Mỗi một vùng miền trên đất nước Việt Nam đều có các món đặc sản thơm ngon khó cưỡng. Trong đó không thể không nhắc tới những loại bánh mang tên gọi rất độc đáo, gây được ấn tượng cho nhiều thực khách bốn phương.

  1. Bánh gật gù

Nếu có dịp ghé qua huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, chắc ai cũng sẽ phải thử qua một lần món bánh gật gù. Loại bánh này vì được làm từ bột gạo nên có vẻ ngoài khá giống với bánh phở, bánh cuốn. Tuy nhiên, công đoạn làm ra một mẻ bánh gật gù lại tương đối cầu kỳ. Gạo phải được ngâm qua đêm rồi mới được nghiền thành bột nước. Để bánh vừa có độ phồng xốp lại dẻo, mịn, người dân thường cho thêm một ít cơm nguội vào lúc nghiền bột.

Tên gọi gật gù bắt nguồn từ xưa kia khi thưởng thức bánh, ai cũng sẽ phải tấm tắc gật lên gật xuống khen ngon. Từ đó, cái tên bánh gật gù xuất hiện và được dùng cho đến ngày nay.

Bánh gật gù là đặc sản của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

  1. Bánh đập

Đi dọc các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, du khách sẽ dễ dàng được nếm thử mùi vị dân dã của món bánh đập. Loại bánh này gồm có bánh đa nướng với bánh ướt mới ra lò kẹp vào nhau. Phủ đều bên trong bánh là lớp mỡ hành béo ngậy hoặc có thể thêm thịt nướng, lòng lợn…. Khi ăn, bạn chỉ việc đập bộp bộp vào giữa bánh rồi chấm cùng nước mắm là mùi vị sẽ vấn vương mãi không thôi.

Bánh đập gồm có bánh đa nướng với bánh ướt mới ra lò kẹp vào nhau.

  1. Bánh uôi

Đây là loại bánh đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Chúng được làm từ bột gạo nếp nương. có nhân bằng đậu xanh, đậu nho nhe hoặc thịt. Hình dạng bánh khá kỳ lạ với hai phần giống hệt nhau như song sinh và úp mặt vào nhau. Bánh có nhiều tên gọi khác nhau như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết. Trong những ngày lễ tết, bánh uôi không bao giờ có thể thiếu được trong mâm cỗ của người Mường.

Bánh uôi là đặc sản của địa phương nào?

Trong những ngày lễ tết, bánh uôi không bao giờ có thể thiếu được trong mâm cỗ của người Mường.

  1. Bánh tai

Món bánh nổi tiếng của vùng đất Phú Thọ này đã làm nức lòng bao thực khách bốn phương. Tương truyền rằng trước khi được gọi tắt là bánh tai, chúng có tên là bánh trai vì được nặn theo hình con trai. Thành phần của bánh gồm có gạo tẻ, thịt lợn và một vài nguyên liệu đặc biệt khác. Muốn thưởng thức bánh được đúng điệu nhất, bạn cần phải cắn từng miếng nhỏ và chậm rãi cảm nhận.

Thành phần của bánh gồm có gạo tẻ, thịt lợn và một vài nguyên liệu đặc biệt khác.

  1. Bánh vạc

Nhắc đến những món ăn đặc trưng của Hội An (Quảng Nam), sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua bánh vạc. Bánh còn có tên gọi khác là White Rose (hoa hồng trắng) do hình dáng nhỏ xinh và có màu trắng tự như đóa hoa hồng. Tinh bột gạo là nguyên liệu chính để làm nên món bánh vạc. Nhân bánh thường gồm tôm tươi hoặc thịt xay nhuyễn trộn với tiêu, hành, nấm mèo, muối, nước mắm. Bước vào bất kỳ một nhà hàng, quán ăn nào tại Hội An, bạn đều có thể thưởng thức món bánh vạc một cách dễ dàng.

Đi Hội An thưởng thức món bánh bao, bánh vạc ngon trứ danh - ChuduInfo

Bánh vạc có hình dạng rất đẹp mắt như những cánh hoa hồng trắng.

  1. Bánh ngải

Thoạt nghe tên bánh có lẽ nhiều người sẽ liên tưởng đến cụm từ “bùa ngải”. Thế nhưng đây lại là món bánh vô cùng ngon và hấp dẫn của dân tộc Tày (Lạng Sơn). Bánh có hương vị rất đặc biệt là nhờ lá ngải cứu được đun với nước tro bếp và trộn với gạo. Ngoài lớp vỏ vừa thơm vừa dẻo, nhân vừng đen kết hợp với đường phèn của bánh cũng làm cho người ăn thích thú. Bánh ngải có hình tròn, dẹt, màu xanh thẫm rất bắt mắt. Người Tày thường xuyên dùng món ăn này trong cuộc sống hàng ngày vì chúng còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.

Ngoài hương vị thơm ngon, bánh ngải còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.