Charles Bukowshi (1920-1994) – nhà thơ, tiểu thuyết gia người Mỹ và được mệnh danh là “Nhà thơ nổi tiếng của những khu ổ chuột”, là một gã nghiện rượu, một kẻ đa tình, một con nghiện cờ bạc kinh niên, một gã thô thiển, keo kiệt, lười biếng, nhưng “tệ hại” hơn cả, ông là một nhà thơ. Co lẽ ông ấy là người cuối cùng trên trái đất này bạn nên tìm tới xin lời khuyên, hay hi vọng trong cuốn sách nào đó nói về hoàn thiện bản thân.

Phần 1: Cuộc đời nghiệt ngã

Bukowski ao ước được trở thành nhà văn. Nhưng trong mấy chục năm, những tác phẩm của ông đều bị các bài báo, tạp chí hay các nhà xuất bản từ chối.

Các tác phẩm của ông ta thật kinh khủng, thô thiển, ghê tởm, sa đọa…” Khi những lời từ chối chât cao như núi, cảm giác thất bại đã đẩy ông ngập chìm trong hơi men và nỗi chán chường cứ bám theo ông.

Bukowski làm công ăn lương tại một bưu điện. Sau mỗi lần lĩnh chút tiền lương bèo bọt, ông dành phần lớn số đó vào rượu chè và ném phần còn lại vào mấy kèo cá cược trên trường đua ngựa. Mỗi khi đêm xuống, ông lại nốc rượu một mình, đôi khi nghĩ ra vài vần thơ từ chiếc máy đánh chữ già nua. Ông thường tỉnh dậy trên sân nhà, sau một đêm say khướt.

Ba mươi năm cuộc đời cứ thế trôi qua gần như vô nghĩa, mơ hồ giữa rượu, ma túy, cờ bạc và gái điếm. Thế rồi, khi Bukowski bước sang tuổi 50, sau quãng đời thất bại ê chề và chán ghét bản thân, một biên tập viên cuả nhà xuất nhỏ nọ bỗng có hứng thú đặc biệt với ông. Anh ta không thể trả cho Bukowski nhiều tiền, hay hứa hẹn về một doanh thu lớn về việc bán sách, nhưng anh lại có hảo cảm với gã nghiện ngập thất bại này, nên quyết định sẽ đánh cược một lần. Đó là lời đề nghị đầu tiên mà Bukowski từng nhận được, ông nhận ra rất có thể đây cũng là lời đề nghị duy nhất mà ông nhận được trong đời. Bukowski hồi đáp lại biên tập viên rằng: “Tôi có một trong hai lựa chọn, hoặc là ở lại bưu điện và phát điên, hoặc là thành người tự do, chơi trò viết lách rồi chết đói. Tôi đã quyết định chọn: chết đói”.

Sau khi ký kết hợp đồng, Bukowski hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình trong ba tuần. Nó được đặt tên đơn giản là “Post Office (tạm dịch là bưu điện)”. Trong phần đề tặng, ông viết “không dành cho ai cả”.

Bukowski đã trở thành nhà văn, nhà thơ như thế. Ông viết liên tục, xuất bản sáu cuốn tiểu thuyết và hàng trăm bài thơ, bán được tới hơn hai triệu bản. Sự nổi tiếng của ông nằm ngoài dự đoán của mọi người, trong đó có cả chính bản thân ông.

Lời kết

Câu chuyện của Bukowski thật ra rất quen thuộc trong xã hội của chúng ta. Cuộc đời của ông là một minh chứng cho cái gọi là Giấc mơ Mỹ. Một người tranh đấu cho điều anh ta muốn, không bao giờ từ bỏ, và cuối cùng đã đạt được giấc mơ lạ lùng nhất tong đời. Chúng ta nhìn vào những câu chuyện như Bukowski và kết luận: “ông ta không bao giờ từ bỏ, ông ta không ngừng cố gắng, ông ta luôn tin vào chính mình ông ta vượt qua bao sóng gió và đã khẳng định bản thân.
Thế có ai quan tâm đến những thói quen hay tai tiếng gì của ông ta trước kia không? Hay mọi người chỉ cao thượng và đánh giá Bukowski thông qua thành tựu của ông ta mà thôi. Tôi chắc chắn 99% là không hề quan tâm vì họ chỉ là người ngoài cuộc, người phán xét người khác trên phương diện một mặt của vấn đề. Tôi dám cá là nếu Bukowski có vợ hoặc con thì ông ta không như thế đâu. Thậm chí là con đường đi đến thành công của ông ta còn ngắn hơn nhiều. Và vấn đề “duyên nhân sinh” lại là câu chuyện khác.

Mình chỉ là mình” thoạt đầu khi nghe câu nói chắc nịch này thật vô nghĩa và sáo rỗng. Ai sinh ra trên cõi đời này mà không phải là một cá thể độc lập. Vậy ý nghĩa thực sự đằng sau câu nói này là gì?

Steve Jobs (24/2/1955-5/10/2011) là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Ông đã từng nói: “Your time is limited sodon’t waste it living on someone else’s life” tạm dịch: “Thời gian của bạn có hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác”.

Phần 2: Chấp nhận bản thân

Câu chuyện về cuộc đời của Charles Bukowski thật là phi thường và tuyệt vời. Sự kiên trì, nỗ lực và không từ bỏ ước mơ cùng với việc chấp nhận bản thân là người “tệ nạn”, không ra gì và đúng kiểu là một nhân vật vướng vào “tứ đổ tường” của xã hội Châu Á cũ.

Trên bia mộ của Bukowski được khắc hai chữ: “Đừng cố!”. Bạn thấy không? Dù với doanh thu từ việc bán sách cùng với tiếng tăm vang dội nhưng trên tổng thể, ông vẫn chỉ là một kẻ “vứt đi”. Thành công của ông không bắt nguồn từ quyết tâm trở thành người chiến thắng, mà từ thực tế ông biết mình là kẻ thua cuộc, chấp nhận nó, và ông đã viết rất chân thật về điều ấy. Ông không bao giờ cố gắng để trở thành một ai đó. Điều tuyệt vời trong tác phẩm của Bukowski không phải nằm ở việc vượt qua những khác biệt khó tin, hay nâng tầm bản thân thành một hình tựng sáng chói trong lĩnh vực văn học, mà trái ngược hoàn toàn. Đó đơn giản là khả năng của ông tronng việc không hề sợ hãi khi thành thật với chính mình – và chia sẻ những thất bại của mình mà không hề ngại ngần hay hoài nghi.

Đây mới thực sự là câu chuyện về thành công của Bukowski: ông hài lòng với sự thất bại của mình. Bukowski “đếch” quan tâm tới thành công. Ngay cả sau khi đã nổi tiếng, ông vẫn xuất hiện trong các sự kiện để đọc thơ và miệt thị các độc giả của mình. Ông vẫn bộc lộ bản chất thực sự của mình trước công chúng và cố gắng ngủ với bất kỳ người phụ nữ nào mà ông gặp. Danh vọng, thành công không khiến ông trở nên tốt đẹp hơn và cũng chẳng phải vì trở thành một con người tốt đẹp hơn mà ông có thể đạt tới thành công và danh vọng.

Tự hoàn thiện bản thân và thành công thường đi đôi với nhau, nhưng điều ấy không có nghĩa chúng là một. Và với cuộc đời của Bukowski thì điều nói trên là sai hoàn toàn.

Văn hóa của chúng ta ngày nay thường tập trung một cách ám ảnh vào những kì vọng tích cực ph thực tế. Hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, trở thành người tốt nhất, tốt hơn những người khác, trơ nên thông minh hơn, nhanh nhạy hơn, giàu có hơn, gợi cảm hơn, nổi trội hơn, năng suất hơn, đáng được ngưỡng mộ và ghen tị hơn. Trở nên hoàn hảo, tuyệt vời trong những bức hình tự sướng trước mỗi bữa ăn, hôn tạm biệt người tình cùng những đứa con riêng. Sau đó, bạn ngồi trên chuyên cơ riêng với công việc tuyệt vời của mình, nơi bạn dành cả ngày trời để làm những việc có ý nghĩa phi thường mà có lẽ vào một ngày nào đó sẽ cứu thế giới này.

Nhưng khi bạn dừng lại và thực sự suy nghĩ về điều này, lời khuyên thông thường về cuộc sống – tất cả những thứ mang tính tích cực và hạnh phúc về việc tự hoàn thiện bản thân mà chúng ta thường được nghe – thực sự đều gắn liền với những thứ mà bạn còn thiếu. Nó gói gọn trong những gì bạn nhận thức được về sự thiếu sót của bản thân và những thất bại hiển nhiên, rồi nhấn mạnh chúng lên. Bạn học cách kiếm tiền tốt nhất vì bạn cảm thấy bản thân chưa làm ra đủ tiền. Bạn đứng trước gương, nhắc đi nhắc lại những câu khẳng định rằng mình xinh đẹp vì bạn cảm thấy bản thân chưa đủ xinh đẹp. Bạn làmtheo những lời khuyên hẹn hò và duy trì mối quan hệ vì bạn cảm thấy mình chưađủ đáng yêu và được yêu. Bạn cố gắng thực hiện các bài tập tưởng tượng vớ vẩn về việc trở nên thành công hơn vì bạn cảm thấy mình chưa đủ thành công.

Trớ trêu thay, khi bạn quá mong muốn tới những thứ tích cực – trở nên tốt hơn, xuất sắc hơn – lại chỉ nhằm nhắc đi nhắc lại với chúng ta về những điều mà chúng ta không phải là, mà là thứ chúng ta còn thiếu, về những điều mà chúng ta lẽ ra phải trở thành nhưng thất bại. Sau hết, không một con người thực sự hạnh phúc nào lại cảm thấy cần thiết phải đứng trước gương và lảm nhảm rằng: Tôi hạnh phúc.Hạnh phúc chỉ đơn giản là hạnh phúc thôi!

Ở Texas có câu thành ngữ “Con chó nhỏ nhất thường sủa to nhất”. Một người đàn ông tự tin cảm thấy không cần phải chứng minh rằng anh ta tự tin. Một người phụ nữ giàu có không cần phải chứng tỏ rằng mình giàu có. Dù cho bạn có là thế này hay thế kia đi chăng nữa, nếu như bạn mơ tưởng về một thứ gì đó suốt, có nghĩa là bạn đang củng cố cho tiềm thức lặp đi lặp lại một thực tế rằng: Bạn vẫn chưa có nó!

Những nhà làm quảng cáo trên TV muốn bạn tin rằng, chìa khóa dẫn tới cuộc sống tốt đẹp hơn là một công việc tốt hơn, hay một chiếc xe hơi sành điệu hơn, một cô bồ ngon lành hơn, hoặc cũng có thể chỉ là một cái bể bơi bằng hơi cho trẻ em. Thế giới này cứ liên tục nhắc với bạn rằng, con đường dẫn tới cuộc sống tốt đẹp hơn là nhiều, nhiều, nhiều hơn nữa – mua nhiều hơn, sở hữu nhiều hơn, làm ra nhiều hơn, trở nên như thế nào đó nhiều hơn. Bạn thường điên đầu với những thông điệp bận tâm đến mọi thứ, mọi lúc. Bận tâm vì một chiếc TV mới. Bận tâm đến việc có một kỳ nghỉ hoành tráng hơn so với đồng nghiệp. Bận tâm tới thứ đồ trang trí trong vường nhà mình. Xoắn xuýt ca lên với việc có một chiếc gậy tự sướng yêu thích…

Tại sao vậy? Tôi đoán là: Bởi vì khi bạn bận tâm đến nhiều thứ hơn thì các công ty mới kiếm được tiền.
Và trong khi chả có gì sai trái với kết quả kinh doanh tốt đẹp, vấn đề nằm ở chỗ quá nhiều mối bận tâm sẽ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần của bạn. Nó khiến cho bạn hời hợt và giả tạo, bạn sẽ dành cả đời mình vào việc chạy theo ảo tưởng về hạnh phúc và sự mãn nguyện.

Chìa khóa để có một cuộc sống tốt đẹp hơn là “đếch” cần quan tâm quá nhiều, bớt để ý đi, hãy quan tâm đến những gì là thật, cấp bách và thực sự quan trọng mà thôi!

Lời kết

Phương pháp duy nhất để có thể tìm niềm vui và sự lạc quan chính là chấp nhận bản thân của mình. Khi bạn biết chấp nhận bản thân là lúc bạn gửi đến người khác thông điệp ngầm rằng: “Tôi đang vô cùng thanh thản trong nội tâm, tôi là một người hạnh phúc”. Sẽ tốt biết bao nếu bạn có thể từ bỏ những đánh giá tiêu cực từ người khác và khao khát luôn thể hiện mọi thứ một cách hoàn hảo nhất. Như khi có một người đến nói với bạn những điều không đúng về bản thân bạn, họ muốn bạn thay đổi theo quan điểm của bản thân họ, thay vì dành thời gian suy nghĩ và đắn đó về những lời nói không thật, bạn có thể chọn cách im lặng, bỏ ngoài tai và tiêp tục sống theo lyhs tưởng của mình sao cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất.