Tác giả – Tác phẩm – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net Fri, 21 Jul 2023 09:24:24 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://caphethubay.net/tre_assets/uploads/2020/11/mfavicon-1-66x66.png Tác giả – Tác phẩm – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net 32 32 188417353 Họa sĩ Quỳnh Thơm với tranh về đất và người Vĩnh Phúc https://caphethubay.net/tac-gia-tac-pham/hao-si-quynh-thom-voi-tranh-ve-dat-va-nguoi-vinh-phuc_104037.caphe Fri, 21 Jul 2023 07:46:27 +0000 https://caphethubay.net/?p=104037 Vĩnh Phúc “địa linh nhân kiệt”, nơi có Tam Đảo mộng mơ kề bên xứ Phật Tây Thiên huyền diệu, Lô Giang hùng vĩ, Đại Lải biếc xanh, tháp Bình Sơn ngàn năm trầm mặc, làng gốm Hương Canh nức tiếng sứ sành, di chỉ Đồng Đậu vang bóng một nền văn minh, quán Xuân

The post Họa sĩ Quỳnh Thơm với tranh về đất và người Vĩnh Phúc appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Vĩnh Phúc “địa linh nhân kiệt”, nơi có Tam Đảo mộng mơ kề bên xứ Phật Tây Thiên huyền diệu, Lô Giang hùng vĩ, Đại Lải biếc xanh, tháp Bình Sơn ngàn năm trầm mặc, làng gốm Hương Canh nức tiếng sứ sành, di chỉ Đồng Đậu vang bóng một nền văn minh, quán Xuân Hương thấp thoáng văn chương mấy trăm năm và thủ phủ Vĩnh Yên đầy năng động… Là niềm tự hào cho nhân dân các dân tộc nơi đây, là điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương về chiêm bái. Vĩnh Phúc vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời về thăm tám lần và “đã trở thành một trong những tỉnh giàu có nhất miền Bắc” nước ta. Vẻ đẹp thiên nhiên trù phú ấy, chiều sâu văn hóa đa sắc ấy, phẩm chất con người kiên trung nhân hậu ấy… là nguồn đề tài vô tận cho sự thăng hoa cảm xúc của các văn nghệ sĩ sáng tác nên các tác phẩm để đời của mình. Đã có một họa sĩ vẽ về Vĩnh Phúc rất thành công, đó là họa sĩ Quỳnh Thơm – Hội viên Hội VHNT Vĩnh Phúc.

Như bao văn nghệ sĩ khác, Quỳnh Thơm mang nỗi khao khát dâng hiến vẽ về quê hương mình. Vẽ về Vĩnh Phúc, anh vẽ như lên đồng, vẽ như để giải tỏa cơn khát niềm yêu quê hương. Anh chính là “phu cọ” theo đúng nghĩa đen và cả nghĩa bóng. Nào có ai bắt anh vẽ đâu, có ai trả giá hời để anh “làm một hợp đồng” cầm cọ đâu, có chăng chỉ là niềm yêu mãnh liệt với đất và người Vĩnh Phúc thôi thúc anh sáng tác mà thôi.

Không Quỳnh Thơm không vẽ, Quỳnh Thơm chỉ chải lòng, chải niềm yêu với vẻ đẹp quê hương, với vẻ đẹp của thiên của đời sống vĩnh hằng như muôn năm vẫn là thế… Mấy trăm bức tranh của Quỳnh Thơm khi thể hiện hình ảnh Vĩnh Phúc, anh không dẫn dắt, không dẫn dụ, không hướng đạo mà Quỳnh Thơm khắc tạc nét đẹp của tạo vật, của con người theo cảm xúc anh cảm nhận từ sâu thẳm trái tim mình…

Quỳnh Thơm đã viết nên những bài thơ về quê hương Vĩnh Phúc bằng ngôn ngữ của màu sắc, bằng vần điệu của hình khối, bằng âm hưởng của đường nét, bằng nghệ thuật tu từ của những nét chấm phá… Bài thơ nào cũng hay, cũng xúc động lòng người. Có những bài thơ ngân vang, lan tỏa bởi những gam màu nóng, có những bài thơ dịu dàng, sâu lắng bởi những gam màu lạnh, có những bài thơ mang giai điệu hài hòa của những gam màu trung tính… tất cả đều hướng về và mang tới vẻ đẹp chân thiện mĩ của nghệ thuật hội họa đầy mê đắm, của quê hương Vĩnh Phúc đầy vẻ đẹp của sự hài hòa giàu có.

“Khi niềm yêu trỗi dậy, khi tài năng đạt đến độ chín thì đương nhiên những sản phẩm chất lượng sẽ ra đời. Quỳnh Thơm làm được điều ấy khi “phong độ” sáng tác của anh đã và đang lên đến đỉnh cao của sự nghiệp. Tôi mừng vì chi hội Mỹ thuật quê nhà có sự trở lại đầy “ngoạn mục” của Quỳnh Thơm và mong họa sĩ hãy sáng tạo, sáng tạo hơn nữa để có thêm nhiều bức tranh cho độc giả thưởng lãm. Rồi chúng ta sẽ tự hào về Vĩnh Phúc nhiều hơn, có lẽ nào không có một phần (nhỏ thôi) đóng góp của họa sĩ Quỳnh Thơm…” Những lời bộc bạch chân tình, không kém phần vui mừng ấy của nhà thơ Bùi Văn Dung, người rất nổi tiếng với các bài thơ như “Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào, Giá em đừng yêu anh…” đã chứng tỏ một điều – Tranh của Quỳnh Thơm có sức lan tỏa làm lay động lòng người là không thể chối cãi.

“Tôi đã lấy phong cảnh của quê hương làm điểm tựa, niềm tin yêu với con đường của Đảng đã chọn làm bệ phóng, con người của quê hương Vĩnh Phúc làm sức bật và sự phát triển vượt trội của quê hương Vĩnh Phúc ở mọi mặt để làm điểm đến… Đó là lý do để tôi vẽ mà không hề tính toán, không hề mệt mỏi, không hề đòi hỏi bất kể điều gì cho riêng mình. Nếu thực sự những bức tranh nhỏ bé của tôi có đóng góp một phần nào đó giúp lan tỏa hình ảnh đẹp của quê hương Vĩnh Phúc hôm nay tới bạn bè cả nước và trên thế giới thì cũng chỉ là trách nhiệm của một Văn nghệ sĩ chân chính cần phải làm với đời sống và với thời cuộc mà thôi…” Lời tâm sự khiêm tốn này đã giúp bạn bè và người yêu tranh Quỳnh Thơm hiểu rõ hơn về cái tâm, cái tài của một họa sĩ rất đáng được trân trọng trong nghề và trong lòng bạn yêu tranh khắp nơi.

Các tác phẩm văn học nghệ thuật luôn là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống, đó là điều đã được khẳng định từ rất lâu rồi. Chính vì vậy xem tranh của Quỳnh Thơm ta sẽ biết thêm về Vĩnh Phúc và tới Vĩnh Phúc sẽ hiểu thêm triết lý sáng tác tranh của Quỳnh Thơm. Diện mạo quê hương Vĩnh Phúc có thể đổi thay theo thời gian nhưng những bức tranh của Quỳnh Thơm sẽ còn mãi trong lòng người yêu tranh, đó là điều tất yếu của sự sáng tạo nghệ thuật. Chúng ta đã tin và tiếp tục hy vọng Quỳnh Thơm sẽ bung tỏa tài năng hội họa bằng các sáng tác về quê hương không chỉ ở Vĩnh Phúc mà còn ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam thân yêu này. Cũng hy vọng một ngày đẹp trời không xa được anh báo tin sẽ có tranh ở một “triển lãm quốc tế” hay chiếc thẻ Hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam… Quỳnh Thơm – Họa sĩ người Vĩnh Phúc xứng đáng với vinh dự ấy!

Lê Gia Hoài – Quỳnh Thơm

The post Họa sĩ Quỳnh Thơm với tranh về đất và người Vĩnh Phúc appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
104037
Họa sĩ Quỳnh Thơm với tranh về các con vật https://caphethubay.net/tac-gia-tac-pham/hoa-si-quynh-thom-voi-tranh-ve-cac-con-vat_103945.caphe Mon, 03 Jul 2023 03:22:43 +0000 https://caphethubay.net/?p=103945 Với lối phác họa đơn sơ mộc mạc, phương thức tạo dựng hình ảnh gần gũi thân thương, cách pha, phối màu lắng sâu tình cảm… họa sĩ Quỳnh Thơm (Hội viên chi hội Mỹ thuật Vĩnh Phúc) đã sáng tạo nên vẻ đẹp rất bắt mắt của những các con vật trong tự nhiên.

The post Họa sĩ Quỳnh Thơm với tranh về các con vật appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Với lối phác họa đơn sơ mộc mạc, phương thức tạo dựng hình ảnh gần gũi thân thương, cách pha, phối màu lắng sâu tình cảm… họa sĩ Quỳnh Thơm (Hội viên chi hội Mỹ thuật Vĩnh Phúc) đã sáng tạo nên vẻ đẹp rất bắt mắt của những các con vật trong tự nhiên. Đó là những cảm nhận ban đầu của tôi khi được chiêm ngưỡng những bức trang sống động, rất nghệ thuật của anh.
Mặc dù mới trở lại cầm cọ với tâm thế của một họa sĩ “chuyên nghiệp” nhưng không thể không công nhận rằng Quỳnh Thơm đã có những “đột phá sáng tạo” làm kinh ngạc độc giả từng yêu thích tranh của anh. Những con vật “luôn bên ta” hiện lên trong tranh của anh là những con vật rất gần gũi với đời sống của con người. Đó là những con cua, cái ốc, chàng tôm, nàng cá… gắn bó thân thiết với người dân miền thôn dã; đó có thể là những chú mèo, chú chó, anh gà, chị vịt… không hiếm gặp tại tư gia các gia đình nông thôn; cũng có thể đó là những con vật gắn bó với người dân vùng cao như con ngựa, con trâu, con bò, con dê… tất cả đều rất quen thuộc với đời sống nhân dân Việt Nam.
Dù là vẽ con vật nào Quỳnh Thơm cũng để tâm ý, tình cảm của mình hướng về, làm toát lên “cái thần, cái hồn” của giống loài mà anh định lột tả. Những con vật được Quỳnh Thơm tạo hình rất có hồn; vừa hiền lành ngoan ngoãn, vừa gần gũi dễ thương, vừa chất phác đáng yêu… “Tôi vẽ con vật bằng cảm xúc thân thương, bằng tư duy “cận cảnh” của người nông dân và chẳng theo “mô mẫu” nào, nên các con vật ấy giống như những người bạn của con người là điều đương nhiên…”. Lời tâm sự chân tình ấy của họa sĩ làm tôi liên tưởng tới lúc anh vẽ, mỗi bức tranh được anh hoàn thành như hơi thở của cuộc sống vậy…
Qua những nét cọ điêu luyện của mình, Quỳnh Thơm đã làm đẹp hơn vẻ đẹp của nông thôn Việt Nam qua các bức tranh sống động về các con vật vốn luôn là bạn của người nông dân trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Chúc mừng thành công của họa sĩ!

Lê Gia Hoài – Quỳnh Thơm

The post Họa sĩ Quỳnh Thơm với tranh về các con vật appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103945
Bâng khuâng “Phố mặn” https://caphethubay.net/tac-gia-tac-pham/bang-khuang-pho-man_103894.caphe Sat, 17 Jun 2023 15:41:50 +0000 https://caphethubay.net/?p=103894 Đại tá Nhà văn Phùng Kim Trọng – Hội viên, Chi hội trưởng Chi hội văn xuôi thuộc Hội VHNT Vĩnh Phúc là người viết văn đã thành danh trên văn đàn từ thập kỷ 90 thế kỷ trước. Nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của ông đã nhận được những giải thưởng cao quý của

The post Bâng khuâng “Phố mặn” appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Đại tá Nhà văn Phùng Kim Trọng – Hội viên, Chi hội trưởng Chi hội văn xuôi thuộc Hội VHNT Vĩnh Phúc là người viết văn đã thành danh trên văn đàn từ thập kỷ 90 thế kỷ trước. Nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của ông đã nhận được những giải thưởng cao quý của Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc, Hội Nhà văn Việt Nam và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Tiểu thuyết “Phố mặn” được NXB Hội nhà văn cấp phép năm 2016 là một trong những cuốn tiểu thuyết thành công nhất của ông khi viết về đời sống xã hội Việt Nam đương đại.

Tiểu thuyết “Phố mặn” dài 275 trang in với bố cục được phân chia làm 30 chương xoay quanh nhân vật chính (xưng tôi và là người kể chuyện) có cái tên khá hài hước Nhật Cóong. Đây là cái tên mà một nhân vật khác trong truyện đó là Miên Miên đặt cho anh ta: “…A này, từ nay em sẽ gọi anh là Nhật Cóong – Sao em lại gọi anh Nhật Cóong?… Em chợt ngĩ ra khi em cùng anh đi nhặt ống bơ. Ống bơ người ta hay gọi là cóong bơ còn gì? – Em nghĩ cho anh một tương lai thú vị nhỉ? Ừ thì, với em, anh sẽ là Nhật Cóong nhưng không được phổ biến rộng rãi đâu nhé…” Cốt truyện trong “Phố mặn” không lạ lẫm với bạn đọc. Đó là câu chuyện đời thường về “những người sống quanh ta” mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống này.

Truyện được kể theo bố cụ “vòng”, kết cấu “lặp lại thời gian” với diễn tiến các sự kiện đan lồng trong 4 cảnh, 2 tình huống. Tình huống chuyện thứ nhất tạm gọi là (gặp nhau, chung sống – chia tay, đi tìm). Mở đầu truyện nhân vật kể về cuộc sống cô đơn của mình khi vợ anh là Ánh Tuyết đột ngột mất tích, không để lại một dấu vết gì. Anh lâm vào hoàn cảnh thất nghiệp và có thể phải ra đứng đường lao động tự do, bởi trước đó anh sống hoàn toàn phụ thuộc vào “tiền của vợ”. Sau đó là những dòng hồi tưởng của anh về những ngày tháng “nồng thắm” với “người vợ chưa cưới” ấy. Đó là những tháng ngày anh không biết mình hạnh phúc hay bất hạnh bởi anh yêu vợ, được vợ chiều chuộng nhưng anh không cảm thấy được vợ yêu như một người tình thực thụ.

Tình huống chuyện thứ hai tạm gọi là (đi tìm, gặp gỡ – nối lại, chia tay và hướng về tương lai). Trên hành trình đi tìm (người vợ bị mất tích), Nhật Cóong đã phải làm rất, rất nhiều những công việc lao động chân tay từ phụ hồ, nhặc rác đến dọn dẹp nhà vệ sinh và đặc biệt anh còn phải làm cả một việc mà anh thấy “chẳng sung sướng gì” đó là nghề “đĩ đực”. Được Hà Ninh – mẹ của Miên Miên, con dâu ông Hàm giới thiệu, anh đã làm cho công ty: “Môi giới và Giới thiệu bạn tâm giao”. Khi làm cho công ty của Hà Ninh anh đã gặp được nhiều quý bà “sồn sồn” và “cực máu lửa”… Tuy nhiên có một quý bà làm anh rất đỗi trăn trở và đặt nhiều câu hỏi tự vấn, đó là Thu Đạm “Tham đụ”. Sự “cuồng nhiệt” và “mạnh bạo” của Thu Đạm cũng không thể làm Nhật Cóong quyên đi người vợ cũ của mình được. Sau một thời gian “tâm giao” với Thu Đạm, Nhật Cóong đã không được công ty của Hà Ninh trọng dụng nữa. Lý do bị sa thải là vì anh làm việc chưa được “chỉn chu” như mong đợi của khách hàng. Anh bắt đầu ra “chợ người”, ở đây anh đã gặp được một người có tên Hạ Đoái “Khoái Đụ” và anh được cô ta thuê để đến một nơi gặp hai người bí ẩn (một nam, một nữ). Tuy nhiên anh đã làm “lỡ chuyện” của Hạ Đoái và anh chính thức “mất việc”. Có thể nói đây là cảnh truyện thắt nút dẫn người đọc đến một sự tò mò rất lớn và rất muốn đọc tiếp tác phẩm. Hợp đồng kết thúc, anh có dự định về tòa soạn báo Lương Tâm Thời Đại của Hoàng Văn Văn làm việc, nhưng rồi dự định ấy không thành. Anh được ông Hàm cho mượn đất mở nhà hàng, kinh doanh ẩm thực rất phát triển và anh quyết định sống thử với Thương Anh – một cán bộ thư viện của tòa soạn báo.

Mặc dù sống với Thương Anh nhưng Nhật Cóong vẫn đi tìm Ánh Tuyết. Thật bất ngờ khi anh gặp lại Ánh Tuyết trên đường phố và biết được nguyên nhân Ánh Tuyết mất tích là do bị bắt cóc – Bị người yêu cũ bắt làm nô lệ để trả thù việc gia đình ánh Tuyết tống anh ta vào tù. Sau cuộc “dạy dỗ”, làm nát một ngón tay của trùm băng đảng xã hội đen Anh Hào, Nhật Cóóng mở thêm nhà hàng, đưa Ánh Tuyết lên chùa quy y và cuộc sống của anh với Thương Anh đã trở lại như cũ.

Câu truyện diễn ra trong khoảng thời gian khá dài (5 năm) với hai tình huống truyện có nhiều cảnh gay cấn, ly kỳ, “tươi mát”, ngộ nghĩnh, hài hước… xoay quanh bối cảnh một khu phố ở một thành phố lớn trong giai đoạn đất nước mới hội nhập. “Phố mặn” của Phùng Kim Trọng đã phản ánh chân thực đời sống, nhịp sống, cách tư duy, hành động và số phận những con người có hoàn cảnh khác nhau, từ đó làm toát lên “hiện trạng” xã hội của đất nước trong một thời kỳ phát triển mới, mà ở đó có sự giao thoa văn hóa giữa nông thôn với thành thị, giữa Việt Nam với nước ngoài, giữa những con người của thế hệ cũ với những người của thế hệ mới… trong công việc cũng như quan hệ tình cảm luôn đan chéo nhau với nhiều sự phức tạp khó lường. Có những lúc đời phố thêm “mặn chát” bởi những giọt nước mắt thất bại; có những lúc “mặn đắng” bởi sự nhục nhã, ê chề; có những lúc “mặn nồng” bởi những yêu thương…

Nhưng vượt lên trên hết mọi “éo le” mà cuộc sống với muôn nỗi phức tạp mang lại cho các nhân vật, tiểu thuyết khép lại với một cái kết khá có hậu cho tất cả: Ánh Tuyết tìm được bến đỗ nơi của Phật, Nhật Cóong trở về với gia đình và tiếp tục công việc. Một thông điệp hết sức nhân ái mà “Phố mặn” muốn chuyển tải tới bạn đọc đó là: Tình thương, tình yêu, tình người… trong cuộc sống luôn là thứ “mặn mòi”, thứ đáng để chúng ta phải phấn đấu cả đời để chất mặn ấy không nhạt phai, từ đó làm cho mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi góc phố thêm “mặn mà tình nghĩa”. Vẻ đẹp của tấm lòng, sự chân tình và tâm hồn luôn hướng thiện sẽ giúp ta chiến thắng những xấu xa, vấp ngã và vươn lên thành những nhân cách cao cả đáng được mọi người tôn trọng.

Bên cạnh cốt truyện hấp dẫn, Phùng Kim Trọng đã nâng tầm tiểu thuyết của mình đẹp hơn trong mắt bạn đọc bằng lối kể tự nhiên, mộc mạc; cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại đậm “chất phố”, mang màu sắc nghề nghiệp và tạo khả năng biệt lập tính cách để phân vai nhân vật rất rõ ràng. Trong hành trình, diễn tiến của truyện, ông rất ít dùng lời bình mà chủ yếu để các tình tiết diễn ra theo quy luật tự nhiên giúp người đọc như vừa nhìn, xem thấy một “cảnh đời” đang hiện ra trước mặt mình. Ấy là do tư duy logic của nhà văn đã đạt đến trình độ “thuận theo tự nhiên” để mỗi người đọc đều phải công nhận đó là một tiểu thuyết hay.

Tiểu thuyết “Phố mặn” ít nhân vật, ít tình huống gay cấn nhưng lại rậm chi tiết, nhiều đối thoại, mạch truyện đan xen tạo nhiều lớp lang, tác giả gửi nhiều thông điệp cuộc sống qua các tình tiết truyện, bối cảnh truyện. Điều này giúp “Phố mặn” rất được các bạn đọc đặc biệt các bạn đọc mới lập nghiệp ở các thành phố đón nhận.

L.G.H

The post Bâng khuâng “Phố mặn” appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103894
Họa sĩ Quỳnh Thơm với cỏ cây hoa lá https://caphethubay.net/tac-gia-tac-pham/hoa-si-quynh-thom-voi-co-cay-hoa-la_103803.caphe Fri, 09 Jun 2023 04:31:21 +0000 https://caphethubay.net/?p=103803 Quỳnh Thơm đâu chỉ hào hoa lãng tử với đời, với người mà còn hào hoa lãng tử với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Minh chứng rõ nhất cho nhận định ấy chính là việc anh đã tạo ra những bức trang về hoa cỏ với vẻ đẹp “khác biệt” tạo nên niềm hứng

The post Họa sĩ Quỳnh Thơm với cỏ cây hoa lá appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Quỳnh Thơm đâu chỉ hào hoa lãng tử với đời, với người mà còn hào hoa lãng tử với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Minh chứng rõ nhất cho nhận định ấy chính là việc anh đã tạo ra những bức trang về hoa cỏ với vẻ đẹp “khác biệt” tạo nên niềm hứng khởi mạnh mẽ tới các độc giả khi đến với tranh của anh. Hoa cỏ vốn mang vẻ đẹp bản thể do thiên nhiên ban tặng, nay qua nét cọ của người họa sĩ biết yêu thiên nhiên, biết trân trọng cái đẹp, đã trở nên sinh động, lung linh, huyền ảo và ẩn tàng sức quyến rũ đến mê mẩn lòng người.

Từ những chùm hoa nơi thôn dã khiêm nhường e ấp, những bông hoa nơi phố phường ngan ngát sắc hương đến những cánh hoa bung nở nơi núi rừng bát ngát hay những dãy hoa lồng lộng nắng gió ở miền biển cả bao la… đi vào tranh Quỳnh Thơm đều tỏa ngát mùi hương, rực rỡ sắc màu. Đó là những tác phẩm nghệ thuật có sức lay động tâm hồn những con người đồng điệu, biết yêu hoa, biết thưởng lãm vẻ đẹp của hoa và biết nâng niu, yêu quý vẻ đẹp “miên viễn” của thiên nhiên, của cuộc sống.

“Tôi cảm thấy rất vui, rất hãnh diện khi được nắm tay, song hành cùng mối tình đầu và cũng là người bạn đời xinh đẹp sau này, mà cô ấy lại mang tên một loài hoa (loài hoa trong trắng tinh khiết nhất trong các loài hoa, chỉ nở vào lúc chính Tý) hoa QUỲNH. Bút danh Quỳnh Thơm đến với tôi cũng từ ý nghĩa ấy mà ra. Tôi yêu Quỳnh và yêu tất thảy mọi loài hoa trên thế giới này…” Lời bộc bạch, tâm sự ấy của họa sĩ đã làm tôi thấy xúc động và hiểu ra bút danh của anh đơn giản là vì thế (…). Khi ngắm tranh của anh tôi mới nhận ra: Quỳnh là loài hoa mà anh vẽ tương đối nhiều, có lẽ chỉ sau sen. Anh vẽ Quỳnh với nhiều góc độ, nhiều tư thế, nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng toát lên trên nền các bức tranh ấy là những đóa Quỳnh rất đẹp… Có những đóa Quỳnh mộc mạc giản dị, có những đóa Quỳnh rực rỡ kiêu sa, có những đóa Quỳnh ẩn tàng huyền bí… thật sâu, thật đẹp, thật gợi cảm… Tất cả đều được dựng nên bởi một niềm yêu đầy hứng khởi, đầy say mê của một cây cọ luôn mang trong mình tình yêu Quỳnh…!

Trong khối lượng các sáng tác của mình, Quỳnh Thơm dành một phần không nhỏ để vẽ hoa sen. Sen là biểu tượng, với danh nghĩa là Quốc hoa của dân tộc Việt Nam. Quê hương Quảng Cư, Vĩnh Tường của họa sĩ là nơi trồng nhiều sen nhất đất Phủ Vĩnh, thế nên sen đi vào tranh của Quỳnh Thơm thật đẹp, vẻ đẹp thanh cao, tao nhã mà sao cuốn hút lòng người… Bên cạnh đó ta còn bắt gặp những cánh xoan như nhuộm tím mùa xuân, cánh phượng như đốt cháy mùa hạ, những bông cúc như muốn nhuộm vàng mùa thu và những đóa xuyến chi như muốn làm ta vỡ mùa đông… trong lòng người.

Có nói bao nhiêu về nghệ thuật tạo hình của Quỳnh Thơm cũng không đủ. Hãy xem, thưởng thức và cảm nhận để thấu được tình yêu mà nghệ sĩ của chúng ta thể hiện qua các tác phẩm của mình.

Lê Gia Hoài – Quỳnh Thơm

          

The post Họa sĩ Quỳnh Thơm với cỏ cây hoa lá appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103803
Họa sĩ Quỳnh Thơm với chân dung & nhân vật https://caphethubay.net/tac-gia-tac-pham/hoa-si-quynh-thom-voi-chan-dung-nhan-vat_103742.caphe Tue, 06 Jun 2023 06:54:38 +0000 https://caphethubay.net/?p=103742 Con người là trung tâm của vũ trụ, trung tâm của sự sống và của sự sáng tạo. Sáng tác văn học nghệ thuật cũng không nằm ngoài mục đích cốt lõi, nhân bản ấy. Tranh của họa sĩ Quỳnh Thơm – Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Phúc đã thể hiện, phát huy

The post Họa sĩ Quỳnh Thơm với chân dung & nhân vật appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Con người là trung tâm của vũ trụ, trung tâm của sự sống và của sự sáng tạo. Sáng tác văn học nghệ thuật cũng không nằm ngoài mục đích cốt lõi, nhân bản ấy. Tranh của họa sĩ Quỳnh Thơm – Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Phúc đã thể hiện, phát huy một cách tích cực hình ảnh và giá trị tuyệt vời của con người bằng những “họa pháp” cơ bản và sự sáng tạo hết sức khoáng đạt mang đậm dấu ấn cá nhân của một cây cọ tài hoa, luôn say đắm với nghệ thuật thị giác. “Con người” hay nói cách khác là các nhân vật hội họa đi vào tranh của Quỳnh Thơm là những nhân vật đại diện cho số đông, cho những lớp người đang hiện diện trong cuộc sống đương đại. Đó có thể là một em bé, lão nông, người phụ nữ, thanh niên, văn nghệ sĩ, nhà khoa học, thương nhân hay các chính khách… Các nhân vật ấy xét ở góc độ tình cảm hay góc độ hiện thực, đều là những người ẩn tàng một vẻ đẹp nào đó đã làm cho họa sĩ có những rung cảm từ trái tim, có những thổn thức trong tâm hồn để rồi anh không thể không cầm cọ, pha màu, dựng toan và sáng tạo nên các tác phẩm tranh với chất lượng nghệ thuật rất sâu sắc và tràn đầy ý nghĩa. “Hơn 40 năm cầm cọ tạo ra rất nhiều tác phẩm có giá trị cả về tinh thần lẫn vật chất, nhưng tôi chưa thấy ai có niềm đam mê, hăng say và nhiệt huyết vẽ tranh như họa sĩ Quỳnh Thơm. Tôi vẽ chân dung rất nhiều, nhưng chủ yếu vẽ về Phụ nữ, còn Quỳnh Thơm lại rất đa dạng về mảng đề tài này. Đặc biệt chân dung vẽ các chính khách của anh thì thực sự đã là các “bức tranh để đời của anh rồi!”. Lời nhận xét chân tình và đầy cảm mến của họa sĩ “lão làng” Vi Quốc Hiệp (Đà Lạt – Lâm Đồng) ấy đã chứng tỏ một điều không thể chối cãi – Tranh chân dung của họa sĩ Quỳnh Thơm với vẻ đẹp dung dị, gần gũi, lãng mạn, chân thật, thực sự đã là những bức tranh “quốc dân” có khả năng truyền cảm hứng sâu sắc đến các độc giả yêu môn nghệ thuật này! Cà phê thứ bảy xin trân trọng giới thiệu một số bức chân dung do Quỳnh Thơm sáng tác gần đây nhất!

Lê Gia Hoài – Quỳnh Thơm

The post Họa sĩ Quỳnh Thơm với chân dung & nhân vật appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103742
Họa sĩ Quỳnh Thơm với tranh phong cảnh https://caphethubay.net/tac-gia-tac-pham/hoa-si-quynh-thom-voi-tranh-phong-canh_103732.caphe Mon, 05 Jun 2023 02:24:22 +0000 https://caphethubay.net/?p=103732 Họa sĩ Quỳnh Thơm – Người làng Quảng Cư, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là một “cây cọ” đa tài, đa năng, đa diện. Anh vẽ tất cả những gì mình nhìn thấy, mình rung động, mình có xúc cảm. Cái hồn trong các bức tranh của anh mang đậm dấu ấn của sự

The post Họa sĩ Quỳnh Thơm với tranh phong cảnh appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Họa sĩ Quỳnh Thơm – Người làng Quảng Cư, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là một “cây cọ” đa tài, đa năng, đa diện. Anh vẽ tất cả những gì mình nhìn thấy, mình rung động, mình có xúc cảm. Cái hồn trong các bức tranh của anh mang đậm dấu ấn của sự lãng mạn, tình yêu thương và tinh thần nhân văn sâu sắc. Sau thành công với 3 triển lãm: “Cảm xúc Vĩnh Tường”, “Sắc Xuân Vĩnh Tường” “Sáu mươi năm Bác Hồ với Vĩnh Phúc” anh tiếp tục dàn cọ trên các chất liệu Sơn dầu acrylic, mực nho và than chì… để tiếp tục cho ra đời các tác phẩm tranh mang đậm phong cách cá nhân của mình. Cà phê thứ bảy trân trọng giới thiệu tới quý độc giả yêu tranh các tác phẩm Quỳnh Thơm vẽ về phong cảnh. Trước tiên là những bức tranh về cảnh làng quê trung du Bắc Bộ, nơi gắn liền với tuổi thơ và cuộc sống của anh, gia đình anh, sau đó là cảnh sắc của tất cả các nơi anh từng đặt chân đến: Thủ đô Hà Nội, núi đồi vùng cao, cánh đồng vùng đồng bằng, cảnh biển mênh mông… Cảnh sắc trong tranh của anh có lúc thật nhẹ nhàng tinh tế, có lúc lại sống động rực rỡ, đôi khi là những cảnh mang đậm sắc thái của tâm trạng… Tất cả đều được Quỳnh Thơm diễn tả bằng “họa pháp” của một cây cọ chuyên nghiệp đầy niềm đam mê và ý thức sẵn sàng cống hiến cho nghệ thuật.

Lê Gia Hoài – Quỳnh Thơm

The post Họa sĩ Quỳnh Thơm với tranh phong cảnh appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103732
“DK mùa biển gọi” và những “cuộc hành quân” nơi đầu sóng https://caphethubay.net/tac-gia-tac-pham/dk-mua-bien-goi-va-nhung-cuoc-hanh-quan-noi-dau-song_103324.caphe Thu, 12 Jan 2023 02:08:37 +0000 https://caphethubay.net/?p=103324 Ấy là tôi đang nói về tập ký sự “DK mùa biển gọi” dày 275 trang do NXB Văn học ấn hành vào tháng 01/2022 của nhà báo Nguyễn Thị Thanh Vĩnh, phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc. Tập ký sự là kết quả của hai lần tác nghiệp tại Trường

The post “DK mùa biển gọi” và những “cuộc hành quân” nơi đầu sóng appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Ấy là tôi đang nói về tập ký sự “DK mùa biển gọi” dày 275 trang do NXB Văn học ấn hành vào tháng 01/2022 của nhà báo Nguyễn Thị Thanh Vĩnh, phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc. Tập ký sự là kết quả của hai lần tác nghiệp tại Trường Sa của chị: lần thứ nhất vào trung tuần tháng Tư năm 2018; Lần thứ hai (từ ngày 29/12/2019 đến 13/01/2020).

Cả tập ký dày dặn với 3 thiên ký sự dài kỳ và 5 ký sự ngắn. Trừ thiên ký sự “Biên cương mùa hoa nở” viết về vùng đất, cuộc sống của các chiến sỹ biên phòng thuộc tỉnh Lào Cai thì 7 ký sự còn lại đều viết về cuộc sống, chiến đấu, lao động và học tập của cán bộ và chiến sỹ trên các đảo, các nhà dàn DDK1và thềm lục địa của Tổ quốc.

Ký sự “Tổ quốc từ ngọn sóng Trường Sa” là thiên ký sự dài nhất với 14 kỳ, làm nên 80 trang sách và ký sự “DK mùa biển gọi” có 7 kỳ, dày 51 trang sách, là hai ký sự dài nhất trong tuyển tập. Ngoài ra là các ký sự: “Gặp thầy giáo trẻ nơi đầu sóng”; “Những người nằm lại phía chân trời”; “Chúng tôi tác nghiệp ở Trường Sa”; “Gặp những người lính biển kiên trung”; “Bức thư gửi người giữ biển”, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.

Những cuộc hành quân về với biển đảo quê hương đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng nhà báo Thanh Vĩnh. Bắt đầu là niềm “háo hức”, cái háo hức của người được ra Trường Sa tác nghiệp, được “tắm mình” với bộn bề sóng gió trên đại dương mênh mông. Với tâm thế “Mang ra tình cảm, mang về niềm tin”, “được tham gia đợt thi đua “Mười ngày đêm hành động vì biển đảo quê hương” do đoàn công tác phát động” đã làm chị và các đồng nghiệp tỉnh bạn không sao kìm nén được sự phấn trấn trong lòng.

Sau háo hức là niềm “hân hoan”. Không hân hoan sao được, khi đón nhận những tình cảm rất trọng thị, nồng ấm, đầy tình nghĩa từ các lãnh đạo Quân chủng Hải quân đến các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo, các nhà dàn DK – Những nơi đoàn công tác đến thăm. Hơn thế nữa là cảm xúc “ngỡ ngàng”. Ấy là sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên, của biển đảo quê hương: “từ cầu cảng nhìn vào, thị trấn đảo Trường Sa lung linh, huyền ảo, đẹp không kém bất cứ công viên xanh nào trên đất liền…”; ngỡ ngàng trước tâm hồn, tình cảm và nghị lực phi thường của những con người “đã tự nhận về mình những gian khó thiếu thốn, hiểm nguy… sắn sàng chiến đấu hy sinh, bảo vệ sự bình yên… của Tổ quốc”.

Đó còn là niềm “xúc động” khi được gặp gỡ, tiếp xúc, trò chuyện với bao tấm gương điển hình cho những hy sinh “cao cả mà thầm lặng” của những con người “bình dị mà anh hùng” nơi ngày đêm chỉ có sóng và gió. Thật nghẹn ngào khi chứng kiến việc: nhỡ cưới, hoãn cưới, cưới muộn, cưới mà vắng mặt chú rể hoặc khi về nghỉ phép con nhỏ không nhận cha hay phải chịu tang cha mẹ ngoài đảo xa… của các chiến sĩ nơi đây. Sự xúc động ấy đã biến thành niềm “rưng rưng” khi nhà báo được tiếp xúc với: Lê Mạnh Hùng, Bùi Văn Nhượng, Vũ Đình Hòa là con em quê hương Vĩnh Phúc – đang làm nhiệm vụ trên đảo Trường Sa. Cao hơn nữa là niềm “cảm phục” và “tin yêu” trước hình ảnh “Chiến sĩ anh, chiến sĩ em” Nguyễn Đình Nhật – Nguyễn Đình Đức “chung khúc quân hành”; thầy giáo Nguyễn Ngọc Hạ – Một trong 42 tấm gương giáo viên ưu tú được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh năm 2018…

Qua tập ký sự đã thể hiện rõ sự chuyên nghiệp và tài năng viết phóng sự của nhà báo Thanh Vĩnh. Các kỹ năng lên ý tưởng, chọn nhân vật phản ánh, phỏng vấn, sử dụng giọng văn trần thuật, chêm xen từ ngữ hài hước, thuật ngữ khoa học… đều thể hiện sự nhạy cảm, sự tinh tế và kiến thức sâu sắc của một người làm báo đầy kinh nghiệm.
Trong tuyển tập “DK mùa biển gọi” nhà báo Thanh Vĩnh không chỉ xuất hiện với tư cách một phóng viên tác nghiệp thực địa mà chị còn là:

Một nhà văn với khả năng sử dụng bút pháp kể, tả, cảm đầy khúc triết, mạch lạc. Nhịp văn, hình văn trong ký của chị đẹp đến nao lòng: “Trong ánh biển đêm mờ ảo, tất cả, tất cả đang hướng lên tàu, cùng say sưa vỗ tay, say sưa hát, hát liền mạch, hát không ngừng từ bài này sang bài khác… Đại dương thăm thẳm như lòng người thẳm sâu niềm thương nhớ. Và tàu chúng tôi đi trong miên man nhớ thương”.

Một nhà thơ lãng mạn với khả năng lập tứ, chuyển vận tài hoa: “Trên cao, khi ấy/ Trời nôn nao xanh/ Nắng chói rực/ Biển thăm thẳm/ Trên boong tàu, bàn thờ liệt sĩ với lễ vật đã được chuẩn bị chu toàn/ Dòng hoa thắm đỏ mang dòng chữ vàng ngợi: “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ””.

Một họa sĩ phóng túng với cách phối màu đa diện, đa sắc gợi những suy tưởng bay bổng cho người xem: “…Gió rát mặt. Biển cuồn cuộn sóng lừng. Con tàu gần 800 tấn trọng tải không ngừng chao lắc. Sóng đánh rào rào, trùm qua mũi tàu, tung bọt trắng xóa…

Một ca sỹ với chất giọng “nữ cao” trong sáng, đầy nội lực và sức truyền cảm vô biên. Gần như các bài hát nổi tiếng về biển, đảo, lính hải quân… đều được chị điểm dẫn rất khéo léo trong mỗi bài ký.

Một nhà nghiên cứ với khả năng tìm hiểu, khám phá rất sâu sắc, chi tiết, rõ ràng. “DK là chữ cái đầu viết tắt của cụm từ “Dịch vụ – Khoa học kỹ thuật”, được hiểu như một công trình phục vụ mục đích dân sự trên biển.”

DK mùa biển gọi” – Một tập ký rất đáng đọc bởi nội hàm trong đó mang rất nhiều thông điệp: về chủ quyền thiêng liêng của biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; về sức mạnh của Hải quân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; về niềm tự hào và gắn bó máu thịt của mỗi người dân Việt Nam với Trường Sa, Hoàng Sa thân yên… Cảm ơn nhà báo Thanh Vĩnh với những “cuộc hành quân” nơi đầu sóng đầy ấn tượng và đã mang lại cho người đọc “từ đây, trong nỗi nhớ đời mình, luôn có một nỗi nhớ mang tên DK… thân yêu”, “Trường Sa thân yêu”!

The post “DK mùa biển gọi” và những “cuộc hành quân” nơi đầu sóng appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103324
“Dòng Lô xanh thẳm” của nhà văn Đỗ Hàn https://caphethubay.net/tac-gia-tac-pham/dong-lo-xanh-tham-cua-nha-van-do-han_103320.caphe Thu, 12 Jan 2023 02:01:09 +0000 https://caphethubay.net/?p=103320 “Dòng Lô xanh thẳm” là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Đỗ Hàn (sau khi nhà văn đã cho ra đời 2 tập thơ, 6 tập truyện). Tiểu thuyết được NXB Hội Nhà Văn ấn hành vào quý III năm 2021. Với độ dày hơn 350 trang in, xoay quanh cuộc đời và sự

The post “Dòng Lô xanh thẳm” của nhà văn Đỗ Hàn appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
“Dòng Lô xanh thẳm” là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Đỗ Hàn (sau khi nhà văn đã cho ra đời 2 tập thơ, 6 tập truyện). Tiểu thuyết được NXB Hội Nhà Văn ấn hành vào quý III năm 2021. Với độ dày hơn 350 trang in, xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn (thế kỷ XV) người Sơn Đông Lập Thạch, Vĩnh Phúc ngày nay.

Về kết cấu tiểu thuyết được viết theo kiểu chương hồi, trong tiểu thuyết có chín chương và phần vỹ thanh. Mỗi chương đều được đặt nhan đề và tác giả trích hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Trãi làm tựa dẫn. Phần vỹ thanh, tác giả thể hiện những tâm tư, tình cảm, cảm xúc của mình về quá trình tìm tư liệu lịch sử, đi điền giã để hoàn thành cuốn tiểu thuyết lịch sử này.

Nếu thời gian của tiểu thuyết kể về bảy ngày cuối cùng của Trần Nguyên Hãn sau khi cáo quan về ở làng Đa Cai, trang Sơn Đông, huyện Lập Thạch, phủ Tam Đới, thì không gian của tiểu thuyết lại là diễn biến sâu rộng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi đứng đầu đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, dựng nên triều đại “Lê Sơ” đầu thế kỷ XV.

Nhân vật trong tiểu thuyết “Dòng Lô xanh thẳm” được xây dựng không theo tuyến: chính diện – phản diện; tích cực – tiêu cực; địch – ta hay tốt – xấu, mà tác giả xây dựng thành bộ ba nhân vật đứng song hành cùng vận động theo các sự kiện trong truyện. Bộ ba nhân vật trong tiểu thuyết gồm; Cả Pheo – Hai Hãn – Ba Giản. Các nhân vật có những điểm chung và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong toàn bộ diễn tiến của các sự kiện trong truyện. Họ là anh em kết ngĩa, cùng quê, cùng trang lứa, cùng chí hướng và cùng tham gia chiến đấu trên nhiều mặt trận chống kẻ thù đô hộ. Tuy nhiên mỗi nhân vật lại có những nét tính cách riêng tạo nên bản sắc khác biệt của từng người. Cả Pheo là một hộ tướng đầy dũng khí, sống cương trực ngay thẳng, chiến đấu dũng cảm, luôn theo sát bên cạnh Trần Nguyên Hãn trong từng trận đánh và trong cả quá trình chiến đấu, mang đến những thắng lợi quyết định của cuộc khởi nghĩa. Bên cạnh đó chúng ta thấy Ba Giản lại có tính cách trầm mặc, sống nội tâm, khép mình. Nhiệm vụ của Ba Giản là ghi chép các sự kiện diễn ra ở trang Sơn Đông và bảo vệ gia đình vợ cả của Trần Nguyên Hãn. Hình tượng nhân vật Ba Giản giống như hình ảnh của một quan văn, một quân sư bên cạnh chủ tướng. Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết là Hai Hãn – Lĩnh chức Tư đồ (1424-1425), chỉ huy giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Xung chức Thái uý, chỉ huy bao vây Đông Quan, công phá thành Xương Giang và chặn đường tiếp tế của quân Minh trong chiến dịch Chi Lăng-Xương Giang (1427). Trước khi Lê Lợi xưng Vương (1428), trong cuộc bình công và mừng chiến thắng giặc Minh, được vinh danh và phong chức Tả Tướng Quốc. Trần Nguyên Hãn một người có sức mạnh của một vị đại tướng thượng thặng, có trí tuệ anh minh, siêu việt. Ông lập mưu, tính kế làm quân tướng dưới trướng vô cùng bái phục và nhất nhất tuân theo, ông sung trận chiến đấu làm kẻ thù khiếp vía, nhận thất bại thảm hại, hoặc phải đầu hàng hoặc phải bỏ mạng. Bộ ba nhân vật trong tiểu thuyết vừa có những hoạt động độc lập, vừa có sự gắn bó mật thiết tạo ra các hướng lan tỏa tình tiết từ đầu đến cuối tiểu thuyết.

Hình tượng “Dòng Lô” là hình tượng có ý nghĩa biểu trưng cho tư tưởng, tình cảm, ý chí và khát vọng của nhân vật chính Trần Nguyên Hãn. Dòng Lô xanh trong, êm đềm, hiền hòa là nhân chứng, chứng kiến toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp lẫy lừng của Trần Nguyên Hãn từ khi sinh ra, lớn lên, khởi nghĩa ở rừng Thần, theo Bình Định Vương Lê Lợi ở Lam Sơn, Thanh Hóa dành những chiến công hiển hách và gửi thân mình vào dòng sông quê hương. Dòng Lô cũng là nhân vật tư tưởng để tác giả gửi gắm những thông điệp về nhân sinh quan, thế giới quan của mình xung quanh những vấn đề thuộc về lịch sử đất nước đầu thờ “Lê Sơ”.

Những sự kiện lịch sử trong tiểu thuyết được nhà văn tìm hiểu, nghiên cứu, biên khảo một cách công phu và tỉ mỉ. Từ những sự kiện lớn như quá trình hình thành, phát triển, thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đến những tình tiết nhỏ như các sự việc liên quan đến từng nhân vật, từng trận đánh… đều được tác giả kể lại với một bút pháp rất tươi mới, sáng tạo, mang đậm dấu ấn của văn chương hiện đại. Tác giả không đưa ra những nhận định, bình xét về các sự kiện lịch sử mà chỉ lấy các sự kiện lich sử ấy làm nền để xây dựng hình tượng nhân vật, làm sáng rõ vẻ đẹp tư tưởng của nhân vật, từ đó giúp người đọc thấy được giá trị đích thực của hình tượng anh hùng Trần Nguyên Hãn.

Viết tiểu thuyết lịch sử, đặc biệt là viết về một danh tướng với những chiến công hiển hách như Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn, nhà văn đã khéo đan lồng những sự kiện có thật trong lịch sử đã tồn tại 600 năm, được ghi chép theo dạng chính biên với những sự kiện thuộc huyền sử được lưu truyền trong dân gian theo dạng truyền thuyết, truyền miệng. Đọc lên ta thấy giống như đang được thưởng thức các tác phẩm sử thi hòa lẫn với truyền thuyết, cổ tích của văn học cổ Việt Nam. Không những vậy nhà văn còn biết kết hợp hài hòa lối viết đan xen giữa cổ điển và hiện đại.
Nếu nội dung của tác phẩm là các vấn đề lịch sử đã được ghi nhận thì giọng điệu lại mang hơi thở của thời đại mới với những kiến giải và cách xây dựng hình tượng nhân vật rất mới mẻ. Điều này thể hiện rất rõ qua việc khắc họa tư tưởng của Trần Nguyên Hãn trong việc xây dựng chính quyền “thân dân, gần dân và vì dân…” giống như tư tưởng của Đảng ta trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay. Sự kết hợp hài hòa ấy là sự sáng tạo rất riêng của nhà văn làm cho câu chuyện diễn ra vừa mạch lạc, vừa gây hứng thú cho người đọc. Bên cạnh đó tác giả cũng rất thành công với cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hoạt khéo léo. Ngôn ngữ kể gọn, xúc tích, nhiều thông điệp, ngôn ngữ tả giàu hình ảnh, ngôn ngữ đối thoại nhiều triết lý, thể hiện rõ tính cách từng nhân vật.

Qua tiểu thuyết “Dòng Lô xanh thẳm” chúng ta thêm một lần được chiêm bái một trong những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước của cha ông. Cũng từ đây giúp ta yêu thêm vẻ đẹp hào hùng của lịch sử dân tộc và thêm kính trọng với các danh nhân lịch sử văn hóa của đất nước.

The post “Dòng Lô xanh thẳm” của nhà văn Đỗ Hàn appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103320
Tiếng vọng từ “lời Bác lời non sông” https://caphethubay.net/tac-gia-tac-pham/tieng-vong-tu-loi-bac-loi-non-song_103316.caphe Thu, 12 Jan 2023 01:52:31 +0000 https://caphethubay.net/?p=103316 Tập thơ (Lời Bác lời non sông) của nhà thơ Lỗ Trọng Bường – Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc được NXB Hội Nhà văn ấn hành vào quý I/2022. Đây là tập hợp của 45 bài thơ viết về hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những lần về thăm,

The post Tiếng vọng từ “lời Bác lời non sông” appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Tập thơ (Lời Bác lời non sông) của nhà thơ Lỗ Trọng Bường – Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc được NXB Hội Nhà văn ấn hành vào quý I/2022. Đây là tập hợp của 45 bài thơ viết về hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những lần về thăm, nói chuyện với cán bộ Đảng viên và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; cũng như tình cảm vô cùng to lớn của cán bộ, nhân dân Vĩnh Phúc dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Trong tập thơ tác giả đã dày công nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu để viết, để khắc họa hình ảnh Chủ tịch Hồ chí Minh với những câu nói, những lời dạy hết sức ân cần thiết thực với cán bộ và nhân dân Vĩnh Phúc. Câu nói nổi tiếng của Bác vào ngày 2/3/1963 trước 16.000 cán bộ, Đảng viên, nhân dân và bộ đội trong cuộc mít tinh chào mừng Bác tại vườn hoa thị xã Vĩnh Yên: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở Miền Bắc nước ta” đã được tác giả đặt in trang trọng trên đẫu mỗi trang sách.

Hình ảnh “Bác lên Tảm Đảo, Bác về xông đất, Lai Sơn ngày ấy Bác về, Lời Bác dạy…” là những hình ảnh vô cùng xúc động khi tác giả đã khắc họa một cách rõ nét và rất tinh tế về vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nhưng rất đỗi thân thương trìu mến của Bác khi về với nhân dân Vĩnh Phúc thân yêu. Hình ảnh Bác hiện lên chủ yếu qua những lời dạy của Người với nhân dân: “Lời Bác là khúc ca dao/ Là câu tục ngữ dệt vào non sông/ Lời Bác chỉ lối dẫn đường/ Nông thôn no ấm, phố phường đẹp tươi”. (Lời Bác). Những lời căn dặn của Người như kim chỉ nam hành động cho mỗi cán bộ lãnh đạo cũng như nguồn sức mạnh to lớn tiếp sức cho mỗi người dân tiến lên phía trước chinh phục những khó khăn gian khổ để đi đến thắng lợi trọn vẹn. “Bác thăm nhà ở bếp ăn/ Bác dặn cán bộ, công nhân ân cần/ Khôi phục đất nước vươn tầm/ Gạt tấm đổ nát hoang tàn chiến tranh”. (Bác lên Tam Đảo) “Tổ đổi công dân phải vào/ Xây nông thôn mới giúp dân xóa nghèo”. (Bác về xông đất) “Bác khen cán bộ đi đầu/ Trẻ, già, trai, gái thi nhau cùng làm/ Làm ăn khấm khá, giỏi giang/ Hợp tác kiểu mẫu nhiều đoàn đến thăm” (Lai Sơn ngày ấy Bác về).

Bên cạnh hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị, ân cần với những lời dạy bảo chân tình mà hết sức sâu sắc đã ngấm vào tâm tư duy, suy nghĩ mỗi người dân Vĩnh Phúc thì trong tuyển tập “Lời Bác lời non sông” còn là những tình cảm kính trọng, yêu thương chân thành của mỗi người dân Vĩnh phúc dành cho vị lãnh tụ kính yêu của đất nước, dân tộc mình. “Trái tim rộng lớn bao la/ Tình yêu là bạn là cha muôn nhà/ Là sao Khuê sáng Ngân Hà/ Thân thương vĩ đại đậm đà vĩ nhân” (Cha của muôn nhà). Mỗi người dân quê hương Vĩnh Phúc anh hùng đều cảm thấy rất đỗi vinh dự và tự hào khi được làm công dân dưới thời đại của Người. Mặc dù Bác đã đi xa nhưng những nỗi nhớ thương Bác vẫn luôn thường trực trong trái tim của mỗi người dân nơi đây. “Điển hình miền Bắc nước ta/ Vinh dự được đón cha già về thăm/ Bác dặn trồng cây phải chăm/ Toàn dân ghi nhớ chuyến thăm của Người” (Lạc Trung nhớ Bác). Không chỉ là nỗi nhớ thương mà còn là lòng biết ơn sâu sắc những công ơn to lớn của Bác dành cho quê hương, người dân Vĩnh Phúc. “Vĩnh Phúc đâu cũng xanh tươi/ Làm theo lời Bác người người trồng cây/ Mùa vàng quả chín vàng sây/ Dâng hương ngào ngạt lòng đầy nhớ ơn” (Ơn Người).

Nỗi niềm nhớ thương ấy, lòng biết ơn sâu sắc ấy đã biến thành hành động để các Cấp ủy và nhân dân hôm nay tiến lên xây dựng Vĩnh Phúc trở nên “giàu có, phồn vinh” như lúc sinh thời Người hằng nhắc nhớ. Trong bài thơ (Vĩnh Phúc làm theo lời Người) nhà thơ Lỗ Trọng Bường đã thể hiện rõ nét những thành công của Đại Hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ III vào ngày 16/07/1963. Hãy đọc khổ thơ này để thấy rõ niềm vui, niềm hân hoan của toàn Đảng, toàn dân khi lĩnh hội được ý kiến của Bác để xây dựng Vĩnh phúc ngày càng phát triển. “Làm tốt Đại Hội thành công/ Đó là ý Bác non sông mong chờ/ Bác ơi từ đó đến giờ/ Giương cao ngọn cờ Vĩnh Phúc đi lên”. Thật tự hào khi Vĩnh Phúc hôm nay đã là một trong những ngọn cờ đầu trong phát triển trên đất nước ta!

Học tập và làm theo Bác, mỗi tổ chức đoàn thể, mỗi Đảng viên, mỗi người dân Vĩnh Phúc có cách làm riêng thể hiện sự năng động, sáng tạo vốn có của người Vĩnh Phúc để từ đó đạt được những kết quả cao nhất trong công việc. Nếu (Yên Lạc làm theo lời Bác) là hình ảnh một miền quê yên ả, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc nhờ chương trình “Nông thôn mới”:“Năm mươi năm Bác đi xa/ Những lời Bác dạy mãi là nước non/ Trồng cây xanh xóm xanh làng/ Xây nông thôn mới đời càng ấm no”, thì (Một đời học Bác) lại là hình ảnh người mẹ già làm công việc buôn bán phế liệu đã quyết tâm thực hiện lời Bác dạy theo một cách rất riêng và mẹ đã thành công, mẹ đã nuôi ba con của mình thành tài: “Sắt, nhôm, đồng, nhựa, ni lông/ Ai có phế liệu bán không? Mua nào…/ Học Bác mẹ cố vượt lên/ Phải cần phải kiệm kế bền tương lai…/ Mẹ thường hay nói câu này/ Già đây học Bác từ ngày còn thơ”. Một cách thể hiện hình ảnh rất mộc mạc mà sự lan tỏa lại vô cùng to lớn. Có thể nói nhà thơ đã rất may mắn khi được sống và viết bên cạnh những tấm gương cao quý mà bình dị như vậy.

Bên cạnh sự thành công về chủ đề “Học tập và làm theo lời Bác” thì tuyển tập (Lời Bác lời non sông) cũng đã một phần khắc dấu vào lòng người đọc về những giá trị nghệ thuật, thể hiện năng lực sáng tạo khá độc đáo của tác giả. Thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam được tác giả sử dụng một cách nhuần nhuyễn, chau truốt kết hợp hệ thống thi ảnh mộc mạc giản dị và khả năng tả, cảm hết sức tinh tế đã làm mỗi người đọc cảm thấy hứng thú khi tiếp cận với tác phẩm. Mong rằng, với cảm hứng đã có và với tình cảm thiêng liêng, đặc biệt của người Vĩnh Phúc dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, nhà thơ Lỗ Trọng Bường sẽ tiếp tục cho ra đời những bài thơ hay hơn nữa về Bác Hồ trong tương lai.

The post Tiếng vọng từ “lời Bác lời non sông” appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103316
“Gió làng” và những câu chuyện thôn quê thời hậu chiến https://caphethubay.net/tac-gia-tac-pham/gio-lang-va-nhung-cau-chuyen-thon-que-thoi-hau-chien_103313.caphe Thu, 12 Jan 2023 01:40:54 +0000 https://caphethubay.net/?p=103313 Ai đã từng xem các bộ phim truyền hình “Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ” của đạo diễn Trần Phương; “Gió qua miền tối sáng” của Phạm Thanh Phong; “Gió làng Kình” của Nguyễn Hữu Phần và Bùi Thọ Thịnh, đều liên tưởng tới nội dung cuốn tiểu thuyết “Gió làng” – Tác phẩm

The post “Gió làng” và những câu chuyện thôn quê thời hậu chiến appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Ai đã từng xem các bộ phim truyền hình “Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ” của đạo diễn Trần Phương; “Gió qua miền tối sáng” của Phạm Thanh Phong; “Gió làng Kình” của Nguyễn Hữu Phần và Bùi Thọ Thịnh, đều liên tưởng tới nội dung cuốn tiểu thuyết “Gió làng” – Tác phẩm đã đưa nhà văn Phùng Kim Trọng (Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc) lên hàng “các nhà văn lớn” của tĩnh Vĩnh Phúc những năm đầu thế kỷ XXI.

Có thể là hình ảnh về sách

Thực không ngoa khi nói như vậy, bởi tiểu thuyết “Gió làng” – Một ấn phẩm “tâm lý xã hội” đặc sắc, dày 242 trang do NXB Phụ Nữ ấn hành quý I/2008 đã nhận 3 giải thưởng văn học danh giá sau khi được phát hành. Đó là giải B cho sáng tác thuộc lĩnh vực văn học năm 2008 của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Giải A cuộc thi “Viết về nông dân, nông thôn thời kỳ đổi mới” do Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Phúc phát động; Giải C, giải thưởng văn học 5 năm cho các đóng góp của các văn nghệ sĩ Vĩnh Phúc (2005 – 2010).

Có thể nói “Gió làng” là tiểu thuyết không mới về thể tài, không đột phá về kỹ thuật nhưng nó để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc bởi tính thời sự rất nóng hổi của xã hội Việt Nam thời kỳ hậu chiến, bắt đầu công cuộc đổi mới của Đảng và chính phủ cuối thế kỷ XX. Không gian nghệ thuật của tiểu thuyết là làng Ngô Xá (ngôi làng ước lệ) của một miền quê vùng trung du Vĩnh Phú cũ (nay là tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ), nơi có dòng họ Phạm được chia ra làm hai nhánh khác nhau. Đó là nhánh Phạm Ngọc với người đứng đầu là Phạm Túc (nhân vật chính) và nhánh Phạm Đình với người đứng đầu là Phạm Đình Quỳ. Mọi truyện vui buồn, vinh nhục của các nhân vật đều liên quan đến cuộc cạnh tranh khốc liệt về mọi mặt của hai nhánh dòng họ Phạm này.

Mở đầu câu chuyện là hình ảnh Phạm Túc ngồi suy tưởng về cuộc đời đầy cơ cực nhọc nhằn của mình từ lúc còn nhỏ, bị đày đọa hắt hủy vì là con trai của một địa chủ có tiếng giàu có trong làng. Túc đau đớn vì phải sớm cô đơn trong cuộc đời do cha mẹ bị cách mạng xử tử; thật vui sướng và hạnh phúc khi được cô gái tên Đào là thành phần “bần nông chính hãng” yêu thương và ngỏ ý muốn làm vợ; đau đớn đến cùng cực khi biết tin con gái đầu lòng Phạm Hậu không phải con của mình; hạnh phúc đến nghẹn ngào khi sinh ra Phạm Thành – quý tử chống gậy trước khi “sản xuất” ra ba cô con gái nữa sau Hậu. Túc chịu thương chịu khó, không nề hà việc gì để quyết tâm thoát nghèo và trở nên giàu có. Cuộc chiến đấu và những mưu tính hết sức chi tiết, thiết thực, hiệu quả đã làm Túc trở thành một “ông chủ làng quê” với của ăn của để làm nhiều người phải ngưỡng nể. Đó là diễn tiến của “Gió làng”. Kết thúc truyện là cái chết của con trai Túc – Phạm Thành do ăn chơi đua đòi mà nhiễm phải căn bệnh thế kỷ HIV – AIDS. Nỗi đau quá lớn đã làm Phạm Túc tưởng như không thể sống nổi nhưng rồi được sự động viên của các con gái, con rể Túc đã vượt qua. Kết cấu tiểu thuyết theo kiểu đầu cuối tương ứng như vậy làm cho sự háo hức của người đọc tăng lên gấp bội.

“Gió làng” đã phản ánh một cách đầy đủ và sinh động về đời sống nông thôn Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX. Những ngọn gió từ Hải ngoại thổi về Việt Nam, những ngọn gió từ thành thị thổi về nông thôn đã làm thay đổi, biến dạng những nếp nghĩ, nếp sống của một bộ phận không nhỏ giới trẻ thời mở cửa. Cuộc đời Phạm Túc là hiện thân của những mảng đời, những số phận đã từng đi qua bao nhiêu giông bão của lịch sử đất nước, từ cải cách ruộng đất đến cải cách Tư sản rồi đổi mới nền kinh tế từ Bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở đất nước ta. Có thể thấy đời sống vật chất của nhân dân đã thay đổi và kéo theo đó là các giá trị văn hóa cũng thay đổi theo. Tình làng nghĩa xóm, giá trị đạo lý… cũng bị thay đổi do sự chi phối của đời sống vật chất ngày càng tăng lên.

Chúng ta hãy tìm đọc “Gió làng” để thấy được những tác động tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường mang lại từ đó rút ra cho mình những bài học về lẽ sống ở đời. Thông điệp mà “Gió làng” muốn mang tới cho thế hệ trẻ hôm nay là “Không thể đánh đổi sự tiện nghi về vật chất mà đánh mất chiều sâu văn hóa của tâm hồn dân tộc Việt Nam” là thông điệp có ý nghĩa vô cùng giá trị để mỗi chúng ta có một phương châm mới, hành động mới trong cuộc đời của mình, từ đó định hướng tương lai của đất nước!

The post “Gió làng” và những câu chuyện thôn quê thời hậu chiến appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
103313