Thời đại vội vã hiện nay, ngay cả việc mua đồ ăn để nấu ăn hàng ngày cũng là một việc khó khăn. Thường thì mọi người sẽ đi chợ cho cả tuần hoặc nửa tuần sau đó bỏ vào tủ lạnh để ăn dần. Nhưng cách bảo quản đó liệu có đúng?

1. Rau

Trong tủ lạnh có một hộc tủ dưới cùng, nơi đó có đủ nhiệt độ cần thiết để bảo quản rau củ. Khi mua rau về, rửa sạch, để cho khô ráo. Sau đó cho vào các túi zip, túi nilon bịt kín lại và bỏ vào tủ lạnh. Như vậy có thể bảo quản rau quả tươi ngon và không bị úng. Không đựng chung rau và trái cây vào chung một túi để tránh làm vàng rau. Như thế thì có thể bảo quản rau được từ 2 – 5 ngày tùy loại.

2. Động vật sống

Như thịt, cá, tôm, tép… thì khi mua về chúng ta nên rửa sạch, sơ chế sau đó ướp sẵn rồi bỏ lên ngăn đông tủ lạnh. Khi muốn lấy ra ăn phần nào thì bỏ phần thức ăn đông đó vào tủ mát và chờ rã đông khoảng 5 tiếng. Không mang đồ ăn đông ra ngoài nhiệt độ phòng, nhiệt độ giảm đột ngột thì thức ăn sẽ không còn được tươi ngon. Và cũng không nên mang thức ăn đã rã đông vào ngược lại ngăn đông.

3. Trái cây

Cũng tương tự như rau, trái cây cần được rửa sạch, cắt bỏ cuống và phần hư. Sau đó phơi cho ráo nước rồi bỏ vào hộp hoặc túi nilong buộc kín rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Trái cây ăn dư cũng có thể bao lại bằng màng bọc thực phẩm rồi ăn dần.

4. Bơ, sữa, phô mai

Các chế phẩm từ sữa nói chung chỉ có thể được bảo quản trong một thời gian rất ngắn nên có thể bịt thật kín để không bị mùi các thức ăn khác bám vào. Bơ có thể để ở tủ đông sẽ sử dụng được lâu hơn. Không nên bọc bơ hoặc phô mai bằng túi nilon mà bọc bằng giấy bạc chuyên dụng và phải bọc thật kín không một kẽ hở nào. Đối với phô mai thì nên để ở nơi ít lạnh nhất, có thể bỏ vào hộc tủ đựng rau.

5. Những thức ăn đã nấu chín

Chúng ta có thể hâm kĩ thức ăn và để hoàn toàn nguội mới bỏ vào tủ lạnh. Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và bỏ vào ngăn tủ cao nhất trong tủ lạnh. Để tránh xa những thức ăn đã chín với thức ăn sống để tránh bị lây nhiễm chéo.

6. Đối với ngăn cửa tủ lạnh

Với đồ uống có thể để trên ngăn trên cùng của tủ lạnh hoặc đặt ở ngăn cánh cửa tủ lạnh. Nơi này cũng có thể bảo quản gia vị, đồ khô, sốt. Với những chai thủy tinh nặng thì để ở ngăn cuối cùng. Trứng cũng có thể bảo quản ở ngăn cửa tủ lạnh ngăn đầu tiên thường được dùng để trứng

7. Thực phẩm có mùi

Đối với thực phẩm có mùi như hành, tỏi, hành tây,… thì điều quan trọng nhất là bọc kín thức ăn lại. Vì mùi của các thực phẩm này có thể ám vào các thực phẩm khác, có thể làm cho bơ, phô mai bị hư. Có thể cắt nhỏ các các loại hành, tỏi, sả trước và bỏ tủ lạnh để dễ dàng sử dụng.

8. Những thứ không cần bỏ vào tủ lạnh

– Cà chua: Đối với cà chua xanh thì nên để ở nhiệt độ phòng cho chín tự nhiên hoặc bao bằng giấy để vào ngăn mát tủ lạnh. Tuyệt đối không để vào ngăn đông vì có thể gây mềm nhũn cà chua

– Bánh mì: Nhiệt độ trong bánh mì có thể làm bánh mì mất độ ẩm và làm bánh mì khô và dai hơn. Bánh mì chỉ cần bỏ ở nhiệt độ phòng trong vòng 3-5 ngày.

– Ngoài ra còn có bánh mì, khoai tây, mật ong, rượu, cà phê… cũng là những thực phẩm không nên bỏ vào tủ lạnh

Tủ lạnh đúng là có thể bảo quản lâu dài thức ăn nhưng không phải vạn năng. Thực phẩm cần phải được bảo vệ đúng cách để tránh bị hư, hỏng. Quan trọng hơn cả là phải lau dọn tủ lạnh và khử khuẩn định kì để tủ lạnh sạch sẽ.