Lữ Tảo – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net Tue, 12 Jul 2022 07:20:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://caphethubay.net/tre_assets/uploads/2020/11/mfavicon-1-66x66.png Lữ Tảo – Cà Phê Thứ Bảy https://caphethubay.net 32 32 188417353 Để lại cho con điều gì? https://caphethubay.net/tan-van/de-lai-cho-con-dieu-gi_101045.caphe Sat, 02 Oct 2021 13:59:57 +0000 https://caphethubay.net/?p=101045 Cha mẹ thương con, không phải chỉ dạy dỗ, lo cho con ăn học mà còn thu tích của cải, mua sắm nhà cửa đất đai và những thứ cần thiết để khi vào đời, con em mình có đủ những gì cần thiết cho cuộc sống thêm hạnh phúc, vui sướng và nhàn nhã.

The post Để lại cho con điều gì? appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Cha mẹ thương con, không phải chỉ dạy dỗ, lo cho con ăn học mà còn thu tích của cải, mua sắm nhà cửa đất đai và những thứ cần thiết để khi vào đời, con em mình có đủ những gì cần thiết cho cuộc sống thêm hạnh phúc, vui sướng và nhàn nhã. Đúng như thế, phúc cho con cái nào khi lớn lên đã được cha mẹ trang bị đầy đủ kiến thức, của cải để làm hành trang vào đời. Còn những phụ huynh đã lo được cho con em như thế cũng cảm thấy vui lòng, mãn nguyện và an tâm vô cùng. Có người nói:

– Cho con một gia tài là cho chúng một bàn đạp, một chân đứng trong cuộc sống.

– Cho con nhà cửa, là cho chúng sự an nhàn và an tâm.

– Cho con kiến thức là cho một của cải vô giá mà không mối mọt trộm cướp nào có thể lấy đi được.

4 lỗi cha mẹ hay mắc khi kèm con học - VnExpress Đời sống

Nhưng tạo cho con thành một con người đạo đức, vững mạnh, có sức lực tự trong chính bản thân thì cuộc đời mới thành toàn, mới có thể giữ được những của cải khác một cách an toàn và sinh lợi cho bản thân và cho xã hội được. Vì nếu con người có tài mà không có đức thì chính mình đôi khi lại đánh mất những gì mình có; và hơn nữa có thể đi đến sự hủy hoại những giá trị của bản thân. Nhưng có một món quà giá trị vô cùng và là điều cơ bản mà thiếu nó có khi những của cải khác mà cha mẹ đã nhọc công suốt đời gầy dựng cho con cũng sẽ trôi theo mây theo gió. Món quà quý đó chính là: một nội lực-sức mạnh tự bên trong bản thân để biết tự xây đắp, gìn giữ và phát triển chính mình. Thứ nội lực muốn nói đến ở đây chính là xây dựng cho con một ý chí vững chắc. Không thể khác được:

– Ý chí vững mạnh chính là chìa khóa của sự thành công cũng như thành nhân.

– Ý chí vững mạnh chính là chìa khóa để bảo đảm độ an toàn cho những thứ của cải khác mà mình xây dựng cũng như thừa hưởng được từ cha mẹ, người thân.

– Ý chí vững mạnh cũng là chìa khóa xây đắp cho mình một cuộc đời có giá trị.

Trong thực tế cuộc sống bộn bề, nhiều lo toan như hiện nay:

– Nếu không có ý chí, con em dễ bỏ cuộc, dễ nản lòng trước những khó khăn hay buông xuôi trước nghịch cảnh. Sự thành công chắc chắn sẽ không đến với những ai như thế.

– Nếu không có ý chí, con em không đủ kiên trì tập luyện cho mình một đời sống tiết độ, kỉ luật và có thể dễ buông theo những thôi thúc của bản thân, của sự xấu. Vì điều tốt không phải là dễ thi hành, trái lại điều xấu thường dễ dãi, nên dễ theo. Điều này lí giải vì sao nhiều học sinh bỏ học giữa chừng? Nhiều học sinh thường vi phạm nội quy nhà trường?

Ở một mức độ thấp hơn:

– Nếu thiếu ý chí, lắm lúc những gì chính bản thân mình nỗ lực tìm kiếm, thu thập,.. sẽ không giữ được.

– Nếu thiếu ý chí thì những gì do công sức, lao nhọc và nước mắt của mình tạo nên mà lại không giữ được. Vì thế, cho con của cải, học thức nhưng thiếu ý chí thì cũng khó lòng giữ được những của quý giá đó.

– Nếu thiếu ý chí, con em dù làm nhiều việc nhưng ít khi hoàn thành được việc nào; nhiều sở thích, nhiều ước mơ nhưng lại không đạt tới kết quả mong muốn.

– Nếu thiếu ý chí con em dễ bị ngoại cảnh ảnh hưởng, chi phối và lôi cuốn: bạn bè rủ bỏ học đi chơi, tụ tập bè nhóm,…
– Nếu thiếu ý chí con em sẽ trở nên lệ thuộc, bị động dù nhiều lúc biết được việc tốt nhưng không tự mình thực thi mà cần sự thúc đẩy, động viên, khó tự mình hoàn thành những gì có giá trị.

– Nếu thiếu ý chí, con em sẽ hành động theo bản năng và dục vọng, dễ dấn thân vào những gì dễ dãi, mới lạ, những thú vui nhất thời và không đủ cố gắng để tập luyện điều tốt.

– Nếu thiếu ý chí sẽ không có sự cố gắng, kiên trì và sự hy sinh, cái gì cũng muốn ăn liền, có liền. Học hành thiếu cố gắng, chăm chỉ mà muốn được điểm cao, chọn thi đại học vào những trường danh tiếng.

– Nếu thiếu ý chí con em sẽ trở nên người bạc nhược, yếu mềm, dễ trôi theo dòng đời, dễ hư hỏng.

Có thể thấy, ý chí sẽ định giá phẩm chất của cuộc đời con người. Có người cho rằng: “Ý chí là năng lực quyết định mọi ý nghĩ và hành động của con người là điều kiện cốt lõi cho mọi thành công. Nhờ ý chí mà con người có thể loại bỏ mọi lỗi lầm và thói xấu để tạo cho mình một cá tính và để thành công”.

Bản năng thường thôi thúc con người hành động theo hướng thiếu tích cực nhưng với ý chí con người có thể điều khiển hành vi của mình. Có câu đúc kết thật chí lí:“ Hạnh phúc tùy thuộc ý chí của mỗi người”.

Như vậy, những ai biết vượt qua bản thân thì mới có thể đứng vững hiên ngang trên đời, vượt qua những khó khăn, khắc phục những điều xấu, cái ác xung quanh và nơi chính bản thân mình. Và ý chí sẽ giúp con người làm được việc này./.

 

The post Để lại cho con điều gì? appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101045
Anh về tìm em trong nắng https://caphethubay.net/tan-van/anh-ve-tim-em-trong-nang_101031.caphe Thu, 30 Sep 2021 14:33:14 +0000 https://caphethubay.net/?p=101031 Rồi chúng tôi cũng đến mảnh đất Tiểu Cần anh hùng, dù trễ hẹn mấy tháng vì lí do khách quan. Nhưng biết đâu, sự trễ ấy lại thành một nỗi thao thức lớn hơn trong đoàn văn nghệ sĩ Trà Vinh được về thăm lại. Đúng thế! Trong cuộc đến này, với nhiều người,

The post Anh về tìm em trong nắng appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Rồi chúng tôi cũng đến mảnh đất Tiểu Cần anh hùng, dù trễ hẹn mấy tháng vì lí do khách quan. Nhưng biết đâu, sự trễ ấy lại thành một nỗi thao thức lớn hơn trong đoàn văn nghệ sĩ Trà Vinh được về thăm lại. Đúng thế! Trong cuộc đến này, với nhiều người, là sự trở về. Không kể mấy anh em vốn quê Tiểu Cần. Còn lại, nhà văn Trần Dũng từng trải gió phơi sương những ngày mảnh đất Tiểu Cần còn cùng cực. Bao chiều anh đã ngắm ánh hoàng hôn lẳng lặng chìm “Theo sóng Cần Chông” để “Trò chuyện cùng dòng sông” nước lớn nước ròng. Nhà thơ Hồng Băng nhớ mặt đặt tên mỗi con đường tấc bóng. Như đã thành quen, ai cũng nhại mấy câu hát của nhạc sĩ Huy Phương trong “Tiểu Cần một khúc tình ca” trước khi khám phá mảnh đất này, trước khi được chìm đắm miên man bất tận theo nhịp chảy của sóng Cần Chông:
Tiểu Cần ơi, quê em nắng chảy trên sông.

Xôn xao tiếng ru giọng hò,
Nghiêng nghiêng những rặng dừa xanh
Anh về tìm em trong nắng,
Trao nhau lời hẹn ngày xưa,
Mang hình dòng sông thương nhớ,
Thêm thương hạt lúa Tiểu Cần.

Những năm 12, 13 tuổi, ngồi trên chiếc xà lan theo chân một người chú bà con chở máy xới dời cánh đồng này sang cách đồng khác, cũng mấy lần đắm mình trên dòng Cần Chông để nghe hơi thở quê hương rung nhịp. Bất chợt những cơn mưa trên sông đổ ụp ướt ngoi ngóp. Thú nhất là nhìn sông qua màn mưa, cứ mênh mông chênh chao thế nào! Bập dừa, lục bình bơi cùng xà lan cảm thấy thân thiết thương thương sao. Đâu năm 1988 gì đó, Huyện Tiểu Cần còn mời cả đoàn văn nghệ sĩ thành phố Hồ Chí Minh về Tiểu Cần đi thực tế sáng tác. Những tác giả Thanh Vũ, Minh Thùy, Thanh Hiền,…sáng tác nhiều bài ca cổ hay về quê hương Tiểu Cần. Có cả quay video bài ca cổ với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng Minh Vương, Phượng Liên, Hoài Thanh, Thanh Nhanh…Phong cảnh trong video thì khỏi nói – cảnh sắc biển lúa Tiểu Cần rập rờn xanh biếc, dòng sông Cần Chông thơ mộng, thanh bình. Nhắc mới nhớ! Có cả đám bạn tôi đang ngụp lặn tắm sông, câu cá, thả diều, chăn đàn bò béo ngậy. Chiều nay, ngồi trong một quán cà phê, trên bờ kè “dòng sông thương nhớ”, nghĩ về con nước trên dòng sông Cần Chông ngược xuôi dòng chảy bao đời dời đổi vẫn đều đặn mang phù sa bồi đắp cho quê hương. Ao cá, vườn cây của từng hộ gia đình biết đâu đã không ít một lần tận hưởng hương vị phù sa của dòng sông này.

Những Bài Thơ Tình Hay Tuyệt Được Tuyển Chọn Tại ❰iWiKi❱

Cuốn sách “Huyện Tiểu Cần – những chặng đường lịch sử vẻ vang” do Ban Thường vụ Huyện ủy Tiểu Cần biên soạn, ấn hành năm 2002 cho biết thêm thông tin về tên gọi và sự ra đời của vùng đất Tiểu Cần: Như nhiều vùng đất khác của đất nước, tên gọi Tiểu Cần gắn với câu chuyện dân gian: cái thời mà vùng đất này còn rất hoang vu, có một con rạch chảy qua, con rạch này có tên gọi tiếng Khmer “Kal Chon”, tiếng Việt biến âm thành “Cần Chông”. Về sau vùng đất có con rạch chảy qua này được gọi là “Xẻo Cần Chông”. Rồi dần dà âm đọc chệch thành “Tiểu Cần Chông” và rút gọn lại còn “Tiểu Cần”… Như vậy, địa danh “Tiểu Cần” xuất hiện trong thời kỳ đầu khai phá miền đất này. Thời đó, “Miệt xẻo Cần Chông” là cách gọi dân gian, chỉ một vùng đất có một xẻo băng qua mà trên xẻo đó, cư dân thường bắt cá, tôm bằng một loại ngư cụ được người Việt gọi là “Vó” và người Khmer gọi là “Cần Chông”… Theo cách gọi dân gian Nam bộ, thì “xẻo” có nghĩa là rạch nước tự nhiên, chảy ra một dòng sông lớn (MêKông), phân biệt với “Ô” để chỉ bào nước hoặc đường nước nhỏ hơn, chỉ chảy ở nội đồng, không trực tiếp đổ ra sông lớn, do vậy mà có tên “xẻo Cần Chông”, rồi “xẻo Cần Chông” được biến âm thành “Tiểu Cần Chông”, sau đó rút gọn chỉ còn “Tiểu Cần”. Như vậy, địa danh “Tiểu Cần” không chỉ là kết quả của quá trình đọc chệch âm, biến âm và rút gọn âm tiết theo quy luật của ngôn ngữ, còn là kết quả của một quá trình tiếp xúc giao lưu văn hóa trong thời kỳ đầu chung sống của các tộc người Việt, Khmer, Hoa định cư trên vùng đất này.

Lịch sử hình thành vùng đất Tiểu Cần còn cung cấp thêm: Cũng theo cách gọi dân gian, trước thế kỷ XIX, vùng đất Tiểu Cần nằm trên địa phận Vang Tứ của xứ Trà Vang. Đến đầu thế kỷ XIX, theo sự sắp xếp tổ chức hành chính của triều đình nhà Nguyễn thì vùng đất Tiểu Cần nằm trên địa phận huyện Tuân Ngãi thuộc phủ Lạc Hóa, trực thuộc Gia Định thành. Từ giữa thế kỷ XIX, vùng đất Tiểu Cần nằm trên địa phận tổng Ngãi Long và tổng Thạnh Trị thuộc huyện Tuân Ngãi, phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long. Tuy vậy tổng Ngãi Long hay tổng Thạnh Trị chỉ là tên gọi hành chính theo sự phân định của chính quyền phong kiến đương thời, còn “Tiểu Cần” vẫn cứ là tên gọi dân gian, sống mãi trong lòng dân.

Từ năm 1867, thực dân Pháp đặt ách thống trị ở đây, vùng đất Tiểu Cần vẫn nằm trên một phần đất thuộc hai tổng Ngãi Long và Thạnh Trị nhưng thuộc về Sở tham biện Bắc Trang (Inspection Bactrang). Từ giữa năm 1871 Sở tham biện Bắc Trang được sát nhập vào Sở tham biện Trà Vinh, vùng đất này lại thuộc vào Sở tham biện Trà Vinh. Từ đầu thế kỷ XX tỉnh Trà Vinh được thành lập (Province de Trà Vinh), vùng đất Tiểu Cần nằm trên phần đất thuộc về địa lý hành chính Bắc Trang (delégation administrative de Bắc Trang) và địa lý hành chính Càng Long (delégation administrative de Càng Long) của tỉnh Trà Vinh. Từ năm 1917, thực dân Pháp chính thức chuyển đổi cấp địa lý hành chính thành cấp quận, vùng đất Tiểu Cần nằm trên một phần đất thuộc quận Bắc Trang (District de Bắc Trang) và quận Càng Long (District de Càng Long). Đến năm 1928, thực dân Pháp tiếp tục sắp xếp và điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp quận ở tỉnh Trà Vinh, quận Tiểu Cần được thành lập (District de Tiểu Cần). Từ đây, quận Tiểu Cần chính thức trở thành đơn vị hành chính cấp quận, là một trong 05 quận của tỉnh Trà Vinh. Quận Tiểu Cần lúc mới thành lập có 08 xã: Đại Mong, Đại Cần, Quảng Dã, Tập Ngãi, Tiểu Cần, Trinh Phụ, Hiếu Tử, Long Định. Quận lỵ nằm trên địa bàn xã Tiểu Cần.

Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tỉnh Trà Vinh là một trong 69 đơn vị hành chính cấp tỉnh của cả nước; quận Tiểu Cần là một trong 07 đơn vị hành chính cấp quận của tỉnh Trà Vinh. Theo Sắc lệnh số 148-SL ngày 25 tháng 3 năm 1948 của Hội đồng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, quận Tiểu Cần được gọi là huyện Tiểu Cần. Theo Nghị định số 199/NĐ-51 ngày 17 tháng 8 năm 1951 của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ, huyện Tiểu Cần và thêm một số xã của các huyện khác như: Xã Thanh Mỹ (huyện Châu Thành), xã Phước Hưng, Tập Sơn, An Quảng Hữu (huyện Trà Cú) sát nhập vào huyện Càng Long thuộc tỉnh Vĩnh Trà (tức Vĩnh Long và Trà Vinh sát nhập lại theo Nghị định số 174/NĐ-51 của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ ngày 27 tháng 6 năm 1951). Sau năm 1954, tỉnh Vĩnh Trà lại tách ra thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh như cũ, huyện Tiểu Cần cũng được tách ra khỏi huyện Càng Long, trở thành 01 trong 07 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Trà Vinh. Đến năm 1977, theo Quyết định số 59-CP ngày 11 tháng 4 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huyện Tiểu Cần một lần nữa được giải thể để sát nhập vào một số huyện thuộc tỉnh Cửu Long (xã Long Thới và xã Tiểu Cần sát nhập vào huyện Cầu Kè; xã Hiếu Tử sát nhập vào huyện Càng Long; xã Tập Ngãi, xã Hùng Hòa và xã Tân Hòa sát nhập vào huyện Trà Cú). Đến năm 1981, theo Quyết định số 98-HĐBT ngày 29 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huyện Tiểu Cần được tái lập.

Huyện Tiểu Cần thuộc cụm đô thị phía Tây của tỉnh Trà vinh, cách trung tâm tỉnh lỵ. 24 km theo Quốc lộ 60, thuộc tả ngạn sông Hậu. Phía đông giáp huyện Châu Thành, phía tây giáp huyện Cầu Kè, phía Nam giáp huyện Trà Cú và sông Hậu, phía bắc giáp huyện Càng Long. Toàn huyện có 09 xã, 02 thị trấn, gồm: Phú Cần, Long Thới, Tập Ngãi, Ngãi Hùng, Tân Hoà, Hùng Hoà, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tân Hùng, thị trấn Tiểu Cần và thị trấn Cầu Quan. Diện tích tự nhiên của huyện: 22.723 ha; dân số: 112.008 người. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thủy (Quốc lộ 60, 54; đường tỉnh 912, 915; sông Hậu, sông Cần Chông); là cửa ngõ quan trọng kết nối tỉnh Trà Vinh với tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh ven biển phía Nam qua Quốc lộ 60, cầu Đại Ngãi; là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh trong kháng chiến; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lương vũ trang nhân dân.

Những năm 1992, khi tỉnh Trà Vinh được tái lập, huyện Tiểu Cần cũng như nhiều huyện khác trong tỉnh, đương đầu nhiều khó khăn. Nhất là các tuyến đường, từ tỉnh về huyện, từ huyện về xã (không kể đường liên xã vì rất khó đi lại) toàn là đường đất rải sỏi nhếch nhác vài chỗ, hoặc rất lưa thưa. Vừa được nghỉ hè năm lớp 10, tôi chạy một chân làm thuê cho đội làm đường rải nhựa trung tâm huyện. Ngày ấy, nhìn xe bang, xe lu, xe cuốc như lạ lắm vậy?!

(Chắc tại từ trước tới giờ hiếm gặp). Dân kéo ùn ùn ra coi làm đường. Thân mới làm thuê nên bị sai vặt đủ thứ! Xe ben đổ đất xong phải bang ra, hai bên lề ốp đá hộc có khi mưa nước ứ phải khai dòng nước thoát, đá 1/2 đổ thành đống, xe bang vừa xong nhiệm vụ còn lổ chổ mấp mô cao thấp phải sà xuống bê ki sắt tới lụm bỏ vô đổ đi nơi thấp. Vui nhất là lúc các lớp đất, đá cán phẳng yên ổn, tới công đoạn rải nhựa. Mùi nhựa nóng chảy hắc lên khó chịu, khói tung mù mịt, sau lượt mấy anh mang giày bảo hộ xách thùng nhựa tưới lên lớp đá 2/3, là tới lượt công nhân (gọi cho oách chút!) bê ki đá mi rải lên trên lớp nhựa. Chưa từng thực hiện động tác rải đá mi lần nào, tôi bê nguyên ki đến rải dài dài ngang dọc, đá đùn một chỗ không đều đặn. Một bà làm chung đến nhắc khéo và tập ngay cho tôi động tác rải đá mi, như quăng chài chài cá, như bón phân trên đồng, cũng phải cho tay vung đều thành vòng tuyệt đẹp trước khi rơi xuống đất. Đôi lúc ngẫm nghĩ, tôi thấy làm việc gì cũng có yêu cầu đạt đến độ nghệ thuật của nó.

Đúng là khi trải nhựa đường là giây phút thích thú lắm! Từ ba, bốn giờ sáng mấy anh phụ trách củi lửa nấu nhựa đã lo “ứng chiến”, 6 giờ đội ngũ công nhân đã có mặt, rồi mấy vị lãnh đạo, bà con xung quanh vây xem. Cảm giác như bước vào “cuộc chiến” trải nhựa đường. Háo hức. Phấn chấn. Sảng khoái. Hồi hộp. Xong một đoạn đường, hạnh phúc như người nông dân vừa cắt xong thửa ruộng, như người chài cá thâu chài túm cá lựa vào giỏ.

Đường sá thông thoáng thì kinh tế sẽ phất, hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, sự “lên hương” của từng hộ gia đình đến sự phát triển kinh tế của cả huyện. Quả thật như thế! Đường nhựa nội ô hoàn thành xong, đến ba, bốn năm sau mới khởi công cải tạo tuyến đường nhựa Quốc lộ 60 từ Trà Vinh về Tiểu Cần. Lúc đang học đại học năm nhất ở Trà Vinh, cuối tuần về Tiểu Cần thăm nhà trên chiếc xe đạp màu xanh lá mạ, nhiều đoạn rải đá ½ mấp mô chưa cán phẳng, tôi phải dẫn xe cuốc bộ đến mấy bận. Thời gian hoàn thành trải nhựa tuyến đường kéo dài đến ba bốn năm, từ lúc tôi vào học đại học năm nhất đến trước khi ra trường.

Năm 2001, ra trường đi dạy được hai năm, tham gia chuyến tình nguyện hè về ấp Phụng Sa, xã Hùng Hòa (nay thuộc xã Tân Hùng), mới thấy hết nỗi cơ cực của đường giao thông liên ấp, liên xã. Thầy trò ì ạch đèo nhau mỗi sáng mỗi chiều vượt đoạn đường chừng sáu, bảy cây số từ trung tâm huyện Tiểu Cần vào ấp Phụng Sa. Vất vả nhất phải tính từ đầu đoạn đường Te Te 1, chỉ toàn đất thịt mềm, đạp xe rất khó đi. Lại thêm mùa mưa khiến đường thêm lầy, trơn trợt. Đi mùa hè tình nguyện năm ấy còn có sinh viên đại học Cần Thơ, những cô giáo tương lai của trường cao đẳng sư phạm Trà Vinh, nên việc vượt khó đến với vùng sâu qua mấy đoạn đường lầy lội, trơn trượt là cả một nỗ lực của tuổi trẻ khát khao. Vậy mà giờ đây, một lần đi lại trên con đường Te Te – Phụng Sa láng nhựa phẳng phiu, thấy không còn dấu tích của con đường đất cát ngày nào?

Mảnh đất Tiểu Cần lớn lên từng ngày trong sự lớn lên của tỉnh Trà Vinh sau 25 năm tái lập. Năm 1996, tỉ lệ điện lưới phủ khắp huyện chưa được 40%, thì đến nay, tỉ lệ điện lưới phủ huyện đã trên 90%. Tôi còn nhớ rất rõ những năm cuối phổ thông và những năm đầu đại học, soi bài vở dưới ánh đèn dầu tối tối học bài, lòng khát khao ánh đèn điện như ánh điện trên những toa tàu điện sáng trưng trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Vậy mà năm mười năm trở lại đây, khát khao ấy đã rất đỗi bình thường, nhà nhà sáng điện. Đến năm 2000, 2001, một số hộ gia đình phải mua ổn áp để đối phó với những lúc điện yếu không đủ tải thì giờ đây, ổn áp điện chỉ sử dụng ở những hộ kinh doanh, sản xuất.

Không ai nghĩ rằng, cánh đồng sau nhà tôi, nơi mà những ngày hè lúc học phổ thông, nơi mà trước đây mười năm, còn là chỗ bọn cùng trang lứa với tôi còn ngụp lặn con kinh, vác cần câu nhấp cá rô, rong ruổi thả diều đá bóng trên mấy thửa ruộng mùa khô. Nay đã hoành tráng thênh thang con đường hai làn xe, một chiều, đẹp nhất trong các huyện, thị của tỉnh. Bờ hồ Tiểu Cần, bờ hồ có một không hai của tỉnh vẫn nghênh ngang hàng dương đón gió mỗi ngày, trở thành hơi thở hồn nhiên không thể thiếu của trái tim đô thị. Ngã năm Tiểu Cần, tên gọi quen thân khi xưa, nay cũng có thể gọi ngã sáu, ngã bảy, với hai vòng xoay bung hoa nở sắc đón chào. Xa xa là cánh đồng mẫu lớn Phú Cần, xã đạt chuẩn xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Tiểu Cần. Nhịp hối hả của nếp sống công nghiệp với lượt lượt xe công nhân giày da Mỹ Phong, của khu công nghiệp Cầu Quan mỗi sớm mỗi chiều. Chiếc cầu Cần Chông bắc qua dòng Cần Chông (khiến tên gọi ngã ba Cầu Kè phải thành ngã tư Cầu Kè) tưởng như chiếc cầu Long Bình 2 bắc qua sông Long Bình của thành phố Trà Vinh.

Xây dựng huyện Tiểu Cần trở thành mô hình điểm để nhân rộng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trên các phương diện: Phát triển nông nghiệp bền vững, an toàn, thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ vi sinh, hữu cơ vi sinh thay thế dần phương thức canh tác hóa học truyền thống; Xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương; Ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương; Quy hoạch, quản lý, giám sát vùng nguyên liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn (cánh đồng lớn) tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu bản đổ nông nghiệp, chỉ dẫn địa lí cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao… Đó là một cơ hội không thể tốt hơn nhưng cũng là một thách thức không hề nhỏ để nâng tầm đô thị cho Tiểu Cần, từ đô thị loại V, vươn lên đạt các tiêu chí đô thị loại IV và sau năm 2020 thành thị xã trực thuộc tỉnh. Lòng rộn ràng xiết bao trước sự lớn nhanh, vươn mình mạnh mẽ của vùng đất Tiểu Cần kiên trung anh dũng trong chiến tranh, linh hoạt năng động trong xây dựng cuộc sống.

Chiếc cầu Tiểu Cần bằng bê tông vững chãi đã thay thế hoàn toàn chiếc cầu ván khung sắt cũ kĩ rệu rã năm nào. Dòng nước Cần Chông vẫn bao đời miết chảy. Chỉ khác, hai bên bờ sông giờ đã là bờ kè ngút dài ôm lấy tấm lụa sóng mềm mại lóng lánh:

Anh về tìm em trong nắng,
Trao nhau lời hẹn ngày xưa,
Mang hình dòng sông thương nhớ,
Thêm thương hạt lúa Tiểu Cần”./.

The post Anh về tìm em trong nắng appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
101031
Một trái tim với nghề https://caphethubay.net/tan-van/mot-trai-tim-voi-nghe_100950.caphe Mon, 20 Sep 2021 16:03:01 +0000 https://caphethubay.net/?p=100950 Hôm qua và hôm nay cũng vậy, mỗi khi đến giờ giải lao em lại tìm đến nơi quen thuộc mà em thường hay đến, đó là dãy hành lang trước lớp học. Em vừa nghịch với cành phượng vĩ vừa xòe tay buộc gió, bất chợt em nhìn thấy cô đang đứng cuối hành

The post Một trái tim với nghề appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Hôm qua và hôm nay cũng vậy, mỗi khi đến giờ giải lao em lại tìm đến nơi quen thuộc mà em thường hay đến, đó là dãy hành lang trước lớp học. Em vừa nghịch với cành phượng vĩ vừa xòe tay buộc gió, bất chợt em nhìn thấy cô đang đứng cuối hành lang. Em ngạc nhiên và nghĩ: Cô vừa mới trải qua cơn phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đầy đau đớn vậy mà hôm nay cô đã đến với trường, với lớp. Nhìn từng bước chân của cô dường như rất khó nhọc, cô phải đi chầm chậm, có lẽ vì vết thương kia vẫn còn âm ỉ chưa lành hẳn. Trên khuôn mặt phúc hậu, dễ thương với đôi má lúm đồng tiền của cô đã thêm những nếp nhăn nhăn.

Lặng lẽ nhìn cô in bóng hun hút ở đằng xa, em thấy lòng mình như oặn lại vì đau đớn, xót xa cho cô. Em tự hỏi: Căn bệnh quái ác ấy tại sao lại không đến với người khác mà lại đến với cô của em?”. Mỗi bậc thang mà cô bước là cả em và cả các bạn đều rơi giọt nước mắt vào lòng. Cô ơi! Em thương cô nhiều lắm, tuy sức khỏe cô vẫn chưa bình phục hẳn vậy mà cô đã cố gượng mình từng phút, từng giờ trước căn bệnh để mang đến cho học trò những bài học bổ ích. Cô đã vượt qua cơn đau hành hạ, em cảm thấy khâm phục nghị lực cô, th ế nhưng điều làm em khâm phục hơn nữa chính là tấm lòng yêu nghề của cô! Cái tâm đối với nghề ở cô thật lớn lao khôn tả.

Hình ảnh cô giáo đẹp

Mà cô có biết không? Trước khi thấy được những phẩm chất cao đẹp ở cô, em đã không ít lần hiểu nhầm, lúc nào em cũng cứ giữ khư khư cái quan niệm: Cô là một người rất khó – khó cả bề ngoài lẫn tính cách, lúc nào cũng khuôn phép , hà khắc. Vì môn Hóa là một môn khá khô khan, khó học, nhất là đối với một đứa học trò không mấy gì đam mê khoa học tự nhiên như em. Nhớ lại những tháng ngày cô trò gắn bó, em thấy nhớ, thấy thương cô nhiều hơn! Nỗi nhớ ấy cứ ám ảnh em mãi, nhất là những tiết học của cô. Ngày trước em rất ngông, chẳng bao giờ em chịu học bài môn Hóa cả.

Em còn hay nói đùa với lũ bạn: “Thế nào hôm nay cô Huệ cũng “me” tôi nữa cho mà coi”. Dẫu biết trước mình sẽ bị cô gọi lên bảng nhưng thật khó nhằn với kiến thức hóa học nên có cố gắng mấy cũng không thuộc bài và áp dụng rành rẽ. Thế là hầu như tiết nào em cũng được lên bảng, có thể nói em gần như “ chai mặt” không còn cảm giác bị quê khi đã làm bài sai. Lẽ ra những cái sai không đáng của em sẽ bị cô rầy vì thiếu kiến thức rất cơ bản. Vậy mà cô chỉ mỉm cười rồi ân cần chỉ bảo từng con số, từng mũi tên… Mà, điều làm em ấn tượng mãi về cô đó là nụ cười duyên dáng. Em thích nhất là khi cô cười vì mỗi lần cười cô lại để lộ chiếc răng khểnh đáng yêu, khi đó tụi em lại khúc khích cười và khẽ bảo cùng nhau: “A…cô có răng khểnh dễ thương quá”, vậy là tha hồ mà ngắm nghía.

Giờ nghĩ lại, việc cô thường xuyên gọi em lên bảng là vì cô thương em, cô rất muốn em trở nên ngoan ngoãn và học tốt, chớ có phải là cô ghét em đâu! Cô thương em đến vậy mà có lúc em đã phụ lòng cô. Cô ơi! Em thấy mình xấu hổ lắm. Năm học này đã là năm học cuối cấp, lần bày tỏ cảm xúc này cũng là lần cuối, nếu em không nói ra những điều trong lòng mình, em sợ rằng em sẽ chẳng còn cơ hội để nói với cô rằng: “Cô ơi!…Cô cho em xin lỗi”!.

Những bài học về Ankan, Ankin luôn được em xem là rất khó, thế rồi bước sang chương trình lớp 12, em mới nhận ra rằng thì ra nó rất dễ giống như lời cô nói vậy. Những bài học năm xưa đã làm cho em liên tưởng đến cô và làm em hối hận vì cô không giống như những gì em đã nghĩ, ngược lại cô còn là một người rất giàu lòng vị tha, đức hy sinh; có tiếp xúc, có được học giờ cô mới biết cô rất vui tính, rất nhiệt tình và thân thiện. Đặc biệt lúc nào tấm lòng ấm áp bao dung của cô cũng luôn rộng mở để ôm ấp và truyền chút hơi ấm cho những đứa học trò, mong sao chúng có thể vượt qua sự co ro cúm rúm-lạnh vì thiếu kiến thức. Giá mà thời gian quay trở lại, nhất định em sẽ chạy ù đến bên cô sà vào lòng cô, nắm lấy đôi bàn tay dịu dàng và nói với cô: em yêu cô nhiều lắm!…

Nhưng thời gian đã đi qua không thể nào quay lại được, em tiếc nuối biết bao! Khi đã đánh mất cơ hội, em mới nhận ra sự quý giá của nó. Nghe các bạn nói cô khó nên đã không thích cô, lúc đấy em buồn lắm, em không hiểu sao các bạn lại nghĩ vậy?! Không chỉ buồn mà em còn muốn khóc, khóc vì em luôn khát khao được trở lại những ngày học với cô… Các bạn may mắn được cô giảng dạy vậy mà không biết quý trọng, như em bây giờ có muốn được thế cũng không được. Đánh mất tiền tài, vật chất người ta có thể lấy lại, còn khi đã đánh mất thời gian thì sẽ không bao giờ lấy lại được nữa. Em luôn mong muốn những ai đang nghĩ sai lệch về tính cách và phẩm chất của cô thì hãy lắng lòng lại xem xét, nghĩ suy để thấy được cuộc đời sư phạm của cô luôn luôn tỏa sáng.

Nếu em được ước thì em sẽ ước và dành điều ước đó đến với cô. Cuộc đời được ví như một bản nhạc có nhiều nốt thăng trầm qua từng giai đoạn của cuộc sống cô ạ! Cầu mong sao cô nhanh chóng phục hồi sức khỏe và căn bệnh sẽ không trở lại với cô lần nữa…

Xin cám ơn người đã dạy dỗ, chắp cánh và soi rọi để em vào đời không lầm đường lỡ bước. Đặc biệt em sẽ không chúc những gì cao sang, xa lạ mà chỉ là một câu chúc bình thường nhưng đó là cả tấm lòng em đối với cô: Chúc cô luôn có thật nhiều khỏe để có thể đứng trên bục giảng, giảng cho thế hệ mai sau không chỉ kiến thức mà còn cả cách làm người, cô nhé!

The post Một trái tim với nghề appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
100950
Nụ cười hóm hỉnh qua vọng cổ hài Viễn Châu https://caphethubay.net/tan-van/nu-cuoi-hom-hinh-qua-vong-co-hai-vien-chau_100698.caphe Sat, 28 Aug 2021 10:36:10 +0000 https://caphethubay.net/?p=100698 Câu chuyện về Viễn Châu là câu chuyện bất tận về vọng cổ, cải lương và những chuyện bên lề của nghệ sỹ. Có ai biết chính những sáng tác theo kiểu “đo ni đóng giày” của ông đã góp phần làm nên nhiều tên tuổi: Tình anh bán chiếu - Út Trà Ôn, Hoa

The post Nụ cười hóm hỉnh qua vọng cổ hài Viễn Châu appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Câu chuyện về Viễn Châu là câu chuyện bất tận về vọng cổ, cải lương và những chuyện bên lề của nghệ sỹ. Có ai biết chính những sáng tác theo kiểu “đo ni đóng giày” của ông đã góp phần làm nên nhiều tên tuổi: Tình anh bán chiếu – Út Trà Ôn, Hoa lan trắng – Út Bạch Lan, Áo tình đắp mộ người yêu – Ngọc Giàu, Tiếng trống tàn canh -Thành Được, Bạch Thu Hà – Lệ Thủy, Tu là cội phúc- Minh Cảnh, Lắng tiếng chuông ngân – Thanh Nga, Hòn vọng phu – Mỹ Châu, Hận Kinh Kha – Tấn Tài, Lòng dạ đàn bà -Minh Vương….

Hay chuyện biệt tài viết vọng cổ ngay tại phòng thu để nói về cái tài viết vọng cổ của Viễn Châu. Ông được giới cải lương và anh em nghệ sỹ ca ngợi là người có khả năng “xuất khẩu thành … vọng cổ”. Ông có thể cầm bút viết ngay tại phòng thu. Anh em trong nghề vẫn hay kể nhau nghe về hai bài hát viết chưa ráo mực đã được thu đĩa của ông. Vào khoảng năm 1964, ngay tại phòng thu, ông được yêu cầu viết một bài vọng cổ để nghệ sỹ Hữu Phước ca thu đĩa tại chỗ. Tình thế cấp bách, ông nhận lời viết liền. Thế là khi mọi người đi rước hai nhạc sỹ Văn Vĩ và Năm Cơ tới, ông đã viết xong 3 câu đầu của bài vọng cổ “Nhớ mẹ”. Hữu Phước vào phòng thu ca xong ba câu đó, thì Viễn Châu cũng vừa hoàn tất ba câu vọng cổ còn lại. Một thời gian sau, cũng tại phòng thu, ông lại được yêu cầu viết ngay một bài cho nghệ sỹ Thanh Nhàn ca. Thế là ông viết liền bài “Trái khổ qua”, lấy cảm hứng từ việc nhìn thấy một anh đầu bếp đi chợ mua về một thúng đồ ăn, trong đó có đựng mấy trái khổ qua. Điều đáng chú ý là dù được viết vội vã, nhưng đây lại là hai bài vọng cổ thuộc hàng kiệt tác.

Vua vọng cổ Viễn Châu qua đời: "Sao thầy không nán lại ăn tết" - Tuổi Trẻ  Online

Đáng nói nhất, bên cạnh là cha đẻ của “Tân cổ giao duyên”, Viễn Châu đồng thời được thừa nhận là người đã phát triển vọng cổ hài đến đỉnh cao của nó. 200 bài ca vọng cổ hài hước của Viễn Châu do Văn Hường, hề Sa, hề Minh, hề Quới ca… là 200 chuyện châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, 200 chuyện vui lật tẩy bề trái của xã hội, ghi dấu một thời kỳ va chạm của phong tục tập quán xưa cũ và cái nếp sống văn minh tiến bộ mới. Vậy ra, ông là người đưa hệ phái vọng cổ hài hước lên tầm cao mới và những giọng ca hài hước có nhiều đất hát, đất diễn như Văn Hường, Hề Sa… trở thành “cây” ca vọng cổ hài hước duyên dáng và độc đáo.

Thường khi nói về vọng cổ, người ta nghĩ ngay đến những nội dung buồn bã, sầu thương. Chứ có ai ngờ soạn giả Viễn Châu lại “táo bạo” thay đổi một cách ngoạn mục lối suy nghĩ đó. Năm 1960, ông viết bài vọng cổ hài đầu tiên mang tên “Đêm tân hôn” cho danh hài Văn Hường ca. Nét hóm hỉnh, duyên dáng của một “ông già Nam bộ” mà ta có thể thấy qua nhân vật huyền thoại Bác Ba Phi hoặc bất cứ ông cụ vui tính nào đó có thể gặp trong đời thực. Cùng thời, Quy Sắc, Yên Lang, Thu An cũng viết vọng cổ hài. Nhưng Viễn Châu có “máu” hài khó pha lẫn vài ai. Những giai điệu vui, dí dỏm nhưng không kém phần sâu sắc trong các bài vọng cổ hài, ông “đặt trọn niềm tin” vào giọng ca của “quái kiệt” Văn Hường, dựng danh hài trở thành nhân vật trung tâm trong các câu chuyện hài vọng cổ. Lúc thì đả kích thói sính Tây trưởng giả trong Vợ tôi (tức vợ Văn Hường)nói tiếng Tây, lúc thì cười vào “giọng ca karaoke” của cô vợ ưa ca hát trong Vợ tôi mê tân nhạc, lúc là niềm tự hào đáng yêu của ông chồng dành cho bà vợ trong Vợ tôi đẹp ác, lúc thì châm biếm thói phóng nhanh vượt ẩu trong Tai nạn Hon-đa, Văn Hường đi xe gắn máy (mang tính thời sự đến tận hôm nay), lúc thì vui tưng bừng với mấy “ông già gân” Tư Ếch, Ba Râu…

Có lẽ chính vì Văn Hường nên Viễn Châu mới “sinh” ra một nhân vật ở xứ Cổ Cò nổi tiếng đến tận ngày nay-Tư Ếch- qua nhiều bài vọng cổ và tuồng cải lương. Ít ai biết rằng ông “hài hước” Viễn Châu rất duyên, hóm khi ông sử dụng nhiều kiểu nói, những câu hát nhại vui rất “thời thượng” thời bấy giờ, ví dụ như “Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua, lắc 1 cái lên 3 con gà mái. Ôi hết tiền, thua hết tiền”, “Em đang đi trên cầu Bông, té xuống sông ướt cái quần ni lông. Dzô đi em, dù trời khuya anh vẫn đưa em về”, “chạy (xe) cho hết hồn Lệ Thuỷ, xanh mặt Mỹ Châu, Hoành Oanh kêu lính bắt…”, “siết (ga) cho Tấn Tài thua bạc, siết cho Thanh Hải ứa gan… Trường Xuân cạo trọc, Thanh Việt để râu…”. Rồi ông cũng dành nhiều bài hát vui để Văn Hường “réo” tên nhiều nghệ sỹ thân yêu như Lệ Thuỷ, Mỹ Châu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Tấn Tài, Trường Xuân, Thanh Hải, Út Hiền, Thanh Việt…

Những cuộc hội ngộ của Tư Ếch, Ba Râu gợi lại những không khí gia đình, tình làng nghĩa xóm “dzui tưng bừng” ở miền quê. Thậm chí tích truyện nghiêm túc như Quan Công tha Tào Tháo vẫn có chỗ cho Văn Hường chọc cười khán giả! Nghe ca cổ mà cứ phải cười nghiêng ngửa như thế. Vì vậy mà khi xưa trong những ngày lễ tết, đám cưới, những bài ca cổ vui này thường được khán giả vặn lên tạo không khí. Mấy chục năm mà nghe lại những bài ca này vẫn thấy vui và những câu nói, những kiểu đùa ngày nào vẫn được tán thưởng! Nếu ai chưa từng cười khi nghe ca cổ, hãy thử nghe Viễn Châu – Văn Hường thử xem có… nhịn được cười!?

The post Nụ cười hóm hỉnh qua vọng cổ hài Viễn Châu appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
100698
Truyện thủ huồng https://caphethubay.net/tan-van/truyen-thu-huong_100675.caphe Thu, 26 Aug 2021 07:52:05 +0000 https://caphethubay.net/?p=100675 Phải nhìn nhận kỹ không phải chỉ những truyện dân gian có xuất hiện Bụt, Phật thì mới là truyện có màu sắc hoặc chịu ảnh hưởng của Phật giáo sâu đậm. Nhiều lúc trong các truyện không hề xuất hiện bóng dáng Bụt, Phật, hay là có nhắc đến một nhân vật để làm

The post Truyện thủ huồng appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Phải nhìn nhận kỹ không phải chỉ những truyện dân gian có xuất hiện Bụt, Phật thì mới là truyện có màu sắc hoặc chịu ảnh hưởng của Phật giáo sâu đậm. Nhiều lúc trong các truyện không hề xuất hiện bóng dáng Bụt, Phật, hay là có nhắc đến một nhân vật để làm nổi rõ cốt truyện. Nghĩa là nổi trên bề mặt câu chuyện không thấy những nhân vật phù trợ hoặc trừng phạt người gian xuất hiện, nhưng nếu xét về bề sâu tư tưởng tác phẩm thì truyện ấy lại chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của tư tưởng Phật giáo.

Truyện sự tích sông Nhà Bè hay Truyện Thủ Huồng là một trong những truyện dân gian thể hiện được ý vừa nêu trên. Thủ Huồng tên thật là Võ Thủ Hoằng, người Gia Định, xuất thân làm thơ lại. Trong hai mươi năm luồn lọt trong các nha, các ty, Thủ Huồng đã làm cho bao gia đình tan nát, bao nhiêu người bị oan uổng. Tiền bạc, nhờ đó, hắn vơ vét được rất nhiều. Một số đem chôn cất, một số đem tậu ruộng, cho vay lãi,… khi thấy cuộc sống quá thừa thãi, hắn bèn thôi việc về nhà, sống cuộc đời trưởng giả. Thủ Huồng là người yêu vợ. Mà vợ hắn chẳng may mất sớm . Hôm nọ, có người mách cho Thủ Huồng biết ở Quảng Yên có chợ Mãnh Ma là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau vào nửa đêm ngày một tháng sáu hằng năm. Thu xếp việc nhà xong xuôi, Thủ Huồng quyết lên đường tìm vợ. Khi gặp nhau họ ngỡ ngàng nhận diện và kể cho nhau nghe hoàn cảnh sống từ lúc âm dương cách biệt. Rồi Thủ Huồng muốn theo vợ xuống âm phủ chơi, vợ đồng ý dẫn đi. Qua mấy dặm đường tối mịt, chẳng mấy chốc vợ chồng đã đến cõi âm. Thủ Huồng thấy rùng mình trước cảnh trừng phạt mà bao nhiêu hình phạt cõi âm đang bày ra. Hắn thấy nơi đây quả là nơi trả báo của con người trần thế đúng như lời đồn đại của người đời. Đi một hồi, Thủ Huồng đến một kho gông, trong đó có một cái gông đặc biệt vừa to vừa dài làm bằng những thanh gỗ lớn. Qua hỏi thăm, nghe đâu cái gông dành cho một người tên Võ Thủ Hoằng trên dương thế chuyên làm chuyện thất đức. Nghe đúng tên mình kèm theo những lời kể tội rành rành những việc oan nghiệt, ác độc mà mình đã làm, Thủ Huồng sợ tái mặt, rụng rời tay chân. Thế ra những hành vi tội lỗi hắn làm trong hai mươi năm qua, những việc từ nhỏ đến lớn, dưới cõi âm đều rõ mồn một. Lại nữa, cai ngục đã dành sẵn cho hắn một cái án mà hắn đang mang trên dương thế, và chính cái gông đặc biệt kia là hình phạt hắn tự chuốc khi lìa thế gian. Tưởng yên ổn thảnh thơi sau hai mươi năm làm việc ác, Thủ Huồng giờ mới nhận ra tội lỗi tày trời của mình. Có lần vào năm Ất Sửu hắn sửa hai chữ “ngộ sát” thành “cố sát”, làm hai mẹ con Thị Nhàn bị chết oan, để người anh họ chiếm gia tài. Việc này Thủ Huồng được 10 nén vàng, 10 nén bạc và 100 quan tiền. Cũng năm đó, hắn làm cho ông Ngô Lại ở thôn Bình Ca bị hai năm tội đồ chỉ vì trong nhà có cái áo vải vàng để đoạt không của ông ta mười hai mẫu ruộng.

Luật nhân quả : Nhân quả báo ứng: Chuyện ông Thủ Huồng xuống âm gian và sự  tích bến Nhà Bè

Những việc làm của Thủ Huồng đã gieo cho hắn một cái họa về sau. Cái giá phải trả cho những tội ác mình làm là tư tưởng sâu sắc mang ý nghĩa nhân sinh của nhà Phật. Không ai làm thay đổi được bản tính của Thủ Huồng bằng chính Thủ Huồng. Cảm thấy cuộc sống này không chỗ dung thân cho kẻ ác, cũng không thể ỷ vào quyền thế ăn trốc, ngồi trên hiếp đáp, bóc lột xương máu người dân. Cảnh tượng cõi âm, cái gông đặc biệt mà chính mắt Thủ Huồng thấy, cũng như qua lời hạch tội của người cai ngục, Thủ Huồng đã kịp suy nghĩ và ý thức được việc mình làm. Của người phải trả cho người, về dương thế hắn hết lòng làm theo lời cai ngục: “Đã vay thì phải trả! Nếu hắn muốn hối cải thì phải đem những thứ của cải cướp được đó bố thí cho hết đi!”. Thủ Huồng mạnh tay bố thí, tập hợp người nghèo khó trong vùng phát cho họ lúa, tiền. Hắn đem ruộng đất cúng cho làng, cho chùa, chia cho họ hàng thôn xóm, mời hầu hết sư sãi các chùa quanh vùng tới để cúng cơm. Lần ấy, sau ba năm, tính ra hắn đã phát tán được ba phần tư cơ nghiệp. Nhớ lại lời hẹn với vợ, Thủ Huồng tìm đến chợ Mãnh Ma, nhờ vợ đưa xuống cõi âm lần nữa. Mục đích chính là muốn đến chỗ cũ xem cái gông , vì qua lời cai ngục nếu trên dương thế Thủ Huồng làm nhiều việc thiện, ban phát bố thí của cải cho dân nghèo thì cái gông to của hắn sẽ teo lại ít nhiều tùy theo công đức của hắn. Trở lại nhà ngục, quang cảnh vẫn như xưa, lão cai ngục vẫn vậy. Duy chỗ kho để gông có thay đổi, bên cạnh những cái còn nguyên hình như cũ, có những cái trước nhỏ nay lại lớn lên. Đặc biệt cái gông dành cho Thủ Huồng lúc trước thì bây giờ teo lại nhiều. Thủ Huồng lân la hỏi cai ngục thì nhận được câu trả lời “Có lẽ gần đây trên dương thế, thằng cha ấy (tức Thủ Huồng) biết chuộc lỗi, nên nó đã nhỏ lại. Nếu hắn gắng nữa thì sẽ có phúc lớn”. Qua sự việc này, Thủ Huồng như nhận chân rõ hơn về quy luật vay trả của cuộc đời. Cái gông to, qua ba năm Thủ Huồng trang trải công nợ, teo lại như càng củng cố niềm tin của hắn vào quy luật ấy. Triết lý trả báo tội lỗi từ trong bề sâu tác phẩm khiến người đọc nghĩ ngợi, đắn đo. Trong thực tế không phải không thường xuyên xảy ra những chuyện như thế. Quá khứ ác gian đeo đẳng con người ta suốt trọn một đời, kẻ gieo gió ắt thời gặt bão. Trở lại trần gian lần này, Thủ Huồng tiếp tục bố thí, bán cửa, bán tất cả những gì còn sót lại để bố thí. Hắn dựng một ngôi chùa lớn để cúng phật ở Biên Hòa, rồi xuôi sông Đồng Nai để làm việc nghĩa cuối cùng. Thủ Huồng quyết định dừng ở ngã ba sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, cho kết một cái bè lớn, trên có dựng nhà, có chỗ nghỉ, có nồi niêu, đồ dùng, gạo củi, mắm muối,…Những thứ ấy hắn dùng để tiếp rước người qua lại, khốn khó lỡ đường.Hắn cho họ trú ngụ tại bè năm ba ngày mà không lấy một cắc bạc. Và hắn làm công việc đó mãi cho đến ngày hắn chết.

Truyện không nhắc đến sau khi Thủ Huồng chết thì cái gông ấy có teo lại nữa không, nhưng đoán chắc một điều rằng, những tội lỗi xưa kia gần như Thủ Huồng đã hóa giải hết. Việc làm về sau của Thủ Huồng là muốn lấy ân đức để đắp bù những tội lỗi trước kia mà hắn gây nên. Triết lý “nhân – quả” vay trả của nhà Phật không phải ngẫu nhiên hiện lên mà khi chúng ta đi sâu vào các chi tiết trong truyện thì mới phát hiện ra điều đó. Cái gông to là hình phạt cho những người như Thủ Huồng. Cố tu nhân tích đức chuộc lại lỗi xưa là tự mình giúp cho người thoát ra vòng khổ não. Thủ Huồng chết, nhưng công ơn, lòng tốt còn được mọi người ghi nhớ như đã giảm nhẹ phần nào tội lỗi ngày trước Thủ Huồng gây nên. Chiều sâu câu chuyện khiến ta nghĩ nhiều về luật “nhân – quả” của triết lý nhà Phật, về sự vay trả của thường nhật cuộc đời. Tư tưởng Phật giáo – vì thế – bao trùm toàn bộ câu chuyện. Chợ Mãnh Ma, nơi hai vợ chồng gặp nhau có cái gì đó huyền ảo. Nhưng chính nó tạo nên một cái nền vững chắc cho nhân vật chính bước từ thế giới thực vào thế giới phi hiện thực, để từ đó mà đường dây câu chuyện tiến triển không gượng ép, có sức lôi cuốn thực sự.

Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hữu Hiếu – Truyện kể dân gian Nam Bộ – NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
2. Nguyễn Phương Thảo – Văn hóa dân gian Nam bộ, những phác thảo (in lần thứ hai) – NXB Giáo dục, 1997.

The post Truyện thủ huồng appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
100675
Cái cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh trong thơ Nguyễn Khuyến https://caphethubay.net/tan-van/cai-cuoi-nhe-nhang-hom-hinh-trong-tho-nguyen-khuyen_100648.caphe Tue, 24 Aug 2021 03:08:12 +0000 https://caphethubay.net/?p=100648 Có thể nói, phần lớn thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến đều xuất hiện nụ cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh?! Điều này cũng có nguyên nhân của nó. Có người cho vì đứng trên cương vị của môt vị quan Tam nguyên Yên Đổ, lại là một bậc quân tử khả kính nên ông không

The post Cái cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh trong thơ Nguyễn Khuyến appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Có thể nói, phần lớn thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến đều xuất hiện nụ cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh?! Điều này cũng có nguyên nhân của nó. Có người cho vì đứng trên cương vị của môt vị quan Tam nguyên Yên Đổ, lại là một bậc quân tử khả kính nên ông không dám cười người một cách thẳng thừng, sỗ sàng sợ mất danh dự và thể diện người khác; phần vì ông chỉ muốn chỉ trích nhẹ nhàng, để qua đó, người bị cười có tật giật mình mà sửa chữa. Cảnh tỉnh giới quan lại quên việc nước bị mất, chỉ cố an hưởng cho qua ngày, ông viết:

“ Ông đứng làm chi đấy hỡi ông?
Trơ trơ như đá vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?”

(Ông phỗng đá)

Bài thơ vỏn vẹn bốn câu nhưng đặt đến ba dấu hỏi, điều đó khẳng định tác giả muốn đập mạnh vào mắt, vào đầu óc giới quan lại thời đó. Thế cuộc ra nỗi này vậy mà các ông vẫn cứ an nhàn đứng “trơ trơ” thế, có biết nước rơi vào tay giặc không? Trong một bài thơ khác, bài “Đề hai ông tượng cửa đền”, ý gần với nội dung bài trên, Nguyễn Khuyến viết:

“Hai ông đứng đó đã bao lâu?
Sung sướng chi mà chửa bạc đầu?
Thế thái nhân tình là thế thế,
Thế mà giương mắt đứng trông nhau!”

Phải lắm, “thế thái nhân tình” ở buổi này hỗn loạn ra thế thì có gì đâu đem lại “sung sướng” mà các ông lại “sung sướng”. Hoàn cảnh vậy, lẽ đúng là phải nỗ lực xoay ngược hoặc xê dịch thế cờ sao hai ông mãi “giương mắt đứng trông nhau”. “Thế thái nhân tình là thế thế” hay ra hai ông đang bất lực? Nguyễn Khuyến giễu nhại mà thâm thúy biết bao! Nhà thơ đã mượn hai ông tượng cửa đền để nói về giới quan lại tỏ ra bất lực, bất tài trước vận mệnh đất nước. Qua đó, ông muốn giúp họ nhận thức đúng bản chất của sự việc mà điều chỉnh cách nhìn, hành vi của mình. Lời thơ, vì thế, hóm hỉnh, nhẹ nhàng dễ gieo vào lòng bọn quan lại và cả người đọc.

Thử tài am hiểu thơ Nguyễn Khuyến - VnExpress

Trên đời, khó có thể đoán trước được những điều xảy ra. Song, một khi điều ấy đưa đến hậu quả rồi thì tất yếu phải có nguyên nhân. Vậy tại sao nhân vật trữ tình “anh chàng” trong bài thơ của Nguyễn Khuyến lại tự làm một việt rất tức cười – “giả điếc”. Ngay ở tựa bài “Anh giả điếc” xem đã khá hóm hỉnh mà cách dùng từ phóng khoáng trong bài càng hóm hỉnh hơn:

“Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày
Mở lối điếc, sau này em muốn học.

…………………………………………

Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc
Điếc như thế, ai không muốn điếc?
Điếc như anh, dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à”

Cái cử chỉ, động tác “giả điếc” của anh nếu xét về mức độ thành công thì khá hoàn mỹ , không chê vào đâu được: “hỏi anh, anh cứ ậm à”. Anh điếc nên anh chỉ “ậm à” khi có người hỏi chuyện. Có thể coi anh chàng giả điếc trong bài thơ là hóa thân của tác giả. Hơn một lần bọn thực dân muốn mời Nguyễn Khuyến ra làm quan nhằm tăng cường uy tín, củng cố quyền lực thống trị của chúng, bảo đảm sự cai trị lâu dài. Nhưng đừng hòng, ông không bao giờ và chẳng đời nào cộng tác với thực dân, nghe lời dụ ngọt của chúng mà bùi tai. Tam nguyên Yên Đổ sẵn sàng bỏ ngoài tai những rủ rê quyền cao chức trọng và tiền tài danh vọng. Vì muốn giữ mình trong sạch thanh cao, ông mạnh dạn từ chối thẳng thừng lời mời của Pháp. Đó cũng là điều ông tâm sự cùng người bạn đồng niên Dương Khuê của mình – “Biết thôi thôi thế thì thôi mới là” (Khóc Dương Khuê). Nên trong bài thơ “Anh giả điếc”, xét kỹ , nhân vật trữ tình (hay Nguyễn Khuyến) chỉ giả điếc thôi, khi thực dân Pháp để cho ông yên thì “sáng tai họ, điếc tai cày”, “sáng một chốc”; bằng bọn chúng cứ lấn tới thì ông tiếp tục giả điếc “ngơ ngơ, ngác ngác”. Thật là một con người có phẩm chất đáng kính vô cùng. Cách dùng từ trong bài thơ phóng khoáng, tự nhiên, lời thơ nhẹ nhàng, hài hước. Ở đó, con người Nguyễn Khuyến hiện ra là một người tài trí, thông minh trong việc ứng xử với bọn cướp nước.

Nhà thơ Xuân Diệu trong cuốn “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” (tập 2), rất có lý khi gọi cái cười chế nhẹ nhàng, hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến là một cái cười “không cấu xé vào nhân vật, sự vật” và Xuân Diệu còn đưa ra giả thiết: “phải chăng đây cũng là một thứ uy-mua (humour), một thứ “phớt ănglê”, và đây là một thứ cười “mát”, nói “mát” theo lối của Việt Nam ta, nhưng nói ngọt mà lọt xương, rất sâu sắc”. Theo nhận định đó, Nguyễn Khuyến tạo nụ cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng trong một số bài thơ trào phúng chủ yếu là để gây cảm giác khoan khoái cho người tiếp nhận. Từ chỗ tiếp nhận dễ dàng dần dần nội dung bài thơ sẽ thấm chất sâu sắc vào trong tâm trí mỗi người. Vì vậy, tác giả rất chú trọng vào cái cười ấy.

Đỗ đến Tam nguyên, ai cũng biết Nguyễn Khuyến là một người có học vấn uyên thâm. Nên chuyện cư xử tôn trọng, lịch sự với mọi người, mọi việc là không bàn cãi. Song, có lần, ông cũng không cần phép lịch sự với hạng quan lại đục khoét của dân:

“Mày đi khoét lấy của người đây,
Lại có người theo khoét của mày.”
(Kẻ trộm mất trộm)

Ông xưng hô thẳng tuột “mày”, chính mày chứ không ai khác, ỷ quyền cậy thế ra sức vơ vét bóc lột sức lao động người dân. “Mày” làm thế để chi? “Mày” có thể khoét của người chẳng quyền tước nhưng rồi người có quyền tước cao hơn cũng sẽ khoét lại của mày. Cuối cùng cụ Tam nguyên Yên Đổ đúc kết :

“Gẫm chính cuộc đời ai chẳng thế,
Kiếm ăn không những một phường bay!”

Chuyện khoét của, kiếm ăn không chỉ có hai kẻ mà có đến cả xâu cũng nên?! Nguyễn Khuyến thật thâm thúy khi kết: “kiếm ăn không những một phường bay!”. Không gay gắt, trịch thượng – mà hài hước, nhẹ nhàng lắm. Ông cũng không bao giờ ngượng miệng, bởi sự việc hiển hiện như vậy còn chối thế nào:

“Người bảo rằng thầy yêu cháu đây,
Thầy yêu mẹ cháu có ai hay.”
(Thầy đồ ve gái góa)|

Rồi dựa vào chuyện xem như chơi- chẳng có gì ấy: yêu cháu bắc qua yêu mẹ cháu, cụ mỉa mai :

“Ở góa thế gian nào mấy mụ?
Đi ve thiên hạ thiếu chi thầy?”

Nhiều, nhiều vô kể, không chỉ một mình thầy đâu. Giọng cười nhẹ nhàng của Nguyễn Khuyến cứ ngấm từng lúc từng lúc một: thầy yêu mẹ mà mẹ cũng yêu thầy “dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây”. Điểm đặc biệt gây tiếng cười ở bài thơ này là ở chỗ lựa chọn từ ngữ đối lập gây ấn tượng, gây cười cho người đọc: thầy đồ-gái góa, lại thêm từ “ve” đầy lạ lẫm, hiện đại, đầy tính tượng hình. Tại sao chẳng phải là thương, yêu, thích, muốn? Chắc có lẽ vì ngay trong từ “ve” đã chứa sẵn chất hài trong đó, mà thật: đọc lên từ “ve” nghe đã thấy cười. Động từ chỉ một hành động thật hóm hỉnh. Cũng giống như vậy, ở một bài thơ khác, Nguyễn Khuyến viết:

“Đầu trọc lốc bình vôi,
Nhảy tót lên chùa ngồi.
Y a kinh một bộ,
Lóc cóc mõ ba hồi.
Cơm chẳng cần cá thịt,
Ăn rặt oản, chuối, xôi.
Không biết câu tình dục,
Đành chịu tiếng bồ côi.”
(Vịnh sư)

Nội xét cái hình hài, hành vi, động tác của vị sư đã đem lại một nụ cười hả hê. Đó là cái cười về hình thức bên ngoài. Vào nội dung, càng thấy nét hóm hỉnh ở Nguyễn Khuyến thâm hơn nữa. Với con mắt “nhập thế” của nhà nho, cụ Tam nguyên Yên Đổ chê trách cái lối trốn việc quan, bỏ bê mọi thứ để đi ở chùa của mấy anh “đầu trọc lốc bình vôi/ nhảy tót lên chùa ngồi”. Họ vứt áo quan vận vào áo nâu sòng, họ “y a kinh”, “lóc cóc mõ” thay thế những lúc cầm chầu, những lúc bên án thư mài miệt. Họ còn từ cả “cá thịt” mà chỉ cần ăn “oản, chuối, xôi”. Sau cùng phải đành coi như không được kề giai nhân nên “quên” “không biết câu tình dục”. Và chỉ thế thôi, bởi đấy có phải là điều gì to tát lắm đâu so với cảnh nguy vong của dân tộc, so với cảnh đạo lí nghìn đời đang đảo điên, điên đảo.

Vì cụ Tam nguyên chỉ chỉ trích nhẹ nhàng không thôi với cái cười hóm hỉnh nên người ta đồ rằng cụ là người không muốn va chạm, không dám nói thẳng ra nết xấu của ai sợ mích lòng, thù oán, cãi vã mất thời giờ. Song cần phải thấy rằng, Nguyễn Khuyến là một người có tư cách thanh cao, hơn hẳn đám sĩ phu bấy giờ, lại học giỏi nổi tiếng không ai bằng, thế mà không bao giờ cụ tỏ ra kiêu, lên mặt kẻ cả dạy đời, chỉ nhẹ nhàng chỉ trích thói hư, tật xấu của người một cách kín đáo, trầm lặng, thâm thúy

The post Cái cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh trong thơ Nguyễn Khuyến appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
100648
Sân chơi tuổi thơ miền quê https://caphethubay.net/tan-van/san-choi-tuoi-tho-mien-que_100633.caphe Mon, 23 Aug 2021 03:20:55 +0000 https://caphethubay.net/?p=100633 Chòm mả nằm cạnh quốc lộ, hai dãy đối diện lệch nhau chừng năm mươi mét. Bên phía mặt trời mọc là chòm mả chung, đủ mọi thành phần, dân tộc, không cổng, không tên, ai chết cũng đều được vô đó nằm. Bên phía mặt trời lặn là chòm mả có cổng, có trụ

The post Sân chơi tuổi thơ miền quê appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Chòm mả nằm cạnh quốc lộ, hai dãy đối diện lệch nhau chừng năm mươi mét. Bên phía mặt trời mọc là chòm mả chung, đủ mọi thành phần, dân tộc, không cổng, không tên, ai chết cũng đều được vô đó nằm. Bên phía mặt trời lặn là chòm mả có cổng, có trụ tên, xây từ đầu thế kỉ 20 – Nhị tì Tiều.

Ấp tôi ở, tiếng là cập quốc lộ nhưng thưa nhà. Ngày đó, chạng mười hai, mười ba tuổi, chẳng có chỗ đâu mà chơi đùa. Thành ra, điểm tụ tập của bọn tôi là chòm mả. Chòm mả thường nhiều cây cối, bụi rậm, bóng râm. Lủi vô đó thì nắng mấy cũng hổng có sức mà rượt. Tán cây rộng, dày, còn che được mưa nhỏ, mưa rào, gặp mưa to thì trú dưới mấy cái kết của mả nhà giàu. Âm ấm và thú vị hông kém phòng khách sạn!? Vô chòm mả chơi, dĩ nhiên, hổng dám đi một, hai đứa, phải kéo đàn kéo đúm hơn năm, sáu đứa mới dám xăm mình. Vô đó, mặc sức chơi rượt đuổi, hò hét, chạy nhảy qua mả đất, mả xây, thú nhất là chơi trốn tìm. Đứa dỉm xùm thua phải đến gốc cây me to nơi mô đất cao mà nhắm “năm mười mười lăm hai mươi…”, mấy đứa còn lại chạy núp sau mấy cái mả. Rồi khom, bò hết lượt mả này đến lượt mả khác, len lỏi, luồn lách cho kỳ được đến cây nhắm năm mười để kịp tùng – sống – chiến thắng. Nói, cũng sợ mồ mả người khuất mặt, nhất là nghe người lớn nẹt con nít “tụi bây đi một mình trong chòm mả coi chừng bị ma giấu”, nên, nhiều phen chơi xong, tụ tập lại điểm quân số không đủ như hồi đầu chơi, phải tản đi kiếm, kêu rân inh ỏi khắp nghĩa địa. Lúc kiếm gặp, có thằng ngồi thu lu giữa bụi tre gai, mặt đỏ au “tau đau bụng quá, đang rặn, nghe tụi mày kêu mà đâu dám lên tiếng”. Cả nhóm cười bò lăn rồi một…hai…ba… dong lẹ.

Miền ký ức tuổi thơ

Đến đầu hè, chòm mả xôm tụ hơn nhiều, một ngày đến mấy nhóm trạc tuổi tụi tôi chia nhau vô trỏng. Rớt hột mưa, cây trái tạp trong chòm mả cho quả nhóc nhách. Bình bát. Nhàu. Trâm. Me. Ổi. Khoái nhất là leo bẻ hoặc lụm khúc cây liệng trái trâm. Trái nhỏ mà… có võ, hình dạng như trái olive, hình bầu dục tròn thon, xanh lúc ban đầu, rồi chuyển sang màu hồng, và cuối cùng màu tím đen bóng láng khi trưởng thành chín muồi. Có một điều, là trái trâm phải tách rời khỏi cuống quả, nếu không quả sẽ có vị đắng và khó ăn. Nạc thịt của trái mát, để lại ở lưỡi và miệng một màu tím đen khi ăn. Thằng nào thằng nấy ăn xong cứ lè lưỡi ra đọ, khắc biết ai ăn nhiều, ăn ít liền. Hết phá cây trái, chuyển sang đi bắt bù rầy, đào đuông, đào dế, đào trùn và thọc ổ trứng kiến về cắm câu. Hết nhóm này đến nhóm khác. Có nhóm hẹn vô chòm mả lúc tờ mờ sáng. Nhóm nào nhát ma hơn thì chờ trời sáng tảng mắt mới đi. Tụi nào đi học sáng thì đi sớm hoặc chiều, tụi học chiều thì hú hí nhau buổi sáng. Thiệt, vô nghĩa địa, thời điểm đó, vui như đi chợ!? Xung quanh mồ mả, mấy bông hoa dại mọc đầy: đồng tiền, sao nhái, mười giờ, tường vi, cúc, tóc tiên. Chợt nghĩ, chỗ yên nghỉ cũng vui nhộn và xinh đẹp lắm chứ bộ!

Đầu đường đi vào chòm mả, ở giữa, có cái giếng hộc to, đường kính hơn hai mét. Mạch nước ngầm tự nhiên nên nước dùng để tắm, giặt giũ gì cũng được. Mả đất mới chôn thường xách nước này để rưới lên khi hoàn tất, rồi rưới lên hoa cỏ trồng xung quanh, còn mả xây thì lấy nước trộn hồ. Về sau, bà con thấy tiện, thường đến gánh nước về xài. Bữa nào đông người gánh thì người đến sau phải chờ nước ra đến mực thảy gàu xuống múc được. Chòm mả, vì vậy, không hẹn mà nên, lặng lẽ trở thành chỗ kết nối thông hành giữa người sống và người chết.
Khoảng lặng lâu nhất không dám mon men vào chòm mả là lúc chòm mả có mả mới, chôn người vừa mới qua đời. Nghe đồn linh ghê lắm! Vậy đó, mà coi chứ ém quân được chừng một tuần, mười bữa, khi mấy cái chân muốn chạy nhảy và tim gan phèo phổi sôi ào ào là lúc tiếng hú hí nhau “tụi mày ơi…chòm mả thẳng tiến!”. Và, đi đâu xa về, thấy vắng bóng tụi bạn, muốn tìm gặp cho nhanh để chơi đùa, thể nào chạy vô chòm mả cũng gặp./.

The post Sân chơi tuổi thơ miền quê appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
100633
Tình yêu trong vọng cổ Viễn Châu https://caphethubay.net/tan-van/tinh-yeu-trong-vong-co-vien-chau_100630.caphe Sun, 22 Aug 2021 09:28:08 +0000 https://caphethubay.net/?p=100630 Nhiều chuyện tình trong vọng cổ Viễn Châu có sức sống lâu bền trong lòng người mộ điệu không thua gì các nhân vật trong truyện, tiểu thuyết hay ca khúc. Kể cũng lạ, hơn hai ngàn bài ca vọng cổ của Viễn Châu, gắn với biết bao chuyện tình ngang trái, lỡ làng, mà

The post Tình yêu trong vọng cổ Viễn Châu appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Nhiều chuyện tình trong vọng cổ Viễn Châu có sức sống lâu bền trong lòng người mộ điệu không thua gì các nhân vật trong truyện, tiểu thuyết hay ca khúc. Kể cũng lạ, hơn hai ngàn bài ca vọng cổ của Viễn Châu, gắn với biết bao chuyện tình ngang trái, lỡ làng, mà mỗi lần lời bài ca vọng cổ ấy được cất lên qua những giọng ca tài danh Út Trà Ôn, Lệ Thủy, Minh Cảnh, Minh Vương, Út Bạch Lan….thì y như từng số phận con người từ ấy đi ra…Cùng điểm qua vài chuyện tình nổi tiếng trong vọng cổ của người nghệ sĩ tài ba – Viễn Châu.

1. “Anh phụ em rồi em còn biết tin ai”
Người nghệ sĩ đa tài Viễn Châu tất nhiên cũng là một nghệ sĩ đa tình. Có thể thấy, một số lượng lớn trong bộ tác phẩm (tuồng cải lương, bài ca vọng cổ, tân cổ giao duyên) của ông cũng dành cho chủ đề muôn thuở của con người – tình yêu. Nổi tiếng và đi vào lòng người sâu đậm nhất là bài Võ Đông Sơ (gắn liền với giọng ca NS Minh Cảnh), Bạch Thu Hà (qua giọng ca NSƯT Lệ Thuỷ). Những câu ca “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi, đường dài mịt mùng em không tới nơi. Mây nước buồn cơn lửa binh, hết kể chuyện chung tình, khóc than riêng em một mình” đã trở nên quá quen thuộc với nhiều người mê cải lương, từ những giọng ca nghêu ngao trong các bữa nhậu đậm phong cách miệt vườn đến “sân khấu” của các buổi đờn ca tài tử.

Đẹp Xinh: Top hình ảnh avatar buồn đau khổ trong tình yêu

Không may mắn được yêu và chết vì người yêu như Bạch Thu Hà, cô gái trong Lá trầu xanh chỉ có một tâm sự của người yêu rồi bị phụ bạc. Chuyện đơn giản và phổ biến tưởng chừng như sẽ nhàm chán. Ấy vậy mà bài Lá trầu xanh có một sức sống và sức hấp dẫn kỳ lạ. Trước hết, phải nói đến cái duyên của những câu nói lối mở đầu bài hát: “Thương nhau cau bổ làm đôi miếng/Một lá trầu xanh thắm nợ duyên/Cứ mỗi chiều về tan buổi chợ/Em còn hoài vọng bóng người thương”. Tiếp đến, có lẽ nhờ hình ảnh “trầu xanh” bàng bạc khắp bài ca – khi là gánh trầu cô gái bán mưu sinh hàng ngày “Anh hứa với em khi tụi mình nên duyên nên nợ thì một lá trầu xanh cũng nên vợ nên chồng”, khi lại là trầu cau ngày cưới người yêu mà cô dâu không phải là mình: “Hoa thu rụng rơi hoài bên bờ sông lạnh. Em đếm bao lá rụng. Một ngày thu tàn hiu quạnh. Khung trời mưa buồn giăng lạnh, ngỡ ngàng đứng bên cổng rào”. Nếu chỉ là một câu chuyện tình dang dở của một cô gái nhà quê bị phụ thì chưa chắc bài hát này đã dễ thương, dễ cảm đến vậy, mà ở đó còn đau đáu những cách đối nhân xử thế ở đời, về chữ nghĩa đượm nồng “Nhưng rồi môt hôm mưa buồn xóm chợ bên thúng trầu xanh em chờ bạn chung tình…yêu nhau rồi ngại gì lầy lội bước chân”. Nghe Lá trầu xanh mà buồn cho một cô gái nghèo, cuộc mưu sinh nhọc nhằn tưởng chừng sẽ nhẹ nhàng hơn khi cô được hạnh phúc, khi có một tình yêu trọn vẹn. Vậy mà trong “ngày mai chỉ hồng thắm duyên cớ sao anh vội sai hẹn” anh đã vui duyên mới. Mỗi một câu trong bài này đều toát lên vẻ u buồn nặng trĩu qua lăng kính của cô gái “mười tám xuân xanh đã mang mối tuyệt tình”. Không hiểu sao mỗi khi lắng nghe tâm sự này, tôi cứ cảm thấy đây không chỉ là tâm sự của một cô gái bán trầu, mà là cách suy nghĩ, cách “thất tình” của bất cứ cô gái làm nghề gì, cùng độ tuổi, cùng một hoàn cảnh sống nghèo và đơn điệu, “đặt cược” khá lớn cho “canh bạc” tình yêu rồi bị “phá sản”. Dẫu có buồn tuyệt vọng đến mức “Mưa rơi lạnh buốt khung trời/Anh phụ em rồi em còn biết tin ai” nhưng không tạo cảm giác yếm thế như kiểu thất tình rồi tự vẫn mà ta hay đọc được đâu đó trên báo. Thật không quá khi cho rằng Viễn Châu chia sẻ với độc giả một tâm sự buồn trong sáng và “chính đáng”. Ta có thể tin vào lòng yêu cuộc sống của những con người mà Viễn Châu phản ánh vào tác phẩm của ông. Điệu Mạnh Lệ Quân giữa bài, âm điệu trầm bổng, tràn đầy nỗi da diết, oán thán… như một điểm nhấn đầy cảm xúc và đáng yêu nhất của bài ca cổ. Bên cạnh cô bán trầu xanh, soạn giả Viễn Châu còn để lại một chuyện tình man mác ngậm ngùi không kém phần nổi tiếng khác đó là cô gái bán sầu riêng: “Ai mua sầu riêng có ai mua sầu riêng hãy dừng chân ghé quán em. Em đây bán trái sầu riêng nhưng em không bán tình riêng…”.

Một mối tình buồn và đầy tâm sự khác là câu chuyện bên rặng ô môi, của một sư nữ tật nguyền, của “bác Sáu giăng câu” và của một đứa con xa quê trong bài Bên rặng ô môi. Lời bài hát như những nét vẽ tuyệt vời và sống động cho một bức tranh quê hiền hoà và đẹp đến nhói lòng; mỗi câu chữ và giai điệu đều chở nặng tâm sự – tình yêu quê hương, sự bàng hoàng trước cảnh đổi thay xơ xác vì khói lửa, nỗi đau nhói lòng khi biết người yêu mình sau bao biến cố đã có chồng, vùi thân vào am tự rồi còn mất mát về thể xác. Dùng điệu Lý con sáo để mở ra không gian buồn mênh mông “Bông ô môi, gió cuốn rụng đầy trên sông. Nhìn mây trời mênh mông…”, những câu vọng cổ độ dài vừa phải nghe mà thấm, mà cảm được từng cung bậc cảm xúc một. Hãy nghe cất câu vọng cổ đầu tiên “Bến nước năm xưa chỉ còn cội đa già chơ vơ rũ bóng, gió đông ơi lòng ta đà ớn lạnh sao gió đông còn thổi làm chi cho bông ô môi rã cánh rụng tơi… bời” – bầu trời lộng gió của sông Tiền, sông Hậu như đang ở quanh đây, từng cánh ô môi như đang rơi rụng trước mắt… Tình với cô gái chỉ cần qua câu “Em đãi tôi ăn bát canh mồng tơi với nồi cơm gạo mới rồi chia tay từ giã để lên đường/Em bơi xuồng ba lá tiễn đưa tôi đến tận đầu làng”, chiến tranh tàn khốc và số phận cô gái được gói gọn trong câu chuyện kể lại của một ông lão giăng câu hàng xóm “con Tư nó đã lấy chồng từ 5 năm về trước nhưng số phần nó bạc phước vô duyên, chồng nó chết đi rồi không chỗ tựa nương nó buồn khổ vào chùa xin quy y thí phát, nhưng khói lửa vô tình không tha nơi phật tự giờ nó đã thành ra một sư nữ tật nguyền”. Nếu ai đó đang phải xa vùng sông nước quê hương để lang bạt góc trời nào đó, một chiều quay về lại bến nước năm xưa, nhìn một bóng dáng thân thuộc trên chiếc xuồng giăng câu, nhìn cội đa già đứng đó một cách “chung thuỷ”, một cánh hoa dân dã rơi rơi trên sông, tìm kiếm lại một con người của ký ức…. ắt sẽ hiểu cảm xúc dạt dào và vô tận như thế nào. Bao nhiêu là cảnh, bao nhiêu là tình, ấy vậy mà Viễn Châu “gói” cả vào bài ca tinh gọn như thế!

Tình yêu đôi lứa là chủ đề chiếm khối lượng tương đối lớn trong bộ tác phẩm đồ sộ của ông, ngoài các bài trên có thể kể đến Hoa lan trắng, Tình Lan và Điệp, Hoa trôi dòng nước bạc, Người yêu nay đã có chồng, Tự Đức khóc Bằng Phi, Trúc Lam Phương Tử, Hoa đào năm ngoái, Gánh nước đêm trăng, Tâm sự Mai Đình, Tâm sự Mộng Cầm…

2. “Anh không chết đâu em”

Những năm ngoài 80 tuổi, ông biết sức khỏe không cho phép mình “trụ” lại lâu hơn với trần thế mà niềm đam mê sáng tác, sống với nhân vật ca cổ thì còn vô cùng tận, nên ông đã viết 2 câu vọng cổ 5, 6 như lời trăng trối – Anh không chết đâu em – để tặng bà nhà và những người nghệ sĩ, những người không bao giờ chết vì niềm đam mê nghệ thuật:
Câu 5. Các bạn ơi! Nếu một mai tôi nhắm mắt xuôi tay trở về cát bụi, trong những hàng tri âm tri kỷ , thì có ai tiễn đưa tôi về nghĩa địa, có ai tiễn đưa tôi ra nghĩa địa hoang… tàn. Ai sẽ giữ giùm tôi lệ thắm đôi hàng. Nằm dưới mộ nghe dế giun rên rỉ, tôi nhớ hoài tiếng nhạc lời ca. Nhớ ánh đèn màu, nhớ tà áo thướt tha, nhớ những lời âu yếm của những người em gái nhỏ, nếu có những đóa hoa không bao giờ tàn úa thì có những trái tim trẻ mãi không già…

Câu 6. Rồi một buổi chiều nào khi tắt nắng hoàng hôn có người con gái tìm đường vào nghĩa địa, tay ôm chặt vòng hoa trắng tìm đến bên mồ nức nở khóc than. Nàng ca lên những bài ca ảo não thê lương của người nghệ sĩ trót mang nhiều cảm lụy. Ôm ngôi mộ, nàng gục đầu nức nở: anh Bảy ơi! anh chết tự bao giờ? Nằm dưới mồ nghe tiếng khóc than, tôi tỉnh giấc và giật mình sống lại. Anh ngồi dậy ôm chặt người con gái và bảo nhỏ rằng:anh không chết đâu em!

Viễn Châu đã sáng tác và đã tự hát 2 câu vọng cổ này không biết bao nhiêu lần, cho đến khi, ông không còn cất tiếng hát…Nhưng rõ một điều rằng, những gì ông tâm sự “Nhớ ánh đèn màu, nhớ tà áo thướt tha, nhớ những lời âu yếm của những người em gái nhỏ”, những gì ông gửi gắm “nàng” cải lương-vọng cổ “Nàng ca lên những bài ca ảo não thê lương của người nghệ sĩ trót mang nhiều cảm lụy” sẽ mãi bên ông trường tồn-và trường tồn cả với bao thế hệ yêu thích vốn văn hóa quý giá của dân tộc.

The post Tình yêu trong vọng cổ Viễn Châu appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
100630
Mưa rừng https://caphethubay.net/tan-van/mua-rung_100601.caphe Fri, 20 Aug 2021 03:29:42 +0000 https://caphethubay.net/?p=100601 Những ngày này mưa rả rích suốt ngày dài. Tôi ngồi nghe tiếng mưa rào rơi lộp bộp, rắc rắc trên mái nhà, cả không gian như ngừng lại chỉ có tiếng mưa rơi trong lòng, tôi nhớ đến tiếng hát ngọt ngào của người thầy năm xưa: “Mưa rừng ơi mưa rừng/Hạt mưa nhớ

The post Mưa rừng appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Những ngày này mưa rả rích suốt ngày dài. Tôi ngồi nghe tiếng mưa rào rơi lộp bộp, rắc rắc trên mái nhà, cả không gian như ngừng lại chỉ có tiếng mưa rơi trong lòng, tôi nhớ đến tiếng hát ngọt ngào của người thầy năm xưa: “Mưa rừng ơi mưa rừng/Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên/Phải chăng mưa buồn vì tình đời/Mưa sầu vì lòng người/Duyên kiếp không lâu…”

“ Mưa Rừng”- Đó là bài tân cổ mà thầy đã hát tặng lớp chúng tôi trong tiết học Văn cuối cùng- cũng là ngày tôi kết thúc cái thời làm cô học trò ngây ngô, bé nhỏ, ngày ngày đến trường với tà áo trắng trinh nguyên tô thắm sân trường. Cảm xúc lúc đó khó tả đến vô cùng, dường như mọi sự hờn dỗi thời “trẻ trâu” của bọn tôi cũng tan biến mất, chỉ còn lại cái nhìn thân thương, nuối tiếc và lưu luyến phút chia xa. Tôi nhớ, lúc thầy cất lên câu vọng cổ ngọt thiệt ngọt, đứa nào, đứa nấy cũng nghẹn ngào, ngồi lặng im phăng phắc nghe thầy hát chẳng sót một lời nào, dẫu có thì cũng chỉ là cái lơ là ngồi nghĩ đến cảnh xa nhau rồi khóe mắt cay cay, rồi híc híc cúi mặt khóc dưới mặt bàn….

“Thầy ơi!” – Tiếng gọi thân thương ấy, hình như đã lâu rồi tôi chưa được gặp mặt thầy để gọi lại.

Thoáng đó mà ngày học cuối cùng năm ấy cũng gần bằng với khoảng thời gian tôi ngồi trên giảng đường Đại học. Mỗi khi nghĩ về người thầy năm xưa thì hình ảnh và giọng giảng văn chương say cuốn lòng người của thầy, tôi vẫn nghe rất rõ như bên tai. Thầy thương chúng tôi lắm! Có gì hay Thầy cũng ưu tiên cho 12A chúng tôi vô điều kiện. Thế nên chúng tôi cũng quý Thầy, luôn luôn là fan cuồng, ngưỡng mộ và xem Thầy là thần tượng. Nhưng ai rồi cũng khác, có lẽ giờ đây Thầy cũng đã có phần khác với khi xưa; bạn bè tôi mỗi đứa một phương trời, ít nhiều cũng có người xấu đi hoặc đẹp trai, xinh gái, chững chạc. Từ ngày chia tay nhau để thực hiện hoài vọng, ước mơ riêng của chính mình, có những người bạn tôi chưa lấy một lần gặp lại. Ngồi nhìn mưa xứ người mà tôi thấy nhớ bạn bè cũ, mái trường xưa, rồi chợt thấy mình giống với tâm trạng của nhân vật trong lời bài hát “Đây thôn Vỹ Dạ”- “ Có ai biết Hàn Mặc Tử ở Quy Nhơn hồn vương vấn gửi về xứ Huế , đường không xa nhưng vô cùng cách trở, ôm mối tơ lòng gửi trọn niềm đau”

Mưa Rừng: Mưa Rừng Ơi Mưa Rừng

Chiều nay, xứ lạ mưa nhiều
Có người xa xứ đậm điều nhớ thương
Thương sao cái thuở đến trường
Đầu trần đội nắng, áo thường đẫm mưa

Vi vu tiếng gió giữa trưa
Như ngàn câu hát xa đưa vọng về
Vui sao những buổi pha hề
Thầy, trò tít mắt cười xuề hết ga

Nào hay ký ức đã xa
Cây thầm lặng đứng, hoa đà bay đi
Âu sao số phận đã đành
Cơ duyên ngắn ngủi hoa, cành xa nhau

Cành già rồi chóng khô mau
Nhìn hoa theo gió mà đau đớn lòng
Hoa cười, nghịch gió thong dong
Chỉ còn cây với niềm mong ngóng chờ

Cây kia, hoa đó ai ngờ
Người Thầy năm ấy, trò khờ năm xưa

Mưa ơi xin hãy khóc vừa!
Lòng tôi đang lệ như mưa vô thường
Bây giờ mỗi đứa một phương
Biết người còn nhớ ngôi trường mọi khi.?

The post Mưa rừng appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
100601
Sai thật rồi https://caphethubay.net/truyen-ngan/sai-that-roi_100451.caphe Fri, 06 Aug 2021 03:33:12 +0000 https://caphethubay.net/?p=100451 Chán quá cái cảm giác này, cái cảm giác cô đơn buồn tủi-cái cảm giác không ai muốn bao giờ. Nó cứ đi trên con đường vẫn đi nhưng sao giờ đây lại khác thế. Từ những người bình thường nó vẫn gặp, từ cái cây xanh xanh nhỏ xíu bên góc đường mà ngày

The post Sai thật rồi appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
Chán quá cái cảm giác này, cái cảm giác cô đơn buồn tủi-cái cảm giác không ai muốn bao giờ. Nó cứ đi trên con đường vẫn đi nhưng sao giờ đây lại khác thế. Từ những người bình thường nó vẫn gặp, từ cái cây xanh xanh nhỏ xíu bên góc đường mà ngày nào đi ngang qua, nó cũng bẽ một lá rồi thổi một bản nhạc du dương. Nhưng hôm nay nó lại không muốn làm thế, nó ghét nếu như không muốn nói là nó sợ, sợ người ta nhận ra nó-người mà không ai dám nghĩ là nó có thể tồn tại trong thế giới này.

Nó đi mãi đi mãi rồi nó nghĩ tại sao bây giờ nó lại như thế này, bắt đầu từ bao giờ nó không nghe lời nó nữa, bắt đầu từ lúc nào nó không hiểu nỗi mình? Nó lại đi rồi nó khóc khi trong đầu nó thoáng hiện câu chuyện của ba ngày trước lúc nó đến nhà cô chủ nhiệm và ngay lúc đó nó nhận ra một điều làm nó hối hận vô cùng.

Chuyện bắt đầu từ ba ngày trước nhưng phải kể từ khi nó vào lớp 11, nó rất vui khi nghe từ bạn bè chủ nhiệm lớp nó là một cô giáo rất xinh xắn, học rất giỏi ngày xưa và dạy rất giỏi bây giờ. Nhưng cái vui đó cũng nhanh chóng tan biến dần bằng những lí do vô cùng đơn giản. Từ cái việc cô không bao giờ vào lớp 15 phút đầu giờ, cô chẳng bao giờ đi lao dộng cùng lớp thậm chí có đi thì cô cũng không vui, lúc nào cũng có sự nhăn nhó trên gương mặt của cô. Nó ghét cô vì cô không bao giờ hỏi tụi nó cảm thấy học như thế nào mà cô chỉ hỏi rằng kết quả học ra sao, nó ghét cô vì cứ mỗi tiết sinh hoạt là cô cứ dọa đổi chỗ ngồi tụi nó. Nó luôn nghĩ cô không quan tâm đến lớp mà cô chỉ nghĩ đến tiền bạc và danh vọng. Lúc đầu chỉ là ghét trong lòng nhưng dần dần nó lại ghét ra mặt. Trong tiết của cô nó không bao giờ giơ tay phát biểu, cô nói chuyện với nó, nó cũng chẳng nhìn mặt cô. Đã có lần bạn bè nói cô đã từng khóc vì nó, nó chỉ trả lời: “giả vờ đấy!” , rồi nó đi.

Thi THPT quốc gia 2019: Quy định riêng buộc thí sinh phải tuân thủ khi làm  bài thi trắc nghiệm

Khoảng một tuần sau nó cảm thấy hình như cô không còn ‘quấy rối’ nó nữa, nó tự nói với mình “ như vậy càng tốt chứ sao”. Nhưng sao lạ vậy vừa nói ra câu ấy nó lại cảm thấy một cảm giác không sao hiểu nỗi, chẳng phải đó là điều mà bấy lâu nó muốn sao, bây giờ tại sao nó lại không vui thế nhỉ?! Bỏ đi! Nó không nghĩ đến nữa. Ngày lại qua ngày nó cảm thấy khó chịu vô cùng, cho đến ba ngày hôm trước khi bạn bè rủ nó lại nhà cô chơi, không hiểu sao nó lại đồng ý ngay, bạn bè nói nó nghĩ lại thật rồi, “không có chuyện đó” nó chỉ muốn đi nhà cô để xem nhà cô như thế nào, liệu cô có giống như nó nghĩ – là một người sống trong điều kiện giàu có nên không quen, không thích ở một trường học dưới quê chăng?

Cuối cùng thì ngày tụi nó hẹn đi nhà cô cũng đến. Nó hơi lo vì bình thường nó đối xử không tốt với cô, nó sợ cô không đón tiếp nó. Nhưng thôi mặc kệ, nó đã nói đi thì không thể nuốt lời được. Bắt đầu đi từ sáng nhưng đến nhà cô thì đã xế trưa, thì ra nhà cô xa quá nên không thể vào 15 phút đầu giờ. Đến nhà cô người mà đầu tiên cô hỏi chính là nó, khi đến trước cửa nhà cô nó đã không tin vào mắt mình bởi vì nhà cô không phải như nó nghĩ, nhà cô làm bằng những tấm lá dừa đan xen lại với nhau mà người ta hay gọi là nhà lá, vào nhà nó lại ngạc nhiên hơn nữa bởi vì trước mặt nó toàn là giấy khen, bảng danh dự,… đan xen với nhau chi chít che đi mất những tấm lá. Nó khóc mất rồi , “cô ơi em xin lỗi, em dã nghĩ …” –“Cô biết rồi” . Và buổi chiều hôm đó người mà cô điện hỏi về đến nhà chưa đầu tiên cũng là nó.
Trời ơi nó không xứng đáng là một đứa học trò nữa, tại sao nó lại đối xử với cô như vậy. “cô ơi tha lỗi cho em!” , nó muốn gào lên như thế.

Bỗng nhiên có đâu một bàn tay ôm lấy nó, “cô ơi! là cô sao! Không, em không xứng đáng là một học trò của cô, em xin lỗi, em đã sai thật rồi!” – “Cô hiểu mà, chỉ là hiểu lầm thôi, từ đây cô không còn cô đơn không còn buồn nữa rồi, bởi vì cô đã có một học trò quý giá hơn ngàn vàng, em có nghĩ vậy không?”. Cô nở một nụ cười nhẹ nhàng nhưng đánh sâu vào tim nó. Nó cũng nở một nụ cười rồi nói với cô: “cô ơi em thổi cho cô nghe một bản nhạc bằng lá cây cô nhé!” -“uhm, cô sẽ nghe…”

The post Sai thật rồi appeared first on Cà Phê Thứ Bảy.

]]>
100451