Ngọc Như – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net Fri, 19 Nov 2021 08:38:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://caphethubay.net/tre_assets/uploads/2020/11/mfavicon-1-66x66.png Ngọc Như – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net 32 32 188417353 Shadow https://caphethubay.net/tan-van/shadow_101662.caphe Fri, 19 Nov 2021 08:38:28 +0000 https://caphethubay.net/?p=101662 Shadow là gì? Shadow – “cái bóng” là thuật ngữ tâm lý chỉ những phần tính cách ẩn bên trong chúng ta. Cái bóng chứa tất cả những hình thái cảm xúc bị chúng ta đè nén: khát khao, tham vọng, sựghen tị, oán giận, phẫn nộ, nỗi đau tinh thần… bởi đó là những

The post Shadow appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Shadow là gì?
Shadow – “cái bóng” là thuật ngữ tâm lý chỉ những phần tính cách ẩn bên trong chúng ta. Cái bóng chứa tất cả những hình thái cảm xúc bị chúng ta đè nén: khát khao, tham vọng, sựghen tị, oán giận, phẫn nộ, nỗi đau tinh thần… bởi đó là những điều mà ta được dạy là tiêu cực, xấu xa, không thể chấp nhận trong tuổi thơ. Nó là “mảng tối” bị chúng ta giấu kín bên trong.
Khi đè nén những điều này trong bản thân, ta phản chiếu chúng trên những người xung quanh: chỉ trích người khác vì những sai lầm mà mình có, phán xét, đánh giá họ 1 cách không công bằng hoặc đóng vai nạn nhân… Bên cạnh đó, nó còn dẫn đến những hành vi tự hại bản thân mình.
Ví dụ: Bạn cảm thấy khó chịu, phán xét, nói xấu cách hành xử, ăn mặc của 1 cô gái nhưng không nhận ra dó là cái bóng trong mìnhghen tị với sự tự tin, dám thể hiện bản thân ở bản thân họ.
Cái bóng được sinh ra như thế nào?
Là con người, tất cả chúng ta đều được sinh ra với những trạng thái cảm xúc từ vui vẻ, hạnh phúc đến đau buồn, tức giận, 1 đứa trẻ trước khi có nhận thức về thế giới xung quanh đã biết trải qua sự tức giận, ghen tị, buồn bực… những cảm xúc này là 1 phần của con người. Nhưng khi lớn lên, đứa trẻ sớm nhận ra rằng những cảm xúc “tích cực” sẽ được chấp nhận bởi những người nó yêu và những cảm xúc “tiêu cực” thường bị chối từ, phản đối, trừng phạt. Để những nhu cầu được chấp nhận, yêu thương của mình được đáp ứng, đứa trẻ đè nén những cảm xúc được cho là “xấu”, “tiêu cực” trong mình, cho chúng vào 1 cá túi vô hình và giấu kín nó đi khỏi tầng ý thức.
Nhưng cái bóng vẫn sẽ mãi mãi là 1 phần của chúng ta dù bị ghét bỏ, từ chối.
“There is no light without shadow and no psychic wholeness without imperfection” – Carl Jung
(Tạm dịch: Không có ánh sáng nào mà thiếu đi bóng tối và 1 tâm hồn tỉnh thức mà thiếu đi sự không hoàn hảo)
Mọi phần thuộc về con người bị ta bỏ mặc sẽ quay lại chống đối chính chúng ta. Bởi dù không được chủ thể chú ý đến, cái bóng vẫn hoàn toàn được độc lập bên ngoài tầng ý thức. Chúng ta để bản thân sống trong chế độ tự động mà không hay biết những gì thực sự kiểm soát mình đằng sau.


Shadow work là công việc giúp chúng ta từ từ tháo gỡ lớp mặt nạ bên ngoài để khám phá tất cả những khía cạnh bên trong con người mình. Làm quen với cái bóng, trở thành bạn của cái bóng và đưa no ra ngoài thay vì đè nén nó. Công việc này sẽ giúp chúng ta kết nối với con người thật bên trong mình, sống 1 cách chân thành, đủ đầy hơn, tìm thấy sự thông hái và mục đích sống cũng như mở ra cánh cửa kết nối với bản thể cao hơn của mình.
Giống như Ego work, Shadow work đòi hỏi chúng ta đặt sự chú ý của mình vào những gì xảy ra bên trong mình: phản ứng, cảm xúc, suy nghĩ, sự nhận định, phán xét dành cho người khác.
• Từ bỏ thói quen dán nhãn “tích cực, tiêu cực” lên cảm xúc của bản thân và người khác. Hãy để cho những cảm xúc được giải tỏa, từ từ hãy chấp nhận, trân trọng và thấu cảm. Tìm câu trả lời cho những cảm xúc mà bạn có được, đừng cố thay đổi nó.
• Chú ý tới những điều gây đả kích với cảm xúc của mình. Khi cảm thấy tức giận, ghen tị, phòng thủ…thay vì phán xét bản thân vì có những cảm xúc ấy, hãy coi chúng là người thầy chỉ cho bạn biết mình cần chữa lành điều gì.
• Khi ai đó khiến bạn khó chịu, gây đả kich về cảm xúc, hít thở sâu và hỏi bản thân: “Điều gì ở người này gây kích động cho mình?” (nó thường là điều bạn cố phủ nhận ở bản thân hoặc 1 sự tổn thương trong quá khứ)
• Chú ý khi bản thân cảm thấy ghen tị, hỏi bản thân: “Mình cảm thấy họ có điều gì mà mình cảm thấy rằng mình không có?”.
• Viết nhật ký, ghi chép về những gì mình nghĩ và nói về bản thân để hiêu về những câu chuyện mình dựng lên cùng những niềm tin hạn chế của bản thân.
• Đặt ý thức vào cách mình nói về những người khác để hiểu những tổn thương tâm lý của họ ẩn sau đó.

The post Shadow appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101662
Cái tôi đến từ đâu https://caphethubay.net/tan-van/101651_101651.caphe Wed, 17 Nov 2021 08:14:06 +0000 https://caphethubay.net/?p=101651 Cái tôi là gì? Cái tôi là phần “tôi”, là cách bạn nhìn nhận bản thân, là phần mà tâm trí bạn gắnliền với những đặc điểm tính cách, niềm tin và những thói quen. Cái tôi là 1 phần vô thức của tâm trí. Cái tôi đến từ đâu? Cái tôi được hình thành

The post Cái tôi đến từ đâu appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Cái tôi là gì?

Cái tôi là phần “tôi”, là cách bạn nhìn nhận bản thân, là phần mà tâm trí bạn gắnliền với những đặc điểm tính cách, niềm tin và những thói quen. Cái tôi là 1 phần vô thức của tâm trí.
Cái tôi đến từ đâu?

Cái tôi được hình thành ngay từ khi con người được sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cái tôi học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. Cái tôi có vai trò trung gian “hòa giải” giữa những ham muốn vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách xã hội.

Là một đứa trẻ, bạn không có “bộ lọc” nào cả. Bạn chơi, bạn tưởng tượng, bạn sáng tạo mà không hề đồng hóa mình với môt danh tính nào về việc bạn là ai. Bạn được sinh ra không gắn cùng bất cứ điều kiện nào. Lúc này, tầng ý thức của bạn là sự ý thức thuần túy.

Bản chất của bạn chỉ là chính bạn.

Trong thời thơ ấu, cái tôi của bạn còn nằm trong trạng thái là Ego – centric (tạm dich là: cái tôi vị kỷ). Nghĩa là bạn thực sự coi thế giới này xoay quanh mình. Ở giai đoạn này, mọi thứ sẽ dường như xảy ra theo cái cách mà bạn muốn nó xảy ra nhưng thực sự không ai muốn điều đó xảy ra theo cái cách như bạn nghĩ. Đặc biệt là những người thương yêu bạn.

Chính vì lí do này, tổn thương thời thơ ấu có ảnh hưởng rất lớn. Phải đên tuổi niên thiếu, bạn mới bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng để quan sát những thứ bên ngoài góc nhìn của bản thân.

Cái tôi của bạn phát triển để bảo vệ bạn khỏi thực tế trong mắt bạn. Nó tạo ra cho bạn một danh tính để đương đầu với bất kì sự bối rối, mất kết nối và thiếu thốn yêu thương nào mà bạn từng trải nghiệm. Nó củng cố, làm rõ 1 danh tính để đảm bảo chúng ta vẫn được nhận bất cứ thứ tình yêu nào còn có giá trị, với mọi khả năng của mình.

Thời kỳ lớn lên, bạn được dạy (chủ yếu 1 cách vô thức) về những giá trị xung quanh, thành tựu, trạng thái cảm xúc, những mối quan hệ và những người xung quanh bạn. Nhu cầu lớn nhất của bạn là được yêu thương và vì thế bạn học cách đồng hóa mình với nhưng giá trị này mặc dù nó không hề tích cực.

Cái tôi cũng là một cá tính

Cái tôi là 1 danh tính rất cứng nhắc. Và nó phải như vậy thì mới “bảo vệ” được đứa trẻ bên trong tâm hồn bạn. Nó tạo nên 1 tập hợp những niềm tin, kiểu mẫu, tư tưởng mà phần lớn mọi người gọi là tính cách. Cái tôi của bạn rất phòng thủ với danh tính nó tạo ra. Bất cứ điều gì nằm ngoài những suy nghĩ, niềm tin và hành vi đã được xác định thì bị loại bỏ.

Nếu bạn muốn xác nhận điều này, bạn hãy thử theo dõi 1 cuộc tranh luận. Những người tranh luận không thay đổi suy nghĩ của đối phương mà họ lặp đi lặp lại việc khẳng định những niềm tin của mình. Người “chiến thắng” cuộc tranh luận đó đơn giản là người xác nhận lại những thành kiến mà bạn có. Cái tôi của họ bảo vệ niềm tin của họ, và cái tôi của bạn lại bảo vệ người đó, dần dần khiến bạn đánh mất chính mình.

Mấu chốt của vấn đề là những quan điểm trái chiều mới là “chìa khóa” giúp bạn phát triển.

Những quan điểm và khái niệm trái chiều thường mang lại sự giận dữ cho mọi người vì cái tôi cảm thấy mất kiểm soát nhất khi nó bị thách thức. Nó cảm thấy như 1 sự tấn công lên danh tính, con người bạn. Về cơ bản, điều đó là đúng vì cái tôi tạo nên ảo tưởng rằng những quan điểm và niềm tin của bạn tạo nên bạn là ai. Điều này tạo nên sự thiếu tự tin và thiếu giá trị bản thân. Trong trạng thái yếu đuối như vậy, cái tôi làm việc “quá sức” chỉ là để bảo vệ chúng ta.

Cái tôi cố gắng bù đắp quá sức trong trạng thái yếu đuối bằng việc:

• Phản ứng cảm xúc mạnh mẽ
• Sự tự tin giả, không nằm trong khả năng.
• Lối suy nghĩ cứng nhắc, cực kỳ khó tính.
• Phản đối bất cứ tư tưởng nào đối nghịch với những niềm tin của cái tôi.
• Sự cạnh tranh cực đoan.
• Liên tục so sánh bản thân với người khác.
• Phán xét hay lăng mạ người khác
• Phân tích thái quá về một vấn đề nào đó dẫn tới chứng hoang tưởng.

Nguồn tham khảo: Dr. Nicole LePera

The post Cái tôi đến từ đâu appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101651
Chặng đường thức tỉnh https://caphethubay.net/tan-van/chang-duong-thuc-tinh_101648.caphe Wed, 17 Nov 2021 08:02:08 +0000 https://caphethubay.net/?p=101648 Tỉnh thức hay giác ngộ chân lý là lời kêu gọi đến ý thức cao hơn và nhận thức sâu hơn về tinh thần cũng như thế giới xung quanh. Quá trình tỉnh thức mang lại sự chuyển đổi cá nhân và sự thay đổi trong thế giới quan của một người. Khi ai đó

The post Chặng đường thức tỉnh appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Tỉnh thức hay giác ngộ chân lý là lời kêu gọi đến ý thức cao hơn và nhận thức sâu hơn về tinh thần cũng như thế giới xung quanh. Quá trình tỉnh thức mang lại sự chuyển đổi cá nhân và sự thay đổi trong thế giới quan của một người. Khi ai đó trải qua giai đoạn tỉnh thức, họ sẽ trải qua một sự thay đổi trong khuôn khổ tinh thần của họ.
Nhìn chung, các giai đoạn của sự tỉnh thức tâm linh có 6 giai đoạn nhưng thời kỳ diễn ra từng giai đoạn của mỗi người là không giống nhau.

Giai đoạn 1: Thời kỳ vô minh

Đây là một thời kỳ “vô tư, vô lo, ngây thơ”, không hề mang chút ân oán nào, cuộc sống êm đềm, phẳng lặng. Được hành động theo “lập trình” của các tiền bối nên giai đoạn này mà có được sự dạy dỗ từ môi trường tốt đẹp thì hẳn đó là một điều tuyệt vời, rất đáng trân trọng. Hầu hết, những người trong giai đoạn này thường không biết mình muốn gì, không biết mình là ai, như thế nào cũng được, bất cần đời.

Họ sẽ thấy tại sao mình cứ chạy mãi, chạy mãi mà không thấy được thành công về mặt danh lợi và địa vị trong cuộc sống. Hoặc khi họ đã có một thành công nhất định thì họ lại sợ mất đi điều đó, lo lắng trăm bề và không biết nên làm gì tiếp theo.

Với hàng trăm câu hỏi trong đầu thì từ từ giai đoạn này sẽ sụp đổ và chuyển tiếp sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Thời kỳ đi tìm chân lý hay còn gọi là thời kỳ tiền giác ngộ

Sau khi bạn nhận ra, những điều được “lập trình” là không ổn nhưng không biết lý do rõ ràng nằm đâu? Thì khi đó bạn sẽ đi tìm chân lý, sự thật đằng sau cảm giác “không ổn” của bản thân nhưng nó cứ vô định, tìm hoài không thấy.

Giai đoạn 3: Thời kỳ bừng sáng

Tìm ra được những chân lý của những biến cố trong đời mình. Câu trả lời thỏa đáng cho tất cả mọi việc xảy ra xung quanh bạn. Nguyên nhân và kết quả của sụ việc, các quý nhân hay bài học trong mỗi trường hợp…Vầ điều quan trọng nhất của thời kỳ này là sự chữa lành những tổn thương bên trong

Giai đoạn 4: Thời kỳ đối mặt với sự thật hoặc là thời kỳ của sự chữa lành

Việc bóc tách từng lớp vỏ “cái tôi” mang tên “củ hành tự nhận thức” cần rất nhiều thời gian và sự đánh đổi. Sự đánh đổi ở đây là mồ hôi, công sức, nước mắt và thậm chí cả máu để bóc tách vỏ hành.
Thời kỳ này là rất quan trọng để “chữa lành” nội tâm bên trong và lắng nghe chính mình. Cạm bẫy cuộc đời hay những cám dỗ xã hội sẽ luôn “rình rập” và “lôi kéo” các bạn trờ lại thời kỳ vô minh hay lựa chọn ở lại “nỗi đau tự chữa lành” tùy thuộc vào sự nhận thức và lựa chọn của mỗi người.

Giai đoạn 5: Thời kỳ an lạc, hợp nhất với vũ trụ

Sức mạnh của ý chí sẽ đưa ta vượt ra khỏi giai đoạn của “bóng tối tâm hồn”. Đây là giai đoạn gần như hoàn thành quá trình tỉnh thức và luôn nhìn thấy sự thật đằng sau những lời nói “bóng bẩy”. Không muốn hòa nhập vào xã hội, cảm thấy cô độc và lẻ loi trong thế giới loài người. Giai đoạn này thường hay xuất hiện những vị anh hùng, quân tử lên núi ở ẩn, tránh xa thế tục.

Giai đoạn 6: Thời kỳ hòa hợp với vạn vật

Cuối cùng, sự thanh thản vả yên bình từ tâm hồn cho ta cảm giác thư thái, thoải mái dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Tôn trọng người khác, chấp nhận sự thật, rộng lượng, tinh thần trách nhiệm, chia sẻ, suy nghĩ tích cực dù trong hoàn cảnh tiêu cực, vị tha, nhân ái, bao dung, giàu lòng trắc ẩn…chính là những tính cách cuối cùng mà khi bạn đã đạt được cảnh giới của sự tỉnh thức tâm linh.
Tỉnh thức là tiếng kêu cứu tự do của tâm hồn. Hãy lắng nghe tiếng gọi của nó và cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi thành một điều gì đó có ý nghĩa và quan trọng. Người sống tỉnh thức là người luôn quan quan sát dòng tâm thức đang vận hành và sự phản ứng của tâm trí đối với những tác động từ bên ngoài. Theo cách này, tâm trí của bạn dần trở nên tĩnh lặng và sáng suốt hơn. Một cuộc sống đầy tỉnh thức trong từng phút giây là cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa nhất.

The post Chặng đường thức tỉnh appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101648
Luật hấp dẫn của sự tích cực https://caphethubay.net/tan-van/luat-hap-dan-cua-su-tich-cuc_101594.caphe Sun, 14 Nov 2021 02:47:52 +0000 https://caphethubay.net/?p=101594 Có vô số những định nghĩa, cách thức, quy trình của Luật Hấp Dẫn ở khắp mọi nơi từ sách, báo điện tử hay là blog, Youtube… Nhưng đối với độc giả của Tạp chí Cà Phê Thứ Bảy, những điều đặc biệt nhất về “Luật hấp dẫn” tôi xin dành tặng các bạn ở

The post Luật hấp dẫn của sự tích cực appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Có vô số những định nghĩa, cách thức, quy trình của Luật Hấp Dẫn ở khắp mọi nơi từ sách, báo điện tử hay là blog, Youtube… Nhưng đối với độc giả của Tạp chí Cà Phê Thứ Bảy, những điều đặc biệt nhất về “Luật hấp dẫn” tôi xin dành tặng các bạn ở bài viết này.

Làm sao để thực hành “Luật hấp dẫn”?

Quy luật vận hành của “Luật hấp dẫn” là khi các bạn đã có và hội tụ đủ điều kiện để mà trở thành người bạn mong muốn hay bất kỳ điều gì bạn muốn, thì số lượng điều kiện cần và đủ sẽ từ từ “nghe theo tiếng gọi” từ vũ trụ mà chuyển hóa thành thành quả chất lượng. Việc của các bạn chỉ là biết ơn về những thứ mình đang có và từ từ đón nhận những điều mới mẻ sẽ đến.

Nhưng bạn hãy nhớ một điều, bạn phải thực sự yêu thích và mong muốn đạt một điều gì đó thì sự chuyển hóa của quy luật mới xảy ra. Ví dụ như bạn muốn trở thành một vị lực sĩ nào đó, bạn treo hình của anh ngay đầu giường, lúc nào bạn cũng tưởng tượng mình là chàng lực sĩ kia, luôn có sức mạnh “phi thường” nhưng thói quen của bạn lại là ăn uống hưởng thụ, đi chơi với bạn bè…thì môi trường xung quanh bạn đa số sẽ thu hút những điều có thể làm thỏa mãn và duy trì niềm yêu thích từ thói quen bạn.

Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Tập trung vào những điều mình muốn?

Suy nghĩ tích cực, lạc quan là chìa khóa giúp bạn loại bỏ sự sợ hãi, sự lo âu, sự hèn nhát và sự yếu đuối. Luật hấp dẫn tuyên bố rằng bạn sẽ thu hút vào cuộc sống của mình bất cứ điều gì bạn chú ý đến – dù bạn có mong muốn nó xảy ra hay không. Vì lý do này, bạn phải cân nhắc kỹ hơn về những gì mình suy nghĩ và cảm thấy. Để trở nên có chủ đích hơn trong suy nghĩ và hành động, bạn cần phải quyết định những gì bản thân mình mong muốn – đồng thời cũng thực hành cảm nhận, những xúc cảm mà bạn sẽ trải qua khi nhận lại những điều ấy.

Càng tập trung vào những điều bạn hằng mong muốn, bạn sẽ càng mau chóng hiện thực hóa ước mơ và mục đích cuộc đời mình. Các nhà khoa học đã chứng minh, bạn càng than phiền về cuộc sống thì những điều tồi tệ càng đến với bạn. Tình cảm của bạn dành cho vạn vật dựa trên thái độ sống của bạn. Tình cảm càng tốt đẹp thì những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn và ngược lại.

Mà quan trọng hơn cả là khi bạn thực sự muốn một điều gì đó hãy viết rõ ra, đừng viết những điều bạn không thích của mong muốn đó. Vũ trụ sẽ không hiểu những gì bạn ghi nhưng năng lượng từ vũ trụ sẽ thu hút từ những điều bạn ghi.

Tin tưởng và hành động

Một khi đã xác định rõ điều mình mong muốn 1 cách nghiêm túc, bạn phải thực sự tin tưởng sẽ thành công từ mong muốn đó. Chỉ cần bạn trao niềm tin và hành động theo kế hoạch thì điều may mắn của “luật hấp dẫn” sẽ từ từ kết nối tới bạn. “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, bạn không hành động theo kế hoạch thì dù cho bạn có tin tưởng bao nhiêu đi chăng nữa thì vũ trụ cũng không nghe được tiếng nói con tim bạn. Bí mật của “luật hấp dẫn” là bạn phải rèn luyện sao cho mình cảm thấy hạnh phúc với những điều mà mình không thích trên con đường xây dựng điều mình mong muốn. Khi một sự việc nào đó xảy ra thì 10% bản chất sự việc và 90% thái độ sống của bạn quyết định cách giải quyết vấn đề của bạn.

“Nói thì luôn luôn dễ hơn làm”. Để làm được những việc này, trước tiên bạn cần thay đổi những niềm tin đang còn hạn chế của mình và chuyển hóa chúng thành suy nghĩ tích cực hơn.

Thay đổi cuộc sống hằng ngày

Quá trình sáng tạo gồm 3 bước:
• Điều gì mình thực sự mong muốn
• Tập luyện từng mục tiêu nhỏ từ không thích cho đến thành thạo
• Đón nhận điều kỳ diệu sẽ đến

Chúng ta đều tạo ra môi trường xung quanh chúng ta từ những thói quen hay hành động hằng ngày. Bạn phải thực sự sống như những gì bạn tin tưởng. Bạn có thể làm điều này bằng cách tạo ra cảm xúc tích cực về tình yêu, niềm vui, sự đánh giá cao và lòng biết ơn trong cuộc sống. Thật là thú vị, khi bạn chia sẻ những cảm nhận mà bạn đã trải qua khi bạn đạt điều mà mình hằng mong ước.
Cảm xúc của con người bắt đầu từ chính suy nghĩ và thái độ của họ. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phả ý thức rõ thời điểm cảm xúc cá nhân trở nên tiêu cực và nhanh chóng điều chỉnh.

Cũng như mọi thói quen khác, thay đổi và chuyển hướng cuộc sống đòi hỏi rất nhiều thời gian và thực hành.

The post Luật hấp dẫn của sự tích cực appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101594
Củ hành tự nhận thức https://caphethubay.net/tan-van/cu-hanh-tu-nhan-thuc_101287.caphe Tue, 19 Oct 2021 14:52:45 +0000 https://caphethubay.net/?p=101287 Bạn đã từng nghe 1 cụm từ có tên gọi là “củ hành tự nhận thức” chưa? Cụm từ này nghe có vẻ khá là lạ lẫm và vui nhộn. Cụm từ ấy nằm trong cuốn sách “ Nghệ thuật của việc đếch quan tâm” của Mark Manson. Mark Manson sinh năm 1984 tại Texas,

The post Củ hành tự nhận thức appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Bạn đã từng nghe 1 cụm từ có tên gọi là “củ hành tự nhận thức” chưa? Cụm từ này nghe có vẻ khá là lạ lẫm và vui nhộn. Cụm từ ấy nằm trong cuốn sách “ Nghệ thuật của việc đếch quan tâm” của Mark Manson.

Mark Manson sinh năm 1984 tại Texas, Hoa Kỳ. Anh tốt nghiệp Đại học Boston năm 2007 – 1 năm trước thời kỳ khủng hoảng tài chính nghiêm trọng bùng nổ tại Hoa Kỳ. Không xin được việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là một trong những lý do chính cho hành trình vi vu vòng quanh thế giới và trở thành nhà văn nổi tiếng của Manson.

Hiện tại, Manson được biết đến với vai trò là một blogger nổi tiếng và một nhà văn ăn khách trên New York Times.
Tại sao Mark lại ví quá trình tự nhận thức là “củ hành”? Theo góc nhìn của tôi, muốn khám phá được bản thân, đi sâu vào quá trình nhận thức chính mình thì phải đánh đổi cả máu, mồ hôi lẫn nước mắt. Cũng tương tự như việc bóc tách từng lớp vỏ hành. Bạn càng bóc tách, bạn càng “khóc” dữ dội vào những thời điểm khác nhau.

Quay trở lại với Mark Manson, lớp vỏ đầu tiên là sự hiểu biết đơn giản về cảm xúc của một con người. Bạn có thể nghĩ rằng: Cảm xúc vui vẻ hẳn phải tốt hơn buồn bã, bởi có ai muốn buồn bao giờ? Tuy nhiên, cảm xúc là một phạm trù trung tính và ta không thể gọi một cảm xúc là tốt hay xấu.

Chúng ta đều có những “điểm mù” trong cảm xúc. Thường là với những cảm xúc mà ta từng được dạy rằng việc bộc lộ chúng ra là không đúng. Sẽ phải mất hàng năm trời luyện tập và nỗ lực mới có thể xác định được những “điểm mù” ấy trong chúng ta và rồi bộc lộ những cảm xúc này ra một cách thích đáng. Nhưng nhiệm vụ này là vô cùng quan trọng và xứng đáng với nỗ lực của chúng ta.
Lớp vỏ thứ hai là tại sao chúng ta lại cảm thấy như vậy trong những cảm xúc cụ thể. Những câu hỏi tại sao này rất khó và cần đến hàng tháng hay thậm chí nhiều năm mới có thể tìm ra câu trả lời phù hợp, chính xác. Hầu như mọi người đều cần phải tới những nơi kiểu như trị liệu tâm lý mới được nghe đến câu hỏi này lần đầu tiên trong đời. Những câu hỏi kiểu ấy rất quan trọng, bởi vì chúng làm sáng tỏ những gì mà chúng ta xem là thành công hay thất bại.

Tại sao bạn lại thấy tức giận? Liệu đó có phải là vì bạn thất bại trong việc đạt mục tiêu nào đó không? Tại sao bạn cảm thấy buồn chán và tẻ ngắt? Liệu đó có phải vì bạn cảm thấy mình chưa đủ tốt? Việc đặt câu hỏi này sẽ giúp cho ta hiểu được gốc rễ của những cảm xúc đang chôn vùi ta. Một khi ta đã hiểu vấn đề, chúng ta sẽ biết làm gì để thay đổi nó.

Lớp vỏ cuối cùng và sâu nhất của quá trình này là những giá trị của bản thân ta. Tại sao tôi lại xem đây là thành công hay thất bại. Làm thế nào để tôi lựa chọn được cách đánh giá bản thân mình? Tôi đánh giá chính mình và những người xung quanh dựa trên tiêu chí nào?

Ở cấp độ này, luôn cần phải đặt ra câu hỏi và không ngừng nỗ lực, rất rất khó để đạt đến. Nhưng nó lại là phần quan trọng nhất, bởi vì giá trị đích thực của ta quyết đinh nguồn gốc các vấn đề mà ta gặp phải, những vấn đề này quyết định chất lượng sống của ta.
Các giá trị ấy nằm sau mọi điều ta làm hay việc ta là ai. Nếu như những gì ta coi trọng không được ủng hộ, nếu như những gì ta xem là thành công hay thất bại là 1 sự lựa chọn tồi, vậy thì tất cả những điều dựa trên mấy cái giá trị này – những suy nghĩ, cảm xúc, cảm nhận thường ngày – đều là vô nghĩa. Mọi điều mà ta nghĩ và cả nhận về một tình huống đều liên quan tới việc ta đánh giá nó như thế nào.

Mọi người thường hoảng sợ trước việc trả lời một cách chính đáng câu hỏi tại sao này, điều đó ngăn cản họ trước việc tiến tới sự nhận thức sâu sắc hơn về những giá trị của chính mình. Đúng là, họ có thể nói rằng họ đánh giá cao sự thành thật và một người bạn chân thành nhưng rồi họ quay mặt đi và nói xấu sau lưng bạn, để khiến họ cảm thấy mình tốt đẹp hơn. Người ta có thể cảm thấy cô đơn nhưng khi được hỏi tại sao thì ho lại đưa ra lời giải thích có khuynh hướng mang tính đỗ lỗi cho người khác – mọi người thật xấu tính hay không có ai đủ thông minh để hiểu họ. Do đó, họ càng rời xa vấn đề hơn thay vì tìm kiếm môt giải pháp cho nó.

Với nhiều người, điều này đã vượt qua cả khái niệm tự nhận thức bản thân. Tuy nhiên, nếu như có thể đào sâu hơn và nhìn vào những giá trị ẩn sâu bên trong bản thân mình, họ sẽ thấy được rằng những phân tích ban đầu của mình dựa trên việc trốn tránh trách nhiệm khỏi những vấn đề của chính họ thay vì xác định đích xác vấn đề ấy. Họ sẽ thấy được rằng những quyết định họ đưa ra bột phát, thường không mang lại hạnh phúc thực sự.

Hầu như các bậc thầy về tự hoàn thiện bản thân cũng đều bỏ qua cấp sâu hơn của việc tự nhận thức này. Họ dang rộng vòng tay đón chào những người đang đau khổ bởi vì cái ước muốn trở nên thật giàu có, và rồi các bậc thầy đưa ra mọi thể loại lời khuyên về việc làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn, trong khi hoàn toàn bỏ qua những câu hỏi quan trọng dựa trên giá trị thực: Tại sao họ lại cảm thấy cần phải giàu có trước hết? Họ lựa chọn tiêu chí nào để đánh giá sự thành công/ thất bại của mình? Chẳng lẽ không phải vì một chân giá trị cụ thể nào đó mới dẫn tới cảm giác không hạnh phúc ấy, chứ không liên quan gì đến việc co tới giờ họ vẫn chưa tậu được xe hơi hay sao?

Rất nhiều những lời khuyên trôi nổi ngoài kia đều được đưa ra dựa trên cấp độ nông cạn của việc chỉ đơn giản khiến mọi người cảm thấy tốt đẹp hơn trong 1 thời gian ngắn, trong khi những vấn đề dài hạn đều bị bỏ qua. Nhận thức và cảm giác của con người có thể thay đổi,nhưng những giá trị sâu xa và thước đo tạo nên những giá trị ấy thì bất biến. Do đó, đấy không phải sự tiến bộ thực sự. Chỉ là một cách khác để kiếm được thêm nhiều hơn những cơn hưng phấn mà thôi.

Thay lời kết, việc thành thật tự vấn là khó khăn. Nó đòi hỏi bạn phải tự hỏi những câu đơn giản thật chẳng dễ chịu gì khi trả lời Nhưng thực tế, những câu trả lời không mấy dễ chịu thì thường đúng với sự thật.

The post Củ hành tự nhận thức appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101287
Người nhạy cảm – món quà hay lời nguyền https://caphethubay.net/tan-van/101279_101279.caphe Tue, 19 Oct 2021 14:14:56 +0000 https://caphethubay.net/?p=101279 Khi ai đó vẫn nói rằng nhạy cảm là một món quà hay là lời nguyền, thì món quà đó cũng như lời nguyền đó đi kèm theo nhiều điều kiện khác biệt mà chỉ có người nhạy cảm mới có thể tự gặm nhấm và giải thoát chính mình. “Thuở nhỏ, tôi vốn là

The post Người nhạy cảm – món quà hay lời nguyền appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Khi ai đó vẫn nói rằng nhạy cảm là một món quà hay là lời nguyền, thì món quà đó cũng như lời nguyền đó đi kèm theo nhiều điều kiện khác biệt mà chỉ có người nhạy cảm mới có thể tự gặm nhấm và giải thoát chính mình.

“Thuở nhỏ, tôi vốn là đứa bé rất nhạy cảm. Một trong những ký ức đầu đời khó quên của tôi chính là cảm giác hoảng hốt, sợ hãi khi trông thấy một vụ việc thảm khốc trên chương trình thời sự. Mặc dù không nhớ rõ sự việc ấy là gì nhưng tôi nhớ như in khoảnh khắc mình lao vào phòng ngủ, bịt chặt hai tai và cố gắng bịa ra một bài hát “mọi thứ ổn thôi” để trấn an bản thân. Tôi đã hát to hết mức để át đi tiếng TV đang nói ngoài kia cho đến khi mẹ tôi bước vào phòng và bị sốc trước tình trạng rối loạn của tôi lúc ấy.

Mãi sau này tôi mới biết mình thuộc kiểu người cực kỳ nhạy cảm (highly sensitive person – HSP) và rốt cuộc đã hiểu được nét tính cách này của bản thân. Những người nhạy cảm thường tiếp nhận và xử lý sâu thông tin và điều này đã mang đến cho họ những sự trải nghiệm có đôi phần khác biệt so với những người khác. Cụ thể là, họ dễ xúc động trước những câu chuyện buồn và tự mình có cảm giác đau đớn khi nhìn thấy các cảnh bạo lực. Chỉ một tiếng động lớn, một luồng ánh sáng mạnh bất chợt đập vào mắt hay thậm chí một lịch trình công việc bận bịu cũng có thể khiến họ trở nên lo lắng, bồn chồn.” (nguồn: trithucvn.org)

Mọi người có biết sự nhạy cảm đó chính là một đặc ân của vũ trụ ban tặng không? Họ rất giàu lòng trắc ẩn, chu đáo, trung thành, sáng tạo, tận tâm…rất nhiều đức tính tốt mà không phải ai cũng có được. Thế vì sao chúng ta lại buồn vì một lời nói không đúng sự thật về mình, sợ hãi khi làm buồn lòng người gây ra tổn thương cho chính tâm hồn mình? Chấp nhận và đối mặt với sự nhạy cảm trong bạn 1 cách biết ơn và trân trọng là điều đúng đắn nhất.

Chúng ta đừng nghĩ rằng sẽ ai đó hoặc thứ gì đó giúp thay đổi, khiến cho ta “lạnh lùng” hơn. Nhạy cảm là một đặc điểm thuộc về tính khí chứ không phải là rối loạn y học. Tôi có đọc trong 1 cuốn sách của nhà văn Vãn Tình: “Khi ta đối diện với một thách thức, một là ta từ bỏ nó đi, hai là ta hãy tìm ưu điểm mà chấp nhận nó, cuộc sống này quá ngắn ngủi để bạn than phiền và đau khổ mãi”.
Nhạy cảm, về bản chất, không phải là điều cần được sửa chữa, thay đổi hoặc không thể sửa chữa, thay đổi. Buồn thì cứ khóc đi, hãy nuông chiều cảm xúc bản thân trong 1,2 phút ngắn ngủi rồi hãy tiếp tục sống cho mục đích, lý tưởng của bản thân. Trực giác của chúng ta – người nhạy cảm thường rất chính xác bởi ta luôn nhận thức tốt mọi thứ diễn ra xung quanh.

Chúng ta có thể tìm hiểu cảm xúc của mình bằng cách ghi “nhật ký cảm xúc”. Nó giúp ta nhận ra điều gì châm ngòi cho một phản ứng quá khích từ mình cũng như giúp ta học được cách phản ứng phù hợp hơn. Ví dụ khi chúng ta bị một ánh nhìn làm tổn thương tới mình thì hãy ghi lại cảm xúc ấy hoặc phân tích sự việc theo một cách giản đơn hơn. Theo hướng là chúng ta không hề biết suy nghĩ của mỗi người, đơn giản là người đó tính khí như vậy và cho dù họ có phán xét hay suy nghĩ gì về chúng ta đi chăng nữa thì nó chẳng ảnh hưởng gì đến bản thân mình cả.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu trong các mối quan hệ, chúng ta có trở nên quá phụ thuộc vào ai đó một cách không lành mạnh? Do tính nhạy cảm vốn có, chúng ta thường dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài, cả tin và hành động theo lời người khác. Để tránh bị lợi dụng, ta nên lắng nghe tiếng nói của bản thân, lắng nghe trực giác của mình thay vì tin người một cách mù quáng.

Những mối quan hệ quá phụ thuộc xảy ra khi ta cảm thấy rằng giá trị và hình ảnh của bản thân đang phụ thuộc vào hành động và phản ứng của người khác. Ta có thể cảm thấy mục đích sống của mình là hy sinh vì người bạn đời của bạn hay vì bất kì ai. Chúng ta có thể cảm thấy rất tệ hại nếu người ấy không đồng thuận với những gì ta làm hoặc đang cảm thấy. Sự phụ thuộc này rất phổ biến trong những mối quan hệ yêu đương, nhưng nó cũng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ khác.

Thay lời kết, người nhạy cảm là một đặc ân to lớn, một món quà quý giá từ vũ trụ. Cho nên, ta đừng cảm thấy tự ti, rụt rè và buồn bã khi là người thuộc nhóm này. Việc chúng ta cần xác định cảm xúc của mình trong từng vấn đề và phân tích cũng như tìm giải pháp phù hợp cho từng cảm xúc ấy.

The post Người nhạy cảm – món quà hay lời nguyền appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101279
Kế hoạch làm giàu 365 ngày của Napoleon Hill https://caphethubay.net/luan-van/ke-hoach-lam-giau-365-ngay-cua-napoleon-hill_101246.caphe Sat, 16 Oct 2021 01:34:49 +0000 https://caphethubay.net/?p=101246 Nhắc đến Napoleon Hill, các bạn sẽ nhớ đến 1 tác giả có tầm ảnh hưởng đến thành công của rất nhiều người 1 cách cực kỳ sâu sắc, thông thái. Đặc biệt là cuốn Think and Grow Rich – 13 nguyên tác nghĩ giàu, làm giàu của ông đã bán hơn 20 triệu bản

The post Kế hoạch làm giàu 365 ngày của Napoleon Hill appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Nhắc đến Napoleon Hill, các bạn sẽ nhớ đến 1 tác giả có tầm ảnh hưởng đến thành công của rất nhiều người 1 cách cực kỳ sâu sắc, thông thái. Đặc biệt là cuốn Think and Grow Rich – 13 nguyên tác nghĩ giàu, làm giàu của ông đã bán hơn 20 triệu bản và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Và cuốn kế hoạch làm giàu 365 ngày của tiến sĩ Hill là 1 chiếc thuyền giúp bạn vượt qua sóng gió mỗi ngày 1 cách nhanh chóng

“Cuộc hành trình dài nhất cũng phải bắt đầu từ những bước đi đơn giản nhất.” Vâng đó chính là tính cách, nhân cách. Nghe thật là buồn cười nhỉ, các bạn có hỏi tính cách chỉ là yếu tố cơ bản khi được sinh ra đã có phải không? Xin thưa các bạn ơi, điều đó là đúng nhưng chưa đủ. 70% sự thành công trong công việc đều bắt nguồn từ thái độ, nhưng để có được thái độ tốt thì phải có nhân cách tốt. Một đứa trẻ khi mới chào đời thì tính cách của bé sẽ được quyết định bởi 10% do di truyền, 90% còn lại do sự giáo dục của xã hội. Nhân cách tốt là cả 1 quá trình rèn luyện lâu dài, thậm chí có người dùng cả 1 đời chỉ để rèn luyện nhân cách mà thôi. Cho nên tiến sĩ Hill đặt cả nguyên 1 chương sách là chỉ để nói về việc rèn luyện nhân cách con người. Một tầm nhìn đầy trí tuệ và sáng suốt!
Khi 1 niềm đam mê, 1 thành tựu bỗng chốc bị phá hoại bởi những thách thức của thời gian thì sự chủ động để vực dậy thất bại tạm thời của mỗi cá nhân là điều quan trọng hơn cả. Tinh thần chịu trách nhiệm -1 yếu tố mà được Napoleon Hill đánh giá là ưu tiên hàng đầu, dẫn đến mọi sự thành công. Và hàng tá những thói quen tốt được tiến sĩ liệt kê, giải thích nhằm tối đa hóa sự chủ động của mỗi cá nhân trong công việc.

“Thương trường như chiến trường”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có câu: “Từ lo sợ không có trong tư duy quân sự Việt Nam”. Đúng vậy, Napoleon Hill cho rằng những người có thái độ tiêu cực về những chông gai sóng gió sẽ thu hút những rắc rôi về mình giống như nam châm hút mạt sắt vậy. Ông đã vận dụng quy luật vũ trụ “Luật hấp dẫn” để đưa vào trong kinh tế học. Luôn mang trong mình 1 thái độ tích cực. Quả là 1 bậc thầy, 1 vị cố vấn xuất chúng cho 2 vị tổng thống Mỹ Woodrow Wilson và Franklin D.Roosevelt.
Trước khi làm 1 chuyện gì đó, ta phải đặt mục tiêu sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Chỉ khi đó ta mới có được động lực, ý chí cho nỗi khát khao đó. Một mục tiêu rõ ràng gắn liền với những hành động nhỏ cụ thể sẽ làm nên 1 bản kế hoạch hoàn hảo. Rồi bắt tay vào từng hành động nhỏ từng bước, từng bước là ta chắc chắn sẽ đạt đưiợc mục tiêu ban đầu đề ra.

Nếu tập trung vào những thiếu sót của bản thân, bạn sẽ trở thành nô lệ của nỗi sợ hãi, sự nghi ngờ và thất vọng, nhưng khi tập trung vào điểm mạnh, bạn sẽ làm chủ được dũng khí, sự tự tin và thành công. Hãy sống như thể mỗi ngày đều là ngày cuối cùng của cuộc đời.

Sức mạnh của tình bạn giúp bạn tiến xa hơn trong bất cứ thị trường nào. Bạn bè sẽ giúp bạn có những giá trị tinh thần mãnh liệt, vui vẻ để mở mang tầm nhìn, giảm bớt căng thẳng cho những dự định trong tương lai.

“Đi một ngày đàng, học 1 sàng khôn”. Một sự ham học hỏi và tiến bước mỗi ngày trên con đường tri thức là thói quen quan trọng nhất của người thành công. Thái độ không tự mãn, không tự phụ, luôn luôn học hỏi và không khinh thường bất cứ ai là 1 yếu tố giúp bạn nắm chắc cơ hội thành công trong tay.

Trí tưởng tượng là nhà xưởng của tâm hồn, nơi hình thành nên tất cả mọi kế hoạch dẫn đến thành công. Một tâm trí tiêu cực không bao giờ thu hút hạnh phúc hay sự thành công mà nó sẽ hút điều ngược lại. Tâm trí là thứ duy nhất bạn có thể độc quyền kiếm soát,đừng phung phí nó cho những cuộc tranh cãi vô ích.

Bạn không thể kiêm soát hành động của người khác nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình với hành động của họ và đó mới là điều ý nghĩa lớn lao. Hạnh phúc không hề bị tiêu giảm đi mà sẽ được nhân lên gấp bội khi bạn chia sẻ với người khác. Nở một nụ cười là 1 việc làm nhỏ nhưng lại mang đến kết quả lớn.

Bất hạnh thường không đến với những người có niềm tin và hi vọng. Nhưng cần phải có cơ sở và hành động cụ thể để giữ vững niềm tin chứ không phải chỉ cần có niềm tin là vượt qua tất cả.

Napoleon Hill quả là 1 nhà truyền cảm hứng về các triết lý làm giàu tài ba và xuất chúng. Ông thật đáng tâm phục khẩu phục!

The post Kế hoạch làm giàu 365 ngày của Napoleon Hill appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101246