Việc nuôi dạy con luôn cần những điều tỉ mỉ nhất, thấu đáo nhất. Người mẹ chính là người sát sườn bên con, chăm lo cho con từng chút một. Nên việc một đứa trẻ hình thành tính cách chủ yếu là do người mẹ quyết định trong phương pháp nuôi dạy con cái. Đặt dưới áp lực đó nên rất nhiều người mẹ trở nên rất nghiêm khắc trong quá trình nuôi dạy bé. Nhưng liệu nghiêm khắc có tốt cho bé không, hay mẹ phải nghiêm khắc như thế nào thì hợp lý? Đó là những câu hỏi mà nhiều mẹ đang băn khoăn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về việc nuôi dạy con ở bài dưới đây :

Người mẹ nghiêm khắc là người mẹ như nào ?

Bạn có quá nhiều kỳ vọng đặt nơi con. Bạn nhận thấy mình trở nên nhiều lời, gắt gỏng vô cớ với những lỗi sai từ nhỏ của con. Bạn thấy mình chỉ chăm chăm để ý đến những thiếu sót của con. Kêu thán, phàn nàn về con. Rồi bạn la mắng, chỉ trích, cấm đoán con mọi lúc. Phủ nhận mọi điều của con. Bạn kiểm soát mọi hành động, trạng thái, mọi lối suy nghĩ của con. Bắt con làm theo đúng ý của mình mà không cần quan tâm con bạn ra sao.Bạn luôn đưa ra những hình thức trừng phạt con một cách tàn nhẫn mà đôi khi bạn không ý thức được hành động của mình. Để rồi sau đó bạn thấy ân hận vô cùng. Bạn không tha lỗi cho con cũng như chính mình… Tất cả các hành động lối suy nghĩ đó đang hình thành trong bạn một hình mẫu người mẹ nghiêm khắc, đôi khi là độc đoán.

Người mẹ nghiêm khắc nên dạy con như nào ?

Bước 1: Nên để con tự làm mọi việc

Việc nuôi dạy con của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu bạn bắt đầu để con tự làm mọi việc. Con bạn có thể còn nhỏ, từ 2 tuổi đổ lên đến tuổi lớn. Dù cho tuổi nào thì việc để con tự làm có thể khiến bạn chưa yên tâm, nhưng bước đầu mẹ hãy cố gắng chỉ quan sát con làm. Có thể là những việc đơn giản như mặc quần áo , thay quần áo, việc lấy dép, đi vệ sinh, tự xúc cơm,… con cũng đòi tự làm. Mẹ thì chẳng lúc nào ưng ý vì những lộn xộn con gây ra. Mẹ tự mang cảm xúc tức giận đến, khiến mất đi nhiều năng lượng và hành động cuối là trút những lời mắng chửi thậm tệ lên con. Mà cuối cùng mẹ nghĩ lại lý do thật đơn giản. Vậy nên khi con muốn tự làm mẹ hãy cho con cơ hội được tự làm. Đó cũng là lúc mẹ nên tận hưởng niềm vui khi thấy con bắt đầu lớn hơn. Những bận rộn sau đó của mẹ bỗng chốc hóa thành hạnh phúc đơn giản. Mẹ tự biết rằng con mẹ đang lớn và phát triển bình thường. Mẹ khó chịu hơn một chút nhưng sau một thời gian con có kỹ năng thì bạn sẽ trở thành một người mẹ nhàn hơn. Việc của mẹ chỉ quan sát và giữ cho con luôn ở trạng thái an toàn khi làm việc. Hãy tạo nhiều cơ hội cho con thử sức nhé mẹ.

Dạy gì thì dạy, khi nuôi dạy con trai, bố mẹ cần tránh 3 câu nói này

Bước 2: Dạy con có trách nhiệm với những gì mình đã làm

Bình thường khi con sai, mẹ hay mắng, phạt con. Nhưng điều đó thường không mang lại kết quả tốt nhất cho mẹ. Con vẫn tiếp tục mắc những lỗi sai đó. Và những hình phạt của con trước đó trở nên vô nghĩa và phản tác dụng. Con nhỏ mẹ nên hình thành cho con thói quen có trách nhiệm với những việc mình đã làm. Mẹ đừng nghĩ rằng việc này là quá khó đối với một đứa trẻ. Thực ra, theo các nghiên cứu, một bạn trẻ học được kĩ năng này tốt hơn gấp nhiều lần so với người lớn. Đơn giản như việc dọn dẹp đồ chơi sau mỗi lần chơi của con. Bé thường hay vất đồ linh tinh mọi nơi, bạn thường hò hét bé dọn đồ. Rồi đánh mắng con nếu con không chịu dọn và cuối cùng bạn là người dọn thay con. Thay vào chuỗi hành động đó, bạn hãy thử một lần biến trò dọn dẹp đồ chơi là một trò chơi, chơi cùng con. Bạn và con hợp tác vui vẻ trong trò chơi ấy. Nếu bé không tự xúc ăn, bạn không xúc thay con mà đơn giản chỉ cần nói với con là nếu con không tự xúc ăn sẽ rất đói vào bữa sau. Và bạn dọn bàn ăn. Bữa sau nhất định bé sẽ tự xúc ăn rất ngon. Hoặc như nếu con không chịu đi dép khi ra ngoài, bạn cứ để con đi đất. Sau đó khi chân bé tiếp xúc đất một hồi, bạn hãy chỉ cho bé thấy tại sao chân mẹ và chân con lại khác nhau. Chân con bẩn như nào. Quan trọng nhất trong các khâu dạy bé là mẹ phải để con tự làm, tự trải nhiệm và tự học hỏi để con hình thành những ý thức tự hiểu ra được vấn đề.

Bước 3: Ngừng nói “ Không được”

Việc liên tục nói không được làm việc này, không được như thế này thế kia chỉ mang lại hiệu quả ngược thôi bạn nhé. Trước hết mẹ hãy lắng nghe con thật nhiều. Đến các giai đoạn bé bướng bỉnh do nhận thức của bé phát triển tốt hơn, việc bạn nói không bé cũng không hiểu rằng điều đó là không thể. Con bạn chỉ có một suy nghĩ bất mãn vì nguyện vọng của chính mình không được mẹ hay mọi người đáp ừng. Từ đó bé càng trở nên bướng bỉnh, càng đòi hỏi nhiều hơn. Đây là lúc cần sự kiên nhẫn của người mẹ. Con không chịu há mồm ăn, mẹ không thể la mắng, quát hét rằng con không được như thế, không được che mồm, không được quay đi, không được hất thức ăn như thế. Mẹ nên lắng nghe tại sao con lại không muốn ăn. Từ đó bạn biết được con muốn gì, sau đó đưa ra các giải pháp và xác nhận lại với con. NHư con đòi ăn cơm với món khác, mẹ sẽ thuyết phục con rằng bữa sau mẹ sẽ nấu món đó cho con ăn, bữa này con chịu khó ăn. Vừa giúp bé bình tĩnh hơn, vừa thuyết phục được tương lai của bé. Bé sau khi được mẹ lắng nghe và thấu hiểu cũng sẽ nghe lời mẹ hơn. Vậy nên mẹ hãy kiên nhẫn nhé.

Bước 4: Để con hiểu rằng tư tưởng của mẹ không phải luật lệ của xã hội

Cùng con xây dựng các quy tắc trong gia đình để con không đổ lỗi khi sai rằng vì sợ mẹ giận nên con mới làm thế. Rất nhiều đứa trẻ đã hình thành ý nghĩ đó trong đầu. Nhiều bé bị mẹ đánh nhiều quá nên chỉ cần mẹ nói to bé đã có hiện tượng co rúm người, lo mẹ đánh rồi. Đó là sai lầm của một người mẹ. Một đứa trẻ lên ba đã luôn ý thức rằng những điều mẹ dạy là đúng nhất là tư tưởng hình thành nên các nếp suy nghĩ của con sau này. Bé học được được các quy tắc xã hội từ những lời dạy của mẹ. Mẹ nói không được thế này, thế kia với người này người kia. Trẻ luôn có xu hướng tuân theo những quy tắc đó. Vậy nên một người mẹ hãy giúp con hiểu được ý nghĩa của từng quy tắc. Đừng để con sợ mẹ mà làm như thế. Nếu như phải chào người này người kia, hãy phân tích cho con tại sao con lại phải chào họ chứ không phải ra lệnh cho con làm. Mọi việc đều thế. Mẹ hãy phân tích để con hiểu tại sao nên làm thế. Hãy trả lời những câu hỏi của con. Đó là lúc bé hình thành nhận thức của mình. Tạo cho bé sự hiểu biết tại sao phải hành động, phải cư xử như thế. Điều đó cũng tránh được những tình huống dở khóc dở cười do bé hiểu sai hoặc áp dụng như một cái cỗ máy do mẹ dạy con. Đồng thời cũng là lúc mẹ dạy con được sự tự lập, ý thức cao và hình thành nên một bé ngoan , hiểu biết, lễ độ mẹ nhé.

Bước 5: Trách mắng, phê bình con trong những tình huống thích hợp

Khi bạn suốt ngày phạt, mắng, cằn nhằn con thì đây là thời điểm thích hợp để thay đổi chính mình. Hãy lắng nghe. Hãy lắng nghe con, xem yêu cầu, nguyện vọng của con là gì. Từ đó đề ra những giải pháp của mình. Bé muốn đi chơi nữa chứ không muốn ăn cơm, mẹ hãy thỏa thuận rằng con đi thêm 1 vòng nữa thôi rồi về ăn cơm nhé. Hãy không chịu đánh răng bạn sẽ hỏi con tại sao và rồi phát hiện ra bé chỉ thích một cái bàn chải siêu nhân thế là việc của bạn chỉ là mua 1 cái bàn chải mới. Bé sẽ tự nguyện đánh răng ngay ngày hôm sau. Có ba tình huống mẹ có thể phê bình bé: Khi bé hành động ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gây nguy hiểm và trái với đạo đức. Khi bé không chịu ăn cơm, không chịu đánh răng, không chịu mặc quần áo là những việc ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi bé nghịch ổ điện, dao kéo là những việc nguy hiểm. Bé đánh nhau với bạn, bắt nạt bạn, hay tranh giành đồ ăn… là những hành động trái đạo đức. Lúc đó mẹ chỉ cần phê bình con bằng cách đưa ra thông điệp của mình rằng những hành động của con là xấu, là nguy hiểm là không đúng. Mẹ không thích con làm như thế. Đừng để bé hiểu sai rằng bạn không yêu bé. Và tránh tuyệt đối nói rằng: “Con hư mẹ không yêu con nữa”. Cũng có lúc mẹ lỡ lời nói những lời xấu trong lúc giận dữ. Khi đó mẹ hãy trò chuyện với con sau đó, xin lỗi con và đưa ra mong muốn của mình. Thần chú rằng mẹ luôn yêu con. Hãy luôn nói đều đó cho con biết.

Dù là ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì hãy luôn áp dụng năm bước dạy con nghiêm khắc trong yêu thương mẹ nhé. Bạn biết không, đối với con, bạn là cả thế giới của con. Hãy cho con những điều tròn vẹn nhất mà mẹ có nhé người mẹ nghiêm khắc.