Cao Nghia Ngo – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net Tue, 12 Jul 2022 15:40:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://caphethubay.net/tre_assets/uploads/2020/11/mfavicon-1-66x66.png Cao Nghia Ngo – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net 32 32 188417353 Những cái Tết không khác https://caphethubay.net/tan-van/nhung-cai-tet-khong-khac_101934.caphe Sat, 09 Jul 2022 03:51:07 +0000 https://caphethubay.net/?p=101934 Tết còn hơn hai tháng, vợ chồng anh bán hoa tết đã đến trước nhà chào hỏi ba má tôi và nộp số tiền cọc còn lại đúng như giao ước. Nhớ lại thời điểm năm ngoái khi chợ hoa còn thưa thớt, chỉ có người bán âm thầm đứng tuốt lá mai, lặng lẽ

The post Những cái Tết không khác appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Tết còn hơn hai tháng, vợ chồng anh bán hoa tết đã đến trước nhà chào hỏi ba má tôi và nộp số tiền cọc còn lại đúng như giao ước. Nhớ lại thời điểm năm ngoái khi chợ hoa còn thưa thớt, chỉ có người bán âm thầm đứng tuốt lá mai, lặng lẽ chỉnh trang dáng của mấy cây kiểng còi dưới cái nắng của miền Tây Nam Bộ. Trái ngược với không khí hồ hởi đón xuân sang, những kẻ bán hoa tết lại bắt đầu vào mùa xa nhà. Trong số ấy, có người thót tim khi hoa nở rộ đúng ngày cúng ông Táo, có người mắt kèm nhèm nước nhìn từng cánh mai rơi khi giao thừa còn đến năm bảy ngày. Những phận người thấp thỏm với được – mất, lỗ – lời gói gọn trong những ngày cận Tết.

Nhìn vợ chồng anh bán hoa tết với thứ hàng hóa phần nhiều là bông Vạn Thọ, tôi nhớ những ngày Tết nghèo khó của xứ U Minh Thượng hai mươi lăm năm về trước. Khi đó nhiều nhà không chưng Mai, bởi Mai mắc tiền và không phải lúc nào cũng chọn được cành mai nhiều nụ, nhưng Vạn Thọ thì nhà nào cũng có, đó là loại hoa khiến Tết của mọi nhà đều như nhau. Giàu thì chưng hoa từ ngõ vào sân, nghèo thì đôi chậu trước nhà và hai bên bàn thờ tự. Nhà ai sang thì có hoa từ trước Tết chừng chục ngày, gói ghém lắm đến trưa 30 trong nhà cũng ánh lên màu vạn thọ. Vạn Thọ có chậu vàng chanh như màu nắng non, có chậu vàng màu vàng của cây lúa chín. Những cái Tết ngày xưa ấy có tiếng pháo nổ, tiếng vọng cổ phát ra từ máy cassette của gia đình dư dả nào đó trong ấp. Đêm 30 trong cái se lạnh của thời khắc giao thừa và sắc hoa Vạn Thọ vàng trước sân, ông bà ngoại tôi vặn ngọn đèn dầu cho cao lửa, đốt nén nhang bên bàn thờ Gia Tiên cầu cho cháu con được khỏe mạnh. Sáng hôm sau, trên mảnh đất bao đời sống bằng sự thơm thảo của đất trời, một cái Tết mới, đầm ấm lại bắt đầu.

Ý Nghĩa] Hoa Cúc Vạn Thọ | Flowerfarm.vn - shophoa

Tết của hai mươi lăm năm sau, vùng đất “khỉ ho cò gáy” trở mình không còn là huyện nghèo sau khi cầu Cái Bé, Cái Lớn nối liền thị xã. Xứ U Minh Thượng vẫn hiền hoà cây trái và bát ngát ruộng đồng nhưng đường nhựa thì đã vào tận ngõ. Vạn Thọ vẫn là loài hoa được chọn mua nhiều trong dịp Tết, vẫn ngập tràn và vàng ấm hân hoan đón xuân trên các nẻo đường về quê nhỏ. Chỉ là trong hơn hai thập kỷ ấy, đám cháu con của miền quê nghèo đã ít nhiều vơi bớt. Ở đâu đó phía bên kia địa cầu cách hàng chục giờ bay, sẽ có kẻ gồng lên ăn Tết tha hương để rồi đêm 30 lại gục ngã khi nhớ đến màu vạn thọ. Chỉ khi đó đám cháu con lớn lên từ vòng tay của ông bà, chúng mới thấy sự thiệt thòi đến tận cùng khi có tất cả nhưng lại không có quê để trở về.

Bên cạnh những đổi thay của Tết xứ miệt vườn U Minh ấy, vẫn có những cái Tết qua ngần ấy năm cũng không khác mấy của kẻ thủy chung với nghề trồng hoa. Bao năm qua đi cùng sự đổi khác của phố thị, chỉ riêng những kẻ buôn hoa tết và những chậu Vạn Thọ là đứng riêng bên bờ của thời cuộc. Những người sống bằng nghề làm đẹp cho Tết nhưng mỗi cái Tết lại là cuộc bể dâu in hằn nỗi nhọc nhằn lên phận đời của họ. Những nông dân lấm lem và lạc lõng, họ bơ vơ giữa buổi kinh tế ngày một sung túc nhưng người mua hoa thì khoái trá từ niềm vui mặc cả lấy được cặp bông với giá hời. Lặng lẽ cất đi những tờ giấy bạc, kẻ yếu thế với khuôn mặt sạm đen vì nắng cháy lại càng thêm bất nhẫn. Trên một chuyến xe hay con đò nào đó chở đầy hoa không bán được ngược về Sa Đéc, ắt hẳn kẻ buôn hoa với cuộc lỗ lã đón năm mới bằng nỗi lo trĩu lòng. Chỉ mong sau một đêm tỉnh giấc, nhìn chậu Vạn Thọ vàng tươi mà lòng người thêm phần tin tưởng, thấy bản thân còn yêu hoa, còn sức để đi tiếp đời nông dân khó nhọc. Cổ tích mà ông bà ta để lại thể nào cũng có thật, những kiếp người lam lũ một đời xứng đáng được trả công.

Ngô Cao Nghĩa

The post Những cái Tết không khác appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101934
Mỹ học trong văn chương Nhật Bản https://caphethubay.net/luan-van/my-hoc-trong-van-chuong-nhat-ban_101930.caphe Sat, 09 Jul 2022 03:46:27 +0000 https://caphethubay.net/?p=101930 Thiên nhiên trong văn chương Nhật Bản dưới góc nhìn mỹ học truyền thống Nhật Bản là một quốc gia nằm ở vùng Đông Bắc Á, diện tích hơn 377 nghìn km2 với hơn 6.800 hòn đảo, trong đó 4 hòn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu. Do trải dài trên nhiều vĩ độ

The post Mỹ học trong văn chương Nhật Bản appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Thiên nhiên trong văn chương Nhật Bản dưới góc nhìn mỹ học truyền thống

Nhật Bản là một quốc gia nằm ở vùng Đông Bắc Á, diện tích hơn 377 nghìn km2 với hơn 6.800 hòn đảo, trong đó 4 hòn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu. Do trải dài trên nhiều vĩ độ nên khí hậu ở các vùng trên nước Nhật cũng khác nhau, làm nên cảnh sắc đa dạng. Mùa xuân ngập sắc hoa anh đào, mùa hạ sắc tím hoa tử đằng, ngày thu rợp màu lá đỏ và phủ một màu tuyết trắng khi đông về. Tuy địa hình phức tạp, nhiều thiên tai nhưng phong cảnh núi non, biển cả, sắc hoa luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những thi nhân xứ Phù Tang. Những bậc thi nhân ấy bằng tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên nước nhà, đã tạo nên một nền văn chương mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống Nhật Bản, thấm đượm tinh thần mỹ học của dân tộc.
N.I.Korat trong cuốn Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại (1999) đã viết rằng: “Nói rằng tác giả thích thú, thán phục thiên nhiên là chưa chính xác. Đơn giản là vì đối với họ không một hiện tượng nào của thiên nhiên bị bỏ qua, mùa xuân cũng như mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Không bỏ qua vì vào mùa xuân thì hoa anh đào nở rộ, mùa hạ thì chim cu gáy, mùa thu lá phong đỏ rực và mùa đông những bông tuyết rơi phủ kín những nhành cây. Không bỏ qua vì tất cả những cái đó đều quý giá, đều tạo nên một phần đời sống riêng tư. Thành thử đó cũng là tình yêu” – N.I.Korat (1999), Văn học Nhật Bản từ cổ đấn cận đại, NXB Đà Nẵng, trang 37.

Có lẽ thực tế thiên nhiên diễm lệ bên bờ Thái Bình Dương nhưng không ít thiên tai, sóng gió đã khiến người Nhật sớm nhận thức về sự hư vô mong manh của tạo hóa và truyền tải nỗi niềm vào thơ ca của dân tộc. Nhưng đó không phải là nỗi niềm tuyệt vọng hay bi quan đau khổ mà là sự nhắc nhớ niềm trân trọng với thực tại, với vẻ đẹp mà mẹ thiên nhiên ban tặng. Dù rằng những tác phẩm của Akutagawa, Mishima hay Murakami luôn hiện diện cái chết, cũng như những thi phẩm cổ xưa nhất của Nhật Bản trong Manyoshu đầy ắp các khúc bi ca, lời than khóc, những dấu ấn đượm buồn đó thực chất là được – mất, có – không, danh vọng – hư vô tan trong mộng ảo, đúng với mạch nguồn tinh thần văn hóa, tôn giáo, mỹ học truyền thống,… dẫu cho xã hội Nhật Bản thể kỷ XXI đã không còn vẹn nguyên không gian xưa cổ.

Thơ Haiku - sự tinh tế của tâm hồn Nhật Bản - Redsvn.net

Furyu – 風流 – phong lưu hay niềm vui thú tao nhã

Theo từ nguyên Trung Quốc, “phong lưu” fengliu có nghĩa là “cách hành xử và thái độ tuyệt hảo” 良い振る舞いと物腰. Được truyền vào Nhật Bản vào thế kỷ thứ tám, từ “phong lưu” được sử dụng mang nhiều ý nghĩa thẩm mỹ hơn, biểu hiện phong cách đã được rèn luyện của người kinh đô và sau đó được áp dụng cho tất cả những vật được xem là có tính nghệ thuật, mang đậm phong vị và cái đẹp ưu nhã. Từ thời Heian (794-1185), khái niệm này trở thành một góc nhìn, một tiêu chuẩn đối với nhiều mặt của cuộc sống vốn chuộng vẻ quý phái tao nhã của giới quý tộc cung đình Heian. Vào thời kỳ Edo, từ “phong lưu” mang ý nghĩa thế tục đã thịnh hành trong các loại tiểu thuyết “phù thế thảo tử” 浮世草子. Và mặt khác cái “phong lưu” đã làm sản sinh ra nghệ thuật trà đạo được tìm thấy trong Hán thi, văn nhân hoạ và các bài haikai, đề xướng nên cách sống của những ẩn sĩ xa lánh cuộc đời. Và khi đã trở thành một ý thức thẩm mỹ căn bản trong tinh thần Nhật Bản, Furyu diễn tả thị hiếu thẩm mĩ của con người tao nhã và tinh tế, đóa anh đào đẹp nhất không phải ở độ mãn khai mà khi không gian ngập tràn cánh hoa mỏng manh lìa bay theo gió, một vẻ đẹp trong chốc lát, vẻ đẹp vô thường của thiên nhiên.

Mono no Aware – 物の哀れ – Niềm bi cảm trước cái đẹp vô thường

Theo văn hóa Nhật Bản, “Mono” nghĩa là “sự vật”, “Aware” được hiểu đại khái là tình cảm, còn “No” thể hiện cho sự sở hữu. Do đó, Mono No Aware biểu thị những xúc cảm nhẹ nhàng, sâu lắng trong sự biến chuyển không ngừng của cuộc sống. Thuật ngữ này cũng có thể được dịch là sự nhạy cảm với những phù du, hay lòng đồng cảm với vạn vật. Đó là một nhận thức về sự vô thường và cảm giác đăm chiêu trước thực tại cuộc sống. Mono No Aware còn được định nghĩa là “the ahh – ness of things” – nỗi buồn phảng phất nhưng ngập tràn trong tâm hồn khi chúng ta nhận ra tính chóng tàn của mọi thứ xung quanh. Có thể nói cảm thức này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, gói trọn sự nhạy cảm của tâm hồn người Nhật Bản và nỗi buồn sâu thẳm của trái tim con người trước sự vô thường của trần thế. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng: Aware thường được hiểu là bi cảm, một cảm xúc xao xuyến trước mọi cái đẹp của sự vật mà bản chất là vô thường. Do đó aware là một trực giác thẩm mỹ chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Aware nói đầy đủ hơn, mono no aware, dịch sát nghĩa “nỗi buồn của sự vật” – Nhật Chiêu (2000), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, NXB Giáo dục.
Wabi-sabi (侘 寂): Vẻ đẹp vô thường, dang dở

Trong tiếng Nhật, “Wabi” có nghĩa là vẻ đẹp mộc mạc bất đối xứng và không cân bằng, còn “Sabi” dùng để mô tả nét đẹp vô thường và trường tồn theo năm tháng. Có nguồn gốc từ ba dấu hiệu tồn tại trong giáo lý nhà Phật là vô thường – đau khổ – không bản ngã, Wabi Sabi là triết lý sống tập trung vào các khiếm khuyết nhưng không phải để phán xét mà tìm ra và tôn vinh tính tích cực bên trong chúng. Triết lý này giúp con người nhìn nhận sự việc theo một cách đơn giản, chấp nhận bản chất vô thường của nó, từ đó cuộc sống trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Nét khiêm nhường của một bông hoa lẻ loi trong buổi trà đạo, những bộn bề lá rụng trong lối đi của khu vườn nhỏ,… mang lại hình ảnh một thế giới bình thản, không tô vẽ, không rực rỡ mà chảy trôi vô thường, tựa như một cuộc sống không bao giờ hoàn hảo.

Thế giới an yên tịch tĩnh của wabi-sabi có lẽ đọng lại nhiều nhất trong trà đạo – biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần mỹ học Nhật Bản, những hành động bình thường được nâng tầm nghệ thuật như một cách trân trọng cuộc sống. Từ đó, người Nhật bằng lòng với khung cảnh thiên nhiên, biết thưởng thức vẻ đẹp gợi lên từ những đường nét nguyên sơ, thô mộc của đất trời:

Xa trông ngoài tầm mắt
Hoa rụng lá cũng vơi
Am tranh bên bờ cát
Lạng lẽ thu vơi đầy

Bài số 363 – Shinkikinshu, Thích Nhuận Tánh dịch

Nhà mỹ học nổi tiếng Motoori Norinaga (1730-1801) thời Edo từng nói: “Nếu người ta muốn biết tinh thần Nhật Bản Đại hòa hồn, hãy ngắm hoa anh đào ngát hương trên đỉnh sớm mai”.

Tôn giáo bản địa của người Nhật là Thần đạo Shinto, một tôn giáo đa thần có nguồn gốc từ những tín ngưỡng thời cổ xưa ở Nhật Bản. Tín ngưỡng thần đạo như một cuộc tìm kiếm sự thanh khiết và hòa hợp với tự nhiên, khuyến khích các nghệ sĩ Nhật Bản tôn trọng tự nhiên tính, từ đó hình thành các thị hiếu thẩm mỹ đối với chất liệu từ thiên nhiên. Tinh thần mỹ học của Thần đạo được cảm nhận qua tình yêu sâu sắc với thiên nhiên vô nhiễm, dù chỉ với gỗ, đá, tre nứa,… Chính vì lẽ đó mà cái đẹp trong quan niệm của người Nhật cũng trở nên khó biểu đạt với người ngoài, bởi có lúc đó là cái đẹp cao nhã, tỉ mỉ, công phu, có lúc chỉ đơn giản là một hiện tượng tinh thần không phân biệt giữa tồn tại và không tồn tại, giữa rỗng và đầy, giữa đẹp và xấu, giữa sự tinh tế cao sang và cái thô ráp đạm bạc. Tình yêu thiên nhiên gắn với tín ngưỡng bản địa Shinto đã làm nên cốt lõi tinh thần và xúc cảm mãnh liệt của người Nhật đối với thế giới xung quanh. Và thiên nhiên cùng vẻ đẹp của nó cũng vì thế mà trở thành một tiêu chuẩn thẩm mỹ trong đôi mắt của các thi sĩ Nhật Bản.

Mỹ học truyền thống Nhật Bản hướng đến một cảm quan rất riêng về cái đẹp giữa cuộc đời nhân thế, đó cũng là chìa khóa để bước vào toàn bộ nền văn hóa nghệ thuật và tâm hồn sâu thẳm nỗi niềm của con người Phù Tang. Cái đẹp dưới đôi mắt Nhật Bản không phải chỉ là đóa hoa rực rỡ hay ánh trăng sáng không gợn bóng mây, không phải chỉ có đền đài nguy nga vĩ đại hay tiếng rộn rã của các điệu nhảy mùa xuân. Cái đẹp đơn giản có thể chỉ từ một nụ hoa sớm mai, một hòn sỏi cô đơn, một ngọn đèn đá trong vườn, cho đến sắc áo thanh nhã của kimono.

Học giả Lee O Young trong cuốn sách Người Nhật với chí hướng thu nhỏ đã cho rằng, mong muốn của tâm hồn Nhật là thu gọn thế giới bao la vào khuôn khổ bé nhỏ (Lee O Young (1998), Người Nhật với chí hướng thu nhỏ, NXB Chính trị Quốc gia). Có lẽ vì vậy mà thơ haiku, truyện ngắn trong lòng bàn tay với những cánh hoa nhẹ mỏng, tiếng ếch kêu,…tượng trưng cho khuynh hướng giản lược, cắt gọt, chuộng cái nhỏ nhắn trong cảm thức về cái đẹp của người Nhật. Ngay cả nữ sĩ tài hoa của văn học thời Heian, Sei Shonagon cũng từng nói rằng: “cái gì cũng vậy, những vật nhỏ đều đẹp”. Và trong thi học cổ điển, hình ảnh tự nhiên thanh nhã hữu tình của ánh trăng, núi non phong cảnh, chim ca, hoa từng mùa,… xuyên thấm những vần thơ hay những trang nhật ký, những câu chuyện chia ly, mất mát. Cảm quan về cái đẹp như thế đã tạo nên yếu tố giản phác trong mỹ học Nhật Bản, cái hư không, mơ hồ được đề cao hơn là cái thực, tựa như bài thơ haiku nhỏ nhắn ghi lại những khoảnh khắc, những đường nét mong manh của thế gian:

Trên cành khô
Quạ đậu
Chiều thu
Basho, Nhật Chiêu dịch

Nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel văn chương năm 1968 là Kawabata Yasunari đã phát biểu rằng tinh thần phương Đông nằm ở khoảng trống, ở “hư vô” nhưng cái hư vô này khác với chủ nghĩa hư vô nihilism của phương Tây “do những cội rễ tinh thần của chúng ta khác nhau”.

Đi sâu vào các tác phẩm, người Nhật yêu hoa theo cách riêng của họ. Hoa không chỉ là hình ảnh thiên nhiên, hoa còn là không gian sống, là ký hiệu văn hóa đặc trưng của đất nước Phù Tang. Vì thế mà có thể bắt gặp hoa trên những ô cửa sổ, ngoài cổng, trên bàn ăn, trên rèm,… Hoa đi vào đời sống qua những đồ vật bình dị nhưng tinh tế, giàu tính thẩm mỹ. Họa tiết hoa xuất hiện ở bất cứ đồ vật nào, một cánh quạt giấy, một chén trà, một khăn tay lụa,… và đặc biệt trên các tà áo thiếu nữ. Hoa còn gắn với tinh thần tôn giáo, tôn sùng tự nhiên, xem mọi biểu hiện của thiên nhiên đều có bóng dáng của các linh hồn. Người Nhật dâng hoa trong các nghi lễ tôn giáo, có tục “bói hoa”, có tục dâng hoa cho người chết, có tục trấn hoa tế để phòng dịch bệnh. Văn học nghệ thuật cũng sinh ra từ vẻ đẹp của hoa. Hình ảnh hoa và phong tục thưởng hoa đi vào các truyện kể và thơ ca. Trong Ise monogatari có đoạn 29 mang tên Tiệc thưởng hoa:

Xưa kia, khi được mời đến dự tiệc thưởng hoa anh đào ở phủ đệ mẫu hậu của Đông Cung thái tử, có người làm thơ rằng:

Hana ni akanu / nageki wa itsumo / seshi ka domo / kefu no koyoi / niru toki wa nashi /

Bao lần nhìn không chán / Dù hoa chưa độ thắm / Đêm nay ngắm hoa bay / Tình cũ càng thêm say – (Nguyễn Nam Trân dịch)

Hoa không chỉ là hình ảnh xuất hiện xuyên suốt trong thi ca hàng nghìn năm của người Nhật. Hoa còn là quy tắc thơ, là ký hiệu thẩm mỹ quan trọng trong văn học của đất nước. Qua sự xuất hiện của các loài hoa khác nhau, với phẩm chất tự nhiên khác nhau, các tín hiệu về không gian, thời gian của thơ được thể hiện. Nỗi cảm hoài hay niềm thở than của con người cũng hé lộ qua sự liên tưởng về hình ảnh các loài hoa ấy. Các tên hoa gắn với các thời gian cụ thể trong năm, chỉ cần nhắc tới loài hoa ấy, người đọc đã nhận ra mùa nào, thơ vì thế giàu tính liên tưởng và gợi sự cộng hưởng cảm xúc từ đối tượng thưởng thức.

Trong Vạn diệp tập (Manyoshu) của Yamanoue Okura có bài:

Cứ mỗi lần xuân đến
Bên nhà xưa, cành mơ
Vội càng nở thật sớm
Trước cả muôn loài hoa
Phải chăng mình ta ngắm
Hoa cùng xuân trôi qua
Nguyễn Nam Trân dịch

Trong bài nhắc đến hoa mơ tức Ume (梅, うめ), một loài hoa đặc trưng của mùa xuân, vốn là thi liệu nổi tiếng trong thơ cổ Trung Hoa và Nhật Bản. Hoa mơ là một ký hiệu thẩm mỹ chuyển tải thời gian nghệ thuật, đồng thời gơi lên ý tình thanh nhã luyến tiếc sợ màu xuân trôi nhanh.
Một loài hoa nổi tiếng khác là hoa tử đằng tím Fuji (藤) báo hiệu mùa hè:

Mỏi gót lang thang
Đêm tìm quán trọ
Gặp hoa tử đằng
Basho, Nhật Chiêu dịch

Hình ảnh cánh hoa hồ chi hagi (萩) trong tập thơ Manyoshu của Otomo no Sakanoue:

Gió mùa thu nổi dậy
Ve vuốt cánh hoa thưu
Chúng mình chưa kịp giắt
Hoa thưu lên mái đầu
Phải nói câu từ giã
Bao giờ mới gặp nhau?
Nguyễn Nam Trân dịch

Hồ chi hagi (萩) thường được gọi trìu mến là “hoa anh đào mùa thu Nhật Bản”, tuy không có vẻ đẹp sặc sỡ nhưng nét giản dị mộc mạc của hoa lại mang đến niềm rung động. Tập thơ cổ và lớn nhất của văn học xứ Phù Tang là Manyoshu có đến 140 bài về hoa hagi (萩) này.

Hoặc loài cẩm chướng bé nhỏ Nadeshiko (撫子花) trong vườn hay ngoài đồng nội được ví như cô gái quê chưa chồng:

Mỗi lần nhìn cẩm chướng
Đang khoe sắc thắm hồng
Lòng tự nhiên nhớ đến
Cô gái quê chưa chồng
Mặt tươi cười rạng rỡ
Như hoa cỏ trên đồng
Yakamochi, Nguyễn Nam Trân dịch

Những bông hoa đồng nội không tên:

Tôi đi hái
Những bông hoa tím
Trên cánh đồng
Và tôi ở lại
Ngủ giữa mùa xuân
Yamabe no Akahito, Nhật Chiêu dịch

Hoa trong thơ văn Nhật Bản sống tự nhiên ngoài đồi, ngoài đồng, xuất hiện giữa không gian tự nhiên nguyên sơ và tinh khiết. Mọi cái đẹp và rung động thẩm mỹ trong đời sống người Nhật đều được gợi ra trong hình ảnh thiên nhiên, khiến lòng người nhuốm màu bi cảm nhớ nhung, ly biệt và dự cảm mỏng manh trước thân phận và tình yêu đôi lứa.

Những cánh hoa xoan kia
Người vợ yêu từng ngắm
Tan tác với gió hè
Chắc đã từ lâu lắm
Mình ta, dòng lệ đắng
Bao giờ mới ráo cho
Khóc vợ, Yamanoue no Okura, Nguyễn Nam Trân dịch

Nàng có là hoa không
Khi tro tàn hài cốt
Tôi đem rắc trên đồng
Tàn tro bay nhè nhẹ
Hương hoa vào hư không
Tác giả vô danh, Manyoshu, Nhật Chiêu dịch

Nỗi niềm rụng rơi phù du nhân thế trở thành một mỹ cảm đặc biệt trong tâm hồn người Nhật, bởi đó không chỉ là ẩn dụ, là một phép biểu trưng trong thơ, mà là đau khổ có thực, chỉ bởi vì chính bông hoa đã rụng.

“Thế rồi mùa xuân dần dần lộ rõ ra, sương mờ giăng mắc, hoa anh đào bắt đầu hé nụ. Tiếc là lúc đó, thường thì hết mưa rồi gió dập vùi chúng tan tác. Cho đến khi anh đào xanh lá, đời hoa kia đã gây ra cho người biết bao nhiêu cái não lòng.”

Đoạn 19, Bốn màu thay đổi, Đỗ nhiên thảo, Nguyễn Nam Trân dịch

Tác phẩm Genji monogatari 源氏物語 ra đời vào thời Heian và được xem là kỳ quan của văn học Nhật Bản. Tác phẩm có 54 chương và tên chương gần như là hình ảnh của thiên nhiên, đặt tên từ các thực vật, động vật, khung cảnh và các hoạt động của con người gắn với thời gian bốn mùa. Tên nhân vật cũng là tên của các loài hoa: nàng hoa chi hông Kiritsubo, nàng hoa phấn Yugao, nàng hoa quỳ Aoi,… Những tưởng tên hoa gắn với những người phụ nữ đẹp là ngẫu nhiên nhưng hoa và người lại gắn bó với nhau và mang ý vị dự cảm sâu xa. Nàng Yugao mệnh yểu sớm rời xa nhân thế tựa như hoa tịch nhan Yugao có sinh mệnh ngắn nhủi, nở thoáng chốc lúc hoàng hôn. Những nàng Fujitsubo, Murasaki, Aoi,… đều gắn liền với hình ảnh các loài hoa bốn mùa nhưng cũng như sương sớm, như hoa xuân, đời họ rốt cuộc cũng bị hủy diệt bởi thời gian, bởi đau khổ của nhân thế. Nhưng ngay cả khi bị bệnh tật dày vò, các nàng vẫn đẹp vô cùng, “nàng gầy mòn tiều tụy và như đang nằm gần kề cái chết nom nàng thảm thương nhưng vẫn xinh đẹp. Tóc nàng bóng láng mượt mà. Những bím tóc dày buông xuống gối càng đẹp bội phần không gì sánh nổi”. Người Nhật vốn yêu cái đẹp mong manh, phù du và hình ảnh hoa trong văn học Nhật Bản gắn với thế gian vô thường. Tựa như kiếp người nổi trôi giữa thời cuộc, hình ảnh hoa rơi, hoa tàn, trải qua những biến đổi của tạo hóa tạo nên niềm rung cảm mạnh mẽ và chạm đến trái tim của người thưởng thức.

Bên cạnh hình ảnh hoa, thiên nhiên trong văn học Nhật Bản còn có cả những điều bình thường, nhỏ nhoi trong cuộc sống như chiếc lá, tiếng dế mèn, cây chuối,…những điều này có thể tìm thấy trong thơ haiku của Basho.

Cây chuối trồng rồi
Cỏ cây quanh đó
Chẳng còn đáng ưa
Hay:
Lá thủy tiên
Dưới làn tuyết mới
Nhè nhẹ trĩu mình

Thơ haiku của Basho tiếp nối tinh thần mỹ học luôn hướng về thiên nhiên, ngợi ca, trân trọng và chiêm ngưỡng thiên nhiên trong dòng chảy thời gian. Mỗi tác phẩm đều toát lên tinh thần ngợi ca thiên nhiên, đặt sinh mệnh của con người trong thiên nhiên hoa cỏ, thể hiện đôi mắt đắm chìm nơi tạo hóa trong sáng, diễm lệ.

Trên đỉnh sương mù
Đã về đàn nhạn
Bay trong nỗi buồn
Vì sương che giấu
Trăng ngà đêm xuân

Nhiều bài haiku như bức tranh thủy mặc, gợi mở không gian và thời gian bốn mùa, diễn tả sự sống của thiên nhiên, sông núi nhưng cũng lặng lẽ, u hoài, bàng bạc nỗi luyến nhớ, hoài cổ với những cảm thức sâu xa về dâu bể cuộc đời, về sự tàn phai, vô thường, ảo ảnh. Có thể nói, bước vào thế giới của Basho là bước vào thế giới của tâm hồn và cảnh vật. Cái tâm kia đã bao trùm lên mọi không gian của cảnh sắc, vang lên những thanh âm ấm áp, ngời sáng những chân tình đằm thắm. Tác giả hòa điệu tâm hồn mình với vẻ đẹp phù du của tạo hóa nhằm thụ hưởng những vẻ đẹp đơn sơ của bông hoa ngoài đồng, tiếng chim ríu rít hay tiếng lá rơi, tuyết phủ bên hồ.

Mùa xuân ra đi
Tiếng chim thổn thức
Mắt cá lệ đầy

Những cuốn tiểu thuyết của Kawabata Yasunari đều đẫm một “cảm thức màu” – thời gian chảy trôi theo từng biến đổi của cảnh sắc thiên nhiên. Tất cả các sự kiện diễn ra xung quanh cuộc đời các nhân vật đều gắn với một mùa nào đó trong năm. Xứ tuyết gắn với 3 mùa xuân, thu, đông theo bước chân 3 lần Shimamura đến vùng đất phương bắc lạnh giá, hoang sơ. Cố đô có cả 4 mùa, mở đầu là “hoa mùa xuân” (chương 1), tháng 5 mùa hè (chương 4), lễ Gion tháng 7 (chương 5), “thu muộn, hai chị em” (chương 7), Hoa mùa đông (chương 8). Ngàn cánh hạc dành trọn cho mùa hạ với những cơn mưa và những buổi tiệc trà. Bốn mùa luân chuyển với bao sắc màu và thanh âm đánh dấu quy luật tuần hoàn của vũ trụ và nỗi vô thường nhuốm màu bi cảm. Giữa thiên nhiên bốn mùa ấy, không ai không rung động, các trang văn như bức tranh thiên nhiên giàu màu sắc của đủ loại cây lá, hòa quyện tiếng thác nước, tiếng côn trùng. Tất cả những núi non, cỏ hoa, gió, tuyết, sương đượm chất thơ và sắc màu cổ tích, giúp người đọc thưởng thức hình dung các vẻ đẹp của thiên nhiên xứ sở Phù Tang, đồng thời gieo vào lòng người nỗi u hoài lặng lẽ, như chìm sâu vào ký ức, lạc loài khỏi hiện thực, chìm đắm trong chốn hư vô.

Cụ thể, trong tác phẩm Xứ Tuyết, cuối hạ sang thu được khắc họa bằng cái chết của đàn bướm đêm cùng vũ điệu cuồng loạn của đám chuồn chuồn, dãy núi mùa thu trong bóng chiều đã ngả ánh lên màu đỏ rỉ sét. Trên những dải núi cao, các thảm hoa kaya thếp bạc dần nhường chổ cho màu tuyết trắng, “những giọt nước đã đông lại trên các đóa hoa cúc đã héo rũ vì lạnh”. Một thế giới ưu sầu lắng đọng các cảm thức cô liêu, bình lặng, vương vấn mất mát chia ly.

Còn trong tác phẩm Cố đô, chương 1 mở ra với “những đóa hoa tím đã nở trên cây phong” và sắc anh đào hồng rực rỡ trong khu vườn chùa Heian Dgingu. Đến chương 8, “lá đỏ trên những cây phong đã rụng, mùa đông đã buông xuống các cành cây trần trụi”. Các chương truyện diễn ra trong thời khắc mùa thay áo mới, giữa cảnh sắc là lòng người đắm chìm trong cảnh vật và nghĩ suy về quá khứ, về cuộc đời.

Các thời khắc chuyển giao luôn mong manh, dự báo sự mất mát không tránh khỏi của cuộc sống thế nhân. Cảnh đẹp nhuốm màu bi cảm trong văn chương Kawabata Yasunari chính là thẩm mỹ nghìn đời của con người Nhật Bản, xuất phát từ trái tim biết aware trong tính cách dân tộc.

Bên cạnh đó, những truyện ngắn trong lòng bàn tay mang những cái tên đến từ thiên nhiên như: Sấm mùa thu, mưa phùn, cây hoa trà,… của Kawabata tựa như những bức tranh thuộc trường phái hội họa ấn tượng, cái kết lửng và khoảng trống của những rung động, xao xuyến đọng lại trong người đọc một không khí thâm trầm, hòa lẫn nhiều tri giác. Chất thơ, vẻ đẹp của văn phong Kawabata tạo ra những cảm thức đặc biệt được gợi từ cảnh vật của tạo hóa, phảng phất tinh thần mỹ học aware hay wabi-sabi.

Trích đoạn truyện “mưa phùn”:

“Mưa phùn mùa xuân không đủ ướt vạn vật. Nhẹ như sương móc, chỉ thấm ướt làn da trong sáng. Người thiếu nữ chạy ra nhìn chiếc dù của chàng thiếu niên ngỡ ngàng:

– Trời mưa hay sao?

Người thiếu niên mở dù để giấu che niềm xấu hổ khi đi ngang cửa hiệu có người thiếu nữ đang ngồi, hơn là vì mưa.
Nhưng anh lặng lẽ hướng dù về thân thể cô gái. Và nàng, chỉ một bờ vai ẩn dưới mái dù của anh.”
Khoảnh khắc mưa xuân và đôi nam nữ dưới chiếc dù, thiên nhiên được miêu tả mờ ảo như phản chiếu qua tấm kính phủ đầy mưa. Độc giả rơi vào nỗi bâng khuâng không biết câu chuyện sẽ kết thúc thế nào, đôi bạn trẻ chỉ mới gặp gỡ hay đã biết nhau từ lâu, họ sẽ nên duyên chồng vợ hay cũng chỉ mãi là kẻ lạ trên đường quen.

“Khi hai người bước ra khỏi phòng chụp ảnh, anh nhìn quanh tìm lại chiếc dù. Và anh chợt thấy nàng đã ra trước, cầm dù đứng đợi anh. Khi thấy anh nhìn, nàng mới hay mình đã cầm dù của anh bước ra. Và nàng kinh ngạc. Phải chăng nàng không nhận ra hành vi trong lúc vô tình ấy có nghĩa là nàng cũng đã thuộc về anh sao?

Anh không thể nói để anh cầm dù. Và nàng cũng không thể đưa dù lại cho anh. Nhưng khi rẽ sang đường khác, hai người đột nhiên trưởng thành.
Họ đi về nhà như là vợ chồng.

Chỉ tại chiếc dù mà thôi.” – Hoàng Long dịch

N.T Phedorenko trong quyển Kawabata – Con mắt nhìn thấu cái đẹp đã nói rằng: “theo mỹ học Nhật Bản, trong một tác phẩm nghệ thuật, cái quan trọng không phải là cái có thể nhìn thấy, mà là cái có thể cảm thấy, cái làm cho người ta rung động…”. Do đó, bối cảnh trong tác phẩm là cơn mưa phùn chủ yếu khơi gợi cảm xúc cho những gặp gỡ thoáng qua, những mặt người được đặt trong không gian tâm trạng, một rung động tình cờ lại là chất xúc tác cho những chiêm nghiệm sâu xa, vẽ ra muôn vàn xúc cảm dựa theo sự phát triển của dòng tâm tư nơi người đọc. Và Kawabata Yasunari – nhà văn đầu tiên của Nhật Bản đoạt giải Nobel đã kế thừa và mang dấu ấn mỹ học truyền thống của dân tộc, viết tiếp những trang văn cô đọng về mặt ngôn từ nhưng không thể thiếu vắng thiên nhiên trong trẻo tươi đẹp của quê hương Phù Tang.

Thiên nhiên trong tiểu thuyết Đẹp và buồn là không gian để cố đô Kyoto hiện ra thật trầm mặc cổ kính trong mắt người đọc. Ngôi chùa cổ Heian Dringu phủ sắc hoa anh đào, chùa Kozanji thắm lá phong non, chùa Nanjenji trầm mặc dưới bóng những cây long não ba trăm tuổi. “Trong đền, một bông hoa rụng trên thảm rêu màu xanh rực rỡ. Giữa những bông hoa dại nhỏ trắng, bông trà như từ rêu nở ra.” Thiên nhiên dược dùng như một đòn bẫy, nhắc nhớ về một cố đô trong veo, tĩnh lặng và an yên cũng như hàm chứa biết bao ân tình của nhà văn với tâm hồn dân tộc trước những biến đổi của dòng đời. Kyoto dẫu có nhuốm màu sắc đô thị, trở nên ồn ào, suy tàn những ngành nghề thủ công truyền thống, nhưng người người vẫn đi dạo ngắm hoa, rộn ràng với màu xanh mát của hàng thông liễu vì đó là thành phố của cây hoa, của lễ hội, của chùa chiền, nơi lưu giữ toàn bộ nền mỹ học ưu nhã đã trở thành tính cách dân tộc của người Nhật Bản.

Ngô Cao Nghĩa

The post Mỹ học trong văn chương Nhật Bản appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101930
Giai đoạn sốc văn hóa https://caphethubay.net/tan-van/giai-doan-soc-van-hoa_101428.caphe Sun, 31 Oct 2021 14:57:45 +0000 https://caphethubay.net/?p=101428 Sốc văn hoá là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự lo lắng và những cảm xúc (ngạc nhiên, mất phương hướng, bối rối, v.v...) mà một người cảm thấy khi phải hoạt động trong một nền văn hóa hay môi trường xã hội hoàn toàn khác, ví dụ như ở nước ngoài.

The post Giai đoạn sốc văn hóa appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Sốc văn hoá là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự lo lắng và những cảm xúc (ngạc nhiên, mất phương hướng, bối rối, v.v…) mà một người cảm thấy khi phải hoạt động trong một nền văn hóa hay môi trường xã hội hoàn toàn khác, ví dụ như ở nước ngoài. Điều này nảy sinh từ những khó khăn trong việc hòa nhập với nền văn hoá mới, là nguyên nhân của việc khó lòng nhận thức cái gì là thích hợp và cái gì không. Tình trạng này thường đi đôi với sự căm ghét (vì lý do đạo đức hay mỹ học) đối với một số khía cạnh nhất định của nền văn hoá mới lạ hoặc khác biệt kia. Khái niệm này được Kalvero Oberg đưa ra lần đầu năm 1954. Một vài nhà nghiên cứu khác sau đó cũng đã nghiên cứu về “sốc văn hóa” còn có Michael Winkelman.

Thông qua phim điện ảnh Outsourced (2006) – người viết minh họa cụ thể các giai đoạn sốc văn hóa cũng như các xung đột văn hóa dựa trên các tình tiết trong phim để người đọc nắm bắt rõ hơn vấn đề này. Outsourced là phim đề cập đến một hình thức kinh doanh trở nên phổ biến từ cuối thế kỷ XX nhằm tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận thu vào. Cũng từ hình thức kinh doanh outsourced (thuê ngoài) này trong lĩnh vực kinh tế mà các nền văn hóa có cơ hội xích lại gần nhau hơn thông qua tương tác giao tiếp. Bộ phim là một ví dụ sinh động của các giá trị khác nhau: xã hội coi trọng cá nhân – xã hội coi trọng cộng đồng, xã hội coi trọng bình đẳng – xã hội coi trọng sự phân cấp. Bên cạnh đó, người xem cũng có thể thấy được cả mặt tích cực và tiêu cực của tiến trình toàn cầu hóa thông qua hình thức kinh doanh này.

Phần 1: Các giai đoạn sốc văn hóa của nhân vật nam chính.

Trong bộ phim Outsourced, nhân vật nam chính Todd ngay từ đầu vốn dĩ không hề muốn đi Ấn Độ để làm việc, anh ta đến đó chỉ vì bị ép buộc và cần phải duy trì công việc hiện tại. Do đó, Todd đã không hề có sự thích thú hay hứng khởi đối với chuyến đi này. Todd đã trải qua ba giai đoạn sốc văn hóa như sau:

+ Thời kỳ nhức nhối (Irritation and hostility): đây là giai đoạn kéo dài nhất trong phim vì cuộc sống ở Ấn Độ hoàn toàn khác hẳn so với cuộc sống tại Mỹ. Todd đã rất vất vả để có thể chấp nhận những sự khác biệt này. Cụ thể:

• Ngày đầu tiên đến Ấn Độ, Todd bị vây quanh bởi các tài xế, họ tranh cãi với nhau để có được Todd. Sau đó anh chàng này đã gọi một tài xế taxi nhưng hóa ra lại là tài xế xe tuk-tuk (một phương tiện không hề được sử dụng tại Mỹ), Todd chưa kịp ngồi ngay ngắn thì xe đã chạy khiến Todd cảm thấy sợ hãi vì loại phương tiện không an toàn này, không những vậy các tài xế khác vẫn chưa buông tha cho Todd mà tiếp tục níu kéo anh khi xe tuk-tuk đã lăn bánh. Phương tiện giao thông kỳ lạ cùng cách hành xử quái dị của tài xế khiến Todd cảm thấy hoang mang và sợ hãi.

Hot girl ĐH Văn hóa đẹp rạng ngời trong bộ ảnh đón Xuân

• Trên xe tuk-tuk, Todd ngắm nhìn đường phố và trông thấy các khu nhà xập xệ, đầy rác ở các ngõ hẻm, các loại phương tiện khác nhau thì chạy lung tung, người sử dụng xe hai bánh thì không đội mũ bảo hiểm, một đàn trâu chen ngang giữa con phố làm ách tắc giao thông, một người đàn ông tiểu tiện trong hẻm. Điều này quá khác biệt so với cuộc sống văn minh, hiện đại mà Todd đã sống từ trước đến nay.

• Khi Todd đi tàu lửa, hành động phải nhảy lên tàu khiến Todd cảm thấy khiếp sợ. Trên tàu lửa lại không có chổ ngồi khiến Todd lúng túng, sau khi được một đứa trẻ nhường chỗ , đứa bé lại ngồi trên đùi của Todd. Tuy nhiên khi nhìn sang đoàn tàu bên cạnh, Todd trông thấy các hành khách chen lấn nhau trên các cửa ra vào của toa tàu rất nguy hiểm thì anh ta đã không phản ứng gì thêm với đứa trẻ. Điều này cho thấy tại Ấn Độ phương tiện công cộng còn quá lạc hậu và không đảm bảo an toàn, khác hẳn hoàn toàn so với nước Mỹ đầy đủ tiện nghi của Todd.

• Khi đến văn phòng, lần đầu nhìn thấy nó Todd không thể tin rằng đó là một văn phòng vì nó đang xây dang dở, sau đó Todd nhìn thấy một con bò xuất hiện ở nơi làm việc của anh ta, đến cuối phim thì nước từ nông trại ngập vào tận văn phòng. Điều kiện làm việc tồi tệ càng làm cho Todd thêm bị sốc khiến anh ta chẳng tha thiết ăn uống.

• Phòng ngủ của Todd có ảnh của một vị thần, tay cầm kiếm, tay kia cầm đầu người khiến Todd cảm thấy ám ảnh vì khác biệt tôn giáo. Khi Todd đi trên phố thì bị một đứa trẻ xin tiền lấy cắp điện thoại. Todd mua cola để uống thì phát hiện ra nơi này con người thô lỗ với nhau vì người bán cola đã đuổi người phụ nữ bán hàng rong một cách hung hăng. Quan trọng hơn là toilet mà Todd sử dụng lại không có giấy vệ sinh. Những điều này đã khiến cuộc sống của Todd tại Ấn Độ không chỉ đơn thuần là khó khăn trong sinh hoạt mà còn là gánh nặng tinh thần khiến anh ta mệt mỏi vì quá khác biệt văn hóa dẫn đến sự xáo trộn khủng khiếp trong cuộc sống.

+ Thời kỳ hồi phục (Gradual adjustment): đây là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi trong con người Todd, anh ta bắt đầu quen với cuộc sống, thay vì yêu cầu mọi người và mọi thứ ở môi trường mới phải thích nghi với anh ta thì bản thân Todd lại cảm thấy hứng thú với những điều ở đây.

• Lễ hội màu sắc (ném bột màu vào người khác) ở Ấn Độ khiến Todd ban đầu bỡ ngỡ, sau đó anh ta lại rất vui, anh ta hào hứng tham gia chơi cùng mọi người và gọi nó là Halloween. Điều này cho thấy anh bắt đầu chấp nhận cuộc sống và đặc điểm sinh hoạt ở môi trường mới.

• Todd thừa nhận mình cần tìm hiểu về Ấn Độ, anh ta xin lỗi các nhân viên và cho phép họ làm những điều họ thích để họ yêu văn phòng làm việc hơn, đồng thời làm việc thoải mái hơn. Trong suy nghĩ của Todd đã thay đổi rõ rệt, anh ta tự thay đổi bản thân để hòa nhập cuộc sống cùng mọi người xung quanh.

• Todd đã bắt đầu yêu thích cuộc sống tại Ấn Độ khi anh ta mua bút tặng cho đứa trẻ, mặc dù đứa trẻ đã lấy điện thoại của anh ta nhưng Todd lại cười rất vui vẻ. Sau khi kết thúc buổi tập huấn, anh ta cùng các nhân viên nhảy điệu nhảy truyền thống của người Ấn Độ và gần như không còn rào cản về ngôn ngữ Anh – Mỹ hay là khác biệt sinh hoạt.

• Todd đã yêu cầu phía công ty ở Mỹ gửi những món hàng mà nhân viên của Todd yêu thích đến Ấn Độ để làm quà cho họ, mặc dù bị phía công ty phản đối nhưng Todd đã thuyết phục bằng mọi giá để nhân viên của anh ta được hài lòng. Todd đã thật sự gắn kết được với nhân viên của anh ta.

+ Thời kỳ tái trăng mật (Biculturalism): Todd của giai đoạn này đã hiểu được rất nhiều điều về Ấn Độ, từ tôn giáo đến văn hóa, từ ẩm thực đến con người. Anh ta đã có tình cảm với một cô gái Ấn Độ, điều này chứng tỏ Todd đã yêu thích văn hóa và cuộc sống nơi đây.
• Todd cùng Asha đi phà, tìm hiểu về tôn giáo, nảy sinh tình cảm và mọi thứ trở nên thân thuộc. Todd lần đầu ăn xoài nhưng ăn một cách ngon lành đến nỗi dính đầy trên miệng vẫn vô tư tiếp xúc với lễ tân khách sạn. Chi tiết này đã phần nào cho thấy Todd đã bỏ qua sự chỉn chu hào nhoáng vẻ ngoài của người Mỹ và đến gần với hình ảnh giản dị chân chất của Ấn Độ.

• Todd gần như xem bản thân mình đã thuộc về Ấn Độ. Anh ta được dẫn đến nhà một người lạ và được họ đãi cơm, Todd đã ăn bốc bằng tay rất ngon miệng và đứa trẻ đã trả lại điện thoại cho anh sau khi trang trí nó rất đẹp. Khi nghe thông tin về việc trụ sở phải chuyển đến Trung Quốc, Todd hoàn toàn không hài lòng, anh ta không muốn đến đó và cũng không muốn nhân viên của mình mất việc. Todd của giai đoạn này đã trở nên thành thạo với đời sống của một người Ấn Độ, biết quan tâm và lo lắng cho những người xung quanh như người thân của anh ta. Điển hình là Todd đã gợi ý Asha sẽ trở thành trợ lý cho Puro, giúp Puro có công việc để cưới vợ.

• Sau khi được Asha giải thích về con mắt thứ ba trên trán, đến cuối phim Todd đã chấm lên trán ảnh của tổng thống Washington như một biểu hiện cho thấy anh đã gần như thuộc về cuộc sống, văn hóa của Ấn Độ.

Ba giai đoạn mà Todd trải qua trong phim hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm lý và ứng xử của con người khi phải thay đổi môi trường sống một cách đột ngột, Todd không trải qua thời kỳ trăng mật (The honeymoon stage) vì bản thân anh bị ép buộc phải đến Ấn Độ, nó không xuất phát từ việc hiếu kỳ, tò mò muốn trải nghiệm môi trường sống mới. Todd đã vượt qua cú sốc văn hóa bằng cách tìm hiểu, dung hòa và chấp nhận những gì diễn ra trong cuộc sống mới của anh, thay vì định kiến Todd học cách hài hòa, tìm kiếm điều tốt đẹp, thích ứng bản thân và hòa hợp với những con người nơi đây để cuối cùng anh và Ấn Độ, cụ thể là cô gái Asha – hai con người của hai nền văn hóa khác nhau đã chấp nhận lẫn nhau và trở thành của nhau trong cuộc sống.

Phần 2: Những xung đột văn hóa của các nhân vật được thể hiện trong các chi tiết nào?

Xuyên suốt bộ phim là những khác biệt về văn hóa, lối sống, quan điểm của các nhân vật, được khắc họa bằng những xung đột giữa nhân vật nam chính Todd và những người xung quanh anh ta. Cụ thể:

+ Lần đầu tiên gặp Puro, Puro đã phát âm tên của Todd thành “Mr.Toad”, không chỉ Puro mà hầu như tất cả mọi người ở Ấn Độ đều gọi Todd là Toad. Điều này đối với một người Mỹ như Todd thật là mất lịch sự, đến nỗi anh ta phát cáu và bảo rằng nếu có một người vợ Ấn Độ thì cô ấy sẽ gọi anh ta là Toad.

+ Puro không biết quá nhiều từ vựng tiếng Anh của người Mỹ, đặc biệt là các từ lóng hoặc thành ngữ nên Todd phải mất thời gian để giải thích cho anh ta. Khi tập huấn cho các nhân viên, Todd phải giải thích sự khác biệt giữa tiếng Anh mà người Ấn Độ sử dụng và tiếng Anh của người Mỹ mà Todd đang nói. Cụ thể, người Ấn Độ gọi gôm tẩy là rubber nhưng người Mỹ gọi là eraser. Sự khác biệt ngôn ngữ khiến Todd cảm thấy phiền toái và khó chịu trong công việc.

+ Khi Puro đến đón Todd, Puro tự ý thay đổi nơi ở của Todd mà không hỏi trước, điều này đối với người Mỹ như Todd là không chuyên nghiệp và không đúng với thỏa thuận ban đầu nhưng với Puro – một người Ấn Độ với phong cách làm việc theo cảm tính và thói quen thì anh ta chỉ muốn mang lại điều tốt đẹp cho Todd.

+ Todd bị hỏi những câu hỏi mang tính cá nhân riêng tư như hôn nhân, tình cảm,… từ người phụ nữ Ấn Độ lớn tuổi khiến Todd rất bối rối và khó xử vì văn hóa người Mỹ không cho phép người khác hỏi về cuộc sống cá nhân, trong khi văn hóa phương Đông lại muốn tìm hiểu những điều đó lần đầu gặp mặt.

+ Lần đầu tiên dùng thức ăn Ấn Độ, Todd ăn bốc bằng tay, anh ta dùng tay trái và điều này khiến cho những người chứng kiến hốt hoảng. Sau khi được giải thích phải ăn bằng tay phải vì tay trái theo quan niệm của người Ấn Độ là bàn tay dơ bẩn đã khiến Todd rất đỗi bàng hoàng vì điều này. Đây cũng là một trong những xung đột văn hóa rõ nét nhất giữa nếp sống văn minh của Mỹ và cuộc sống dân dã ở Ấn Độ.

+ Trong quá trình làm việc, Todd và nhân viên của anh ta mâu thuẫn nhau về văn hóa làm việc. Todd muốn họ trả lời với khách hàng rằng họ đang làm việc ở Chicago và các sản phẩm đều làm từ Mỹ chứ không phải gia công từ Trung Quốc, điều này khiến các nhân viên khó chấp nhận việc họ phải nói dối mặc dù đối với người Mỹ như Todd thì đây chỉ là một phần của công việc.

+ Xung đột quan trọng được thể hiện trong phim đó là khi Todd giải thích về một sản phẩm cow brand, các nhân viên rất sốc và bàng hoàng vì không ngờ người Mỹ rất thích ăn thịt bò và lại đối xử rất tàn nhẫn đối với loài động vật này. Người Ấn Độ xem con bò là động vật linh thiêng nên Asha đã rất tức giận và yêu cầu Todd hãy tìm hiểu về Ấn Độ chứ đừng liên tục yêu cầu họ phải hiểu về nước Mỹ.

+ Lối sống và quan điểm của Todd hoàn toàn khác với người dân Ấn Độ, cụ thể khi Puro thông báo thời gian làm việc của người lao động tại nơi đây, Todd cho rằng điều đó là không thể chấp nhận nhưng Puro trả lời rằng họ đã quen rồi. Điều này cho thấy người Ấn Độ có quan điểm sống cam chịu và hài lòng với những gì họ có, trong khi người Mỹ như Todd thì mọi thứ phải theo khoa học và được sắp xếp phù hợp. Một điểm nổi bật khác trong phim là khi Asha cho Todd biết rằng cô đã được đính hôn từ khi còn bé, Todd rất ngạc nhiên vì một người phụ nữ bản lĩnh tài giỏi như Asha lại chấp nhận việc cuộc sống hôn nhân do người khác sắp đặt, điều này làm Todd nhận ra ở Ấn Độ người phụ nữ phải nghe theo gia đình chứ không thể tự do hôn nhân như người Mỹ.

+ Một xung đột khác cũng rất nổi bật đó là trong khi người Ấn Độ thích sống cùng người thân, quay quần cùng gia đình thì người Mỹ như Todd lại rất ít khi về thăm ba mẹ trong khi họ lại ở gần Todd. Todd đã rất khó trả lời những câu hỏi này từ Puro và dường như anh nhận ra rằng bản thân anh dành quá ít tình cảm cho gia đình, trong khi đó công việc hiện tại, môi trường hiện tại bản thân anh không yêu thích nhưng lại phải chấp nhận và dành cuộc đời cho nó.

Các xung đột văn hóa trên đã giúp nhân vật nam chính trong phim hiểu nhiều hơn về cuộc sống, về văn hóa và con người Ấn Độ. Đây cũng là một phần không thể thiếu trong tiến trình hoà nhập với môi trường sống mới của con người khi phải bắt đầu mọi thứ ở một nơi xa lạ.

Hy vọng bài viết sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về thuật ngữ sốc văn hóa.

The post Giai đoạn sốc văn hóa appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101428
Áo trắng có làm nên thiên thần? https://caphethubay.net/tan-van/ao-trang-co-lam-nen-thien-than_101088.caphe Tue, 05 Oct 2021 15:06:54 +0000 https://caphethubay.net/?p=101088 Cứ đến ngày 27 tháng 2, nghề y lại được tán dương bằng những mỹ từ cùng những cái tít giật gân trên các báo. Truyền thông chọn ngày tôn vinh thầy thuốc để phanh phui một giám đốc bệnh viện thu mua khẩu trang, chính những cây bút từng viết bài ngợi ca, nay

The post Áo trắng có làm nên thiên thần? appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Cứ đến ngày 27 tháng 2, nghề y lại được tán dương bằng những mỹ từ cùng những cái tít giật gân trên các báo. Truyền thông chọn ngày tôn vinh thầy thuốc để phanh phui một giám đốc bệnh viện thu mua khẩu trang, chính những cây bút từng viết bài ngợi ca, nay quay lại mổ xẻ người từng được lên trang nhất. Dư luận thường nhớ đến bác sĩ với một chữ “giàu” và mỉa mai thay, hai từ “y đức” chỉ được nhắc đến khi chúng tôi được gọi là lang băm.

Tôi vẫn nhớ lần được phân công phụ mổ ở bệnh viện Chợ Rẫy khi còn là sinh viên năm cuối, ca mổ chỉ vừa bắt đầu thì bác sĩ mổ chính nhận được tin mẹ mất. Bác sĩ ấy đã rất bình tĩnh, kíp mổ vẫn tiếp tục và ca phẫu thuật cũng hoàn tất. Khi mũi khâu cuối cùng kết thúc, bác sĩ xin phép rồi thật nhanh ra khỏi phòng. Tôi bước theo sau, tình cờ nghe thấy tiếng nấc nghẹn ở chân cầu thang và bóng dáng ấy vội biến mất. Hai ngày sau bác sĩ đã trở lại, khoác lên người chiếc áo trắng quen thuộc chăm sóc cho những bệnh nhân đang chờ.

Sau khi đi làm, tôi học được từ các đồng nghiệp đi trước về quyết định chuyển bệnh nhân từ tuyến huyện lên tuyến trên. Không phải ca nào khó cũng buộc phải chuyển đi vì như vậy sẽ gây quá tải cho bệnh viện tuyến tỉnh. Thế nhưng vẫn có nhiều ca bệnh nặng chúng tôi rất muốn chuyển viện phát sinh từ các gia đình nghèo khó, dẫu bảo hiểm giúp họ không mất chi phí điều trị nhưng vì quá thiếu thốn, thân nhân chỉ còn cách xin ký hồ sơ để người bệnh được chết ở nhà.

Không tổ chức tôn vinh ngày Thầy thuốc, nhưng nhân dân không quên!

Một lần nọ, có một bệnh nhân nữ vào cấp cứu, người chồng đưa vợ đến thì quát tháo các cô điều dưỡng và yêu cầu bác sĩ lần trước khám cho vợ anh ta. Người đàn ông ấy không ngần ngại thốt ra những lời thô tục, gọi bác sĩ là thằng này con nọ với thái độ khiếm nhã. Còn chúng tôi thì luôn phải lịch sự và nhẹ nhàng với khẩu hiệu “Hướng đến sự hài lòng của người bệnh”. Chỉ tiếc là hai chữ “hài lòng” đã không được quy định và giải thích một cách rõ ràng, xã hội chỉ nhớ đến những trường hợp tha hóa y đức, những bài báo tiêu cực làm xấu đi hình ảnh của thầy thuốc. Có lẽ vì vậy mà những cảnh hành hung, những vụ án đầy ẩn khuất đã bôi bẩn màu áo trắng, bệnh nhân và người nhà ngày nay tự cho họ là những thượng đế tối cao khi đứng trước nhân viên của ngành y tế.

Những khi chùn bước, tôi và đồng nghiệp lại nghĩ đến lí do mà chúng tôi bắt đầu: làm bác sĩ là để cứu người. Dù rằng chỉ là kẻ phàm không thể chống lại tạo hóa nhưng lời thề Hippocrates không cho phép chúng tôi dửng dưng trước nỗi đau da thịt của đồng loại. Ấy vậy mà bất cứ lỗi lầm nào trong nhà thương cũng ít nhiều bị quy chụp là tắc trách của lương y.

Trong chúng tôi, những người mà ngày bé từng nhen nhóm trong đầu nghĩ suy về việc làm bác sĩ, đó đều là những suy nghĩ thiện lương. Chỉ tiếc là vòng xoáy của tiến bộ xã hội không tha cho bất kỳ ai, những bất cập trong ngành cùng những thiệt thòi về quyền lợi đã đẩy một số đồng nghiệp của tôi rơi vào sa ngã. Tuy vậy vẫn còn đó những con người tận tâm với nghề khi hằng đêm các kíp trực cấp cứu vẫn làm tròn trách nhiệm. Nghề y đâu chỉ đơn thuần là công việc mà đó còn là nghiệp cứu người, người mặc áo blouse hiểu hơn ai hết về trọng trách của mình, dẫu có đôi lúc chông chênh và ngờ vực, nước mắt chẳng đủ để nhạt nhoà đi mất mát.

The post Áo trắng có làm nên thiên thần? appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101088
Sài Gòn nhận hết https://caphethubay.net/tan-van/sai-gon-nhan-het_15439.caphe Sun, 16 May 2021 01:51:24 +0000 https://caphethubay.net/?p=15439 Có đất nơi đâu bị đào lên lấp lại nhiều như Sài Gòn, cả thân hình lõm lồi bao nhiêu vết xước, có nơi đâu phố thị cứ ồn ào, chen chúc, đến nỗi trở thành nơi ô nhiễm nhất hành tinh. Không phải ngẫu nhiên mà người dân tứ xứ đổ về chốn này

The post Sài Gòn nhận hết appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Có đất nơi đâu bị đào lên lấp lại nhiều như Sài Gòn, cả thân hình lõm lồi bao nhiêu vết xước, có nơi đâu phố thị cứ ồn ào, chen chúc, đến nỗi trở thành nơi ô nhiễm nhất hành tinh.

Không phải ngẫu nhiên mà người dân tứ xứ đổ về chốn này với những giấc mơ riêng của họ, bởi lẽ đất Sài thành chưa bao giờ khinh ai. Ở thành phố này, người ta không phân biệt hay đánh giá nhau qua tờ khai lý lịch, chính vì lẽ đó nên Sài Gòn nhận hết, và vì nhận hết nên Sài Gòn trở nên chật chội với lối nghĩ “ăn thì nhiều chứ ở bao nhiêu”. Để rồi giữa lòng Sài Gòn là bao nhiêu số phận, bao nhiêu mộng ước, một Sài Gòn được cho là hối hả, nhiễu nhương nhưng sự thiện lương vẫn hoài trù phú.

Có một sự thật là không phải ai cũng yêu quý Sài Gòn. Bầu trời nơi này bị cắt vụn ra bởi những tòa nhà cao tầng khô khốc, những con đường ngày một đông đúc, những dòng kênh nghẹn đầy rác rưởi, những ngọn gió mang đầy khói bụi và buổi ban mai inh ỏi tiếng còi xe. Vốn dĩ Sài Gòn đã không đẹp từ trước khi họ tới, và vì rộng lòng với họ mà Sài Gòn mất thêm chút vẻ đẹp tươi trong còn lại của mình. Có đất nơi đâu bị đào lên lấp lại nhiều như Sài Gòn, cả thân hình lõm lồi bao nhiêu vết xước, có nơi đâu phố thị cứ ồn ào, chen chúc, đến nỗi trở thành nơi ô nhiễm nhất hành tinh. Ấy thế mà người ta chỉ biết trách những cơn mưa bất chợt, dâng thứ nước đen ngòm mỗi bận chiều hôm sau cả ngày mệt nhoài với cuộc sống. Họ đổ lỗi cho cát bụi đô thành gây nên nhiều bệnh tật, hờn cái ráo hoảnh giữa bộn bề phố xá khiến lòng người cạn cùng vô tâm. Với họ, từ miệt xa nào đó trên dải đất hình chữ S này, chưa một ngày xem Sài Gòn là nhà, chỉ là căn trọ tạm bợ để che nắng che mưa cho kẻ tha phương một lòng nhớ thương về quê cũ.

Hình ảnh đường phố Sài Gòn, Hà Nội đẹp | VFO.VN

Sài Gòn biết mình chẳng thể thay thế được miền quê trong trẻo của bất kỳ ai nên chấp nhận làm sân ga, bến tàu, hân hoan đón người xa xứ. Trên đất này, người lớn tuổi gặp bất kỳ người trẻ nào cũng gọi “con”, xưng “dì” hay “ngoại”, gọi nhau như người thân trong gia đình, sự chân tình khiến chốn này chẳng có người lạ, chỉ có người quen, chẳng thể ghét, chỉ có thương, người thương người vì nhau mà sống. Một Sài Gòn nhanh nhảu đỡ lấy người té xe mà xức dầu, phủi đất, thân thiện mến khách với nụ cười trên môi các chị bán hàng rong hay chú xe ôm nhiệt tình chỉ đường giữa trời nắng đổ. Từ đường Phan Đình Phùng để ra Trường Sa, ngỏ hẻm 96 dẫu chỉ vài chục mét, nơi này có đến 6 dịch vụ miễn phí dành cho người nghèo và người khuyết tật: nước uống, bơm vá xe, xe ôm, tủ thuốc, cơm chay và mai táng. Những người làm chuyện thiện lương ấy cũng là những người nghèo, đến từ mọi miền quê để rồi gặp nhau và cùng làm nên phép màu cổ tích. Hẻm được gọi với cái tên là hẻm Ông Tiên vì có những bà tiên, ông bụt thực sự giữa đời thường, niềm ủi an bé nhỏ dành cho những ai kém may mắn giữa Sài Gòn rộng lớn. Đâu đó trong lòng thành phố phồn hoa, nơi dòng người ngày ngày vẫn vội vã là một Sài Gòn vẫn luôn lấp lánh với những điều bình dị nhất về tình người.

Nhiều người cho rằng Sài Gòn sống vội nhưng không phải lúc nào cũng thế. Có thể Sài Gòn chỉ vội với công việc, còn sự bao dung của Sài Gòn lại chậm rãi, ân cần. Những ngày thi đại học, Sài Gòn hào hiệp với hàng trăm nhà trọ giá rẻ cho thí sinh từ các tỉnh về trú ngụ, các quán cơm, xe bánh mì sẵn sàng không lấy tiền bữa ăn của phụ huynh hay cô cậu học trò nghèo. Và hàng ngàn bình nước miễn phí ven đường trong những ngày nắng nóng, những bữa cơm “Thạch Sanh” trong bệnh viện ngày một nhiều, các bạn trẻ thay nhau gom góp tặng bà con khẩu trang đắt như vàng những ngày dịch bệnh. Ai trót thương Sài Gòn sẽ thương luôn những “xấu xí” mà Sài Gòn cất giữ, thương góc phố có hàng lá me xanh, mùa chò nâu xoay tít rơi đầy, thương mảnh đất đã chỉ dạy cho bao người cách sống, cách làm, cách đi tìm hạnh phúc. Sài Gòn có thể rộng rãi như đại lộ, đón nhận và dung nạp mọi điều, nhưng Sài Gòn cũng đủ sâu như lòng hẻm nhỏ, giữ lại những gì không được phép mất đi. Người ta đến Sài Gòn buổi tay trắng cơ hàn, tìm cho riêng mình giấc mộng đẹp nhưng hễ có dịp, người ta không tiếc lời chê bai những gì “xấu xí” của mảnh đất này. Nào có hề chi, Sài Gòn xưa nay chỉ biết mở lòng ôm ấp, che bầy con tứ xứ nương nhờ.

The post Sài Gòn nhận hết appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
15439
Miền Tây của những ngày Covid-19 https://caphethubay.net/tan-van/mien-tay-cua-nhung-ngay-covid-19_15202.caphe Sat, 08 May 2021 09:12:48 +0000 https://caphethubay.net/?p=15202 Thời điểm dịch covid-19 bắt đầu bùng phát và mang theo những hệ lụy, chương trình học bị hoãn cùng lệnh giãn cách xã hội được ban hành, những đứa con xa quê chọn cách trở về nhà để yên lòng gia đình khi nỗi lắng lo và sợ hãi bao trùm khắp cả nước.

The post Miền Tây của những ngày Covid-19 appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Thời điểm dịch covid-19 bắt đầu bùng phát và mang theo những hệ lụy, chương trình học bị hoãn cùng lệnh giãn cách xã hội được ban hành, những đứa con xa quê chọn cách trở về nhà để yên lòng gia đình khi nỗi lắng lo và sợ hãi bao trùm khắp cả nước.

Quê tôi ở miền Tây, vùng đất Chín Rồng từng được tạo hóa ban tặng cho hoa thơm trái ngọt, vựa lúa đã giúp Việt Nam từ một nước đói nghèo trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Đất Cửu Long của người đi khẩn hoang, của Võ Tòng bắt sấu, của những lục lâm thảo khấu và những anh hùng “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”, thế nhưng lần trở về này, trong mắt tôi là một cõi miền Tây sông nước đã đánh mất sự trù phú, chỉ còn trơ lại phần người đang sống trong sự hờn giận của mẹ thiên nhiên.

Những ngày ở quê tránh dịch là những ngày tôi thấm thía thế nào là hạn mặn. Mấy năm nay lũ không về, hoặc về ngày một ít, sinh kế của người dân vùng U Minh Thượng bị đảo lộn. Đồng đất không được bồi đắp thêm lớp phù sa mới, khi trở mùa hạn, nước ngọt không có để gột rửa đồng bằng, nước mặn cứ thế gặm nhấm vào sâu trong đồng bãi, mùa màng mất trắng. Những chiếc ghe hàng, kiếp thương hồ lênh đênh trên những nhánh sông xa, dòng kênh nhỏ của miền Tây cũng bị xoá nhoà trước hạn mặn. Thời điểm đó ca sĩ Thủy Tiên vận động quyên góp để lắp đặt trạm lọc nước ngọt, khi biết tin này, ai đang đổi từng can nước, chắt chiu từng giọt trong sinh hoạt có lẽ đã mừng đến rơi nước mắt.

Những hình ảnh tuyệt đẹp về mưu sinh mùa nước nổi ở miền Tây - Báo Người  lao động

Thế nhưng sức người có hạn, bà con nơi đây phải tự tìm lấy cách. Họ hùn tiền để khoan giếng nhưng mũi khoan bị vướng đá ngầm nên khoan chưa tới mạch nước là gãy. Dàn lu khạp dùng để chứa hạt mưa trời nay bỏng rát dưới cái nắng gắt của những ngày đại hạn. Miền Tây bị xâm nhập mặn phần nào bị lấn lướt bởi dịch bệnh toàn cầu, truyền thông quan tâm đến số người nhiễm bệnh và tử vong của hiện tại hơn là kiếp người đang chết dần chết mòn vì sự ruồng rẫy của thiên nhiên.

Tôi đã đi và trở về trong những ngày có một miền Tây đang rất khác. Nơi đó con nước không còn dâng lên cánh đồng, không còn những chiếc ghe chở đầy đặc sản neo trên bến bãi. Những người nông dân tay lấm chân bùn bị thất nghiệp ngay trên mảnh đất được mệnh danh là vùng trù phú nhất cả nước. Tỉnh Bình Dương trở thành điểm đến không phải của ấm no mà là nơi của những con người vỡ nợ, hết đường kiếm sống, bỏ lại đằng lưng cây lúa để đến xứ người và khoác lên chiếc áo công nhân.

Những ngày âm lịch cuối cùng của năm Canh Tý, mảnh đất này vẫn đang hờn giận con người, tháng Chạp đã vào sâu mà không khí mùa hội chẳng thấy nữa. Miền Tây của năm 2020 không còn hình ảnh cánh đàn ông tát đìa kiếm cá làm khô, làm mắm, không còn nghe tiếng quết bánh phồng rộn rã đón xuân sang, những nhà sàn lô nhô trên kênh rạch chỉ còn trong những ngày đã cũ, lớp trẻ sinh sau đẻ muộn không còn biết thế nào là bếp cà ràng đỏ lửa trên ghe hay lò trấu trong gian bếp gọn gàng của những người phụ nữ miền Tây vén khéo.

Một miền Tây của câu hò vọng cổ từng níu giữ bao người ở lại, nay nứt nẻ khô cằn tiễn bước người đi xa tìm giấc mộng đổi đời giữa xoay vần con tạo. Trong đám cháu con không thể về quê ăn Tết ấy, chắc có không ít người ngồi nhấp ngụm rượu mà nghe vị đắng ly hương. Nhất là khi nhớ đến chiếc xuồng nhỏ thưở ấu thơ khuất dần sau bụi dừa nước, mường tượng tiếng bìm bịp kêu chiều trong khói bếp bên sông, họ lại thèm được về nhà đoàn viên như loài lục bình tấp vào bờ tìm chút hơi ấm của đất mẹ, để rồi khi con nước lên, cả người và loài cây hoa tím biếc ấy lại tiếp tục ngược xuôi vô định, khi mà đất trời miền Tây không giữ nổi cuộc thiên di của con người.

The post Miền Tây của những ngày Covid-19 appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
15202
Những người của ngày Tết cũ https://caphethubay.net/tan-van/nhung-nguoi-cua-ngay-tet-cu_15081.caphe Fri, 30 Apr 2021 02:46:03 +0000 https://caphethubay.net/?p=15081 Trên chuyến đò xuôi về Vĩnh Thuận, Kiên Giang những ngày giáp Tết Ất Hợi năm 1995, đứa trẻ lên năm khi ấy hễ có ai hỏi là miệng thuộc lòng câu đáp: “Con về nhà ngoại ở xã Tây Yên, sông Cái Lớn”. Đó là ký ức xa nhất về cái Tết đầu tiên

The post Những người của ngày Tết cũ appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Trên chuyến đò xuôi về Vĩnh Thuận, Kiên Giang những ngày giáp Tết Ất Hợi năm 1995, đứa trẻ lên năm khi ấy hễ có ai hỏi là miệng thuộc lòng câu đáp: “Con về nhà ngoại ở xã Tây Yên, sông Cái Lớn”. Đó là ký ức xa nhất về cái Tết đầu tiên mà tôi còn nhớ rõ.

Ngày đó vùng U Minh Thượng chưa có điện, ngay cả dầu lửa để thắp đèn cũng không phải dễ mua, phải đốt củi tràm để lấy sáng. Vốn là vùng đất chua phèn, chằng chịt kênh rạch, ngoài những thứ tạo hóa ban tặng thì những thứ khác phụ thuộc vào ghe hàng. Tết của xứ này cũng nhờ đó mà trở nên đặc biệt.

Chiếc ghe trông nhỏ mà đầy đủ nhu yếu phẩm, xăng dầu, thuốc tây và nhiều loại hàng hóa khác, giống như một tiệm tạp hóa đúng nghĩa trên bờ đất. Đám con nít vùng sâu mong ghe hàng dịp Tết để có được bịch đá bọc, cây kem chuối, đứa nào con nhà khá khẩm hơn thì được một cây cà rem trắng muốt, hít hà cái lạnh trong sự thèm thuồng của lũ con nhà nghèo. Phần người lớn, họ trông ghe để có miếng thịt và chục hột vịt, cho ba bữa Tết có nồi thịt kho tàu cúng tổ tiên. Chủ ghe là người có trí nhớ tốt, biết nhà nào cần gì, gặp khách hàng là cô dâu trẻ, chủ ghe gợi ý hột vịt phải kho thế nào cho cứng, cho giòn, thịt phải kho nước dừa cho thơm cho béo. Những ngày cận Tết, chủ ghe cho thêm củ khoai, miếng dầu cù là, mớ dây thun thậm chí cho không chút dầu lửa đủ để đêm Ba mươi thắp đèn bàn thờ tổ. Năm đó, ngày nào tôi cũng theo chân ngoại xuống coi ghe hàng buôn bán, thuộc luôn những câu chào mời và tiếng cười hề giòn tai của chủ ghe khi có ai xin mua thiếu. Lớn lên mới biết, đó là nụ cười hào sảng của người quanh năm trên sông nước, lòng dạ cũng rộng như sông.

Nghề trồng hoa kiểng, lắm nỗi nhọc nhằn - Vĩnh Long Online

Nhưng ghe hàng không đặc biệt bằng ghe kiểng. Ở xứ này, vốn dĩ Tết về từ sông nên khi thấp thoáng chiếc ghe đủ sắc màu bồng bềnh trên con nước, cộng với gió chướng từ sông thổi thốc tháo vào nhà, ngay cả lũ trẻ cũng biết rằng mình sắp được ăn Tết.

Bà con xứ U Minh Thượng dù một năm thất bát cũng phải có chậu cây, chậu bông trước nhà. Trang trí cho nhà cũng quan trọng như người chưng diện. Trước là trang hoàng nhà cửa cho sạch đẹp, sau là tươm tất từ trong ra ngoài để Tết còn rước ông bà. Đất này giàu cá tôm, nhưng trồng cây đẹp bông thơm thì lại khó, phải nhờ miệt trên chở xuống. Vừa may, những ghe kiểng ngược theo sông, theo rạch mà tới, con sông, con rạch tròn một năm chở nặng phù sa, nay mang Tết về trên những chiếc ghe chở đầy hoa nương theo con nước. Có lẽ vì biết chốn này người dân cũng không khá hơn là mấy, ghe kiểng ngày đó phần nhiều là bông Vạn Thọ. Vạn Thọ có chậu vàng chanh như màu nắng non, có chậu vàng màu vàng của cây lúa chín. Bà con khi ấy còn nghèo, nhiều nhà không chưng Mai, bởi Mai mắc tiền nhưng Vạn thọ thì nhà nào cũng có, đó là loại hoa khiến Tết của nhà nhà đều như nhau. Đêm Ba mươi, trong cái se lạnh của thời khắc giao thừa và sắc hoa Vạn thọ, ông bà ngoại vặn ngọn đèn dầu cho cao lửa, đốt nén nhang bên bàn thờ Gia tiên cầu cho cháu con được khỏe mạnh. Sáng hôm sau, trên mảnh đất bao đời sống bằng sự thơm thảo của đất trời, một năm mới, đầm ấm lại bắt đầu.

Tết của hai mươi lăm năm sau, vùng đất “khỉ ho cò gáy” đã có cầu Cái Bé, Cái Lớn nối liền thị xã. Xứ U Minh Thượng vẫn hiền hoà cây trái và bát ngát ruộng đồng nhưng đường nhựa thì đã vào tận ngõ. Chợ cách nhà không xa, việc mua những thứ cần thiết cho ba ngày Tết cũng trở nên thuận lợi. Ghe hàng, ghe kiểng từ dạo ấy không đậu ở khúc sông này nữa, vì con đường bê tông đã làm cả xóm quay mặt theo nó, để sông lại phía đằng lưng. Từ dưới sông nhìn lên chỉ thấy những ngôi nhà kiên cố với bờ tường cao vách, những cửa sau ít khi nào để ngỏ như khép lại quá khứ nhọc nhằn của vùng miệt thứ.

Những vui buồn khởi nguồn từ sông quê dài như chiều dài của con sông, con kênh, con rạch nơi này cộng lại. Đó là chiều dài của nỗi nhớ trong bất kỳ ai nặng lòng với những ngày Tết cũ. Đứa trẻ năm ấy còn nhớ mãi hình ảnh những chiếc ghe hàng, ghe kiểng dù ở miệt nào cũng được bà con xứ này đùm bọc, chủ ghe chỉ cần nói một tiếng là được chủ nhà rộng lòng nhón chỗ đậu để tiện việc bán mua. Kẻ dưới nước, người trên bờ, cái Tết năm đó cùng áo bạc màu, da sạm nắng, thậm chí giống luôn cả cái cười toả nắng, ngọt vị tình người.

The post Những người của ngày Tết cũ appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
15081