếu thiên về phong cách phóng túng, tự do thì xếp vào tản văn, còn nếu theo tính nghiêm ngặt khoa học thì xếp vào nghiên cứu – phê bình văn học.

e) Phân biệt tản văn với nghị luận xã hội

Tản văn chính trị – xã hội khá gần với nghị luận xã hội. Chữ essay (Anh) hay essai (Pháp) để chỉ một thể văn thường được dịch sang tiếng Việt là tiểu luận (nghị luận). Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đề nghị để nguyên chữ ét-xe, coi đó là một thể ký đặc biệt mang tính triết luận cao, rất gần với tản văn. Chúng tôi cũng nghĩ để nguyên thuật ngữ ét-xe nhưng vẫn nên coi ét-xe thuộc tản văn. Ét-xe phân biệt với nghị luận (tiểu luận) ở chỗ nghị luận trình bày vấn đề một cách đầy đủ, toàn vẹn, chặt chẽ còn tản văn chỉ phác hoạ vấn đề, giống như là một bức ký hoạ. Đọc tản văn “nhàn” hơn đọc nghị luận vì tiếp nhận trực cảm, không phải vận dụng nhiều lý trí.

g) Phân biệt tản văn với phóng sự

Nổi bật của phóng sự là tính thông tin (tư liệu) – những thông tin về sự kiện, hiện tượng, con người làm thành một vấn đề xã hội. Trước một vấn đề (thường là vấn đề thời sự đang nhức nhối) cần minh chứng bằng thực tế và mổ xẻ thực tế đó, người viết phóng sự “dồn nhiệt hứng vào thông tin nhiều hơn việc nói lời cảm xúc trữ tình” (La Khắc Hoà, Giáo trình, ĐHSP, 2012), trong khi đó thông tin chỉ là một mạch trong nhiều mạch của tản văn. Đa số thông tin trong phóng sự phải xác thực, cụ thể, có địa chỉ rõ ràng (trừ tên người có thể cần giấu hoặc viết tắt), còn thông tin trong tản văn không cần đầy đủ, chi tiết, tính xác thực cũng chỉ cần ở một mức độ nào đó (có khi chỉ là “nghe nói”, “nghe đồn”).

Thay lời kết

Tản văn hiện đại là thể văn vừa bình dân vừa bác học. Nó ngày càng đa dạng và phong phú. Có người nói thời nay là thời của tản văn kể cũng không ngoa. Tuy nhiên tỷ lệ tác phẩm tản văn hay trên tổng số tản văn được công bố cũng không phải là nhiều.

Thể tản văn ngày nay vừa vẫn mang những nét đặc trưng có từ khởi thuỷ vừa vẫn tiếp tục biến đổi. Xu hướng là tản văn ngày càng thu nhận các phương thức phản ánh của các kiểu văn bản khác, kể cả những kiểu văn bản ngoài văn học, như thuyết minh (khoa học), báo chí. Vì thế một số tác giả coi tản văn vừa ở trong thể ký, vừa đi ra ngoài thể ký, thậm chí đi ra ngoài phạm vi văn học. Tuy nhiên, với những gì trình bày ở trên của chúng tôi, có thể nói rằng tản văn vẫn thuộc thể ký, tức là loại văn học phi hư cấu.

Đ.T.T

The post Thể tản văn trong văn học appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103708
Một cái nhón chân… thật lạ! https://caphethubay.net/luan-van/mot-cai-nhon-chan-that-la_103050.caphe Thu, 29 Sep 2022 07:22:13 +0000 https://caphethubay.net/?p=103050 CHIỀU LẠ - Tặng L.L - Sợ đêm về quẩn gió xáo xác khuya Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ Te tẻ chiều nhớn nhác nhón chân qua. *. Hà Nội, chiều 02 tháng 10.2016 ĐẶNG XUÂN XUYẾN LỜI BÌNH: Sợ đêm về quẩn gió,

The post Một cái nhón chân… thật lạ! appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
CHIỀU LẠ
– Tặng L.L –

Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua.
*.
Hà Nội, chiều 02 tháng 10.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Ảnh Hoàng Hôn Đẹp Nhất ❤ 1001 Hình Chiều Tà Đẹp HD 4K

LỜI BÌNH:
Sợ đêm về quẩn gió, xáo xác khuya!
Cái lo thường tình của người đa cảm, thi tâm; bởi trong sự cô tịch, vắng vẻ của màn đêm người ta hay hoài niệm, mơ hồ và lòng trắc ẩn được giấu kín ban ngày thì đêm về dễ òa ra, trào dâng một cách khó kiểm soát.
Chính bởi lẽ ấy mà tác giả chín hơn, khôn hơn, rón rén mà: “nhón chân” qua cái “te tẻ chiều”!
Mặc dù vậy nhưng tâm nào có an, vẫn bị cái điều mơ hồ, không thể đặt tên kia làm cho tâm trạng: nhớn nhác.
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
Kiểu tâm trạng: “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”! (Xuân Diệu) Cố gắng vơ vét, nhọc nhằn những điều đáng có nhất để làm gì? Không biết! Có được rồi thì đặt vào đâu? Không biết nốt. Vì tất cả đều mơ hồ, mặc định và ước lệ như: “nụ cười nhòe” trên “áo lạ”!
Tác giả tránh đêm nhưng lại vướng ngày, vướng cái hoàng hôn đầy trắc ẩn, trầm trầm với vài giọt nắng cuối cùng rơi trên lá…. thì tâm trạng cũng “nguy hiểm” không kém mấy ban đêm. Chính vì vậy phải “nhớn nhác” mà “nhón chân qua” cái chiều “te tẻ”.
Bài thơ hay ở chỗ dùng từ, đọc lên người đọc cũng chuếnh choáng, nhớn nhác theo: xáo xác, vét vớt, chênh chao, te tẻ, nhớn nhác là những cặp từ được đặt đúng chỗ, hợp với tâm cảnh, hồn người nên cứ thấy hay.
Điều đặc biệt là bài thơ không thể chỉnh sửa, sắp xếp lại cấu trúc câu từ vì ý đủ, lời chỉnh, từ cô đọng. Đặc biệt hơn là cả bài không có đại từ nhân xưng nên đọc lên ai cũng thấy mình trong đó và đó cũng chính là thủ pháp “hỏa mù” chả ai “bắt đền”, “kiện cáo”, “cấu véo” được của tác giả….
Ồ! Mà lạ chưa: tâm động qua một cái nhón chân thi vị.
*
Thành Nam, 03 tháng 10.2016

The post Một cái nhón chân… thật lạ! appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103050
“Chấp chới” – Một bài thơ lạ về cấu tứ https://caphethubay.net/luan-van/chap-choi-mot-bai-tho-la-ve-cau-tu_103047.caphe Thu, 29 Sep 2022 07:17:56 +0000 https://caphethubay.net/?p=103047 CHẤP CHỚI Có người líu ríu theo chồng Buông lơi lời hát Bỏ ngày xuân ngăn ngắt Thúc nhịp trống dồn... Se sắt buồn Ơi người “xe chỉ luồn kim” Ơi người nhớn nhác đi tìm Đầu ghềnh cuối bãi Lời xưa có còn mê mải... Tìm ai... Kìa ai... Lừng chừng câu hát Gió

The post “Chấp chới” – Một bài thơ lạ về cấu tứ appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
CHẤP CHỚI

Có người líu ríu theo chồng
Buông lơi lời hát
Bỏ ngày xuân ngăn ngắt
Thúc nhịp trống dồn…

Se sắt buồn
Ơi người “xe chỉ luồn kim”
Ơi người nhớn nhác đi tìm
Đầu ghềnh cuối bãi
Lời xưa có còn mê mải…

Tìm ai…
Kìa ai…
Lừng chừng câu hát
Gió gằn ràn rạt
Trời mưa…
Chấp chới cánh diều.
*
Làng Đá, 21 tháng 04.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Rốt cuộc chúng ta lấy chồng để làm gì?

LỜI BÌNH:
Phải nói thẳng Chấp Chới chưa phải là một bài thơ hay, mà chỉ là một bài thơ khá, trên mức trung bình. Thế nhưng, tôi lại thích bài thơ này bởi lối viết hiện đại và cái khác lạ về cấu tứ của bài thơ.
Mới làm thơ được vài năm nhưng thơ của Đặng Xuân Xuyến đã tạo được nét riêng, thường ngắn gọn, súc tích, tiết tấu nhanh, tứ thơ mới, khẩu khí mạnh, ngôn ngữ giàu hình ảnh so sánh và dễ cảm, nhất là ở thể thơ tự do. Thế nhưng ở bài thơ này những nét đặc trưng đó hầu như đã biến mất, thay vào đó là sự khác lạ, hư hư ảo ảo, khó hiểu.
Ta thử thưởng thức Chấp Chới như cách vẫn thường cảm thơ.

Khổ thơ thứ nhất:
Có người líu ríu theo chồng
Buông lơi lời hát
Bỏ ngày xuân ngăn ngắt
Thúc nhịp trống dồn…

Mở đầu khổ thơ, tác giả bâng quơ kể: “Có người líu ríu theo chồng”, sang câu 2, câu 3, rồi đến câu 4, vẫn tiếp dòng tự thán, tự kể, rất bâng quơ… tuy vậy, tác giả cũng vẽ nên một bức tranh đẹp, với những hình ảnh gợi cảm và giàu nhạc điệu. Hình ảnh người con gái “líu ríu”, “buông lơi lời hát”, bỏ lại “ngày xuân ngăn ngắt” vội sớm lấy chồng được phác họa với tiết tấu nhanh, thái độ bâng quơ, và sự không rõ ràng về đại từ nhân xưng khiến người đọc tuy “cảm” được thơ nhưng không hiểu được cấu tứ thơ nên chưa thật sự “khoái”, chưa thật sự “thích”.

Sang khổ thứ 2:
Se sắt buồn
Ơi người “xe chỉ luồn kim”
Ơi người nhớn nhác đi tìm
Đầu ghềnh cuối bãi
Lời xưa có còn mê mải…

Vẫn là những lời bâng quơ, tự thán, tự kể về mối tình trai gái, không đẩy cảm xúc thành cao trào, cứ hờ hững, trôi xuôi mà cũng chẳng mấy ăn nhập với tâm trạng ở khổ thơ đầu. Tiết tấu thơ chậm, dàn trải, không rõ đại từ nhân xưng, dẫu khiến tâm trạng người đọc bảng lảng, buồn mang mác đấy nhưng vẫn “không khoái”, “không thích” vì khó “bắt” tứ thơ.
Sang khổ 3, khổ kết của bài:

Tìm ai…
Kìa ai…
Lừng chừng câu hát
Gió gằn ràn rạt
Trời mưa…
Chấp chới cánh diều.

Nhịp thơ trầm, lắng, cảm xúc dâng trào, được đẩy lên với sự thúc giục, thảng thốt, của nghẹn ngào nước mắt, của “chấp chới cánh diều” giữa “trời mưa” nặng hạt, “gió gằn”… nhưng người đọc vẫn khó “nắm” được tứ thơ dù khổ 3 có cái kết như một triết lý sống, như một mệnh đề để kết thúc bài thơ như vẫn thường thấy. Đến đây, dù đã đọc xong bài thơ, vẫn thấy mơ hồ, vẫn chưa thể nhận rõ ra “ai” với “ai” và tác giả “gửi gắm” những gì ở bài thơ này. Vì thế, bài thơ tạo cảm giác hư hư ảo ảo, lâng lâng, khó hiểu.

Mới đọc, dễ có cảm giác Chấp Chới như được ghép thành từ 3 bài thơ, với 3 cách nhìn ở 3 tâm trạng khác nhau, không có sự liên kết hoặc sự liên kết lỏng lẻo vì khó “bắt” được tứ thơ. Người không tinh sẽ bảo bài thơ bị tản vì tứ thơ bảng lảng như sương mù, không (có) rõ, thậm chí nếu khó tính còn hạ bút phê là thơ viết vội, không có tứ, nhưng thực ra bài thơ này viết theo lối mới, hiện đại: dùng tâm trạng và nhạc điệu để vẽ lên tứ thơ (tứ kín) nên tứ tập trung vào từng khổ thơ, tứ chỉ để phục vụ cái tâm trạng của nhà thơ, của người đàn ông đang đau khổ trước sự đổ vỡ của tình yêu đôi lứa. Đây là cách viết táo bạo, hơi liều, bởi nếu viết không khéo sẽ dễ bị “cảm” là viết ẩu, viết không tới. Là cây bút mới (về thơ), không nên dại dột thử sức như thế này, cho dù như anh tâm sự trên trang facebook là “mượn thơ chỉ để giãi bày tâm sự”.

Tóm lại, Chấp Chới là bài thơ có tâm trạng, có hình tượng, có nhạc điệu, chuyển cấu tứ rất nhanh nhưng đọc Chấp Chới phải thật tĩnh tâm, nhắm mắt để thả hồn theo ý thơ, nương theo mạch thơ thì mới cảm được hồn thơ. Nếu đọc Chấp Chới theo lối truyền thống, có vào đề, đến nội dung, rồi kết thúc như xưa nay thì khó “cảm” được bài thơ này.
Vài lời cảm nhận cá nhân khi đọc bài thơ Chấp Chới, có gì bất cập mong được bạn đọc, nhất là các nhà thơ, nhà phê bình văn học chiếu cố, đại xá cho kẻ hậu sinh “múa rìu qua mắt thợ”.
*
Thanh Nê, chiều 26 tháng 04.2017

The post “Chấp chới” – Một bài thơ lạ về cấu tứ appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103047
Đọc “Chấp chới” thơ Đặng Xuân Xuyến https://caphethubay.net/luan-van/doc-chap-choi-tho-dang-xuan-xuyen_103043.caphe Thu, 29 Sep 2022 07:11:15 +0000 https://caphethubay.net/?p=103043 CHẤP CHỚI Có người líu ríu theo chồng Buông lơi lời hát Bỏ ngày xuân ngăn ngắt Thúc nhịp trống dồn...   Se sắt buồn Ơi người “xe chỉ luồn kim” Ơi người nhớn nhác đi tìm Đầu ghềnh cuối bãi Lời xưa có còn mê mải...   Tìm ai... Kìa ai... Lừng chừng câu

The post Đọc “Chấp chới” thơ Đặng Xuân Xuyến appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
CHẤP CHỚI

Có người líu ríu theo chồng

Buông lơi lời hát

Bỏ ngày xuân ngăn ngắt

Thúc nhịp trống dồn…

 

Se sắt buồn

Ơi người “xe chỉ luồn kim”

Ơi người nhớn nhác đi tìm

Đầu ghềnh cuối bãi

Lời xưa có còn mê mải…

 

Tìm ai…

Kìa ai…

Lừng chừng câu hát

Gió gằn ràn rạt

Trời mưa…

Chấp chới cánh diều.

*

Làng Đá, 21 tháng 04.2017

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Yêu nhau 5 năm, tôi ngậm ngùi nhìn người yêu đi lấy người khác | VOV.VN

LỜI BÌNH:

Dầu tác giả Đỗ Anh Tuyến đã viết một bài bình cho bài thơ này và nhận xét “Chấp Chới chưa phải là một bài thơ hay, mà chỉ là một bài thơ khá, trên mức trung bình” (xem: /chap-choi-mot-bai-tho-la-ve-cau-tu-tac.html) thì tôi vẫn đánh giá nó là một bài thơ hay vì nó đã là “một bài thơ khá, trên mức trung bình” thì phải là một bài thơ hay rồi. Tôi đã viết nhiều bài cảm nhận về thơ Đặng Xuân Xuyến nên tôi không muốn viết nữa về anh. Thế nhưng đọc “Chấp Chới” xong thì  trí óc tôi cứ ngứa ngáy như thơ anh có chất gì gây ngứa cho tôi. Ngứa thì phải gãi, không gãi thì nó cứ ngứa. Vậy nên tôi phải viết. Đây là viết cho tôi, như mình tự gãi cho đã ngứa mình, chớ không phải viết cho nhà thơ chút nào.

Khổ thơ thứ nhất vào đề cho ta liên tưởng đến hình ảnh xa xưa của cái thời hát dân ca thịnh hành ở các miền quê Bắc bộ.

Có người líu ríu theo chồng

Buông lơi lời hát

Bỏ ngày xuân ngăn ngắt

Thúc nhịp trống dồn…

Các cụm từ “líu ríu theo chồng” cho ta nghĩ đến một đám cưới ép duyên. Rồi các câu thơ “Buông lơi câu hát/ Bỏ ngày xuân ngăn ngắt/ Thúc nhịp trống dồn” khiến ta liên nghĩ đến vô vàn hội hè, đình đám gọi là “văn hoá phi vật thể” của cái thời mà nông thôn còn nguyên bản sắc của nó. Ngày nay, các hội hè đó được lập lại một cách giả tạo mà nếu đưa vào thơ thì nó trở thành nhạt nhẽo cho thơ. Vậy nên đọc bốn câu thơ trên ta phải nghĩ về quá khứ thì mới thấy rung động bởi vàng son của một thời và bởi niềm đau của người phụ nữ trong thời lạc hậu xa xưa mà ngày nay rất ít xảy ra.

Vậy khổ thơ hay chổ nào? Hay ở chỗ nói cụt ngủn mà lại diễn đạt tràn lan. Ta đọc thơ, hiểu được tính cách cô gái, thấy được làng quê yên bình, cảm nhận được dáng dấp cô gái bị ép theo chồng, và tất cả tâm hồn ta như đứng giữa cái khung cảnh yêu thương, gắn bó, cộng với nỗi buồn điểm xuyết, làm cho thi vị trong tâm hồn được thắm thiết thêm.

Vế thơ thứ hai diễn tả cái gì? – Thất tình và đi tìm kỷ niệm:

Se sắt buồn

Ơi người “xe chỉ luồn kim”

Ơi người nhớn nhác đi tìm

Đầu ghềnh cuối bãi

Lời xưa có còn mê mải…

Người “xe chỉ luồn kim” là người vợ. Câu thơ cho ta biết cô gái “líu ríu theo chồng” đã thành người “xe chỉ luồn kim” cũng buồn “se sắt”. Còn người ở lại thì lang thang “Đầu ghềnh cuối bãi” và mê mải trong tâm đi tìm kỷ niệm của quá khứ.

Khổ thơ với những vần thơ có thể gọi là “cà dựt”, nghĩa là nó ngắt khúc từng ý thơ và tứ thơ không dính dáng gì nhau, nhưng chính cái “cà dựt” đó làm cho tiếng thơ trở nên dập dồn, kích thích người đọc, làm căng thẳng cảm xúc và trọn vẹn gói vào đó niềm đau của đôi trai gái thất tình.

Qua khổ thơ thứ ba tác gỉả dùng từ ngữ như những nhát búa đập liên tục vào điểm yếu của con tim, làm cho đau đớn, làm cho rỉ máu, làm cho nghẹn ngào, uất ức:

Tìm ai…

Kìa ai…

Lừng chừng câu hát

Gió gằn ràn rạt

Trời mưa…

Chấp chới cánh diều.

Cuối cùng, tác giả dùng câu thơ “Chấp chới cánh diều” để hình tượng cho bài thơ “Chấp Chới” của mình. Đó là một kết luận tuyệt hảo diễn đạt toàn bộ sự chao đảo, nỗi cô đơn và vẻ đẹp lung linh của mối tình như cánh diều chấp chới giữa bầu trời.

Chấp chới” là một bài thơ vô cùng “chấp chới”. Nó đúng như là cánh diều vút lên rồi chao lượn trên nền trời. Nó làm người xem cứ ồ lên tán thán vì nhìn đã con mắt, bởi chính “Chấp chới” là một “cánh diều” vừa lạ lại vừa lả lướt tung hoành trên bầu trời, đem lại cảm giác mãn nhãn cho người xem ./.

The post Đọc “Chấp chới” thơ Đặng Xuân Xuyến appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103043
Vài cảm nhận khi đọc bài thơ “Bạn quan” của Đặng Xuân Xuyến https://caphethubay.net/luan-van/vai-cam-nhan-khi-doc-bai-tho-ban-quan-cua-dang-xuan-xuyen_103039.caphe Thu, 29 Sep 2022 07:06:45 +0000 https://caphethubay.net/?p=103039 BẠN QUAN Bạn cũ lâu ngày gặp lại Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn Mãi long đong chức phó

The post Vài cảm nhận khi đọc bài thơ “Bạn quan” của Đặng Xuân Xuyến appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
BẠN QUAN

Bạn cũ lâu ngày gặp lại
Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần
Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn
Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền
Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi
Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài
Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn
Mãi long đong chức phó dân quèn
Mày nhăn mặt chửi tao thằng đểu
Quá nửa đời mãi chửa hết ngu…
.
Rượu tới tầm
Mày ghé tai tao
Nói thật nhỏ
Căng tai mới rõ
Làm người khó
Làm quan càng khó
Chốn quan trường chó vịt giống nhau
Mày than đời chỉ rặt những thau
Quan càng lớn chữ nhân càng nhỏ
Ví miệng quan giống trôn trẻ nhỏ
La liếm quen rồi nào biết bẩn nhơ.
.
Tao gật gù giả bộ ngớ ngơ
Khen các quan vì dân vì nước
Nghe nửa câu mắt mày trợn ngược
Chửi tao khùng hệt “lũ dân ngu”
Mày chửi thề đặc giọng quân khu
Đời đã chó
Quan trường càng chó
Rồi nhăn nhó
Than đời mày nhọ
Mấy tháng trời bổng lộc hụt xơi…
.
Rượu mày mời
Tao uống khó trôi
Thịt mày gắp
Tao nhai khó nuốt
Trời nhiều gió
Hay lòng tao nổi gió
Rượu đầy vò
Tao ngất ngưởng vờ say.
*
Hà Nội, trưa 18 tháng 03.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Đọc ít, bia rượu nhiều, đánh đấm gia tăng? - Tuổi Trẻ Online

LỜI BÌNH:
Bạn thân xa nhau lâu ngày gặp lại, người ta thường ôn lại những kỷ niệm vui buồn nhưng trong sáng và đẹp đẽ về một thuở gắn bó bên nhau. Nhưng lại có một tình bạn thân giữa hai người, mà thằng học giỏi không sống thủ đoạn thì làm dân quèn, thiếu cơm rách áo. Thằng học ngu, biết nịnh nọt cúi luồn nhờ có tiền mua được chức tước lên quan mà kiếm bổng lộc bạc vàng, trở thành người gọi là “quyền cao, giầu có”, thành ra cuộc gặp gỡ của họ nơi chôn nhau cắt rốn lại là cái cớ để nổ ra cuộc vạch mặt chỉ tên những bất công xã hội đang ấm ức trong lòng mỗi kẻ. Những tưởng chỉ kẻ thua thiệt mới buồn, mới đau, mới mượn rượu để nói ra lòng mình cho thỏa. Nào ngờ kẻ nhờ làm quan mà giầu có, nói có người phải nghe, đe có người sợ, thế mà cũng mượn hơi men “giả tỉnh giả say” để có cớ lôi tuột những mưu mô giả trá của một xã hội đang thịnh hành, đang phân hóa, đang làm đảo lộn hết đạo đức, nhân cách làm người, dù chỉ giới hạn bằng những lời bộc bạch, tâm sự của họ:
Làm người khó
Làm quan càng khó
Chốn quan trường chó vịt giống nhau
Mày than đời chỉ rặt những thau
Quan càng lớn chữ nhân càng nhỏ
Ví miệng quan giống trôn trẻ nhỏ
La liếm quen rồi nào biết bẩn nhơ.”
Một điều hiện thực về thói đời khi vui thì vỗ tay vào, hết lộc thì thở ra những lời ai oán vụn vặt mà không biết rằng chính cái đó đã phơi bày nhân cách giả dối của chính mình. Một hiện thực nữa cũng làm ta quan tâm qua cuộc nói chuyện của họ trong cuộc rượu, đó là dù làm quan có chức quyền, giàu có hay làm dân quèn ngu ngơ, nghèo túng thì khi nhìn lại đời mình họ đều thấy nhục, chưa thấy xứng kiếp người, tự mình thấy mình như kiếp vịt, kiếp chó… “Đời đã chó/ Quan trường càng chó”. Kẻ “quan tham” trong bài thơ này, dù sao cũng vẫn còn chút nhân cách của một con người.
Những hiện thực xã hội đang diễn ra trước mắt ta mà không thể giả điếc, giả mù bỏ qua được đó là:
Người hiền lành luôn thua người bặm trợn
Chân thực ngủ vùi cho xảo trá lên ngôi
(Nguyễn Thị Thanh Yến)
Tình trạng đạo đức xã hội đã xuống cấp một cách nghiêm trọng, sự dối trá đã đến mức ngang nhiên, tràn lan trong xã hội. Kẻ “bút nô” suốt đời chỉ viết “tụng ca” thì lên ngôi, người dám nói thật cái xấu, cái ngu dốt, cái sai lầm… ra thì thường gặp rủi ro, dễ bị quy chụp. Có lẽ chưa có bao giờ tình người lại đến mức tồi tệ như bây giờ. Nhà thơ Bùi Minh Quốc đã phải thốt lên:
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi
Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời
(“Bài thơ Tháng Tám” – Bùi Minh Quốc)
Bài thơ “Bạn quan” là một cuộc rượu giữa hai người bạn đãi nhau mà sao có ít vị ngọt bùi, nhiều cay đắng tình thân, tuy là của riêng họ, nhưng lại làm người đọc động tâm, nghĩ suy về những năm tháng đời người thật ít điều vui, ít tình thân thiện và gần như không còn thứ tình cảm tri kỷ:
Rượu mày mời
Tao uống khó trôi
Thịt mày gắp
Tao nhai khó nuốt
Trời nhiều gió
Hay lòng tao nổi gió
Rượu đầy vò
Tao ngất ngưởng vờ say.”
Thời đại ta đang sống những hiện thực là vậy! Thật cảm phục tác giả Đặng Xuân Xuyến, chắc Anh rất trăn trở cho tình người sẽ sao đây? Mà gửi tâm sự của lòng mình vào thơ cho vơi đi nỗi ấm ức…
*
Hải Dương, 13 tháng 5-2020

The post Vài cảm nhận khi đọc bài thơ “Bạn quan” của Đặng Xuân Xuyến appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103039
Đọc bài thơ “Bạn quan” của Đặng Xuân Xuyến https://caphethubay.net/luan-van/doc-bai-tho-ban-quan-cua-dang-xuan-xuyen_103035.caphe Thu, 29 Sep 2022 06:59:39 +0000 https://caphethubay.net/?p=103035 BẠN QUAN Bạn cũ lâu ngày gặp lại Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn Mãi long đong chức phó

The post Đọc bài thơ “Bạn quan” của Đặng Xuân Xuyến appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
BẠN QUAN

Bạn cũ lâu ngày gặp lại
Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần
Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn
Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền
Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi
Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài
Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn
Mãi long đong chức phó dân quèn
Mày nhăn mặt chửi tao thằng đểu
Quá nửa đời mãi chửa hết ngu…
.
Rượu tới tầm
Mày ghé tai tao
Nói thật nhỏ
Căng tai mới rõ
Làm người khó
Làm quan càng khó
Chốn quan trường chó vịt giống nhau
Mày than đời chỉ rặt những thau
Quan càng lớn chữ nhân càng nhỏ
Ví miệng quan giống trôn trẻ nhỏ
La liếm quen rồi nào biết bẩn nhơ.
.
Tao gật gù giả bộ ngớ ngơ
Khen các quan vì dân vì nước
Nghe nửa câu mắt mày trợn ngược
Chửi tao khùng hệt “lũ dân ngu”
Mày chửi thề đặc giọng quân khu
Đời đã chó
Quan trường càng chó
Rồi nhăn nhó
Than đời mày nhọ
Mấy tháng trời bổng lộc hụt xơi…
.
Rượu mày mời
Tao uống khó trôi
Thịt mày gắp
Tao nhai khó nuốt
Trời nhiều gió
Hay lòng tao nổi gió
Rượu đầy vò
Tao ngất ngưởng vờ say.
*.
Hà Nội, trưa 18 tháng 03.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Hình ảnh uống bia, uống rượu đẹp, ý nghĩa nhất

LỜI BÌNH:
Tôi quen Đặng Xuân Xuyến đã lâu, từ thuở anh mới dựng nghiệp, mở cửa hàng “phát hành sách”. Là một nhà thơ, làm bạn hàng gửi sách nhờ anh bán hộ thường xuyên. So với những nơi khác bao giờ cửa hàng của Xuyến cũng giúp tôi bán được số bản cao gấp bội. Nhìn dáng vẻ bên ngoài tươi tắn, đẹp trai, hoạt bát và cái phong thái “dứt khoát” mỗi khi bàn việc…, ở Xuyến tôi thầm nghĩ con đường lập nghiệp gắn với sách vở văn chương sẽ tiến xa hơn! Bẵng đi một thời gian nền văn chương với những ước vọng thanh cao bị cuốn vào vòng xoáy kinh tế thị trường không còn phân biệt được đục trong lẫn lộn. Thơ thành sản phẩm của xã hội hóa cấp thấp, không còn biết viết để làm gì, viết để vì ai. Tôi cũng nản, ngồi nhìn bút giấy và cũng đã lâu không gặp Xuyến. Một hôm, bất ngờ tôi nhận được tin nhắn của Đặng Xuân Xuyến mời cộng tác với trang mạng của anh… và tôi được đọc bài thơ rất tâm sự “Bạn quan” anh in trên trang mạng. Tôi thật ngưỡng mộ vì nội dung, giọng điệu, câu chữ già dặn, từng trải, vừa tiếp thu cách nhìn đời, nhìn người của các lớp nhà thơ cha anh mỗi khi bĩ cực, nhưng hơn hẳn lớp nhà thơ ăn theo xã hội bây giờ, khi vui thì vỗ tay vào, hết lộc thì thở ra những lời ai oán vụn vặt làm người đời chán đọc thơ vì vậy. Thơ Xuyến cũng mượn hơi men “giả tỉnh giả say” như để có cớ lôi tuột những mưu mô giả trá của một xã hội đang thịnh hành, đang phân hóa, làm đảo lộn hết đạo đức, nhân cách, làm người dù chỉ giới hạn bằng những lời bộc bạch, tâm sự của hai người bạn lâu ngày gặp lại, có nhu cầu phơi trải lòng mình thật đến nỗi chỉ thiếu cái tát bằng những ngón tay in lên mặt nhau, dù làm quan có chức tước giàu sang hay là dân ngu ngơ, nghèo túng, khi nhìn lại đời mình đều nhục, chưa thấy xứng kiếp người, tự mình thấy mình như súc vật, kiếp ngan, kiếp chó….
Bài thơ như một bầu tâm sự dốc thẳng sang nhau không cần niêm luật, kỹ thuật câu chữ. Đoạn đầu còn tỉnh, lời lẽ thăm dò giao đãi:
Bạn cũ lâu ngày gặp lại
Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần
Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn
Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền?
Tình bạn xa lâu gặp lại nhau, người ta thường ôn lại kỷ niệm trong lành một thuở, rồi mới có nhu cầu hỏi han công việc hiện tại gia cảnh của nhau. Đằng này có tình bạn ngày xưa của họ chỉ phụ họa thêm cho nỗi ấm ức về những rối ren, bất công xã hội. Thằng học giỏi không sống thủ đoạn thì làm dân quèn, thiếu cơm rách áo. Thằng học ngu, biết nịnh nọt cúi luồn vẫn có thể mua được chức tước lên quan để kiếm bổng lộc bạc vàng, thành ra cuộc gặp gỡ nơi chôn nhau cắt rốn lại là cái cớ để nổ ra cuộc vạch mặt chỉ tên những bất công xã hội đang ấm ức nơi lòng mỗi kẻ. Những tưởng chỉ kẻ thua thiệt mới buồn, mới đau, mượn rượu để nói ra lòng mình cho thỏa:
Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn
Mãi long đong chức phó dân quèn!
Nào ngờ kẻ được mũ cao áo dài cũng thở than phận kiếp:
Làm người khó
Làm quan càng khó
Chỗ quan trường chó, vịt giống nhau…
“Quan càng lớn, chữ nhân càng nhỏ…”
“La liếm quen rồi nào biết bẩn nhơ!”
Những lời bộc trực, thật lòng này nghe thật tội, thì ra kẻ làm quan đứng trước bàn dân thiên hạ, qua những cầu truyền hình đi khắp thế gian, nhìn oai phong lẫm liệt, có ai ngờ nơi tận sâu con tim, khối óc họ cũng bị dày vò, có khi lại gấp bội những buồn đau túng nghèo cơm áo, cũng thấy được nhục vinh cuộc thế:
Đời đã chó
Quan trường càng chó
Thì ra đã là con người dù giả trá gian manh đến đâu, dù có ngập sâu vào đống bùn nhơ tội lỗi thì thẳm sâu nơi nào đấy trong linh hồn của họ vẫn nhận ra vị bùn nhơ nơi đầu lưỡi họ đã ngậm phải. Khác nhau chăng kẻ ngày tháng quen dần với những gì nhơ bẩn, còn có kẻ còn biết cố trườn ra khỏi những đám bùn nhơ để thở chút khí trời trong lành trước khi xuôi tay, nhắm mắt. Bởi quyền tước bạc vàng có thể xây được nấm mộ cao chứ không để lại trong không gian, thời gian được chút tiếng thơm. Huống chi lúc sống đã bị người đời nguyền rủa.
Cái đau của thân phận dân đen cũng là đau nhưng có thể mượn phút giây gặp gỡ, nói vung mạng, tung tán tàn cho hả. Còn kẻ chức tước, giàu có gian manh phải đợi lúc:
Rượu tới tầm
Mày ghé tai tao
Nói thật nhỏ
Căng tai mới rõ
Bởi đã khoác vào tấm áo quan trường phải biết học phép mưu ma chước quỷ. Nhiều việc giả danh gian trá phải giấu kín cả cha mẹ vợ con, đem xuống dưới mồ mới mong hoạn lộ, an toàn… chỉ giây phút ngồi trước người bạn thuở trong sáng ngây thơ, sau biền biệt mỗi đứa một phương, thắng thua nếm đủ quay về, men rượu ngấm vào ấm ức, nói ra cùng nhau cũng chẳng phương hại nữa rồi mới dám “ghé tai”, “nói nhỏ”…
Bài thơ thành bữa tiệc giữa hai người bạn thết nhau vị ngọt bùi, cay đắng tình thân, vừa là của riêng, lại vừa dọn mời người đọc nhâm nhi, cụng chén ở những năm tháng đời người thật ít điều vui, ít tình thân thiện và gần như không còn thứ tình cảm tri kỉ mà ông cha ta đã ngìn năm trồng cây cho gỗ nên trầm. Giờ rừng bỗng dưng bị đốn trụi. Tình người rồi sẽ sao đây! Đặng Xuân Xuyến đã gửi tâm sự lòng mình vào thơ cho vơi ấm ức! Có lẽ chỉ còn thơ có thể an ủi anh chăng!
Bài thơ “BẠN QUAN” đã ghi lại sống động cuộc sống hôm nay, của người Việt Nam mình./.
*.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05.2016

The post Đọc bài thơ “Bạn quan” của Đặng Xuân Xuyến appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103035
“Ẩm trời” thơ Đặng Xuân Xuyến: một phong cách tình khác lạ https://caphethubay.net/luan-van/am-troi-tho-dang-xuan-xuyen-mot-phong-cach-tinh-khac-la_103031.caphe Thu, 29 Sep 2022 06:53:31 +0000 https://caphethubay.net/?p=103031 ẨM TRỜI . Em gạ một đêm chồng vợ Cho mùi da thịt thơm hương Mấy ngày hôm nay mưa tợn Ẩm trời, khó ở, thấy ghê. . Ừ thì, một đêm thôi nhé Mai đừng, nữa gạ một đêm Mùa này ẩm trời dài lắm Da đây thịt đấy đến mòn. *. Hà Nội,

The post “Ẩm trời” thơ Đặng Xuân Xuyến: một phong cách tình khác lạ appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
ẨM TRỜI
.
Em gạ một đêm chồng vợ
Cho mùi da thịt thơm hương
Mấy ngày hôm nay mưa tợn
Ẩm trời, khó ở, thấy ghê.
.
Ừ thì, một đêm thôi nhé
Mai đừng, nữa gạ một đêm
Mùa này ẩm trời dài lắm
Da đây thịt đấy đến mòn.
*.
Hà Nội, 13 tháng 03.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Hình ảnh hôn nhau lãng mạn nhất dành cho cặp đôi đang yêu

LỜI BÌNH:

Có những bài thơ nói về tình yêu thiên về tinh thần nhẹ nhàng như bướm bay, lãng mạn như gió trăng và êm đềm như tiếng suối chảy. Cũng có những bài thơ nói về tình yêu thiên về nhục dục hừng hực như lửa cháy, cuốn hút như phong ba và cuồng nộ như con thiêu thân sa vào hố lửa. Giữa hai lằn ranh đó có những bài thơ nói về tình yêu khô khan như một lời bông đùa dí dỏm, nhưng nó lại hoàn toàn thể hiện sự độc đáo của một phong cách yêu. Đời có nhiều phong cách yêu. Yêu như Chí Phèo – Thi Nở phải chăng cũng là một phong cách mà được đời mến mộ đó sao? Vậy phong cách yêu là gì? Đó là cách xử sự trong tình yêu tạo nên cái riêng của một người hay một lớp người nào đó. Bài thơ “Ẩm Trời” của Đặng Xuân Xuyến đúng là một bài thơ thể hiện một phong cách yêu riêng của tác giả. Bài thơ không chỉ nói về một đêm hẹn hò ái ân mà thật ra nó ẩn chứa tình cảm, tâm lý của một lớp người đã già dặn trong tình trường.

Mở đầu bài thơ tác giả đề cập đến một lời mời gọi:

Em gạ một đêm chồng vợ
Cho mùi da thịt thơm hương

Câu thơ đầu cho thấy tác giả được cô gái “gạ tình”. “Gạ tình” nghĩa là gì? Nghĩa là những hành vi, cử chỉ, cách cư xử hướng vào sự khác biệt giới tính để đưa tới yêu đương, ở đây là ân ái. Cô gái muốn có “một đêm chồng vợ/ Cho mùi da thịt thơm hương” nghĩa là cô ta đã biết bạn, biết ta đều đã lâu ngày không gần gũi người khác giới. Cái cớ để cô gái gạ tình cũng vô cùng mới lạ. Cô nói như một người già lắm:

Mấy ngày hôm nay mưa tợn
Ẩm trời, khó ở, thấy ghê

Thường thì người già sẽ khó ở, thấy ghê mình mỗi khi mưa tợn, ẩm trời nên thích nằm riêng, xa rời người khác phái. Ở đây, ngược lại mưa tợn, ẩm trời làm nhục dục cô gái gia tăng nên cô mời gọi. Cô gái làm như mình gìà lắm, mượn cái cớ lão thành để bông đùa trong lời mời ân ái của mình. Cô mời gọi một cách thẳng thừng, không úp mở, giống như hai người đàn ông rủ nhau đi làm vài ly rượu.

Qua khổ thơ này ta cảm nhận được gì ở nhân cách cô gái kia? Đừng khinh cô nhé. Cô gái không là người bán dâm, cũng không là người cho dâm dễ dàng đâu. Với lời mời gọi vừa trắng trợn, vừa trịch thượng, lại khôn khéo lồng thời tiết vào câu chuyện của mình chứng tỏ được cô phải là người trường trải, khôn ngoan, thẳng thắn và có khiếu hài hước. Với nhân cách này, chắc chăn cô phải gởi vàng đúng nơi mà cô chọn chứ không phải đem cho không bừa bãi. Vậy vì sao cô gạ tình tưởng như sỗ sàng?. Thật ra nếu cô gái không là tri kỷ của tác giả thì hai người cũng phải hiểu nhau và tâm đắc cùng nhau giữa cuộc đời này. Qua hai khổ thơ đối đáp, ta cảm được sự thâm giao giữa hai người. Họ có một sự đồng điệu trong đối đáp cùng nhau. Họ có một phong cách riêng âu yếm cùng nhau khác với thường tình. Họ có thể đã yêu nhau rồi nhưng bày tỏ tình yêu theo cách riêng của họ.

Bây giờ ta hãy nói đến chàng trai. Chàng trai cũng mồm mép không thua gì cô gái:

Ừ thì một đêm thôi nhé
Mai đừng, nữa gạ một đêm
Mùa này ẩm trời dài lắm
Da đây thịt đấy đến mòn

Người ta có thể tìm thấy trong ca dao hay trong thơ những câu đối đáp rất hay của những chàng trai trả lời cô gái đang gặt lúa trên đồng hay ban đêm giã gạo cùng nhau. Những câu đó chắc chắn rất trữ tình nhưng chắc chắn không bao giờ thân ái như lời thơ trong khổ thơ này. “Ừ thì một đêm thôi nhé”: chúng ta nghe như lời của anh nói với em. Chúng ta tưởng tượng lời từ của miệng chàng trai thốt ra âu yếm vô cùng, ấm áp vô cùng. Rồi thì “Mai đừng, nữa gạ một đêm”: Câu thơ không phải là lời từ chối đâu, ngược lại đó là lời hẹn hò những đêm kế tiếp bằng một câu bông đùa tế nhị.

Tác giả thật tuyệt vời khi xuống hai câu thơ chót:

Mùa này ẩm trời dài lắm
Da đây thịt đấy đến mòn

Dựa vào thời tiết sẽ còn mưa lâu dài, tác giả hứa hẹn ngày tháng có nhau còn dài không bằng những lời thề thốt mà bằng một lời cảnh báo sẽ hao mòn thân xác nếu cứ bên nhau. Tất nhiên đây là một câu bông đùa, một lời dọa có tác dụng ngược lại, đem cho cô gái niềm vui hy vọng được kề cận với tác giả lâu dài. Câu thơ “Da đây thịt đấy đến mòn” bày tỏ sự hoà hợp thân xác giữa hai người. Đừng nghĩ đây là một câu thơ có nhiều dục tính. Ta nên hiểu rằng bài thơ chỉ mới là lời đùa cợt, tất cả đều chưa vượt qua giới hạn của sự thanh khiết. Vì vậy câu thơ bày tỏ “da” và “thịt” gắn bó với nhau đến hao mòn cũng là lời nói chơi nơi cửa miệng. Do phong cách yêu độc đáo của riêng mình mà phong cách bày tỏ cho nhau cũng khác lạ, khiến cho lời tỏ tình nghe thì thô nhưng nó đậm đà hơn tất cả những lời tỏ tình mà thơ thường hay diễn đạt.

“Ẩm Trời” là một bài thơ ngắn gọn tưởng như nó bày tỏ một mối tình qua loa hời hợt nhưng không phải thế. Đọc thơ ta hiểu được tính cách của người trong thơ. Họ phải là những người đã lăn lộn trong cuộc đời, vấp ngã trong tình trường, dày dạn trong đối nhân xử thế, tinh tế trong lời nói. Họ có thể yêu nhau nhưng cuộc đời còn nỗi éo le ta không biết được. Ta chỉ biết họ trân trọng nhau trong lời nói bộc trực tưởng như là thô thiển.

Bài thơ hay là hay ở chỗ đó, diễn đạt cái kín đáo mà bề ngoài không mấy ai thấy được, không mấy ai trân trọng, có khi còn khinh ghét nữa. Bài thơ hay cũng là hay ở chỗ “nói tục giảng thanh”. Đọc “Ẩm Trời” ta nghe tiếng thơ như của một nhân vật bất cần đời, một cặp trai gái ngổ ngáo xem tình như cỏ rác, nhưng ngẫm kỹ, đọc đi đọc lại nhiều lần ta tìm thấy ở đó những tâm hồn đẹp mà ta yêu quý, một mối tình có thể làm cho ta se lòng và cảm mến../.
*
Đà Nẵng, ngày 27/03/2017

The post “Ẩm trời” thơ Đặng Xuân Xuyến: một phong cách tình khác lạ appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103031
Đặng Xuân Xuyến níu dải yếm về cõi yêu https://caphethubay.net/luan-van/dang-xuan-xuyen-niu-dai-yem-ve-coi-yeu_103013.caphe Tue, 20 Sep 2022 08:30:46 +0000 https://caphethubay.net/?p=103013 Hương Quê Hương cốm nhà bên duyềnh sang nhà hàng xóm Cô bé thậm thò vắt ngang dải yếm Níu bờ sông Ơi ời “ra ngõ mà trông” Vi vút gió đồng... . Ngẩn ngơ giấc mơ Níu đôi bờ bằng dải yếm Chuốt tóc mềm làm gối chăn êm Áo tứ thân trải lá

The post Đặng Xuân Xuyến níu dải yếm về cõi yêu appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Hương Quê

Hương cốm nhà bên duyềnh sang nhà hàng xóm
Cô bé thậm thò vắt ngang dải yếm
Níu bờ sông
Ơi ời “ra ngõ mà trông”
Vi vút gió đồng…
.
Ngẩn ngơ
giấc mơ
Níu đôi bờ bằng dải yếm
Chuốt tóc mềm làm gối chăn êm
Áo tứ thân trải lá lót nằm
Gom gió lại để chiều bớt rộng…
.
Thẩn thơ
Tiếng mơ thầm thĩ
“Người ơi…
Người ơi…”
Dan díu lời thề
Ngõ quê líu quíu.

Hà Nội, chiều 31.08.2017

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Hương cốm mùa thu

LỜI BÌNH:

Tôi mới biết và còn chưa kịp quen nhà thơ có lối viết rất riêng này…
Tôi với nhà thơ cách nhau khá xa về tuổi tác, nên đọc “Cưỡng Xuân” và một số tác phẩm khác của anh, tôi cứ phải né né… nín nhịn từ xa mà vẫn chưa sao “thấu cảm” được với anh.
Rồi hôm nay tôi lục được bài này trong blog của anh. Tôi thích nó.
Tôi thích cái lối tưng tửng này. Cái già dặn hơi buông tuồng, nửa “đồ nho” nửa “Tây bồi” như gói, như mở, như kín, như hở … rất lạ, khiến người đọc vừa đỏ mặt tý, vừa tò mò tý, vừa lại như bừng bực, vừa khó chịu để rồi bị cuốn thụt lút trong mê đắm của mênh mang tâm tưởng và men nồng như say như tỉnh của một loại rượu chả cần phải nhắp môi cũng tự lâng lâng.
Tưng tửng “hắt” thiên hạ sang một bên ngay từ câu đầu.
“Hương cốm nhà bên duyềnh sang nhà hàng xóm”. Giọng điệu gì mà dửng dưng, vênh vênh, ngạo mạn một cách khó chịu của một kẻ trai tự biết mình cao giá. Cái kiểu “Các người cứ làm hàng cho các người tự ngắm đi, còn trai đây thì”… thì ba hồn bảy vía còn để ở “cái dải yếm vắt ngang” của “cô bé thậm thò…” kia. Rõ là đa tình đến độ và tinh ranh đến độ… đến độ ngoa dụ cho nàng “níu bờ sông” bằng cái dải yếm… rồi trầm trồ “Ơi ời “ra ngõ mà trông” …
Trông cái gì đây? chắc không phải chỉ trông cái dải yếm, dù cái “dải yếm” đang phất phơ “vi vút gió đồng” … Không cần giầu tưởng tượng lắm ta cũng thấy một tấm lưng thon thon nuột nà con gái của dải yếm đã buông lơi, thấy thấp thoáng cặp tuyết lê kín hở khi cái yếm bung dây bị gió đồng ren rén bồng lên phập phồng đùa giỡn…
Cái yếm thắm bung dải ngang phơ phất mặt sông, cái lưng mịn nâu màu mật, cái cổ ngấn ba, cườm tay săn nhỏ như giữ, như cởi, như thắt, như buông, như tung, như hứng theo nhịp dập dềnh phóng khoáng của gió lộng chiều quê thanh vắng nên thơ… trên bên sông xanh nước in mây, trên bãi cỏ non cạnh cánh đồng lúa ngô mướt mắt màu nõn biếc.
Một nét chấm phá cho một bức tranh. Một cuộc đòng đưa cho cuộc tình mơ nồng nàn như mâm cỗ đầy có ngọn thịnh soạn, thơm tho… hình như ai đó đã cất công và tỉ mẩn chuẩn bị, bày đặt… và ai đó cũng chỉ chờ có thế.
Họ chờ, cùng chờ…
“Chuốt tóc mềm làm gối chăn êm,
Áo tứ thân trải lá lót nằm…”
Thơ chả nói đến ai, chả nhắc đến ai… mà ai cũng rõ là AI “Gom gió lại để chiều bớt rộng ” …
Mà rồi chiều chẳng có rộng đi nữa thì họ vẫn gom gió lại. Họ cần gì rộng hay chật vì bão giông đã nổi lên cuốn tình chìm nghỉm … chỉ còn dập dềnh dải yếm “nối đôi bờ”.
Đôi bờ nào? Cần gì phải nói. Dải yếm đâu? Cần gì phải hỏi? …
Cứ thả ra mà suy, cứ nhắm mắt lại mà tưởng…
Tình bồng bềnh, gió bồng bềnh, dải yếm bồng bềnh… trong “Ngẩn ngơ giấc mơ…”…
Cái dải yếm thắt cho tình hai bờ khít lại, cái dải yếm cởi cho “tòa thiên nhiên” (chữ trong Truyện Kiều) lồ lộ, cho hương ai quyện vào gió ngát, và vị cỏ dịu ngọt, và ướt át sông nước mịn dòng quấy đạp tùy nghi…
Một cuộc tình nên thơ với những câu từ trong cuộc nghe như vô nghĩa, cứ nói để mà nói, nói không để nghe.
..”Người ơi
Người ơi…”
ngôn từ được tác giả gọi bằng “tiếng mơ thầm thĩ”. Rõ là chả có lời yêu, rõ là chả có lời mê đắm mà chỉ có một cuộc tình như nó vốn đã là như thế, không cần lời, không cần xoa xuýt âu yếm… mà chỉ với vô nghĩa từ, câm lặng bốc ngùn ngụt như hỏa diệm sơn… mà lại vẫn có cái gì vụng trộm dấu diếm khi ta đọc đến “Dan díu lời thề / Ngõ quê líu quíu” thì mới thấy tình yêu này bất chấp ước lệ của xã hội, của phong tục làng quê.
Cuộc tình đó chất phác như hạt lúa củ khoai. Cuộc tình đó là vô ngôn tình lại có cái gì đó như vội vàng dấu diếm, như trao gửi vụng về, lại trong trẻo chân thành… vì từ ngữ là thừa, là tạp âm, là xáo trộn nguồn yêu.
Nhưng trong những đắm say, những “thẩn thơ” với tình yêu “tiếng mơ thầm thĩ” vẫn còn thốt ra những: “Dan díu lời thề” khiến “Ngõ quê líu quíu”… thì mới thấy tình yêu này bất chấp ước lệ của xã hội, của phong tục làng quê. Tình yêu ấy bản năng trong trẻo và mộc mạc, không tính toán, không ngoa ngôn kiểu cách, tự nhiên chân chất như con sông, như bờ cỏ.
Một bài thơ ngắn, khá ngắn với từ ngữ mộc mạc, nói về cái dải yếm, neo sông, cách tả hình không có hình, cách tả tình không có tình.
“Hương Quê” là bài thơ nói về yêu mà không dùng một chữ yêu.
Một bài thơ tả tình lồ lộ mà không có một ngôn từ nào chỉ tình ấy, mà khi gặp nó, người đọc vẫn thấy ngồn ngộn cảnh, ngồn ngộn tình, ngồn ngộn bão giông mây mưa ào ạt, thấy lớp lang của dâng hiến, trao gửi cuộn trào.
Đó là cái tài tình và già dặn của một cây bút, mà khi ra đời đã không còn nhìn thấy yếm áo lỏng lẻo gợi cảm của thiếu nữ nông thôn hay thành thị lững lờ sau vuông yếm mỏng manh nửa kín nửa hở… mà viết như vậy thì:
Nếu không có vốn kiến thức về xưa cũ, khó có thể viết ra điều ấy.
Nếu không hòa mình trong mê đắm cuộc tình cũng không thể nào viết gợi thế được.
Với tôi, đây là bài thơ gợi tình thật đáng đọc. Đọc để thấy Đặng Xuân Xuyến đang níu dải yếm đi về cõi yêu theo kiểu độc đáo riêng mình.

Hà Nội, 14 tháng 10.2017

The post Đặng Xuân Xuyến níu dải yếm về cõi yêu appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103013