văn luân – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net Mon, 22 Aug 2022 00:58:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://caphethubay.net/tre_assets/uploads/2020/11/mfavicon-1-66x66.png văn luân – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net 32 32 188417353 https://caphethubay.net/tho/tho-luc-bat/102675_102675.caphe Mon, 22 Aug 2022 00:58:46 +0000 https://caphethubay.net/?p=102675 Nỗi buồn gọi gió heo may Lời ru ô thước lắt lay bóng chiều Thôi đừng hỏi đá xanh rêu Thời gian chiếc lá bay vèo trước sân Cái buồn rơi, tiếng chuông ngân Tháp chuông hoài cổ dòng sông ngược nguồn Câu kinh vốn đã vô thường Hôm qua bỏ lại bên đường -

The post appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Nỗi buồn gọi gió heo may
Lời ru ô thước lắt lay bóng chiều
Thôi đừng hỏi đá xanh rêu
Thời gian chiếc lá bay vèo trước sân

Cái buồn rơi, tiếng chuông ngân
Tháp chuông hoài cổ dòng sông ngược nguồn
Câu kinh vốn đã vô thường
Hôm qua bỏ lại bên đường – ngã ba!

1001 ảnh cô gái mùa Thu đẹp với chút buồn (có Thơ ngắn hay) | IINI Blog

Cái buồn không ở sân ga
Trên vai nặng, chiếc bóng… ta sóng soài
Bốn mùa sấp ngửa bàn tay
Cơn mưa rệu rã ướt ngày lập thu

Góc nhà con nhện giăng tơ
Em ngồi thắp lại câu thơ một thời
Giọt mưa vẽ một mặt người
Chân dung còn mãi nụ cười thanh xuân

Văn Luân

The post appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102675
Mưa Huế – Cơn mưa sũng ướt một đời https://caphethubay.net/tan-van/mua-hue-con-mua-sung-uot-mot-doi_102672.caphe Mon, 22 Aug 2022 00:54:12 +0000 https://caphethubay.net/?p=102672 Gần đây người ta hay gọi mưa ở Huế là "Đặc sản", có nghĩa là ngoài bún bò, bánh canh, cơm hến, bánh bèo, bánh lọc, chè hạt sen, kẹo mè xững ... Nay lại có thêm… Mưa. Vậy mưa Huế có " Mùi vị " gì ?Mặn ngọt ra sao ? Ví như bún

The post Mưa Huế – Cơn mưa sũng ướt một đời appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Gần đây người ta hay gọi mưa ở Huế là “Đặc sản”, có nghĩa là ngoài bún bò, bánh canh, cơm hến, bánh bèo, bánh lọc, chè hạt sen, kẹo mè xững … Nay lại có thêm… Mưa. Vậy mưa Huế có ” Mùi vị ” gì ?Mặn ngọt ra sao ? Ví như bún Huế phải có vị ruốc, bánh bèo phải là tôm đồng làm nhân và nước mắm pha chế đặc biệt vừa ngọt vừa thanh, cơm hến phải là hến lấy lên từ Cồn Hến mới cảm nhận hết món dân dã đậm đà của sông Hương núi Ngự !… Có lẽ không ai giải thích cặn kẽ từ này mà chỉ mặc nhiên công nhận không cần định nghĩa. Thôi thế vậy !

Mưa Huế đối với người Huế là điều gì đó thâm căn cố đế, hạt mưa nối trời với đất không chịu rời ra, vừa thân thuộc vừa ám ảnh, càng ám ảnh hơn khi xa Huế. Mỗi mùa mưa đến, nước đổ dầm dề, dai dẳng. Mưa như trút nỗi ấm ức, xoá đi cái mùa hè nắng lửa gió Lào, mưa như ân tình trả nước lại cho sông sau những ngày khô hạn, mưa cho khoan nhặt mái chèo, cho câu hò ướt đẫm, mưa cho bài hát lâm ly, cho bài thơ ủy mị…

Với khách của Huế, mưa là hoài niệm,là cánh dù hoa trước chợ Đông Ba, là gánh chè đậu xanh, đậu ván bên hồ Tĩnh Tâm, là bánh khoái xì xèo trước cửa Thượng Tứ, là bắp nướng Kim Long. Mưa cho ai đó ngơ ngác trên Tràng Tiền, mưa chôn chân trên gác Trịnh để thẩm thấu ca từ mê hoặc, mưa hòa âm với tiếng rao đêm ấm lòng, mưa nhốt tâm hồn trong thâm trầm của Huế …

Phải chăng từ cảm quan trên nên gọi là “Đặc sản”, một đặc trưng được kết hợp không gian, thời gian, thời tiết,nếp sống đặc thù … Không phải nêm nếm bằng vị giác.

Huế lung linh, mơ mộng qua 12 bức ảnh đẹp nhất 2018 | Báo Dân trí

Tôi xa Huế cứ mỗi mùa mưa lại nhớ về căn nhà thơ ấu ở nội thành. Tôi lớn lên ở Huế chỉ vẻn vẹn vài năm thời tiểu học. Tôi nhớ ngôi trường của giáo xứ Tây Linh đã dạy tôi cầm viết,viết những mẫu tự đầu tiên,dạy tôi ê a đánh vần,tập cho tôi những bài hát về quê hương đất nước. Hằng tuần được nghe giáo lý của Chúa, dù tôi không có đạo. Những giờ giáo lý đã cấy vào tâm hồn điều thánh thiện,vị tha ươm mầm cho tôi cây nhân bản.

Mùa mưa ở Huế kéo lắm từ tháng 9 đến tháng 2, hình như nơi đây chỉ có hai mùa nắng, mưa. Tuổi thơ tôi sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh, thế giới mộng mơ đóng khung bởi bốn bức tường thành,sân chơi chỉ quanh quẩn trước nhà thờ hay hồ sen gần cửa chánh tây thả diều.Đôi khi rủ vài đứa bạn trốn cha mẹ ra cầu Ngự Hà ( Cầu Kho), nhìn về cống Lương Y, nhìn qua hồ Tĩnh Tâm, cúi mặt xuống dòng sông Vua , ước vọng về một chân trời thanh bình được vùng vẫy tự do.Mưa tựa như tấm gương ngăn cách ,cảnh vật mờ mịt bên ngoài lại càng buồn hơn. Ru rú trong nhà chơi ô ăn quan,chơi trốn tìm hoài cũng chán…Mỗi chiều chiều mẹ tôi, lúc nướng khoai lang, lúc rang bắp,lâu lâu làm kẹo đậu phộng bằng mật mía cho chúng tôi ăn. Nhà nghèo nên ăn gì cũng ngon, cũng không ngán. Mẹ tôi sâu mắt dưới chiếc nón lá tả tơi chạy chợ. Nỗi buồn đầu đời về thân phận mà mưa Huế thấm vào tôi vừa ngọt ngào vừa khắc khoải

Mùa mưa, anh chị em tôi co ro trong căn nhà lợp tranh, vách tranh. Cột nhà cũng chỉ là những cây tre. Mấy cột nhà bằng tre đó, tôi nhớ cha tôi dành cho mỗi đứa con mỗi cột, ông cưa trên đầu đốt tre một cái miệng nhỏ đủ để bỏ đồng tiền xu gọi là bỏ ống để dành, mỗi lần bỏ tiền vào đó tôi tự hỏi lúc nào mới lấy ra được? Chắc phải đến khi làm nhà mới, mà bao giờ mới làm nhà mới ? Nhìn dáng cha gầy còm, vất vã nuôi bảy miệng ăn, sáng sớm đội mưa, chiều tối trở về ướt sũng mà thương.

Xuân mậu thân 1968 chiến sự cô lập phía bắc sông Hương,tôi ở nội thành gần đồn Mang Cá nên chứng kiến được sự ác liệt của đạn pháo. Cái đêm ba mươi trừ tịch năm ấy mưa phùn gió bấc, cả nhà quây quần bên nồi bánh tét, đến giao thừa có tiếng đùng đùng, âm thanh không phải là tiếng pháo. Bà tôi bảo Giao Thừa năm nay ngừng bắn có lẽ ai đó gõ thùng phi thay tiếng pháo chăng ? Thỉnh thoảng pháo sáng bắn lên trời, tiếng đùng đùng càng lúc càng lớn, pháo sáng càng lúc càng dày. Có gì đó bất ổn cha tôi gọi cả nhà vào trong, tắt nồi lửa bánh tét… Sau đó có những bóng người mang súng chạy qua,đạn bay vèo vèo… Thế là hết tết! Mưa lây phây cùng gió mùa đông bắc rét run người. Cả xóm chạy lên nhà thờ tránh trú, vài ngày sau căn nhà tranh của tôi bị cháy, cha tôi chạy về xem còn gì không, tất cả đã thành tro, những đồng tiền xu bỏ ống tre nóng chảy ra thành một nắm kim loại quắt queo tội nghiệp.

Năm ấy mưa không ngừng đổ đến cuối tháng giêng,mưa không lớn chỉ như những hạt bụi lâm râm vừa đủ để sũng ướt suốt cuộc đời. Mùa mưa cuối cùng của Huế và tôi. Chỉ vài tháng sau đó vì mưu sinh gia đình tôi rời xa Huế. Tôi không còn được tắm mỗi năm dưới cơn mưa “Đặc sản” ấy nữa .

Văn Luân

The post Mưa Huế – Cơn mưa sũng ướt một đời appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102672
Có một sự tích chưa ai đặt tên https://caphethubay.net/truyen-ngan/co-mot-su-tich-chua-ai-dat-ten_102467.caphe Thu, 28 Jul 2022 08:47:57 +0000 https://caphethubay.net/?p=102467 …Ngày xửa ngày xưa, có một làng chài nọ nằm trong bờ vịnh hoang sơ, nơi hạ nguồn dòng Cu Đê chảy từ núi Bạch Mã của dãy Trường Sơn ra đại dương.Làng Nam Ô! Người dân hiền lành chất phác, ngày ngày đánh cá mưu sinh.Ở bên bờ vịnh lại gần cửa sông, nên

The post Có một sự tích chưa ai đặt tên appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
…Ngày xửa ngày xưa, có một làng chài nọ nằm trong bờ vịnh hoang sơ, nơi hạ nguồn dòng Cu Đê chảy từ núi Bạch Mã của dãy Trường Sơn ra đại dương.Làng Nam Ô! Người dân hiền lành chất phác, ngày ngày đánh cá mưu sinh.Ở bên bờ vịnh lại gần cửa sông, nên cá tôm về tụ đông đúc,chỉ khua vài nhịp chèo, giăng lưới kéo lên thì mặc sức chọn lựa.Tuy vậy, họ không tham lam chỉ bắt vừa đủ ăn, còn lại nâng niu trả về biển, không lạm sát,tận diệt .Tôm,cua, cá, mực… cùng với dân chài sống đề huề cộng sinh,nhường nhịn lẫn nhau duy trì nòi giống

Bốn mùa xuân hạ thu đông, làng ôm lấy biển,biển ôm ấp làng.Sẽ hòa thuận biết bao nếu không có sự hung bạo của thần Phong Ba.Hằng năm thiên tai giáng xuống làng không thương tiếc.Gió bão gom từ biển lớn đưa vào vịnh quần thảo, cuống phăng nhà cửa thuyền bè, của cải , sinh mạng dân lành. Người làng thân cô thế cô, phận mọn chỉ biết cắn răng chịu đựng khác chi kiếp Dã Tràng .

1001+ Ảnh Gái Trung Quốc Cổ Trang, Hot Girl, Đẹp, Chân Dài, Ngầu Nhất

Không thể mãi can chịu tai ương ! Thủy Tú một thiếu nứ xinh đẹp tuổi mới đôi mươi nhưng rất gan dạ, cứng cỏi .Cả gia đình nàng đều là nạn nhân của thần Phong Ba làm tan cửa nát nhà.Nàng quyết tâm đi tìm công lý,chấm dứt nỗi khổ truyền đời. Một hôm Thủy Tú cùng một số chị em chung số phận bàn nhau lên núi Hải Vân nhờ sơn thần giúp đở.Tương truyền thần núi Hải Vân ở trên đỉnh cao chạm mây. Một vị thần khó tính nhưng chính trực, không khoang nhượng với cái ác.

Thủy Tú cùng các cô gái xuyên rừng ,vượt suối, trèo non,đương đầu với hiểm nguy, thú dữ . Lên đến đỉnh núi rồi họ phải nằm sương,tắm gió ba ngày, thành tâm cầu khẩn.Thần núi Hải Vân động lòng trắc ẩn hiện ra hỏi :

– Các con có điều gì uất ức mà tìm đến đây ?

– Bẩm thần núi Hải Vân,chúng con là con dân làng chài Nam Ô,quanh năm chăm chỉ làm ăn,trên đội ơn trời cao ,dưới mang ơn biển cả,lúc nào cũng kính trọng thần linh không một lời xúc phạm .Vậy mà không biết sao hằng năm thần Phong Ba cũng mang gió bão về tàn phá công lao khổ cực, lấy đi thành quả mồ hôi nước mắt,cướp đi bao sinh linh vô tội.Cầu xin thần ra tay can thiệp.
Thần núi Hải Vân nghe xong vuốt chòm râu trắng mà rằng :

– Lão Phong Ba này bản chất hung tợn,cố chấp không chịu nghe lời ai.Lão từng cai quản cả dãy núi này và vùng biển dưới kia, vì vi phạm thiên quy,nên trời giáng chức xuống làm nhiệm vụ điều hòa gió bão.Cạnh làng các con ở có ghềnh đá nhỏ, từng là nơi hung thần này bị giam giữ. Lòng thù hận chưa dứt nên hằng năm đem bão tố về quấy phá, làm ảnh hưởng đến các nơi khác, khiến dân tình vô tội hứng chịu bao đau thương …Ta rất cảm thông lòng dạ các con. Nay có nhánh núi Sơn Trà, đứa con của ta vừa trưởng thành , ta sẽ đưa về bên bờ đông để làm bình phong che chắn gió bão. Ta hứa rằng làng các con và cả vùng đất đầu biển cuối sông xinh đẹp kia sẽ được an bình, bốn mùa thịnh vượng. Nhưng để làm được điều này cần các con trợ giúp. Khi ta làm phép dời núi,các con phải cùng mặc áo màu xanh đứng trước bờ biển làng mình để ta nhìn định hướng .Có điều rủi ro này nữa ! Khi núi Sơn Trà dịch chuyển không may sấm sét nỗi lên thì các con sẽ bị hóa đá…Âu cũng là việc đánh đổi không mong muốn ! Nếu cam lòng thì đến ngày lập xuân ta sẽ an bài ước nguyện .

Thủy Tú và các cô gái không chút lưỡng lự, dập đầu lạy tạ, trở về làm theo lời thần. Làng cá nghèo trang phục quần áo thời ấy chỉ có hai màu, đen và nâu.Các cô gái lấy rêu xanh đắp lên người, đứng xếp hàng bên chân sóng, hướng về phía đông nguyện cầu giờ khắc linh thiêng.Hung thần Phong Ba bất ngờ biết được tức giận, lão gọi sấm sét về giáng xuống làng.Lúc núi Sơn Trà chuyển đến vị trí hiện nay, thì các cô gái kiên cường cũng vừa hóa đá…Từ đó làng tránh được nhiều cơn bão tố hung dữ hoành hành,người người sống an vui hạnh phúc.

Mỗi năm cứ đến tiết lập xuân ,Bãi đá rùng mình khoát lên chiếc áo xanh rêu, tri ân ngày Thần núi Hải Vân đặc bức bình phong Sơn Trà trước biển đông ngăn gió bão,nhắc lại chuyện nàng Thủy Tú cùng các cô gái làng chài sẳn sàng hy sinh cho cuộc sống bình yên

Sự tích bãi rêu được thêu dệt từ trong giấc mơ của tôi.Một con dân Đà Nẵng luôn tự hào về mảnh đất nuôi mình khôn lớn, dạy cho tôi bài học về nghĩa nhân, khơi cho tôi lòng tri ân quá khứ, ươm cho tôi bao khát vọng về tương lai.

Bãi rêu Nam Ô, điểm đến đầu xuân của người dân Đà Nẵng và du khách thập phương,Bên cạnh việc quay phim ,chụp ảnh, thưởng ngoạn nét đẹp hoang sơ . Giá như có thêm câu chuyện mở đầu – Ngày xửa ngày xưa… để minh họa cho bãi đá mặc áo rêu xanh này thì thú vị biết bao !

Văn Luân

 

The post Có một sự tích chưa ai đặt tên appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102467
Trong đôi mắt hoa sim https://caphethubay.net/tho/trong-doi-mat-hoa-sim_102101.caphe Thu, 14 Jul 2022 02:12:18 +0000 https://caphethubay.net/?p=102101 Trong đôi mắt hoa Sim Em nhìn tôi buổi chiều tím Huế Tóc bay từ ngã ba Tuần Cuốn câu nam ai thổi về Thiên Mụ Dùng dằng bên cầu Thượng Tứ Cánh sen hồng nhuộm màu áo lụa Con đò nhọn lá trúc tre Gọi em qua sông bằng lời phượng đỏ Những viên

The post Trong đôi mắt hoa sim appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Trong đôi mắt hoa Sim
Em nhìn tôi buổi chiều tím Huế
Tóc bay từ ngã ba Tuần
Cuốn câu nam ai thổi về Thiên Mụ

Dùng dằng bên cầu Thượng Tứ
Cánh sen hồng nhuộm màu áo lụa
Con đò nhọn lá trúc tre
Gọi em qua sông bằng lời phượng đỏ

Top 101 hình ảnh hoa sim tím đẹp nhất

Những viên gạch hoàng thành nằm ngủ
Mơ trống điểm canh
Anh làm người lính thú
Đứng lưu đày bên cửa Đông Ba

Con chim đoan trang e ấp vườn nhà
Vườn nhãn lồng bó chân kiều nữ
Anh lăn lóc cuối mùa nắng gió
Con sáo có chạnh lòng qua sông ?

Chè tàu,khóm trúc, bình phong…
Không gian đóng trong câu hò của Mệ(*)
Mà gợi mở một tinh thần xứ Huế
Nắng thiêu thân cũng mát những ngôn từ .

Văn Luân

(*) Người huế gọi bà là Mệ

The post Trong đôi mắt hoa sim appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
102101
Giao thừa mẹ gánh nhọc nhằn đem đổ xuống sông https://caphethubay.net/tan-van/giao-thua-me-ganh-nhoc-nhan-dem-do-xuong-song_101851.caphe Wed, 06 Jul 2022 09:09:49 +0000 https://caphethubay.net/?p=101851 Tết với người Việt Nam là những ngày thiêng liêng, vừa tổng kết thành bại một năm trôi qua và đón chào năm mới với bao ước nguyện.Trong tâm thức của mọi người,sự hanh thông,bình an, mạnh khỏe,phát đạt là mẫu số chung khi thắp nén hương trước bàn thờ tín ngưỡng,trước hương linh tổ

The post Giao thừa mẹ gánh nhọc nhằn đem đổ xuống sông appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Tết với người Việt Nam là những ngày thiêng liêng, vừa tổng kết thành bại một năm trôi qua và đón chào năm mới với bao ước nguyện.Trong tâm thức của mọi người,sự hanh thông,bình an, mạnh khỏe,phát đạt là mẫu số chung khi thắp nén hương trước bàn thờ tín ngưỡng,trước hương linh tổ tiên ông bà.Trước thời khắc ông Táo về trời ,trước mân cúng đêm trừ tịch lúc tống cựu nghinh tân.Có thể nói lúc đó tinh thần được khai phóng, con người chợt mềm lòng chân thành ,cung kính nhất.Dâng nén hương,đốt lư trầm ,tưởng như nghe được tiếng vọng trời đất vỗ về.Linh thiêng như thực, như hư mở cửa, lòng trải bày dưới ngọn nến lung linh tiếp trường năng lượng vô hình mang chút miên man đồng bóng …
Những lễ tục trước, trong và sau tết đều mang ý nghĩa cầu mong sự sung túc bình an.Tùy theo phong tục vùng miền, đều gói gọn trong ước vọng chính đáng ấy.Ước vọng có cái vô hạn cái hữu hạn. Với Mẹ tôi ước vọng đơn sơ tôi nhớ mãi, dù khá lạ lùng nhưng mang cái triết lý giản đơn đời thường trong kiếp gồng gánh oằn vai nuôi chúng tôi khôn lớn.Mẹ chỉ mong nhọc nhằn thôi đeo bám thân cò lặn lội.Đêm giao thừa mẹ gánh khổ cực đem đổ xuống sông …
Cuộc sống mưu sinh vốn không dễ dãi,nhất là trong giai đoạn khó khăn của lịch sử những năm sau giải phóng. Cung cầu như đôi đũa lệch,thu nhập khiêm nhường của đa số người chỉ đủ qua ngày, đoạn tháng. Sau cuộc chiến, ngổn ngang nỗi lo,cơm áo gạo tiền,an cư lạc nghiệp.Tương lai con cái…Nói chung một bài toán khó giải.Mẹ tôi người đàn bà Đông Phương mỗi khi bế tắc thường hướng về một cõi nào đó để gởi gắm niềm tin,đôi lúc phi lý nhưng niềm tin thì không thể giải thích.Là người trải qua ba chế độ,ám ảnh về ngày tháng cơ cực,chiến tranh,đói khát,sự bất công.Mẹ chưa hoàn hồn cứ nơm nớp lo âu,mặc dù thời thế đã khác.Mọi người hoàn toàn có quyền mưu cầu hạnh phúc và tự quyết định số phận của mình.Biết thế nhưng Mẹ vẫn thủ thế bằng mọi cách để gia đình được an toàn nhất có thể

Cổng thông tin điện tử Công an Gia Lai

Tết đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, ai cũng nếm trải những khó khăn,thiếu thốn.Gạo ,thịt.mắn muối,vải vóc có hạn nên chỉ phân phối qua tem phiếu với định mức ít ỏi.Ấy vậy qua sự chắc chiu,với tài gia chánh của mẹ, nhà tôi không thiếu nóm gì .Riêng bánh Tét, Mẹ tôi nấu nhiều lắm,Bà sợ cái thiếu, cái đói của những ngày vừa đón Tết vừa nơm mớp lo sợ trong thời chiến tranh.Không lửa,không nước,không điện,thiếu gạo có tiền cũng không mua được. Bánh tét thường được mẹ gói dành chừng ăn qua tháng giêng mới hết.
Đêm giao thừa năm nào cũng như năm nào.Sau khi chuẩn bị lễ vật-Mức bánh ,xôi chè,hoa quả chưng lên bàn thờ cho cha tôi cúng giao thừa, là mẹ tôi sắp xếp “hành trang” để xuất hành. Đó là chiếc đòn gánh mua từ trong năm,bà chọn trước hai cục đá vừa nặng, cột vào hai sợi dây móc vào hai đầu đòn gánh và chiếc nón lá cũ…Đến giờ con Giáp đổi ngôi.Cha tôi vái tạ trời đất,tổ tiên xong thì mẹ lâm thầm đội nón, gánh hai cục đá, xuất hành về phía bờ sông,bà đi một mạch đến nơi, miệng lâm râm cầu xin điều gì đó rồi ném tất cả xuống…
Mẹ tôi xuất hành như vậy đó, chỉ một hướng trong đời !Bà nói với cả nhà : -Một năm vất vả, khó nhọc đã qua, sang năm mới, gánh nặng nề đem đổ bớt đi.
Thông thường người ta xuất hành phải định tuổi xem giờ,chọn hướng,chọn đến chùa hay một đại lộ thênh thnag nào đó… Mẹ tôi xuất hành về phía bờ sông đó là hướng tự vệ có vẻ yếu ớt.Bà chân chất biết bằng lòng với hiện thực, chỉ mong nổi vất vả kiếp người trôi về biển. Không cầu mong phát tài, phát lộc,thăng quan tiến chức, chỉ đơn giản cầu mong bớt trên vai tảo tần một nắng hai sương
Tôi hỏi nhiều người,và lục tìm tập tục xem thử tục lệ ấy có bao giờ,từ đâu?Nhưng không thấy ai đề cập, giải thích.Tôi hỏi mẹ, việc gánh đá đổ sông mẹ nghe ở đâu ? Bà chỉ cười, mắt buồn buồn :- Có tục lệ chi đâu con! Mẹ nghĩ sao làm vậy.Ai mà không muốn gánh nhọc nhằn đổ đi cho năm mới được nhẹ nhàng …
Tôi nhớ thưở mẹ còn sống,anh Cả,chị hai tôi ở xa mỗi lần về thăm,việc bà không quên trước khi từ giã lên xe là dúi vào túi anh chị tôi một số tiền.Mẹ nói- Lúc nào nhớ Mẹ thì lấy tiền này mua vé xe mà về thăm.Mẹ biết anh chị tôi nghèo, làm nông,thật thà,chất phát,con đông, nên chi phí xe cộ đi lạ cũng không dễ dàng gì. Cứ mỗi lần như vậy là mẹ con ôm nhau khóc òa.. Lòng mẹ bao la vậy đó ! Và người lo xa, lo luôn nỗi lo của con cái
Đã hai mười năm Mẹ về với đất,bỏ lại đôi quang gánh cho chúng con tiếp tục làm người, làm bổn phận mà cha mẹ đã ban tặng.Ai cũng phải đặc trên vai chiếc đòn gánh trách nhiệm nặng nề và đầy thử thách.Hai mươi ba tháng chạp trong tiết trời se lạnh,sau khi đưa ông Táo về trời mẹ tôi ra đi để lại đôi quang gánh chưa kịp đổ xuống sông đêm ba mươi.Cả nhà anh chị em tôi không ai cầm được nước mắt khi đốt gánh di vật nhọc nhằn cho mẹ mang theo.Bờ sông từ đó vắng bóng người xuất hành lặng lẽ trong đêm trừ tịch.
Một đời tần tảo, Mẹ tôi trãi nghiệm tự đưa ra tục lệ riêng cho mình.Một lối xuất hành kỳ lạ, vừa đời thường vừa ước lệ trong cõi người biến thiên.Mượn lời ca dao thành kính tri ơn sinh thành dưỡng dục,xin dâng lên cánh cò cõng nắng cõng mưa. Dưới buổi chiều cuối năm lây rây mưa bụi,ra đứng ngõ sau,nhìn về chân trời xa với nỗi niềm vắng mẹ :
Mẹ theo ông Táo về trời
Bỏ cau héo trái, bỏ vôi têm trầu
Nhà mình không có ngõ sau
Con đi ngõ trước mẹ đâu mà nhìn?…

Văn Luân

The post Giao thừa mẹ gánh nhọc nhằn đem đổ xuống sông appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101851
Tìm khói sóng trên sông https://caphethubay.net/tho/tim-khoi-song-tren-song_101550.caphe Thu, 11 Nov 2021 01:02:23 +0000 https://caphethubay.net/?p=101550 Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu Thôi Hiệu   Tìm khói sóng về sông Nỗi nhớ nhà cổ điển Rượu vò không cần chén Say tơi tả càn khôn   Cổ nhân về cô thôn Đơm bài thơ tứ tuyệt Trăng loang cùng giọt nguyệt Thủy mặc

The post Tìm khói sóng trên sông appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

Thôi Hiệu

 

Tìm khói sóng về sông

Nỗi nhớ nhà cổ điển

Rượu vò không cần chén

Say tơi tả càn khôn

 

Cổ nhân về cô thôn

Đơm bài thơ tứ tuyệt

Trăng loang cùng giọt nguyệt

Thủy mặc nhòe sương sa

 

Du lịch Sông Như Ý

Lá tre cứa vào da

Thâm trầm rơi chiết tự

Nghiêng mực thăm thẳm chữ

Sổ nét dựng triều lên

 

Tâm tĩnh hồng dấu khuyên

Gió bình sa lạc nhạn

Sông một lần xuống tắm

Bến giang đầu lên men …

 

Về sông thắp ngọn đèn

Tôi đi tìm khói sóng ?

Quê nhà năm bảy bận

Lận đận bóng hoàng hôn

The post Tìm khói sóng trên sông appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101550
Sông Nịu Cửa Lác – Hồn quê bình dị https://caphethubay.net/tan-van/song-niu-cua-lac-hon-que-binh-di_101495.caphe Thu, 04 Nov 2021 10:49:07 +0000 https://caphethubay.net/?p=101495 Nép mình bên hạ nguồn sông Bồ nơi gặp phá Tam giang, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Quảng Thái, xã giáp ranh cuối cùng của huyện, nơi đây đồng ruộng phèn chua, với độn cát trắng ngút ngàn chỉ có cây xương rồng chiếm ngụ…Một nửa nông dân làm ruộng, một nửa ngư dân

The post Sông Nịu Cửa Lác – Hồn quê bình dị appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Nép mình bên hạ nguồn sông Bồ nơi gặp phá Tam giang, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Quảng Thái, xã giáp ranh cuối cùng của huyện, nơi đây đồng ruộng phèn chua, với độn cát trắng ngút ngàn chỉ có cây xương rồng chiếm ngụ…Một nửa nông dân làm ruộng, một nửa ngư dân đánh bắt trên mặt phá, vùng đầm phá ngày trước ai cũng sợ : Sợ Truông nhà Hồ, phá Tam Giang…

Vài nét chấm phá, miêu tả cho sự sinh tồn khó nhọc của cha ông, để tôi có quê hương để kể, để ngồi trên bờ phá mỗi năm tiết thanh minh về chạp mộ, hướng về nguồn cội nghe man mác câu hò giã gạo, mái nhì, mái đẩy…

Sông Nịu chỉ là một sợi chỉ mảnh mai khó nhìn thấy trên bản đồ. Sông bắt nguồn từ một vùng sa mạc hóa là độn cát trắng ngút ngàn, chạy dài ven tỉnh lộ 4 đến quốc lộ1. Nước từ trong cát chảy len lỏi, quanh co tạo nên trằm Vịnh, trằm Sen, trằm Ngang, trằm Nẫy…Góp một dòng nhỏ nhoi hòa vào phá Tam Giang huyền thoại của đất thần kinh.

Cửa Lác đón nước ngọt vào ruộng đồng và đóng lại khi thủy triều lên ngăn mặn. Cây lác là loại cây người ta phơi khô, đem đan bện thành chiếu,thành giỏ xách. Nơi đây ngày xưa cây lác mọc um tùm nên có tên gọi bần hàn lạ lẫm, nhưng gần gũi không lẫn với nơi nào khác. Đó là nơi tôi sinh ra, chưa kịp lớn lên đã rời xa vì chiến tranh.

Huế: Biến tài nguyên nước thành tài nguyên du lịch

Đêm hạ tuần tháng ba vẫn còn sót lại cái lạnh của ngọn gió mùa đông bắc mới về hôm trăng tròn.Thằng em bà con bạn dì, dọn sẵn mâm cơm đãi khách về chạp. Nào cá bống thệ kho ruốc ttrìa xào măng chua,cá rô đồng chiên xù,canh rau me cá lóc…Ngồi ngoài sân nghe lành lạnh, nhưng được cái nhìn ra cánh đồng vụ đông xuân đã thơm mùi sữa làm đòng, thấp thoáng ánh đèn của thuyền chài như đốm than vung vãi trên mặt phá. Trời miên man, đất miên man giao hòa trong đêm tĩnh mịch. Ly rượu nồng có vị khê quá lửa cứ lưu vị ngọt trong cổ. Đứa em bạn dì ngày xưa khó khăn từng là một chủ đò vận tải chuyên chở vật liệu xây dựng về làng, sau này đường sá thuận tiện nên mua xe lên bờ chạy kinh tế cũng khá hơn. Mọi việc xây dựng, sửa sang mồ mả trong làng,xã gần như nhờ nó cả. Chính, tên đứa em kể cho tôi giai thoại về cửa Lác ngoài tên của loài cây lác, còn là tên của một người nông dân nổi dậy chống chính sách áp bức bóc lột. Ông tên Lác, chữ bẻ đôi không có, nhưng biết lý lẽ đứng lên bảo vệ ngư dân đánh bắt thủy sản ,Ông bị quan quân phục kích trên hói Lai Hà. Ông dìm thuyền lặn về sân chim Quảng Thái cố thủ ba ngày liền. Sức kiệt, thế cô tướng Lác bị bắt, bị đưa vào cửa sông cùm chân, trói tay bỏ đói cho tới chết. Dân làng Thượng hạ Phong Lai thương tiếc vị anh hùng đặt tên cửa Lác để tưởng nhớ con người bất khuất.Chuyện hư hư thực thực không ai trong làng không biết, nhưng không sử sách nào nhắc tới,thôi cứ tin như vậy để còn có tâm linh, còn có cái tự hào…

Giữa bữa ăn rượu chếnh choáng,trăng mười chín lên muộn, ánh vàng lung linh, từ xóm trên, nhà ai mở loa “kẹo keó” tiếng hát, tiếng nhạc loang xuống, một cảm giác ấm no thanh bình trên quê hương không còn lam lũ nghèo khó. Chính rủ tôi chạp xong ở lại một ngày chèo ghe ra phá thăm rừng ngập mặn,thăm sân chim Quảng Thái nơi đây có thời trú ngụ hàng chục loài chim và có cả loài Sâm Cầm quý hiếm tụ tập đến hàng ngàn con. Nghe đâu đây là nơi cung cấp của ngon vật quý cho cung đình triều Nguyễn. Nào ngỗng trời, vịt nước, cò vạc, rong câu, trai trìa, tôm cá, cái giống thủy cư ở đây ngon không đâu sánh bằng…Nhưng bây giờ trước sự tận diệt của con người, tất cả đã không còn như xưa, và sân chim rồi cũng không phải chỗ đất lành chim đậu.Nghe kể, tôi chợt buồn. Buồn vì hôm nay tôi mới biết quê mình có một sân chim trù phú, cá tôm đặc biệt như vậy, mình quá vô tâm, vô cảm quên cả lối về, buồn vì khi biết đến nó đã là ký ức, là chuyện kể.

Ngà ngà rượu với bữa cơm toàn đặc sản của đầm phá, Chính bật lò lửa, đợi nồi nước sôi bỏ vào chục con cá giếc còn sống, thêm mớ rau răm đợi nước sôi múc ra chén để mọi người húp cho giã rượu, đêm chưa khuya lắm, chúng tôi ngừng đũa. Chính gọi vợ châm bình trà, tôi bảo thôi, ngày mai Chính còn chạy xe sớm lên tận thượng nguồn sông Bồ chở cát sạn về xây nhà thờ họ, nghe đâu kinh phí tiền tỉ. Quê tôi nhà cửa tuy còn đơn sơ nhưng mồ mả nhà thờ họ nào cũng khang trang rộng rãi. Đó là sự trả ơn, bù đắp cho những vị tiền hiền ngày xưa khổ ải dựng xóm lập làng.

Đêm thiêng liêng giao cảm với nguồn cội,tổ tiên. Tôi ngủ nằm mơ thấy Tướng Lác to lớn vạm vỡ, quần nâu ngực trần, chân giao chỉ, tay cầm mái chèo đứng trên bờ phá, miệng ngậm điếu thuốc lá Phong Lai, đặc sản của làng, nhìn xa xăm …Tôi thấy ông nội từ ngoài phá chèo chiếc thuyền vào cửa Lác, miệng hò điệu hò mái nhì…

Hơ… ! Thuyền ai thấp thoáng bên sông đưa (hờ!) câu (hò) mái đẩy

(Hơ…!) mái đẩy chạnh (hờ!) lòng… hơ hơ hơ…!

Chạnh lòng nước non… (Hơ hơ hơ…!) …

Hàng ngàn chim sâm cầm mỏ trắng lông nâu quay về sân chim Quảng Thái, tôm cá quẫy mình xao động cả mặt nước Tam Giang …
Sông Nịu, cửa Lác quê nhà tôi đó. Trong tôi cả một bầu trời xanh mát với những địa danh dù khó nghe khó nhớ, nhưng với tôi là máu thịt là thiên đường là nẻo về day dứt. Đứng trên cửa Lác, chiều bên phá Tam Giang, trước hoàng hôn trầm lắng tôi lại nghe văng vẳng tiếng chim Sâm Cầm về tổ…Sông Nịu dùng dằng chảy như chờ như đợi kẻ tha phương .

The post Sông Nịu Cửa Lác – Hồn quê bình dị appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101495
Về phía có em https://caphethubay.net/tho/tho-tu-do/ve-phia-co-em_101167.caphe Sun, 10 Oct 2021 14:48:20 +0000 https://caphethubay.net/?p=101167 Ngã ba đường ngáng chân Anh tìm em phía nào Gò Vấp Đèn xanh đỏ đợi mọi ngã đường Biết lối nào mà rẽ? Cao ốc xếp trò chơi gạch thẻ Tay vươn biển đông, chân bên bờ chín rồng Rừng cũng nuôi muối nặn ! Nở nụ cười phóng khoáng phương nam Anh ở

The post Về phía có em appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Ngã ba đường ngáng chân
Anh tìm em phía nào Gò Vấp
Đèn xanh đỏ đợi mọi ngã đường
Biết lối nào mà rẽ?

Cao ốc xếp trò chơi gạch thẻ
Tay vươn biển đông, chân bên bờ chín rồng
Rừng cũng nuôi muối nặn !
Nở nụ cười phóng khoáng phương nam

Những hình ảnh girl xinh đáng yêu và vô cùng quyến rũ - Thư viện Ảnh đẹp  hot nhất 2016 - thuvienanhdep.net

Anh ở miền Trung chỉ biết hò khoan
Chợt mềm lòng theo câu vọng cổ
Thôi con sông nào cũng mang thương, gói nhớ
Những dòng chảy tìm nhau

Phố bàn cờ nhần lẫn trước sau
Cơn mưa chiều thôi thúc đôi chân
Quận nhất, quận ba xen kẻ mê cung
Gặp Bà Quẹo suýt quên… Gò Vấp

Những địa danh đất người chân chất
Anh lạc miền cứ ngọng nghịu mô tê
Anh Bảy cô Năm… tủm tỉm cười khì
Phố cầm tay, Sài gòn đưa anh về Gò Vấp

The post Về phía có em appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101167
Cây “cô đơn” trong mắt ai https://caphethubay.net/tan-van/cay-co-don-trong-mat-ai_101072.caphe Mon, 04 Oct 2021 14:39:54 +0000 https://caphethubay.net/?p=101072 Cây vông đồng thấp thoáng giữa những cánh đồng là hình ảnh thân thuộc ở quê tôi.Nó vừa là bóng mát là tán dù che mưa nắng cho người nông dân mỗi khi nghỉ tay, uống bát nước chè xanh.ăn củ khoai củ sắn và râm ran bàn chuyện làng trên xóm dưới, vừa là

The post Cây “cô đơn” trong mắt ai appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Cây vông đồng thấp thoáng giữa những cánh đồng là hình ảnh thân thuộc ở quê tôi.Nó vừa là bóng mát là tán dù che mưa nắng cho người nông dân mỗi khi nghỉ tay, uống bát nước chè xanh.ăn củ khoai củ sắn và râm ran bàn chuyện làng trên xóm dưới, vừa là nơi gặp gỡ trao ánh mắt hò hẹn của gái trai trong làng

Phim Mắt Biết (*) đã thắp sáng một địa danh vốn lạ lẫm với bao người,Ngôi làng cổ nằm ở hạ nguồn con sông Bồ, chỉ cách thành phố Huế chừng 15km về phia bắc,cách thị trấn Tứ Hạ nằm bên quốc lộ chỉ một đoạn đường . Làng Tư Phú,xã Quảng Phú ,huyện Quảng Điền,Thừa thiên Huế.Nơi đây có làng nghề đan lát truyền thống Bao La,có miếu thờ thần Cẩu độc đáo và cũng là nơi trống được giống mía tiến vua nổi tiếng một thời- Mía cơm rượu .

Nghề đan lát làng Bao La có từ lâu lắm.Từ những cây tre dung dị,mộc mạc qua bàn tay cần cù chịu khó của con người đã hóa thân thành những vật hửu dụng,phục vụ đời sống ,những sản phẩm nghệ thuật lạ mắt trang trí nội ngoại thất không thua gì vật liệu hiện đại khác.

Tục thờ thần Cẩu là nét văn hóa của làng.Tương truyền, hơn 500 năm trước làng Bao La từng gặp phải hạn hán kéo dài khiến ruộng vườn khô cạn, mất mùa liên miên. Dân làng Bao La ngày đó dù đã dùng mọi cách nhưng không tìm ra nguồn nước. Thế rồi tưởng chừng như tuyệt vọng, trong một lần đào giếng dân làng phát hiện một vật bằng đá hình thù giống một chú chó nằm sâu dưới lòng đất. Kỳ lạ là khi đưa vật này lên thì mạch nước xuất hiện giúp dân làng thoát khỏi đại nạn.

Cho rằng bức tượng chó đá là vị thần được phái đến để giúp đỡ, bảo vệ cuộc sống bình an cho làng, người dân đã lập miếu, làm lễ rước tượng vào để thờ. Miếu “thần cẩu” đã xuất hiện từ đó.

Cây mía: đặc điểm, tác dụng và kỹ thuật trồng, chăm sóc - KHBVPTR

Mía cơm rượu ngày xưa dùng để tiến vua,có nguồn gốc từ cây mía xứ Kim Tân(thuộc huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa) gọi là mía cơm rượu bởi vì ngày trước chuyển từ Thanh Hóa về kinh thành Huế phải mất một thời gian nhất định,trong khi loại mía này có độ ngọt cao nên dễ chuyển hóa một tỷ lệ đường thành rượu.khi ăn mía tỏa mùi thơm như cơm rượu nếp cẩm hương .Mía cơm rượu là giống mía quý hiếm,có họ hàng với giống mía da màu tím.Thân mía cao to,đốt thưa mắt nhỏ,ruột mía tím trắng sữa còn mía cơm rượu có màu đỏ pha nâu nhạt.

Thời vua chúa nhà Nguyễn đã cho lấy giống về trồng tại đây, vì đất có phù sa màu mỡ,hợp với thổ nhưỡng.Mía này tuy ngon,giàu dinh dưỡng nhưng không dễ trồng và năng xuất không cao so với giống mía khác. Tôi nhớ thuở còn nhỏ vào mùa đông .Mẹ tôi thường lấy mía róc vỏ cắt ra từng khúc nhỏ đem chưng cách thủy cho anh chị em tôi ăn cho ấm người,thú vị hơn mía này đem nướng đến khi tỏa mùi hương dậy mật lấy ra chẻ vỏ cháy rồi ăn vị ngọt khó quên
Một số cảnh quay, cây ”Cô đơn” trường tiểu học “Đo Đo”trong phim Mắt Biếc tại đây như tiếng trống làng thức giấc trong đêm dài tĩnh mịch của sự lãng quên.

Nét đẹp dòng sông,cây đa bến nước con đò,miền quê nào cũng có.Tuy nhiên những đặc trưng vùng miền không thể lẫn lộn,tạo nên hồn cốt của địa phương đó. Qua góc nhìn của nghệ thuật thứ bảy,nét đẹp quê tôi hình như được tôn vinh.Bối cảnh lãng mạng của đôi tình nhân bên cây vông đồng trơ trọi giữa đất trời,trong chiều ráng đỏ khiến người xem bồi hồi,sâu lắng,cảm xúc dâng trào…

Tôi từ Huế về thăm chị,vừa đến ngã ba đầu làng gặp chị ngồi bên rổ mía giữa cái nắng tháng năm đang chào mời khách về thăm cây “cô đơn”.Chị vẩy tay :

-Vô nhà chị kẻo nắng.Hôm nay chủ nhật khách về chơi đông lắm bán hết rổ mía này chị đi chợ nấu cơm ăn,chiều mát rồi về nghe.

Chị Phiến con cậu tư.Đã ngoài bốn mươi,không chồng con,thời con gái chị có mối tình đẹp với người làng bên,mùa lủ lụt cuối năm 1999 anh bị nước cuốn khi chèo thuyền đi cứu lúa không tìm thấy xác. Từ một thiếu nữ hồn nhiên,vui tính chị đột nhiên biến thành một người khác sau mất mát đó,chị trở nên lãnh cảm với chuyện tình duyên. Tuổi canh dần thiếu may mắn.Chị ở với bà ngoại. Bà ngoại chỉ có cậu tư là con nối dõi,cậu tư không có con trai, ba ngoại mất,chị sống một mình lặng lẽ trong ngôi nhà thờ tự .Cậu tư ra ngoài thị trấn,tiện kế sinh nhai chị xin cậu ở lại ngôi nhà ba gian hai chái lợp ngói rêu phong nơi lưu giữ tuổi thơ êm đềm với bờ tre giếng nước.

Tôi chạy xe thẳng ra bờ sông ngang qua ruộng mía, rẽ vào cây “ Cô đơn” định dừng lại rồi thôi vì xe ô tô,xe máy đậu la liệt bên đường .Nơi này ngày trước chiều chiều tôi và chị hay ra ngồi chơi hóng mát,Chị mang theo cây mía,róc võ,cắt ra từng lóng nhỏ,hai chị em vừa nhai vừa ngắm cánh đồng xanh trải dài mỗi người một ước mơ riêng lẽ…Mùa mưa lụt nước lên gần nữa thân cây, lá vàng tàn tạ,mùa đông cây co ro đón từng đợt gió mùa lạnh giá không bóng người lai vãng, một bức tranh quê ám ảnh không thể nào quên…

Sống “ảo” đang là nhu cầu tự thân,khi người ta vừa muốn thoát khỏi bờ tre ruộng lúa,lại vừa muốn níu kéo những hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức đã không còn gần gủi gắn bó.Chỉ qua một hiệu ứng nào đó người ta vội vã đi tìm,hối hả quay về.hối hả tôn vinh mà thực ra nó đã và đang tồn tại hàng ngày,đưa người ra đi đón người trở về…Tôi chạy xe chầm chậm quanh làng,đang vào mùa gặt,lúa hạt tròn chắc phơi trên đường bê tông.Những ruộng mía cơm rượu thẳng tắp,thân to khỏe nhìn ngọt ngào mát mắt trong nắng chói chan.

Bữa cơm trưa dưới bóng mát cây nhãn lồng,có gió từ sông thổi lên,hương gạo mới thơm lừng có mùi khói dễ chịu nấu từ bả mía càng thơm hơn thì phải.kìa nồi cá bống kho khô với ruốc và ớt xanh,kìa tô canh cá tràu nấu me đất,dĩa thịt heo ba chỉ chắm với tôm chua kèm dưa giá,còn nữa món vã trộn với tôm ,da heo thái mỏng những hạt mè rang thơm lựng khiến bụng sôi cồn cào.Chị Phiến biết tôi thích ăn cơm cháy,chị cạo đáy nồi lấy lên miếng cơm cháy giòn rụm bỏ vào mấy lát thịt luộc,thêm trái ớt xanh trong nồi cá bống kho,quét một lớp ruốc mỏng,gấp lại đưa cho tôi.Ôi không có món cao lương mỹ vị nào sánh bằng .Chị nhìn tôi nhai ngấu nghiến cười:

-Mi ăn đi tuần sau về chơi chị nấu bánh canh cá rô đồng cho mi ăn,ăn rồi thì không sao quên được Quảng Phú ni mô.Bây chừ làng mình nổi tiếng lắm rồi.Cám ơn “Mắt Biếc”đã hồi sinh một vùng quê.Trước đây mía không ai ăn,đường không ai đi,làng không ai đến,chừ thì lên đởi rồi đó. Nam thanh nữ tú,khách tứ xứ tìm về nhìn ngắm, quay phim chụp ảnh, nhất là ngày thứ bảy chủ nhật.Cây vông đồng nơi mô cũng có.tự nhiên cây làng mình lên ngôi “Cô đơn”.Ừ thì cô đơn mà có cô đơn chi mô!Vui lắm mi ơi, khách về ai cũng tìm mua vài cây mía đem về để chứng minh rẳng mình đã đến phim trường ,lại còn đứng, ngồi tạo dáng chụp ảnh với chị,ngày mô cũng “đóng phim” với người khách …

Chị cười tươi như thời con gái,má hồng lên, cái duyên dằm thắm vẫn còn rõ trên đôi mắt to đen dù vài vết chân chim tuổi tác về đậu.Tôi thấy chị đang hạnh phúc trong nghĩa nào đó.Thương lắm chị tôi !

Chiều tôi về lại Huế, chạy xe dọc tỉnh lộ,qua nhiều cánh đồng đang mùa vàng gặt hái,cây vông đồng thân thuộc ẩn hiện như che chở, canh chừng thành quả của mồ hôi,sức lực cho người nông dân.

Xin cám ơn một loài cây,giữa không gian cô liêu vắng lặng,đi giữa cái nắng lửa gió lào của miền trung ai đó cũng ngóng tìm một bóng mát nghỉ chân,để nghe lời thầm thì của gió nội hương đồng.Cây “Cô đơn” xòe tán đứng muôn đời nhẫn nại đợi người đến trú có ngại chi nắng gió, mưa sa bão táp.

The post Cây “cô đơn” trong mắt ai appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101072
Bóng mát https://caphethubay.net/tho/bong-mat_100731.caphe Tue, 31 Aug 2021 03:27:26 +0000 https://caphethubay.net/?p=100731 Bóng mát của tôi dịu ngọt đầu làng Nơi chim muôn bay về hợp xướng Nơi tuổi thơ tôi như từng hóa bướm Đường lên tiên chấp chới những con đò Bóng mát của tôi là chốn hẹn hò Nên nghĩa phu thê nên tình huynh đệ Nơi in dấu cuộc đời dâu bể Ai

The post Bóng mát appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Bóng mát của tôi dịu ngọt đầu làng
Nơi chim muôn bay về hợp xướng
Nơi tuổi thơ tôi như từng hóa bướm
Đường lên tiên chấp chới những con đò

Bóng mát của tôi là chốn hẹn hò
Nên nghĩa phu thê nên tình huynh đệ
Nơi in dấu cuộc đời dâu bể
Ai đi xa cũng nhớ nẻo quay về

Làm đẹp không gian sống với cây bóng mát ít rụng lá | Bất động sản

Bóng mát của tôi đằm thắm những trưa hè
Nơi Thạch Sanh vác rìu lên núi
Nơi cô Tấm mơ đôi hài trẩy hội
Nơi Bụt về hòa giải chuyện dương gian…

Ngày mùa vui ai gánh cả chiều vàng
Dựa vào gốc đa hát câu nhân ngãi
Da mật ong và tóc thề con gái
Tôi âm thầm so sánh với vầng trăng

Bóng mát của tôi êm ả những ngày rằm
Mùa xây tổ đón chim về lảnh lót
Mỗi bình minh tròn hạt sương chín mật
Nuôi thành người, mẹ mớm khúc ầu ơ …

The post Bóng mát appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
100731