Cây vông đồng thấp thoáng giữa những cánh đồng là hình ảnh thân thuộc ở quê tôi.Nó vừa là bóng mát là tán dù che mưa nắng cho người nông dân mỗi khi nghỉ tay, uống bát nước chè xanh.ăn củ khoai củ sắn và râm ran bàn chuyện làng trên xóm dưới, vừa là nơi gặp gỡ trao ánh mắt hò hẹn của gái trai trong làng
Phim Mắt Biết (*) đã thắp sáng một địa danh vốn lạ lẫm với bao người,Ngôi làng cổ nằm ở hạ nguồn con sông Bồ, chỉ cách thành phố Huế chừng 15km về phia bắc,cách thị trấn Tứ Hạ nằm bên quốc lộ chỉ một đoạn đường . Làng Tư Phú,xã Quảng Phú ,huyện Quảng Điền,Thừa thiên Huế.Nơi đây có làng nghề đan lát truyền thống Bao La,có miếu thờ thần Cẩu độc đáo và cũng là nơi trống được giống mía tiến vua nổi tiếng một thời- Mía cơm rượu .
Nghề đan lát làng Bao La có từ lâu lắm.Từ những cây tre dung dị,mộc mạc qua bàn tay cần cù chịu khó của con người đã hóa thân thành những vật hửu dụng,phục vụ đời sống ,những sản phẩm nghệ thuật lạ mắt trang trí nội ngoại thất không thua gì vật liệu hiện đại khác.
Tục thờ thần Cẩu là nét văn hóa của làng.Tương truyền, hơn 500 năm trước làng Bao La từng gặp phải hạn hán kéo dài khiến ruộng vườn khô cạn, mất mùa liên miên. Dân làng Bao La ngày đó dù đã dùng mọi cách nhưng không tìm ra nguồn nước. Thế rồi tưởng chừng như tuyệt vọng, trong một lần đào giếng dân làng phát hiện một vật bằng đá hình thù giống một chú chó nằm sâu dưới lòng đất. Kỳ lạ là khi đưa vật này lên thì mạch nước xuất hiện giúp dân làng thoát khỏi đại nạn.
Cho rằng bức tượng chó đá là vị thần được phái đến để giúp đỡ, bảo vệ cuộc sống bình an cho làng, người dân đã lập miếu, làm lễ rước tượng vào để thờ. Miếu “thần cẩu” đã xuất hiện từ đó.
Mía cơm rượu ngày xưa dùng để tiến vua,có nguồn gốc từ cây mía xứ Kim Tân(thuộc huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa) gọi là mía cơm rượu bởi vì ngày trước chuyển từ Thanh Hóa về kinh thành Huế phải mất một thời gian nhất định,trong khi loại mía này có độ ngọt cao nên dễ chuyển hóa một tỷ lệ đường thành rượu.khi ăn mía tỏa mùi thơm như cơm rượu nếp cẩm hương .Mía cơm rượu là giống mía quý hiếm,có họ hàng với giống mía da màu tím.Thân mía cao to,đốt thưa mắt nhỏ,ruột mía tím trắng sữa còn mía cơm rượu có màu đỏ pha nâu nhạt.
Thời vua chúa nhà Nguyễn đã cho lấy giống về trồng tại đây, vì đất có phù sa màu mỡ,hợp với thổ nhưỡng.Mía này tuy ngon,giàu dinh dưỡng nhưng không dễ trồng và năng xuất không cao so với giống mía khác. Tôi nhớ thuở còn nhỏ vào mùa đông .Mẹ tôi thường lấy mía róc vỏ cắt ra từng khúc nhỏ đem chưng cách thủy cho anh chị em tôi ăn cho ấm người,thú vị hơn mía này đem nướng đến khi tỏa mùi hương dậy mật lấy ra chẻ vỏ cháy rồi ăn vị ngọt khó quên
Một số cảnh quay, cây ”Cô đơn” trường tiểu học “Đo Đo”trong phim Mắt Biếc tại đây như tiếng trống làng thức giấc trong đêm dài tĩnh mịch của sự lãng quên.
Nét đẹp dòng sông,cây đa bến nước con đò,miền quê nào cũng có.Tuy nhiên những đặc trưng vùng miền không thể lẫn lộn,tạo nên hồn cốt của địa phương đó. Qua góc nhìn của nghệ thuật thứ bảy,nét đẹp quê tôi hình như được tôn vinh.Bối cảnh lãng mạng của đôi tình nhân bên cây vông đồng trơ trọi giữa đất trời,trong chiều ráng đỏ khiến người xem bồi hồi,sâu lắng,cảm xúc dâng trào…
Tôi từ Huế về thăm chị,vừa đến ngã ba đầu làng gặp chị ngồi bên rổ mía giữa cái nắng tháng năm đang chào mời khách về thăm cây “cô đơn”.Chị vẩy tay :
-Vô nhà chị kẻo nắng.Hôm nay chủ nhật khách về chơi đông lắm bán hết rổ mía này chị đi chợ nấu cơm ăn,chiều mát rồi về nghe.
Chị Phiến con cậu tư.Đã ngoài bốn mươi,không chồng con,thời con gái chị có mối tình đẹp với người làng bên,mùa lủ lụt cuối năm 1999 anh bị nước cuốn khi chèo thuyền đi cứu lúa không tìm thấy xác. Từ một thiếu nữ hồn nhiên,vui tính chị đột nhiên biến thành một người khác sau mất mát đó,chị trở nên lãnh cảm với chuyện tình duyên. Tuổi canh dần thiếu may mắn.Chị ở với bà ngoại. Bà ngoại chỉ có cậu tư là con nối dõi,cậu tư không có con trai, ba ngoại mất,chị sống một mình lặng lẽ trong ngôi nhà thờ tự .Cậu tư ra ngoài thị trấn,tiện kế sinh nhai chị xin cậu ở lại ngôi nhà ba gian hai chái lợp ngói rêu phong nơi lưu giữ tuổi thơ êm đềm với bờ tre giếng nước.
Tôi chạy xe thẳng ra bờ sông ngang qua ruộng mía, rẽ vào cây “ Cô đơn” định dừng lại rồi thôi vì xe ô tô,xe máy đậu la liệt bên đường .Nơi này ngày trước chiều chiều tôi và chị hay ra ngồi chơi hóng mát,Chị mang theo cây mía,róc võ,cắt ra từng lóng nhỏ,hai chị em vừa nhai vừa ngắm cánh đồng xanh trải dài mỗi người một ước mơ riêng lẽ…Mùa mưa lụt nước lên gần nữa thân cây, lá vàng tàn tạ,mùa đông cây co ro đón từng đợt gió mùa lạnh giá không bóng người lai vãng, một bức tranh quê ám ảnh không thể nào quên…
Sống “ảo” đang là nhu cầu tự thân,khi người ta vừa muốn thoát khỏi bờ tre ruộng lúa,lại vừa muốn níu kéo những hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức đã không còn gần gủi gắn bó.Chỉ qua một hiệu ứng nào đó người ta vội vã đi tìm,hối hả quay về.hối hả tôn vinh mà thực ra nó đã và đang tồn tại hàng ngày,đưa người ra đi đón người trở về…Tôi chạy xe chầm chậm quanh làng,đang vào mùa gặt,lúa hạt tròn chắc phơi trên đường bê tông.Những ruộng mía cơm rượu thẳng tắp,thân to khỏe nhìn ngọt ngào mát mắt trong nắng chói chan.
Bữa cơm trưa dưới bóng mát cây nhãn lồng,có gió từ sông thổi lên,hương gạo mới thơm lừng có mùi khói dễ chịu nấu từ bả mía càng thơm hơn thì phải.kìa nồi cá bống kho khô với ruốc và ớt xanh,kìa tô canh cá tràu nấu me đất,dĩa thịt heo ba chỉ chắm với tôm chua kèm dưa giá,còn nữa món vã trộn với tôm ,da heo thái mỏng những hạt mè rang thơm lựng khiến bụng sôi cồn cào.Chị Phiến biết tôi thích ăn cơm cháy,chị cạo đáy nồi lấy lên miếng cơm cháy giòn rụm bỏ vào mấy lát thịt luộc,thêm trái ớt xanh trong nồi cá bống kho,quét một lớp ruốc mỏng,gấp lại đưa cho tôi.Ôi không có món cao lương mỹ vị nào sánh bằng .Chị nhìn tôi nhai ngấu nghiến cười:
-Mi ăn đi tuần sau về chơi chị nấu bánh canh cá rô đồng cho mi ăn,ăn rồi thì không sao quên được Quảng Phú ni mô.Bây chừ làng mình nổi tiếng lắm rồi.Cám ơn “Mắt Biếc”đã hồi sinh một vùng quê.Trước đây mía không ai ăn,đường không ai đi,làng không ai đến,chừ thì lên đởi rồi đó. Nam thanh nữ tú,khách tứ xứ tìm về nhìn ngắm, quay phim chụp ảnh, nhất là ngày thứ bảy chủ nhật.Cây vông đồng nơi mô cũng có.tự nhiên cây làng mình lên ngôi “Cô đơn”.Ừ thì cô đơn mà có cô đơn chi mô!Vui lắm mi ơi, khách về ai cũng tìm mua vài cây mía đem về để chứng minh rẳng mình đã đến phim trường ,lại còn đứng, ngồi tạo dáng chụp ảnh với chị,ngày mô cũng “đóng phim” với người khách …
Chị cười tươi như thời con gái,má hồng lên, cái duyên dằm thắm vẫn còn rõ trên đôi mắt to đen dù vài vết chân chim tuổi tác về đậu.Tôi thấy chị đang hạnh phúc trong nghĩa nào đó.Thương lắm chị tôi !
Chiều tôi về lại Huế, chạy xe dọc tỉnh lộ,qua nhiều cánh đồng đang mùa vàng gặt hái,cây vông đồng thân thuộc ẩn hiện như che chở, canh chừng thành quả của mồ hôi,sức lực cho người nông dân.
Xin cám ơn một loài cây,giữa không gian cô liêu vắng lặng,đi giữa cái nắng lửa gió lào của miền trung ai đó cũng ngóng tìm một bóng mát nghỉ chân,để nghe lời thầm thì của gió nội hương đồng.Cây “Cô đơn” xòe tán đứng muôn đời nhẫn nại đợi người đến trú có ngại chi nắng gió, mưa sa bão táp.